Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 2 đến tiết 90

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 2 đến tiết 90

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh đó là: Kết hợp kể - bình luận chọn lọc chi tiết tiêu biểu, xắp xếp ý mạch lạc.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, bước đầu có ý niệm về văn bản có kết hợp thuyết minh với lập luận.

3. Thái độ:Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các tư liệu về cuộc đời Hồ C hí Minh.

2. HS: Sưu tầm các mẩu chuyện về Bác.

 

doc 255 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 2 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: 9A:..................... 
 9B:..................... Tiết 2
phong cách hồ chí minh
 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh đó là: Kết hợp kể - bình luận chọn lọc chi tiết tiêu biểu, xắp xếp ý mạch lạc.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, bước đầu có ý niệm về văn bản có kết hợp thuyết minh với lập luận.
3. Thái độ:Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Các tư liệu về cuộc đời Hồ C hí Minh.
2. HS: Sưu tầm các mẩu chuyện về Bác.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức (1’) 
 9A:.................... Vắng............................................................
 9B:..................... Vắng............................................................
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
*Hoạt động1: Giới thiệu bài: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, là danh nhân văn hóa thế giới mà Bác còn có một vẻ đẹp về phong cách. Đó là nét nổi bật trong phong cách HCM.
*Hoạt động2: HDHS đọc tìm hiểu chú thích.
 Đây là một văn bản có tính chất thuyết minh kết hợp với lập luận nên đọc với giọng khúc triết, mạch lạc, thể hiện được sự tôn kính với chủ tịch HCM.
- GV đọc -> gọi HS đọc-> HS nhận xét -> GV nhận xét.
- Em hiểu từ “uyên thâm” là gì?
- Em hiểu từ “hiền triết” là gì ?
- Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Theo em chủ đề của văn bản là gì?
-> sự hoà nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
-> P1: Từ đầuhiện đại=> HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại.
-> P2: Còn lại => những nét đẹp trong lối sống HCM.
*Hoạt động3: HDHS tìm hiểu văn bản.
- GV gọi HS đọc phần 1 văn bản.
- Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào? HCM ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ? 
- Để tìm được con đường cứu nước HCM đã làm gì? 
-> Bác ra nước ngoài thăm và làm việc ở nhiều nơi.
- Theo em HCM đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
-> Bác nói, viết thạo nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, HoaBác làm rất nhiều nghề để sống và làm việc.
- Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hóa ấy?
- HCM đã tiếp thu nền văn hóa nhân loại như thế nào?
-> Tiếp thu có chọn lọc, không thụ động.
- Bằng những dẫn chứng cụ thể trong văn bản, em hãy minh hoạ cho ý em vừa trình bày?
->HCM nói viết thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề để kiếm sống, đi đến đâu cũng học hỏi
- Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về HCM?
 -> HCM là người thông minh, yêu lao động, HCM ra nước ngoài đem khát vọng cháy bỏng là tìm đường cứu nước, đưa dân tộc ra khỏi cảnh lầm than, nô lệ
- Kết quả HCM đã có vốn tri thức văn hóa nhân loại như thế nào? 
- Điều gì đã tạo nên phong cách HCM ?
- Những chi tiết nào nói lên phong cách HCM?
- Điều kì lạ nhất trong phong cách HCM là gì?
-> Sự kết hợp hài hòa những phẩm chất khác nhau, thống nhất trong một con người HCM đó là: Truyền thống- hiện đại; phương Đông – phương Tây; xưa – nay; dân tộc – quốc tế; vĩ đại – bình dị.
- Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
-> Kết hợp kể- bình luận.
- Bằng sự hiểu biết về lịch sử, em hãy cho biết phần văn bản trên nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ HCM?
-> Thời kì hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
- Trong cuộc sống hiện nay với xu thế hội nhập, việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc được đặt lên hàng đầu, theo em phong cách HCM có ý nghĩa như thế nào?
(1’) 
(11’)
(23’)
I. Đọc và tìm hỉẻu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Thể loại: Văn bản nhật dụng- thuyết minh.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ XX.
- HCM nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Người học trong lao động, trong công việc, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Người tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
- HCM có vốn tri thức văn hóa rộng từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây khá uyên thâm
- Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- Nhào nặn
- Cái gốc văn hoá dân tộc
- Không gì lay chuyển được.
4. Củng cố (3’):
- Để tiếp thu vốn tri thức văn hóa nhân loại HCM đã làm gì?
- Điều kì lạ nhất tạo nên phong cách HCM là gì?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Soạn phần còn lại của văn bản.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giảng: 9A:..................... 
 9B:..................... Tiết 3
 Phong cách Hồ chí minh. ( Tiếp)
 ( Lê Anh Trà)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
-Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh đó là: Kết hợp kể - bình luận chọn lọc chi tiết tiêu biểu, xắp xếp ý mạch lạc.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, bước đầu có ý niệm về văn bản có kết hợp thuyết minh với lập luận.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng ,học tập ,rèn luyện theo gương Bác.
II.Chuẩn bị:
1. GV: Các tư liệu về cuộc đời HCM
2. HS: Học bài , sưu tầm tranh, truyện về cuộc đời của HCM.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức (1’)
 9A:.................... Vắng............................................................
 9B:..................... Vắng............................................................
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
 - CH:: Vốn tri thức vh nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào? Vì sao người lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng đến như vậy?
Đáp án:
- HCM có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rông từ phương Đông đến phương Tây rất uyên thâm vì người tiếp thu có chọn lọc..
- Nắm phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ . Người học trong lao động, trong công việc, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Người tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động1: HDHS tìm hiểu văn bản.
- GV gọi HS đọc phần 2 của văn bản.
- Theo em nội dung chính của phần này là gì?
- Nơi ở và làm việc của Bác được tác giả giới thiệu như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nơi ở và làm việc của Bác?
-> Nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như ở cảnh quê quen thuộc.
- Đồ đạc trong nhà của Bác được miêu tả như thế nào? Em biết những câu thơ nào miêu tả nơi ở và làm việc của Bác?
-> Bài thơ: theo chân Bác ( Tố Hữu)
- Em có nhận xét gì về trang phục của Bác? Chi tiết nào trong văn bản cho em biết sự giản dị đó? 
- Việc ăn uống của bác được tác giả giới thiệu như thế nào? Cụ thể đó là thức ăn gì?
- Theo em một bữa ăn của gia đình bình thường có thể có được những thức ăn đó không? 
- Vậy em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác cùng thời với HCM?
-> Họ ở nơi trang trọng, bề thế uy nghi.
- Với cương vị là người lãnh đạo của Đảng và nhà nước HCM có quyền được hưởng chế độ đãi ngộ giống các vị nguyên thủ quốc gia khác không?
- Lối sống của Bác được tác giả liên tưởng đến lối sống của ai trong lịch sử dân tộc?
->Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Trong cách sống của hai nhà hiền triết có điểm gì giống và khác so với HCM?
-> Giống: Giản dị, thanh cao.
-> Khác: các nhà hiền triết là cuộc sống lánh đời, ẩn dật còn HCM gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc.
- Qua những điều tìm hiểu trên em cảm nhận được gì về lối sống của
Bác? 
- Để nêu bật lối sống giản dị đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Ngoài văn bản này, em đã được tìm hiểu lối sống giản dị của HCM qua văn bản nào trong chương trình ngữ văn 7?
-> Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Theo em, tại sao Bác lại chọn cho mình lối sống như vậy? Em có nhận xét gì về những điểm đã tạo nên phong cách HCM?
-> Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là sự kết hợp giữa cái vĩ đại mà bìmh dị, là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
- Từ việc tìm hiểu phong cách HCM em học tập được gì ở Bác? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và không có văn hóa? 
- Hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động gì?
-> Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2. HDHS luyện tập.
- Người có văn hóa có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài không?
- Người thích đua đòi theo cách ăn mặc sành điệu có phải là người có văn hóa?
(30’)
(5’) 
I. Đọc tìm hiểu chú thích:
II. tìm hiểu văn bản:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
* Nơi ở và làm việc:
- Nhà sàn bằng gỗ bên cạnh ao có vài ba phòng là nơi tiếp khách, nơi họp và ngủ.
- Đồ gỗ đơn sơ, mộc mạc.
* Trang phục giản dị; Bộ quần áo bà ba nâu, áo chấn thủ, dép lốp cao su.
* Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối .
- HCM có lối sống giản dị thanh cao có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
- So sánh, liệt kê, kể, bình luận xen nhau.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập
3. ý nghĩa của việc học tập theo phong cách HCM:
- Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
* Ghi nhớ (SGK T.8)
III. Luyện tập.
4. Củng cố (3’)
- Nét đẹp trong lối sống giản di, thanh cao của HCM được thể hiện như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
................................................................................................................................................................................................................... ... , đối chiếu kq’
( Béo bổ: chỉ t/c cung cấp nhiêù chất bổ dưỡng cho cơ thể
- Đạm bác: ít, sơ sài, nghèo..
- Tệ bạc; lạnh lùng nhạt nhẽo không có trước có sau..
Tấp nập: gợi quang cảnh qua lại đông người không ngớt
-Tới tấp: Liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã đến)
I. Các phương châm hội thoại.
1. Nội dung các phương châm hội thoại.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự
2. Kể một tình huống giao tiếp có vi phạm phương châm hội thoại.
VD: Trong giờ vật lí thầy giáo hỏi 1 h/s đang nói nhìn ra qua cửa sổ?
- Em cho thầy biết “ sóng” là gì?
Học sinh.
- Thưa thầy “ sóng” là bài thơ của xuân Quỳnh ạ!
=> Tình huống trên vi phạm phương châm quan hệ.
II. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gian tiếp.
2. Chuyển lời thoại thành lời dẫn gián tiếp.
* Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp.
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng, thua ntn? Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh từ xa tới không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu thế nên đánh, nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
*Nhận xét những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
- Trong lời đối thoại: 
+ Từ ngữ xưng hô:
Tôi ( ngôi 1)
Chúa công ( ngôi 2)
+ Từ chỉ địa điểm: đây.
+ Từ chỉ thời gian: Bây giờ.
- Trong lời dẫn gián tiếp.
Nhà vua ( ngôi 3)
Vua Quang Trung (ngôi 3)
+ Từ chỉ địa điểm ( đã tỉnh lược)
+ Từ chỉ thời gian (bấy giờ)
III. Sự phát triển của từ vựng:
1. Điền từ vào chỗ trống:
Các cách phát triển từ vựng
Pt’ nghĩa của TN
 Pt’ SL từ ngữ
Tạo từ ngữ mới
Vay mượn
VD1: Phát triển nghĩa của từ ngữ:
Dưa ( chuột), con chuột ->1 bộ phận của máy tính. =>Tăng số lượng từ ngữ.
VD2:Tạo từ ngữ mới:
 Rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ..
IV. Từ mượn:
1. Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng, đắc điểmmà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp biểu thị.
2. Chọn nhận định đúng:
- Nhận định đúng: c
3.Những từ:
– Săm, lốp, bếp ga, xăng, phanh...
- A- xít, ra- đi- ô, vi- ta- min..=> chưa được Việt hóa
V. Từ Hán việt:
1. KN: Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của từ tiếng Việt.
2. Chọn nhận định đúng
- Cách: b
VI. Thuật ngữ và biệt ngữ XH:
1. KN: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị KN, KH, CN, thường được sử dụng trong các lĩnh vực KH, CN
2. Vai trò của thuật ngữ trong đ/s:
đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
3.Liệt kê 1 số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:
VII. Trau dồi vốn từ:
1. Các cách trau dồi vốn từ:
2. Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức các nghành
- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ SX trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình
- Dự thảo: VB mới ở dạng dự kiến, đưa ra hội nghị để thông qua
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của 1 nươca ở nước ngoài, do 1 đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đã chết
- Khẩu khí: Môi trường sống của sinh vật.
3. Sửa lỗi dùng từ:
a. Dùng sai từ “ béo bở” -> baéo bở
b. “ đạm bạc -> tệ bạc
c.Dùng sai từ “ tấp nập” -> tới tấp. 
4.Củng cố ( 3’).
- CH: 
- CH: 
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Giảng: 9a. Ôn tập tập làm văn
 9b. 
I. mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp h/s ôn luyện kiến thức đã học trong học kì I: sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh, yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, nhận diện và sử dụng trong khi viết văn thuyết minh, tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức cao trong ôn luyện.
II. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức day và học.
1. ổn định tổ chức lớp (1’) 9A
2.Kiểm tra bài cũ( 5’).
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1 ( 7 phút): luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
? Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? Có nên lạm dụng yếu tố miêu tả trong Vb thuyết minh không, vì sao?
 (Nếu lạm dụng sẽ làm lu mờ nội dung tri thức được thuyết minh trong bài.)
- GV cho h/s đọc bài tập.
* Thảo luận nhóm nhỏ theo bàn.
- GV nêu vấn đề: Nhận xét về phương pháp thuyết minh của đoạn văn sau. Viết lại cho sinh động hơn bằng cách thêm các từ ngữ hoặc thêm các câu văn miêu tả?
- Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Thời gian ( 5 phút)
- Đại diện nhóm trình bày kq’, nhóm khác nhận xét, GV kết luận.
* Gợi ý: Có thể bổ sung những từ tượng hình, tượng thanh gợi cảmvào những câu văn đã có, cũng có thể viết lại cả câu với sự vận dung các phép tu từ
* Hoạt động 2 ( 7 phút): Ôn tập miêu tả trong VB tự sự.
? Vai trò của yếu tố miêu tả trong Vb tự sự? Trong VB tự sự ngoài yếu tố miêu tả còn sử sụng yếu nào ?
? Chỉ ra 1 đoạn văn tự sự đã học có sử dụng yếu tố miêu tả?
VD: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí
* Hoạt động 3 ( 7phút): Ôn tập miêu tả nội tâm trong VB tự sự.
? Miêu tả nội tâm trong Vb tự sự có vài trò gì?
? Có mấy cách miêu tả nội tâm?
? Chỉ ra các đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm?
VD: Kiều ở lầu Ngương Bích, Lão Hạc, Làng
* Hoạt động 4 ( 7 phút): Ôn tập nghị luận trong VB tự sự.
? Vai trò của nghị luận trong Vb tự sự?
VD: Lão Hạc , TK báo ân báo oán..
* Hoạt động 5 (7 phút): Ôn luyện đối thoại và độc thoại nội tâm trong Vb tự sự.
?Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản ?
 Tham khảo : Làng – Kim Lân
 “Mụ chủ nhà chép miệng ...... biết đâu người ta chứa bố con ông bây giờ ?”
* Hoạt động 6 (7 phút): Ôn người kể chuyện trong Vb tự sự.
? Vai trò người kể chuyện trong Vb tự sự?
VD: Lặng lẽ Sa Pa, chiếc lược ngà
1. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Trong VB thyết minh, người viết ( nói) phải trình bày đúng, khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
- Song, để thuyết minh được 1 cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn về đối tượng, người viết (nói) có thể sử dụng 1 số yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật.
* Bài tập: Cho đoạn văn:
 Lăng Bác Hồ thật đẹp. Hai bên là những hàng tre. Ngôi Lăng ở chính giữa, cao to. Hai bên là dãy lễ đài thấp hơn. Vỉa hè rộng và thoáng. Cửa vào Lăng rộng mở đón khách.
2. Miêu tả trong văn bản tự sự.
- Trong VB tự sư, t/g thường sử dụng yếu tố miêu tả để giúp người đọc hình dung ra sự việc, hành động, con người..1 cách cụ thể sinh động và gợi cảm.
- Ngoài yếu tố miêu tả, trong Vb tự sự còn sử dụng các yếu tố khác như: biểu cảm, thuyết minh, nghị luận..Nhưng tự sự vẫn là phương thức chủ đạo.
3. Miêu tả nội tâm trong VB tự sự.
- Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm súc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực 
tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tnhf cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nết mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
4. Nghị luận trong VB tự sự.
- Trong Vb tự sự để người đọc, (người nghe) phải suy nghĩ về 1 vấn đề nào đó, người viết ( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó được diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần trết lí.
5. Đối thoại và độc thoại nội tâm trong Vb tự sự.
- Đối thoại
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
6. Người kể chuyện trong VB tự sự.
- Kể chuyện theo ngội 1 hoặc ngôi 3
- Kể chuyện theo ngôi thứ 3 có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điêù được kể.
4.Củng cố ( 3’).
- CH: 
- CH: 
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Giảng: 9a:.............. Tiết 90
 9b............... Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh đánh giá được kết quả bài kiểm tra học kỳ, ôn lại những kiến thức kỹ năng đã học và yêu cầu cần đạt được đối với bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá bài làm của mình và của bạn.
3. Thái độ: Có ý thức tiếp thu ý kiến góp ý của bạn, sửa những lỗi sai của bài viết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức day và học.
1. ổn định tổ chức lớp (1’) 9A.
2.Kiểm tra bài cũ( 5’).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 (5 phút): GV đọc lại y/c đề bài.
* Hoạt động 2 ( 15 phút): Xác định u/c đề bài.
- GV cùng h/s xác định lại đáp án.
? Câu 1 cần trả lời ntn?
? Câu 2?
? Câu 3 cần làm nổi bật được những nội dung chính nào?
* Hoạt động 3 ( 18 phút): Nhận xét bài làm của h/s.
- HS tự nhận xét bài làm của mình.
? So với phần đáp án, bài làm của em đạt được những y/c gì?
? Những chỗ nào còn thiếu sót, nên bổ sung những chỗ nào?
? Hình thức trình bày trong bài của em đã khoa học, sạch đẹp chưa
? Nên rút kinh nghiệm về mặt nào?
- GV nhận xét chung.
+Ưu điểm: 
Đa số các em làm đúng kiểu bài thuyết minh, bố cục 3 phần, một số bài văn viết mạch lạc, lưu loát không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp tương đối tốt, trình baỳ tương đối sạch đẹp, giới thiệu được tác giả và tác phẩm
( Châm, Liên, Nhàn, Nhớ, Xuyến, Miễn..)
+ Nhược điểm:
Một số bài viết chưa đủ 3 phần, nội dung 1 số bài còn sơ sài, trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, 1 số ít bài đá sang phân tích nhiều, 1 số bài sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu...
( 9a: Linh, Bằng, Bạo, hoa 9b: Trị, Tuyên, Yên, Quyên...)
- HS xem lại bài viết của mình.
I. Đề bài.
II. Xác định đáp án:
Câu 1: 
a. Dùng sai từ "trật tự" thay bằng từ "yên tĩnh"
b. Dùng sai từ" cảm xúc" thay bằng từ " xúc động" hay " cảm động"
Câu 2: Nghĩa câu tục ngữ " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người
Câu 3:
* Nội dung:
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và vài nét khái quát về bài thơ đồng chí.
- Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ đồng chí: vẻ đẹp chân thực, bình dị và tình đồng chí đồng đội của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ đồng chí, cách dùng đặt câu, sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc.
III. Nhận xét - trả bài làm của h/s.
1. Ưu điểm.
2. Nhược điểm.
3. Trả bài.
4.Củng cố ( 3’).
- CH: 
- CH: 
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 ky Inam 20112012.doc