Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ

Tiết 29: Thuật ngữ

A.Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức:

- Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.

3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thuật ngữ và bổ sung thêm vốn từ.

B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.

-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 29: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 /9 / 09 
Ngày giảng: 24 / 9 / 09
Tiết 29: Thuật ngữ
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức:
- Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. 
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thuật ngữ và bổ sung thêm vốn từ.
B. Chuẩn bị .
-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.
-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động..
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: ( 5’ )
? Nêu các hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt ? Trong tiếng Việt chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
2: Tổ chức dạy học:
 * Giới thiệu: ( 1’ )
Cuộc sống khoa học công nghệ phát triển thì vốn từ ngữ mới cũng xuất hiện thêm, có nhiều từ ngữ mới biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ mang những đặc điểm mới lớp từ đó có tên gọi là gì chúng ta cùng tìm hiểu
* Bài mới: ( 37’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
Hoạt động I
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK/87 
GV nêu yêu cầu bài tập.
? So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ ''nước'' và từ ''muối''.
? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học?
GV: Cách thứ nhất dừng lại ở những đặc tính bên ngoài: Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có. Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
GV: Cách thứ hai thể hiện đặc tính bên trong được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yếu tố đó như thế nào? 
Đặc tính bên trong của sự vật những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiệm mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộ lộ những đặc tính của nó. Do đó nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó thì không thể nhận biết được cách giải thích này.
GV khái quát 2 cách giải thích ghi vào bài tập 1.
GV: Yêu cầu học sinh đọc các định nghĩa ở bài tập 2.
? Các định nghĩa đó ở những môn học nào ?
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu trong loại văn bản nào?
GV từ hai bài tập trên.
?Em hãy cho biết thế nào là thuật ngữ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/88
?Tìm một số thuật ngữ về môn Ngữ văn mà em đã được học.
Hoạt động II
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK/88.
?Tìm xem trong những thuật ngữ dẫn ở phần I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?
? Trong hai ví dụ, từ ''muối'' nào có sắc thái biểu cảm ?
?Từ muối trong câu ca dao có phải là thụât ngữ không?Vì sao?
? Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
GV:Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/89.
GV khái quát, chuyển ý
Hoạt động III
GV:Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 
-Tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống, những thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào?
GV khái quát ý đúng
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 2? Nêu yêu cầu bài tập.
? ''Điểm tựa" trong đoạn trích có được dùng như một thuật ngữ hay không? ở đây nó có ý nghĩa gì?
GV khái quát
GV: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 - Nêu yêu cầu?
GV nêu yêu cầu bài tập 4.
?Định nghĩa thuật ngữ cá?
?Nhận xét cách gọi thông thường của người Việt cá voi, cá sấu... các cách gọi đó có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
? Nhận xét hiện tượng đồng âm của hai thuật ngữ thị trường?
GV khái quát các bài tập.
- Đọc bài tập.
- Trao đổi.
- Trả lời.
- Học sinh nghe.
-Ghi
-Nhận xét
HS ghi
- Đọc ĐN
- Nhận xét
-Khái quát
-Đọc lâp trình bày.
-Đọc
-Suy luận
-HS đọc
-Giải thích
-Khái quát
-Nêu yêu cầu làm độc lập.
HS đọc
HS nêu y/c BT 1
-Ghi 
-HS đọc 
-Giải thích
-Ghi ý đúng
-Nêu y/c bài tập.
-Làm độc lập.
-Ghi ý đúng
-Nghe
-Nêu định nghĩa
-Nhận xét
-Nhận xét thông qua hiểu định nghĩa hai thuật ngữ.
I. Thuật ngữ là gì?
1.Bài tập :
 * Bài 1 :
a.Cách giải thích thứ nhất: Dựa theo đặc tính bên ngoài của sự vật - cảm tính.
-> Cách giải thích nghĩa của từ thông thường.
b.Cách giải thích thứ hai: Dựa vào đặc tính bên trong của sự vật - nghiên cứu khoa học - môn hoá.
-Cách hai nếu thiếu kiến thức hoá học sẽ không thể hiểu được.
-> Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ khoa học.
 *Bài 2 :
-Thạch nhũ - Địa lí.
-Ba-dơ - Hoá học.
-ẩn dụ - Ngữ văn.
-Phân số thập phân - Toán học.
-Văn bản khoa học, công nghệ.
2.Ghi nhớ: SGK/88
-Lưu ý :
Thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác: Một bản tin, một phóng sự, một bài bình luận trên báo chí..
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
 1. Bài tập 1 :
- Các thuật ngữ: Thạch nhũ, Ba-dơ; ẩn dụ, Phân số thập phân không có nghĩa khác.
a. Muối - một thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm, chính xác đặc điểm của muối.
b. Muối - sắc thái biểu cảm – chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
-Từ muối không phải là thuật ngữ. Vì nó mang sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm.
 2.Ghi nhớ: SGK/89
III. Luyện tập.
 1. Bài tập :
-Tìm thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, những thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào?
-Lực là tác dụng đẩy...( Vật lí ).
-Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất, đá phủ trên mặt đất...(Địa lí ).
-Hiện tượng hoá học là hiện tượng...( Hoá học ).
-Trường từ vựng là tập hợp những từ...( Ngữ văn ).
-Di chỉ là nơi có đấu vết...( Lịch sử ).
-Thụ phấn là hiện tượng thụ phấn...( Sinh học ).
-Lưu lượng là lượng nước chảy qua...(Địa lí ).
-Trọng lượng là lực hút của trái đất...( Vật lí ).
-Khí áp là sức ép...( Địa lí ).
-Đơn chất là những chất...( Hoá học ).
-Thị tộc phụ hệ là thị tộc
...( Lịch sử ).
-Đường trung trực là đường thẳng...( Toán ).
2.Bài tập 2 :
-''Điểm tựa'' là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền lực cản.
-''Điểm tựa'' trong đoạn trích này không được dùng như một thuật ngữ. ở đây ''điểm tựa'' chỉ nơi làm chỗ dựa chính (Ví như điểm tựa của đòn bẩy)
3.Bài tập 3 :
-Trong trường hợp a (Nước tự nhiên...hỗn hợp)
*Từ hỗn hợp:được dùng như một thuật ngữ.
-Trường hợp b (Đó là...)
*Hỗn hợp :được dùng như một từ thông thường.
*Ví dụ:
-Thức ăn hỗn hợp.
-Lực lượng hỗn hợp của liên hợp quốc.
4.Bài tập 4 :
Cá: Động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
-Với cách gọi thông thường cá voi, cá heo, cá sấu của người Việt. Cách gọi này cá này không phải là thuật ngữ vì theo cách gọi này không nhất thiết phải thở bằng mang.
5.Bài tập 5/90
-Hiện tượng đồng âm thị trường không trong phạm vi nguyên tắc một thuật ngữ.
-Vì hai thuật ngữ này không được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải trong một lĩnh vực.
 * Đánh giá :
-Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
 D: Hướng dẫn học ở nhà.( 1’ )
-Về học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài 4-5.
- Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 1 - Văn thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29 - TV.doc