Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hớng của người anh hớng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của bè lũ quan quân phản dân hại nước.

- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.

B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Ổn định tổ chức

* Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Ngô gia văn phái)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hớng của người anh hớng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của bè lũ quan quân phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Ổn định tổ chức
* Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác giả - tác phẩm 
GV gọi HS đọc chú thích về tác giả, sau đó bổ sung.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
1. Tác giả 
+ Chú thích (SGK) 
- Ngô Thì Chí: viết 7 hồi đầu 
- Ngô Thì Du: 7 hồi tiếp theo 
- Ba hồi cuối: Người trong dòng họ Ngô thì viết vào khoảng đầu triều Nguyễn.
HS đọc chú thích SGK. 
2. Tác phẩm 
Chí là thể văn vừa có tính chất văn vừa có tính chất sử.
Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chung 
GV cho HS đọc văn bản. 
3 HS đọc 
GV nhận xét.
II. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 
1. Đọc văn bản 
2. Bố cục: 3 phần:
GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? 
HS thảo luận, trả lời. 
Phần 1 (Từ đầu đến "25 tháng chạp năm Mậu Thân"): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc .
Phần 2 (tiếp đến "kéo vào thành": Cuộc hành quân thần tốc chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. 
Phần 3 (còn lại): Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
GV yêu cầu HS tóm tắt, trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Tóm tắt đoạn trích 
Hoạt động 3. Đọc - hiểu văn bản 
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung 
GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi 
- Có ý kiến cho rằng: Quang Trung Nguyễn Huệ là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Em hãy tìm những chi tiết trong bài để làm rõ. 
HS thảo luận, trả lời theo nhóm 
HS: Cử đại diện trình bày. 
a) Con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán 
+ Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, nhưng không hề nao núng định thân chinh cầm quân đi ngay .
+ Trong vòng 1 tháng (24/11 - 30/chạp) làm nhiều việc 
- Tế cáo trời đất 
- Lên ngôi hoàng đế 
- Đối xuất đại binh ra Bắc 
- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn 
- Tuyển quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc.
Kế hoạch đối phó quân Thanh sau chiến thắng.
 (Tiết 2)
GV Tiếp tục nêu câu hỏi cho HS trao đổi : Trí tuệ sáng suốt, sâu xa nhạy bén của Nguyễn Huệ được thể hiện qua chi tiết nào?
HS trình bày ý kiến cá nhân 
b. Quang Trung Nguyễn Huệ có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén 
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc
- Lên ngôi vua để chính duy vị 
- Kén lính, mở cuộc duyệt binh 
- Phủ dụ quân lính. Lời phủ dụ đã khẳng định chủ quền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của giặc. Nêu truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, kêu gọi quân lính, ra kỷ luật 
- Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn, ý tứ phong phú, sâu xa có tác đông kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc 
+ Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, ông hiểu sở trường của tướng sĩ, khen chê đúng lúc đúng người đúng việc.
HS đọc đoạn: "Lần này ta ra.. có sợ gì chúng".
GV: Phân tích đoạn văn em vừa dọc để thấy được ý chí và tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ 
HS thảo luận, trả lời. 
c) Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng 
- Mới khởi binh nhưng đã khẳng định "Phương lược đã tính sẵn mười ngày sẽ đuổi được người Thanh" 
- Tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh đối với một nước "lớn gấp 10 lần mình" để có thể dẹp binh đao để cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng 
GV Một nét đẹp nữa trong hình tượng Quang Trung đó là tài dùng binh như thần. Em hãy tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung trên.
HS thảo luận, trả lời. 
d) Tài dụng binh như thần 
+ Cuộc hành quân thần tốc
- 25 tháng chạp xuất quân ở Huế 
- 29 tới Nghệ An (350 km qua núi đèo). Tuyển quân tổ chức đội ngũ, duyệt binh 1 ngày.
- Hôm sau: ra Tam Điệp (150km) 
- Đêm 30/ tháng chạp lên đường ra Thăng Long 
- Rất cả đều đi bộ 
GV (bổ sung): Có sách còn nói: Quang Trung sử dụng cả biện pháp cáng, võng, hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luôn phiên nhau suốt ngày đêm. 
Từ Tam Điệp trở ra (150km) vừa hành quân vừa đánh giặc. Ngày 5 tết vào Thăng Long (vượt kế hoạch hai ngày)
Hành quân liên tục nhưng cờ nào, đội ấy vẫn chỉnh tề (tài cầm quân) 
GV cho HS đọc phần còn lại.
GV: Hình ảnh Quang Trung được miêu tả như thế nào ?
HS thảo luận, trả lời. 
e) Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận 
+ Thân chinh cầm quân 
+ Là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự. Hoạch định, phương lược tiến đánh, tổ chức quân sự từ thống lĩnh một mũi quân tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn.
+ Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy đã đánh trận thật đẹp 
- Bắt sống quân do thám ở Phú Xuyên để giữ bí mật, tạo bất ngờ 
- Vây kín làng Hà Hội quân lính vây quanh dạ ran làm cho lính trong đồn sợ hãi đều xin hàng.
- Công phá đồn Ngọc Hồi lấy ván ghép
Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù khiếp vía 
+ Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt 
GV Em có nhận xét gì về đoạn văn miêu tả vị anh hùng dân tộc trong chiến trận.
Đoạn văn trần thuật ghi lại sự kiện lịch sử, diễn biễn gấp gáp khẩn trương qua từng mốc thời gian, miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh thế đối lập giữa hai đội quân.
HS thảo luận, trả lời. 
GV Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét tính cách quả cảm mạnh mẽ có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần. Là người tổ chức và dùng binh là linh hồn của chiến công vĩ đại
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung : Tại sao các tác giả Ngô Gia văn phía vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ ?
HS trả lời theo nhóm (2 bàn 1 nhóm), cử đại diện trình bày.
HS trình bày.
* Các tác giả tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc 
- Dù có cảm tình với nhà Lê họ không thể bỏ qua sự thực là vua Lê đã hèn yếu "cõng rắn cắn gà nhà". Chiến công lừng lẫu của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.
GV trao đổi câu hỏi 3 (SGK) 
HS thảo luận, nêu ý kiến.
2. Số phận của kẻ xâm lược và kẻ bán nước 
* Kẻ xâm lược 
- Không đề phòng, chỉ lo yến tiệc vui chơi 
- Khi quân Tây Sơn đến thì chỉ biết tháo chạy
* Bọn vua tôi phản dân hại nước 
- Kẻ đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược phải chịu chung số phận 
- Đây là đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn khổ của vua Lê Chiêu Thống. Tác giả văn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêngcủa người bề tôi cũ của Nhà Lê. Điều này được thể hiện qua những giọt nước mắt và thái độ săn sóc của người Thổ Hào giọng văn ngậm ngùi 
Hoạt động 4. Tổng kết 
HS đọc ghi nhớ (SGK) 
IV. Tổng kết 
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hớng dân tộc Nguyễn Huệ qua chién công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 5. Luyện tập 
HS thực hiện bài tập .
V. Luyện tập 
Bài tập SGK T68
C. ĐỌC THÊM
"Nhiều người đồng thanh cho rằng hồi 14 này là một bản anh hùng ca. Chính do xuất phát từ ánh sáng huy hoàng của tinh thần dân tộc cao vời vợi ấy. Truyền thống độc lập tự cường mấy nghìn năm của dân tộc đã rực sáng lên trong trí tuệ và thổi bùng lên nhiệt tình trong tâm tư người viết. Ngòi bút tự sự rất mực cổ điển vẫn luôn luôn giữ vững nền nếp "hàm súc dư ba", ít lời nhiều ý, nói ít gợi nhiều, nhưng có lúc đã hiện thực một cách lạnh lùng, nghiệt ngã, cũng như lắm khi đã lãng mạn bay cao, cợt đùa với mọi khuôn khổ. Và hiện thực, lãng mạn xen lẫn nhau, cái này nâng đỡ cái kia, bổ sung cho nhau, gắn bó nhau mật thiết”
ĐẶNG THANH LÊ
(Giảng văn, tập một, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1982)

Tài liệu đính kèm:

  • docHoang Le nhat thong chi 3.doc