Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

 Tiết 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Mục tiêu cần đạt.

- Học sinh thấy được vai trò chủ yếu của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

- Tích hợp :các đoạn trích trong văn bản HLNTC, Truyện Kiều

- Rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng các yếu tố miêu tả trong VBTS.

 Lên lớp.

 Bài mới.

 GV: Cũng khoảng tầm này năm ngoái, ở chương trình lớp 8, các con đã học bài: “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”. Bài học ấy đã giúp con thấy: yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.Năm nay- lớp 9, chúng ta chỉ tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTS. Bài của chương trình lớp 9 sẽ đem đến cho con điêù gì mới hơn so với bài lớp 8, cô trò ta cùng học Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

1. Ví dụ: đoạn trích trang 91SGK

? Đọc cho biết đoạn trích kể về sự việc nào.

 - Đoạn trích kể trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn do vua QT chỉ huy

? Đọc xong đoạn văn, con cảm nhận được điều gì

 - Vua Quang Trung chỉ huy một cách tài tình. - Nghĩa quân TS chiến đấu dũng mãnh

 - Quân Thanh thất bại thảm hại

? Về trận đánh này, tác giả đã kể ~ chi tiết nào.

 - Vua Quang Trung cho ghép ván lại, 10 người khiêng một bức, áp sát thành.

 - Quân Thanh bắn ra ko trúng ai, sau chúng phun khói lửa

 - Quân Tây Sơn khiêng ván xông lên đánh

 - Quân Thanh bỏ chạy, SNĐ tự tử, quân Tây Sơn đại thắng.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 32	Miêu tả trong văn bản tự sự 
Mục tiêu cần đạt. 
- Học sinh thấy được vai trò chủ yếu của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Tích hợp :các đoạn trích trong văn bản HLNTC, Truyện Kiều 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng các yếu tố miêu tả trong VBTS.
 Lên lớp.
 Bài mới.
 GV: Cũng khoảng tầm này năm ngoái, ở chương trình lớp 8, các con đã học bài: “Miêu tả và biểu 	cảm 	trong văn bản tự sự”. Bài học ấy đã giúp con thấy: yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho 	việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.Năm nay- lớp 9, chúng ta chỉ tìm hiểu yếu tố miêu tả 	trong VBTS. Bài của chương trình lớp 9 sẽ đem đến cho con điêù gì mới hơn so với bài lớp 8, 	cô trò ta cùng học Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự 
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ: đoạn trích trang 91SGK
? Đọc cho biết đoạn trích kể về sự việc nào.
	- Đoạn trích kể trận đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn do vua QT chỉ huy
? Đọc xong đoạn văn, con cảm nhận được điều gì
	- Vua Quang Trung chỉ huy một cách tài tình. - Nghĩa quân TS chiến đấu dũng mãnh
	- Quân Thanh thất bại thảm hại
? Về trận đánh này, tác giả đã kể ~ chi tiết nào.
	- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, 10 người khiêng một bức, áp sát thành.
	- Quân Thanh bắn ra ko trúng ai, sau chúng phun khói lửa 
	- Quân Tây Sơn khiêng ván xông lên đánh
	- Quân Thanh bỏ chạy, SNĐ tự tử, quân Tây Sơn đại thắng.
? Đây là ~ chi tiết ntn trong câu chuyện: chi tiết chính
? Con hãy nối cácchi tiết ấy, đọc thành đoạn văn ( HS đọc)
? Đây là loại đoạn văn nào? – đoạn tóm tắt đoạn văn tự sự ( chúng ta đã học)
?Hai đoạn văn có điểm nào giống nhau:
	* Giống: cùng kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi , cùng có các chi tiết chính
? Cách kể của 2 đoạn văn này lại khác nhau ntn
	* Khác: - Đoạn TTVBTS ngắn gọn, chỉ kể các chi tiết chính = các câu trần thuật, 
	 - Đoạn trích : kể chi tiết, cụ thể, có các yếu tố miêu tả
? Trong khi kể,TG đã miêu tả ~ tấm gỗ, khói lửa ntn:
	 - Tấm gỗ: Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm đ1 bức, ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. 
	 – Khói lửa: khói toả mù trời, cách ngang tấc không thấy gì.
GV: Đây là ~ cảnh vật được miêu tả trong khi kể àCảnh vật
? Tương tự, con hãy xác định ~ yếu tố miêu tả hoạt động của QT. quân TS, quân Thanh:
	-QT: truyền ghép tấm ván gỗkén lính khoẻ khoắncưỡi voi đốc thúcsai đội khiêng ván
	-Quân TS: 10 người khiêng một bức lưng giắt dao ngắn, 20 người khác đều cầm binh khí đi theo, 	dàn thành hình chữ nhất Đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trướcai nấy cầm dao 	ngắn chém bừa, ~ người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh
	- Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết thây nằm đầy 	đồng, máy chảy thành suối
GV: đấy là nhân vật, sự việc được tả trong khi kể àNhân vật, sự việc
? Nếu chỉ kể như VBTT( không có yếu tố miêu tả )thì người đọc cảm nhận đc gì:
	- Chỉ biết được các sự việc chính, ko biết cụ thể các sự việc ấy diễn ra ntn
 ?Các TG của dòng họ Ngô Thì dùng các yếu tố miêu tả trong khi kể. Những yếu tố miêu tả này có tác dụng gì với đoạn văn tự sự ấy?
	- Nhờ có các chi tiết miêu tả trong đoạn trích mà chúng ta hình dung được diễn biến thần tốc của 	trận đánh, làm nổi bật vai trò của vua Quang Trung và tinh thần quân sĩ.Ta cũng thấy được thất bại 	thảm hại của quân Thanh
GV:các yếu tố miêu tả đã góp phần thể hiện chủ đề câu chuyện-> hấp dẫn, gợi cảm, sinh động
? Nhìn lại ví dụ, con thấy, trong VBTS, ta có thể tả ~ gì, yếu tố miêu tả ấy có vai trò ntn 
 	 - Miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc
	 - Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm. sinh động.
GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ/92
2. Ghi nhớ( HS đọc)
? Từ ghi nhớ, con thấy bài của lớp 9 đem đến cho con điều gì mới hơn
	- chỉ rõ các đối tượng có thể miêu tả trong VBTS
GV: Vận dụng ~ điều đã học ntn, ta sang phần :
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1	 Tìm ra các yếu tố miêu tả
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập: Phân tích giá trị của nó trong 2 đoạn trích
* Đoạn trích Chị em Thuý Kiều:
GV: cả đoạn trích tương đối dài,chúng cùng tập trung vào đoạn tả vẻ đẹp dung nhan của Vân, của Kiều 
? Nguyễn Du đã tả Thuý Vân, Thuý Kiều ở các phương diện nào, tả ntn
 +Thuý Vân: trang trọng Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang mây thuatuyết nhường.
 +Thuý Kiều: :Sắc sảo, mặn mà, Làn thu thuỷ nét xuân sơn, 
 Hoa ghen, liễu hờn nghiêng nước, nghiêng thành.
? ND đã dùng phương tiện nào để tả chân dung 2 Kiều: 
	- Những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh ước lệ tượng trưng, ẩn dụ so sánh, nhân hoá, 
? Giá trị của các yếu tố miêu tả( Cảm nhận dược gì về nhân vật Thuý Vân):
	 -> gợi dựng vẻ đẹp quý phái, nền nã, đầy đặn, phúc hậu
	-> Vân là cô gái đoan trang , đứng đắn
	-> Cuộc đời bình lặng, yên ả
? Còn Thuý Kiều?
 	-> Vẻ đẹp sắc sảo, kiêu sa, hoàn hảo của một tuyệt thế giai nhân
	-> Cô gái đa sầu đa cảm, sống nội tâm
	- > Cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở:
? Con có biết đại thi hào tả TV, TK để làm gì ko:
	--> Nhận diện nhân vật, bước đầu hé mở tính cách, số phận nhân vật
* Đoạn trích Cảnh ngày xuân.
GV: Đoạn trích này có khá nhiều yếu tố miêu tả cảnh, tả người. Cô muốn các con quan sát câu thơ:
	Cỏ non.bông hoa
? Ơ đoạn trích này, ND đã miêu tả những gì, tả ntn:
 Cảnh thiên nhiên:- Cỏ non xanh xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa
	-> tả bằng những từ ngữ gợi tả 
	->Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt với chiều rộng dài bất tận của bãi cỏ xanh non tốt tươi mơn 	mởn, với màu trắng thanh cao, nõn nà, mền mại của vài bông hoa lê điểm trên cành
	-> Đấy là cái nền rất đẹp cho chị em Kiều xuất hiện-> dự báo buổi du xuân thi vị
GV: Từ các ví dụ trên,chúng ta có thể rút ra một số điều cần con thấy chú ý:
* Chú ý:
? Trong VBTS, ta có thể dùng những phương tiện nào để tả ngoại hình nhân vật, tả cảnh, tả sự việc,
	+ Ph tiện miêu tả: từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các h ảnh ước lệ tượng trưng, so sánh nhân hoá, ẩn dụ
? Mục đích của việc miêu tả trong TS:
 +Mục đích:- Tả cảnh làm nền cho nhân vật hoặc sự việc xuất hiện
 	 - Tả nhân vật để khắc hoạ dung nhan, thể hiện tính cách, hé mở số phận
	 - Tả sự việc để tái hiện diễn biến sự việc
? Con còn nhớ sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ta chú ý điều gì không:
 	 +ý thức: Ko lạm dụng, chỉ dùng yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng thuyết minh đc nổi bật, 	gây ấn tượng
GV: - Với VBTS cũng thể, ta cần phải dùng yếu tố miêu tả nhưng ko đc lạm dụng, ko đc làm mờ nhạt 	yếu tố tự sự	
	-Miêu tả nhân vật ko chỉ tả chân dung, ta có thể tả tâm trạng So sánh, ngoại hình với tả nội 	tâm 	nhân vật thì tả nội tâm khó hơn, chính vì vậy chúng ta còn đc học riêng 1 bài về tả nội 	tâm trong VBTS ở tiết 40
2. Bài tập 2/92: HS chuẩn bị trước ở nhà, gọi 1 HS đọc, nhận xét, cho điểm
BT thêm: Dùng yếu tố miêu tả trong việc phát triển chi tiết sau thành đoạn văn TS dài 10 dòng
	Sau 10 năm xa cách, đến trường, gặp lại cô giáo cũ
GV gợi ý các chi tiết:
	- Cảnh ngôi trường có gì giống, khác ngày xưa
	- H.ảnh cô giáo
	- Tâm trạng của mình
	( 1 HS viết trên bảng. lớp làm vào vở, lớp cùng nhận xét bài trên bảng)
? Trong các văn bản ta đã học, phương thức tự sự có tồn tại độc lập được không.
	- Không. Nó bị chi phối bởi mục đích kể chuyện.
Giáo viên: Đúng vậy tả cảnh để tạo nền, tạo tình huống cho sự việc, tả người (hay loài vật) là để khắc hoạ rõ nét thêm đặc điểm, tính cách, bản chất của nhân vật. Vì vậy, khi kể chuyện, sự phối hợp đan xen giữa miêu tả với tự sự, phải thật hài hoà, nhịp nhàng. Tự sự đóng vai từ chủ đạo đ Miêu tả + biểu cảm + TM + lập luận đóng vai trò bổ trợ.
Dặn dò: Tiết sau: soạn bài trau dồi vốn từ
Làm bài tập 3

Tài liệu đính kèm:

  • docV9 tiet 32.doc