Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 26: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 26: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 1. Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều ; từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

 2. Rèn luyện kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào SGK, kĩ năng tóm tắt tp.

 3. Bồi dưỡng tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và những di sản văn hoá quí giá của ông .

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

* HS : Soạn bài : “Truyện kiều” của Nguyễn Du.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của vb “Hoàng Lê nhất thống chí”.

(2) Em hãy nêu một số từ Hán Việt trong văn bản này và giải thích nghĩa của các từ HV đó .

b) Đáp án :

 (1) - Nội dung : Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, Hoàng lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi LCT.

 - Nghệ thuật : Chuyện được kể mạch lạc, khách quan ; sử dụng nhiều hình ảnh so sánh chính xác -> tăng hiệu quả diễn đạt cho vb.

3. Bài mới : GV khái quát vị trí tác giả Nguyễn du và tác phẩm Truyện Kiều :

- Về tác giả : ND là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá.

- Về tác phẩm : Truyện Kiều là kiệt tác của văn học Việt Nam, không những có vị trí lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 26: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
20
09
2009
TUAN :
6
NGAY DAY :
22
09
2009
TIET :
26
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 1. Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều ; từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
 2. Rèn luyện kĩ năng khái quát và trình bày nội dung dựa vào SGK, kĩ năng tóm tắt tp.
 3. Bồi dưỡng tinh thần tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và những di sản văn hoá quí giá của ông .
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
* HS : Soạn bài : “Truyện kiều” của Nguyễn Du.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
a) Câu hỏi :
Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của vb “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Em hãy nêu một số từ Hán Việt trong văn bản này và giải thích nghĩa của các từ HV đó .
b) Đáp án :
 	 (1) - Nội dung : Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, Hoàng lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi LCT.
 - Nghệ thuật : Chuyện được kể mạch lạc, khách quan ; sử dụng nhiều hình ảnh so sánh chính xác -> tăng hiệu quả diễn đạt cho vb.
Bài mới : GV khái quát vị trí tác giả Nguyễn du và tác phẩm Truyện Kiều :
Về tác giả : ND là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá.
Về tác phẩm : Truyện Kiều là kiệt tác của văn học Việt Nam, không những có vị trí lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu tác giả Nguyễn Du
-H: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Do có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều.
* GV nhận xét cách trả lời của HS -> Khái quát.
-H: Kể tên các tp tiêu biểu, nổi tiếng của ND.
Hđ 1 : Tìm hiểu tác giả.
* Khái quát -> Nêu :
* Ghi chép.
* Liệt kê -> Nêu.
I. Nguyễn Du : 
 1) 
- Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ) ; quê : Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Nguyễn Du sống trong một thời đại nhiều biến động dữ dội : chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng -> khởi nghĩa nông dân Tây Sơn tiêu diệt Lê, Trịnh, Nguyễn và 20 vạn quân Thanh -> Phong trào Tây Sơn thất bại, triều Nguyễn được thiết lập với nhiều chính sách chuyên chế, tàn bạo.
- ND từng sống phiêu dạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796 ) -> ở ẩn tại quê nội Hà tĩnh ( 1796 – 1802 ) -> Làm quan với triều Nguyễn.
2) ND là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương. Cuộc đời từng trải đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Oâng là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3) Sự nghiệp văn học : để lại nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và Nôm ( Hán : Thanh Hiên thi tập ; Bắc hành tập lục ; Nam trung tập ngâm, ... ; chữ Nôm : Truyền Kiều, ...)
Hđ 2 : Hd HS tóm tắt và tìm hiểu các giá trị cơ bản Truyện Kiều
-H: Lai lịch của Truyện Kiều ?
 -H: Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm trong SGK.
* GV gọi HS kể từng phần -> HS khác góp ý -> GV nhân xét , góp ý chung.
-H: Nêu khái quát các giá trị của Truyện Kiều .
* GV nhận xét -> Chốt.
Hđ 2 : Tìm hiểu Truyện Kiều
- Viết dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung quốc).
* Kể tóm tắt.
* Trình bày theo mục II.2 SGK.
II. Truyện Kiều.
 1. Tóm tắt :
- Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai : Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba : Đoàn tụ.
 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật :
 a) Nội dung : 
 - Giá trị hiện thực cao : Bức tranh hiện thực về XHPK bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. Số phận của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong XHPH.
 - Giá trị nhân đạo sâu sắc : Lên án chế độ pk vô nhân đạo. Cảm thương trước số phận bi kịch của con người. Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, ..
 b) Nghệ thuật : Truyện Kiều kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
Hđ 3 : Củng cố – Dặn dò :
Nắm những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du. Tập tóm tắt Truyện Kiều.
Soạn văn bản : “Chị em Thuý Kiều”và bài “cảnh ngày xuân”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc6 - TRUYEN KIEU.doc