Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học: Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học: Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng nước ta vào thế kỉ XVI, quê ông ở Hải Dương. Ông đã từng thi đỗ và ra làm quan nhưng do chán ghét chế độ phong kiến suy tàn nên ông đã làm quan được 1năm rồi lui về ở ẩn vui thú điền viên. Trong thời gian này ông đã sáng tác tập truyện “truyền kì mạn lục” được đánh giá là “ thiên cổ kì bút”. Các tác phẩm tong truyện chủ yếu viết về người con gái, phụ nữ có hẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều tai ương bất hạnh. Qua đó tác phẩm nói lên phẩm chất tốt đẹp của họ , đồng thời phê phán chế độ phong kiến mục nát suy tàn. Và “ chuyện người con gái Nam Xương” là 1 tác phẩm như thế.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là 1 câu truyện bi thảm viết về Vũ nươg - 1 người con gái đẹp cả người lẫn nết bị oan ức đến phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để chứng oan.

Câu chuyện vừa gợi lòng vị tha, vừa ca ngợi , vùa tiếc thương cho số phận 1 người phụ nữ bất hạnh. Và đó cũng cũng là tấn bi kịch trong gia đình phụ quyền dưới chế độ xã hội cũ. Nguyên cớ của tấn bi kịch được nảy sinh trong tính cách phẩm nết của Vũ Nương với chồng là Trương Sinh.

Mở đầu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu về nàng là 1 người phụ nữ đạt đến hoàn mĩ đỉnh điểm bằng những lời bút đầy trìu mến. chỉ bằng nét hác hoạ “ tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tôt đẹp”. có thể thấy 1 người con gái đẹp đến điểm đỉnh như thế khó có thể ngôn từ nào miêu tả hết vẻ đẹp đó được. đó là vẻ đẹp của 1 cô gái quê , 1 bông hoa trong vườn biếc, 1 con bướm giữa bầy . chắc chắn với vẻ đẹp hoàn mĩ ấy không ai có thể bỏ qua sự yêu mến của mình với Vũ Nương. Trong số ấy có Trương Sinh- người cùng làng với VN. Vì mến dung hạnh của nàng,TS đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ.

Khi VN về làm vợ TS , nàng luôn tỏ ra là người vợ đảm đang,thuỳ mị đến mức hoàn hảo. Mặc dù TS có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng “ nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để đến lúc nào vợ chồng cũng phải xảy đến thất hoà’. Hỏi để có được hoà khí ấy thì VN đã phải cư xử khéo đến mức nào.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Tác giả:Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng nước ta vào thế kỉ XVI, quê ông ở Hải Dương. Ông đã từng thi đỗ và ra làm quan nhưng do chán ghét chế độ phong kiến suy tàn nên ông đã làm quan được 1năm rồi lui về ở ẩn vui thú điền viên. Trong thời gian này ông đã sáng tác tập truyện “truyền kì mạn lục” được đánh giá là “ thiên cổ kì bút”. Các tác phẩm tong truyện chủ yếu viết về người con gái, phụ nữ có hẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều tai ương bất hạnh. Qua đó tác phẩm nói lên phẩm chất tốt đẹp của họ , đồng thời phê phán chế độ phong kiến mục nát suy tàn. Và “ chuyện người con gái Nam Xương” là 1 tác phẩm như thế.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là 1 câu truyện bi thảm viết về Vũ nươg - 1 người con gái đẹp cả người lẫn nết bị oan ức đến phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để chứng oan.
Câu chuyện vừa gợi lòng vị tha, vừa ca ngợi , vùa tiếc thương cho số phận 1 người phụ nữ bất hạnh. Và đó cũng cũng là tấn bi kịch trong gia đình phụ quyền dưới chế độ xã hội cũ. Nguyên cớ của tấn bi kịch được nảy sinh trong tính cách phẩm nết của Vũ Nương với chồng là Trương Sinh.
Mở đầu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu về nàng là 1 người phụ nữ đạt đến hoàn mĩ đỉnh điểm bằng những lời bút đầy trìu mến. chỉ bằng nét hác hoạ “ tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tôt đẹp”. có thể thấy 1 người con gái đẹp đến điểm đỉnh như thế khó có thể ngôn từ nào miêu tả hết vẻ đẹp đó được. đó là vẻ đẹp của 1 cô gái quê , 1 bông hoa trong vườn biếc, 1 con bướm giữa bầy . chắc chắn với vẻ đẹp hoàn mĩ ấy không ai có thể bỏ qua sự yêu mến của mình với Vũ Nương. Trong số ấy có Trương Sinh- người cùng làng với VN. Vì mến dung hạnh của nàng,TS đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
Khi VN về làm vợ TS , nàng luôn tỏ ra là người vợ đảm đang,thuỳ mị đến mức hoàn hảo. Mặc dù TS có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng “ nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để đến lúc nào vợ chồng cũng phải xảy đến thất hoà’. Hỏi để có được hoà khí ấy thì VN đã phải cư xử khéo đến mức nào. 
Đến lúc TS vắng nhà VN một mình nuôi mẹ già, chăm sóc con thơ, làm nhiệm vụ người con dâu, người mẹ hết sức chu đáo, hoàn hảo. khi mẹ chồng ốm “nàng hết sức chạy chữa thuốc thang, lễ bái thần phật,lấy lời ngọt ngaofkhoon khéo để khuyên lơn”. Đến khi mẹ chồng mất nàng hết lòng thương sót, một mình lo liệu ma chay chu đáo hư với mẹ đẻ mình. Xưa nay người con gái đi lấy chồng mấy ai được thảo lảo như VN. Còn với con thơ , sau khi TS đi lính được đầu tuần nàng sinh được 1 cậu con trai , đặt tên là Đản,ngày ngày nàng hết sức chăm sóc, yêu thương con , bởi lẽ đứa con là niềm hạnh phúc duy nhất trong những ngày chồng vắng nhà. Với người chồng nàng dành tình cảm thật sâu nặng vì cả đời nàng chỉ có 1 thú vui duy nhất là “nghi gia nghi thất’, chứ không giám được đeo ấn phong hầu,mặc áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngày về hai chữ bình yên”. Cho nên lòng nàng thấm đẫm lòn thương nhớ “ mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể không thể nào ngăn được”. và để phần nào nguôi nỗi nhớ chồng , nàng lấy việc chơi với con làm khuây: đêm đêm nàng dưới ngọn đèn dầu nàng trỏ bóng mình trên vách là cha Đản để cho con đỡ thiếu thốn tình cảm của cha và cũng để khoả lấp nỗi cô đơn trong lòng, bởi tình cảm vợ chồng khăng khít gắn bó như hình với bóng.
Rõ ràng ở VN ta thấy xuất hiện hình ảnh của ba con người: nàng dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu. đó là hình ảnh lí tưởng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Thông thường người mẹ chồng không mấy ai dễ hoà thuận với con dâu, nhưng ở VN, những lời ca đẹp nhất về mình lại xuất phát từ người mẹ chồng; “ chồng con ở nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể đền ơn con được. Su này trời xét lòng lành , ban cho phúc đức giống dòng tốt tươi con cháu đông đàn xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”. lời nói của người mẹ chồng đã phần nào khẳng định thêm phẩm chất hoàn hảo của VN.
Người phụ nữ - người đã mong mỏi thú vui nghi gia nghi thất- đã chịu đựng tất cả, làm mọi việc từ lớn đến nhỏ vì hạnh phúc gia đình đáng nhẽ phải được sống 1 cuộc sống hạnh phúc chan hoà nhưng thật trớ trêu ngày đoàn tụ gia đình lại là ngày nàng phải rời xa tổ ấm. từ chiến trường trở về ,nghe theo lời con thơ cộng với thói ghen tuông mù quáng, vớ vẩn vốn có TS đã cho vợ là thất tiết. mặc cho nàng dãi bày biện bạch, hàngxóm khuyên ngăn, TS cũng không nghe. Có hỏi nguyên do vì đâu thì TS cũng không nói. Vậy là TS đã không cho VN một cơ hội giải oan biện bạch mà chỉ đánh nhiếc mắng mỏi duổi di. Bao nhiêu chờ đợi vọng hi nay đã tan biens, niềm vui thứ nghi gia nghi thất ấy còn đâu. Mà nay chỉ còn “ liễu rủ bãi hoang , sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, ngay cả nỗi đau khổ hoá đá chờ chồng VN cũng không đựơc. Chỉ một đoạn văn ngắn mà tác giả đã khắc hoạ, đã vẽ lên bao nhiêu hình ảnh thảm thương, chết chóc, xa lìa: bình rơi trâm gãy, hoa rụng cuống, én lìa đan. Nhà văn đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng của con người theo phong cách ước lệ của văn chương trung đại. ngôn từ, nhịp điệu caur2 câu văn ấy ngân nga tượng hình, biểu cảm làng rung động lòng người.
Bị chồng ruồng rẫy, nghi cho nỗi mất nết hư thân,VN đau đớn hiểu rằng hạnh phúc đời người, hạnh phúc gia đình nàng chỉ thế mà thôi không thể hàn gắn được nữa. thất vọng tột cùng, nhưng nàng vẫnđể lại hình hài đẹp cho mình để tâm sự với trời, để thần sông chứng giám cho trinh tiết thanh bạch của nàng. Lời thân vãn trước đó phải chăng đó là 1 lời nguyền. VN đã nêu lên 2 giả định về kiếp sau của mình bằng nhữn hình ảnh đối lập nhau: “ Ngọc Mị Nương,cỏ Ngu Mĩ” và “làm mồi cho cá tôm, làm cơm cho diều quạ”. Nói như vậy thức chất nàng muốn khẳng định lại phẩm chất đoan chính của mình. Nói đến đây nàng gieo mình xuống sông tự tử. cái chết của nàng đã phần nào phê phán người chồng cacr ghen, phần nào phê phán chiến trnah phong kiến, bởi lẽ nếu không có chiến tranh thì TS không phải đi lính, thì sẽ không có đứa con không biết mặt cha, và nguwoif mẹ iền sẽ không chỉ cái bóng trên vách là cha Đản để dẫn đến nỗi cơ cực như ngày hôm nay.
Thiên truyện đến đây có thể kết thúc được rồi nhưng với tấm lòng yêu thương nhười Nguyễn Dữ không để Vn phải ấm ức chết oan một cách vô nghĩa. Tác giả truyền kì mạn lục đã nối thêm đoạn cuộc sống của nàng dưới thuỷ cung để kết thúc câu truyện có hậu: nguwoif tốt sẽ được giải oan và có được cuộc sống sung sướng.
VN không chỉ đẹp lúc sống mà khi chết đi nàng còn đẹp hơn, nàng vẫn toả sáng 1 tâm hồn cao đẹp. Dù sống trong gấm nhung lụa là nhưng nang luôn hướng về quê nhà. Chỉ nhe Phan lang kể nhà cửa: ‘ cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ tiên cỏ gai rợp mắt” VN đã ứa hai hàng mi mà thay đổiquyết định” tôi tất phải tìm về có ngày”. Qua lời dặn dò của VN với Phan Lang ta còn thấy được nàng là người giàu lòng vị tha, coi trọng danh dự . thật cao cả cho 1 người vợ bị chồng ruồng bỏ náng vẫn muốn trở về quê nhà để minh oan. Và VN đã trở về, ngồi trên kiệu hoa phía sau là năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện. nhưng nàng chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào: “ đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở vê nhân gian được nữa” rồi nàng biến mất. lời nói của VN khong thể không làm ta day dứt cảm thương. Dù cho nỗi oan đã được giải, dù nàng có mong muốn trở về thì cũng không thể nũa bởi nàng đã ra đi mãi mãi, và chế độ phong kiến không còn chỗ cho những người phụ nữ như nàng. Và như thế nàng sẽ chẳng bao giờ được làm vợ làm mẹ nữa và bé Đản mãi mãi là đưa bé mồ côi mẹ. Qua chi tiết đó, tác phẩm có ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
Về nghệ thuật, đây là tác phẩm được viết theo thể truyền kì. Tính chất truyền kì được thể hiện ở kết câu hai phần: Vn ở trần gian và VN ở dưới thuỷ cung với những chi tiết kì ảo hoang đường. với kết cấu nghệ thuật hai phần , tác giả đã khắc hoạ được 1 cách hoà thiện vẻ đẹp nhân vật VN. Yếu tố kì ảo hoang đường ở cuối truyện như càng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán của câu chuyện.
Chuyện người con gái Nam Xương đã khép lại nhưng người đọc cứ vấn vương mãi vị dư âm ngậm ngui. Dù là 1 người con gái dung hạnh vẹn toàn nhưng cuộc đời đầy gian khổ. Ta cảm nhận được 1 tình cảm sâu sắc, xót thương vô hạn mà Nguyễn Dữ dành cho nàng. Bi kịch của VN là 1 điển hình cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Chẳng thế mà sau hơn ba thế kỉ ta còn bắt gặp tiếng nói đồng cảm qua bài thơ Bánh trôi nước của bà chúa thơ Nôm- Hồ Xuân Hương, và Truyện kiều của đại danh nhân thi hào Nguyễn Du
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich chuyen nguoi con gai Nam Xuong.doc