Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 51 đến tiết 54

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 51 đến tiết 54

 Tiết 51 - 52. Văn bản:

 (HG) ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

- Huy Cận -

1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh nắm được:

a) Về kiến Thức:

- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 a) Về kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 c) Về thái độ:

 - Xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu quê hương đất nước.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV.

 b) Học sinh: Học bài cũ, SGK, vở ghi; chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

3. Tiến trình bài dạy.

 * Ổn định tổ chức: (1’)

- Kiểm tra sĩ số lớp 9B ./ . Vắng: .

- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 51 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 11
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Thấy và hiểu được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".
 Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ tượng thanh và từ tượng hình; một số biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 Hoạt động ngữ văn: nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ; bước đầu biết làm loại thơ này.
 Củng cố kiến thức về văn học trung đại, thấy được những ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra trong tiết trả bài.
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: 2910/2012
Dạy lớp: 9B
 Tiết 51 - 52. Văn bản: 
 (HG) ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
- Huy Cận - 
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh nắm được:
a) Về kiến Thức: 
- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 a) Về kĩ năng:
 - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 c) Về thái độ: 
	- Xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV. 
 b) Học sinh: Học bài cũ, SGK, vở ghi; chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. 
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: (1’) 
- Kiểm tra sĩ số lớp 9B../. Vắng:.
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’) 
* Câu hỏi kiểm tra miệng: Đọc thuộc lòng, diễn cảm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nêu giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ ? 
 * Đáp án - Biểu điểm:
(3 điểm)- Đọc thuộc lòng bài thơ theo đúng yêu cầu.
(4 điểm) - Nghệ thuật: hình tượng thơ độc đáo, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, câu thơ gần với câu văn xuôi.
(4 điểm) - Nội dung: xây dựng được hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính, làm nổi bật hình ảnh và những phẩm chất tốt đẹp của người lính lái xe. 
 * Giới thiệu bài: 
	Năm 1954, k/chiến chống Pháp thắng lợi, n/dân miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn, vừa thực hiện công cuộc xây dựng CNXH. Nhân dân lao động miền Bắc hồ hởi, phấn khởi lao động hăng say xây dựng cuộc sống mới. Ở Quảng Ninh cũng hoà chung với không khí ấy, cả một vùng than - biển Quảng Ninh hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh. Tất cả được Huy Cận ghi lại trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển này qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. 
 2. Dạy nội dung bài mới: 
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
	a) Tác giả:
?Kh. Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy tóm tắt những hiểu biết cơ bản về tác giả Huy Cận?
HS: - Huy Cận (1919 - 2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam.
 - Trước cách mạng, Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng" (1940), thơ ông mang nặng nỗi buồn "toả ra từ đáy hồn người", thấm đượm vào mọi cảnh vật. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám, ông từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. Đồng thời ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Sau cách mạng thơ ông mang một vẻ đẹp mới: tràn đầy niềm vui và tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên, vũ trụ là một trong những nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận. 
	- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Các tác phẩm chính Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Trời mỗi ngày lại sáng (Thơ 1954), Đất nở hoa (1960), Bài ca cuộc đời (1963)...
	b) Tác phẩm: 
?Kh. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 HS: - Bài thơ được viết năm 1958, trong chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng".
GV: Bài thơ được viết năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống TDP, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đã giúp nhà thơ Huy Cận thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần quan trọng và mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận: đó là sự dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trong cuộc sống mới. Bài thơ được in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng".
2. Đọc: 
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc toàn bài to, rõ ràng với giọng vui tươi, phấn chấn nhịp vừa phải. Ở những khổ thơ: 2, 3, 7 giọng đọc cần cao lên một ít và nhịp nhanh hơn.
GV: Đọc hai khổ thơ đầu. 
2 HS: Đọc đoạn còn lại (có nhận xét, sửa lỗi)
GV: Lưu ý HS chú ý các chú thích 3,4,5,6 trong SGK.
 T : Bài thơ được triển khai theo trình tự như thế nào? Hãy xác định bố cục bài thơ ? 
 HS: Bài thơ được triển khai theo hành trình thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về, có bố cục 3 phần: 
+ Hai khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh trong buổi hoàng hôn.
+ Bốn khổ thơ giữa: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
+ Khổ cuối : Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh.
GV: Nhìn kĩ hơn sẽ nhận ra trong bài thơ có hai sự vận động ăn khớp với nhau, tạo thành mạch kết cấu của bài thơ. Một là hoạt động của đoàn thuyền theo hành trình lên đường, ra đến biển khơi đánh cá rồi trở về. Nhưng còn một sự vận động khác, vừa làm nền cảnh, vừa hoà nhập với hoạt động trên, đó là vận động của thiên nhiên, vũ trụ (mặt trời, trăng, sao, biển, cá) trong thời gian từ lúc hoàng hôn hôm trước bình minh ngày hôm sau.
?Giỏi. Em có nhận xét gì về tính hợp lí và ý nghĩa của cách xây dựng bố cục này? 
HS: Bố cục như vậy vừa tự nhiên, vừa hợp lí, dễ triển khai mạch vận động của cảm xúc và hình ảnh trong bài thơ. Đồng thời, bố cục ấy còn có ý nghĩa sâu sắc: Thể hiện sự ăn nhập, hài hoà đẹp đẽ giữa con người và thiên nhiên, vũ trụ, lao động của con người được đặt trong khung cảnh và thiên nhiên rộng lớn còn làm tăng thêm vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động.
GV: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người được khắc hoạ cụ thể trong bài thơ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ theo bố cục này trong phần phân tích.
II. Phân tích. (61’)
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: 
HS: Đọc thầm 2 khổ thơ đầu.
?Tb. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được giới thiệu cụ thể qua những câu thơ nào? 
HS: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
?Kh. Chú ý hai câu thơ đầu, cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ đó?
HS: - Miêu tả bằng hình ảnh thực: Mặt trời xuống biển mặt trời như hòn lửa 
 - Gieo vần liền, một cặp vần trắc lửa-cửa nối tiếp một cặp vần bằng Khơi-khơi vừa tạo nên sự chắc khỏe, vừa tạo sự vang xa, bay bổng trong câu thơ.
 - Sử dụng biện pháp so sánh: mặt trời như hòn lửa.
 - Sử dụng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, đêm sập cửa.
?Kh,Giỏi. Với cách miêu tả trên gợi cho em cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi? Hãy phân tích để thấy rõ điều đó?
HS: - Cảnh hoàng hôn trên biển thật yên ả gần gũi với con người.
 - Từ những quan sát thực, sức tưởng tượng và liên tưởng của nhà thơ đã bồi đắp và tạo nên một hệ thống hình ảnh vừa gần gũi lại mới mẻ: vũ trụ như một ngôi nhà lớn bước vào đêm với động tác “cài then”, “sập cửa”, cũng như mọi ngôi nhà thân thuộc của mỗi người. 
GV: Với cách diễn đạt của tác giả, ta có thể thấy lúc này vũ trụ bao la, huyền bí, kì vĩ đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng thời khắc vào đêm, tức là lúc tưởng như thiên nhiên và con người lắng lại, nghỉ ngơi thì cũng là lúc khởi đầu chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, nghĩa là bắt đầu một ngày lao động không ít vất vả:
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
?Kh. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gì đáng chú ý trong cách miêu tả? Phân tích để thấy được tác dụng của cách miêu tả đó?
HS: Đối lập với cảnh, con người lại bắt đầu hoạt động với khí thế thật tưng bừng. Phụ từ "lại" chỉ sự tiếp diễn, liên tục được dùng trong ý thơ “lại ra khơi” là sự khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nếp. Khúc hát lên đường đầy hứng khởi: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Tiếng hát của người dân chài được tác giả viết theo lối khoa trương gợi sự liên tưởng hợp lí với ĐT căng. Gió biển thổi mạnh, cánh buồm no gió căng lên. Tiếng hát - gió khơi - buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển. 
?Tb. Tiếp theo là nội dung câu hát để làm nổi bật một nét tâm hồn của người dân chài. Em hãy tìm những câu hát thể hiện điều đó trong cảnh đoàn thuyền ra khơi.
HS: Đọc khổ thơ thứ hai:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
?Kh. Em có nhận xét gì về lời ca của người lao động? (về âm điệu, từ ngữ, hình ảnh) 
	- Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngân dài, vang xa.
	- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đầy sáng tạo “cá bạc" "đoàn thoi" dệt biển” “luồng sáng”, “dệt lưới”
?Giỏi. Từ những biện pháp nghệ thuật trên, khổ thơ thứ hai gợi cho em những hình dung gì?
HS: Khổ thơ thứ hai là lời hát của người ngư dân, với giọng thơ ngọt ngào ngân dài, vang xa nhưng khoẻ khoắn cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đầy sáng tạo “cá bạc” “đoàn thoi” “dệt biển” “luồng sáng”, “dệt lưới” tạo nên bao liên tưởng thú vị: 
	- Thấy được một nét tâm hồn của người dân chài: tinh thần phấn khởi, hăng hái tham gia lao động qua lời ca ngọt ngào, khoẻ khoắn đầy hứng khởi. Đó cũng là thể hiện tinh thần của những con người lao động mới, làm chủ đất nước, làm chủ công việc.
 - Ca ngợi vẻ đẹp giàu có của biển khơi qua hình ảnh ẩn dụ cá bạc , so sánh như đoàn thoi, nhân hoá: gọi cá Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
	- Ngoài ra còn cho ta thấy được ước mong đi biển gặp nhiều may mắn của người dân chài.
GV: Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi. Ra khơi đánh cá, người dân chài cầu mong sóng êm, biển lặng, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Niềm mong ước ấy phản ánh tấm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng gió, bão tố trên biển. Họ tin tưởng vào sự giàu có của biển quê hương, cất lên khúc ca tươi tắn gọi cá vào lưới. Tiếng gọi tha thiết, vui vẻ, rộn ràng của ngư dân đã làm ...  sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ: Con cò ăn bãi rau răm,
 Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai?
 + Con cò: ẩn dụ chỉ người nông dân xưa.
 + Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nhiệt của người nông dân với đầy những đắng cay, tủi nhục.
 - Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
?Kh. Nhắc lại khái niệm: hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh? 
 - Hoán dụ là gợi lên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 VD: Áo chàm đưa buổi phân li,
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, tăng sức biểu cảm.
 VD: Cày đồng đang buổi ban trưa,
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 - Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
?Kh. Thế nào là phép tu từ chơi chữ, điệp ngữ? 
 - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ.
 VD: Buồn trông cửa bể chiều hôm,
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
 Buồn trông ngọn nước mới sa.
 - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn và thú vị.
 VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già.
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
II. Luyện tập. (23’)
 1. Bài tập 2: (PII: sgk - Tr.147)
?Kh. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? 
 - Mèo, bò, tắc kè, tu hú, chẻo bẻo, bìm bịp, quốc,
 2. Bài 3: (PII: sgk - Tr.147)
Gọi học sinh đọc đoạn trích
?Kh. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích? 
 - Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ,
 - Tác dụng: những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
 3. Bài 2: (PII: sgk - Tr.147)
Gọi học sinh đọc bài yêu cầu bài tập
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm: lớp chia làm 3 nhóm sau 5 phút đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trình bày.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ.
 a. Phép ẩn dụ tu từ: từ “hoa, cánh” dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng.
 - Từ: “cây, lá” dùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình.
 b. Phép so sánh tu từ: so sánh tiếng đàn của Thuý Kiều với “tiếng hạc”, tiếng “suối”, tiếng “gió thoảng”, tiếng “trời đổ mưa”.
 c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
 d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Bằng lối nói quá, Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
 e. Phần chơi chữ: Tài và tai
 4. Bài tập 3: (PII: sgk - Tr.147)
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
?Giỏi. Vận dùng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau? 
 a. Phép điệp ngữ “còn” và dùng từ đa nghĩa (say sưa). “say sưa” vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng Trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
 b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiến suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét).
 d. Phép nhân hoá: Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng biếng trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
 e. Phép ẩn dụ tu từ: “từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
 c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 - GV nhắc lại nội dung cơ bản của tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (2’)
 - Các em về nhà ôn lại lý thuyết, làm lại các bài tập.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ.
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 - Về thời gian:
 - Về nội dung kiến thức:
 - Về phương pháp:
====================================
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy: 02/11/2012
Dạy lớp: 9B
Tiết 54. Tập làm văn:
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 a) Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thơ tám chữ.
 - Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập. 
 b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
 c) Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước
 2. Chuẩn bị
 a) Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kề bài giảng ngữ văn 9. Soạn giáo án
 b) Học sinh: 
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu trong SGK
3. Tiến trình bài dạy.
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi kiểm tra miệng
 - Trình bày yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
 Đáp án - Biểu điểm:
 (8đ’) - Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
 (2đ’) - Kiểm tra vở bài tập.
 * Giới thiệu bài: (1’) Hình thức hoạt động ngữ văn qua tập làm thơ đã được các em làm quen từ các lớp dưới. Hôm nay cô sẽ giúp các em luyện cảm giác về vần, nhịp của thể thơ để có thi cảm về thể thơ này.
 b) Dạy bài mới:
I. Nhận diện thể thơ tám chữ. (12’)
 1. Bài tập:
Gọi học sinh đọc ví dụ
?Tb. Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? 
 - Mỗi dòng thơ có tám chữ
?Tb. Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn?
 - Đoạn a: tan-ngàn, mới-gợi, bừng-rừng, gắt-mật
 - Đoạn b: về-nghe, học-nhọc, ba-xa
 - Đoạn c: ngát-hát, non-son, đứng-dựng, tiên-nhiên
?Tb. Những chữ ấy nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? 
 - Các chữ nằm ở cuối câu thơ.
?Kh. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vàn gián cách đã học để nhận xét về cách gieo vần ở từng đoạn?
 - Đoạn thơ a được gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp.
 - Đoạn thơ b cũng có lối gieo vần chân liên tiếp.
 - Đoạn thơ c các khổ thơ được gieo vần chân nhưng lại gián cánh.
Giáo viên gọi học sinh đọc 3 đoạn đúng nhịp điệu đặc biệt chú ý những chỗ có dáu câu. Giáo viên cho học sinh xác định nhịp.
? Giỏi. Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
 - Cách ngắt nhịp rất đa rạng, linh hoạt.
Kể tên một số bài thơ 8 chữ mà em đã học, đã biết ?
 - Nhớ rừng, Quê hương, Nhớ con sông quê hương,.
?Kh. Qua ví dụ, em nhận diện thể thơ tám chữ bằng cách nào? 
 2. Bài học:
 - Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo vần liên tiếp hoặc gián cách)
 * Ghi nhớ: sgk – 150.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ. (10’)
 1. Bài tập 1: sgk – 150.
?Kh. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho phù hợp ?
Giáo viên cho các em thảo luận nhóm, sau 2 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày.
 Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
 Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
 Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa
 (Tố Hữu, “Tháp đổ”)
 2. Bài 2: sgk – 150.
?Giỏi. Đoạn thơ sau trích trong bài “vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối dòng thơ một trong các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần? 
 Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất,
 Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
 Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi nữa
 Nên buâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
 Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi,
 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
 3. Bài tập 3: sgk - 151.
?Kh. Đoạn thơ sau trong bài “tựu trường” của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thứ 3. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng? 
Giáo viên lưu ý học sinh: âm tiết cuối của câu thứ 3 phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên(đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp).
 Giờ náo nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!
 Những chàng trai mười lằm tuổi vào trường,
 Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc
III. Thực hành làm thơ tám chữ. (12’)
 1. Bài tập 1: sgk – 151.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
?Kh. Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trong khổ thơ sau? 
 - Giáo viên lưu ý học sinh
 - Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng
 - Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ hai, và mang thanh bằng
 Trời biết không qua mây gợn trắng
 Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
 2. Bài tập 2: sgk – 151.
?Giỏi. Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước? 
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ hôm nào tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương?
 3. Bài tập 3: sgk – 151.
Mỗi nhóm, tổ cử đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị. Cả lớp dưới sự hướng dẫn cảu giáo viên nhận xét và đánh giá.
Mùa thu của em
Mùa thu đến lòng em thêm rộn rã
 Chim chuyền cành ríu rít bản tình ca
 Tiếng trống trường sao thân thương đến lạ
 Lũ bướm ngập ngừng chợt vút bay xa.
c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 - GV nhắc lại nội dung cơ bản của giờ học.
d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (2’)
 - Các em về nhà học thuộc ghi nhớ.
 - Làm tiếp bài tập 3 (sgk T 151). Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn.
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 - Về thời gian:
 - Về nội dung kiến thức:
 - Về phương pháp:
=======================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 tuan 11.doc