A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
- Rèn kĩ năng: Đọc, kể và phân tích tác phẩm tư sự.
- Giáo dục : Lòng nhân ái.
B. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu, soạn giáo án, tranh Mác- Xim Goc-Rơ- Ki
HS : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích hình ảnh biểu tượng con đường ở đoạn cuối truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn.
NHỮNG ĐỨA TRẺ. (MÁC-XIM - GOC-RƠ- KI ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật. - Rèn kĩ năng: Đọc, kể và phân tích tác phẩm tư sự. - Giáo dục : Lòng nhân ái. B. Chuẩn bị: GV : Nghiên cứu, soạn giáo án, tranh Mác- Xim Goc-Rơ- Ki HS : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích hình ảnh biểu tượng con đường ở đoạn cuối truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV : Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK? GV : Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. GV : Hãy nêu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn ? HS : Lần lượt trình bầy. GV : Bổ sung, nhấn mạnh. GV : Đọc văn bản. GV : Hãy tóm tắt văn bản. HS : Nhận xét. GV : Đọc văn bản . GV : Hãy tóm tắt văn bản . GV : Nhận xét ? GV : Củng cố . GV : Xác định ngôi kể ? Điểm nhìn trần thuật ? và tác dụng của cách kể này ? GV : Củng cố, bổ sung. GV : Hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ? GV : Vì sao A- li-ô- sa và ba đứa trẻ con viên đại tá lại sớm quen nhau như vậy ? GV : Có phải vì A- li-ô- sa cứu thoát hiểm được đứa trẻ không ? GV : Dựa vào lời giới thiệu của tác phẩm, hoàn cảnh của A- li-ô- sa để em tìm hiểu và giải thích nguyên nhân ? I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả : - Mác- Xim- Goc- Rơ-Ki (1868-1936) là đại văn hào của nước Nga - Người mở đầu cho nền văn học cách mạng Nga. 2. Tác phẩm . - Những đứa trẻ trích trong” Thời thơ ấu”.(1913) II. Đọc, tìm hiểu chúng văn bản. 1. Đọc- kể - Sau gần một tuần, không thấy, sau đó ba anh em con ông đại tá lại ra chơi với A- li-ô- sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì nghẻ... A- li-ô- sa kể cho lũ trẻ nghe những câu chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá giá cấm các con chơi với A- li-ô- sa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng A- li-ô- sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy rất vui thích. 2. Tìm hiểu chung văn bản . - Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật A- li-ô- sa. - Bố cục: 3 phần . + P1.....ấn em nó cúi xuống -> Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên trong sáng. + P2.Trời đã bắt đầu tối...Cấm không được đến nhà tao -> Tình bạn bị cấm đoán. + P3.....-> Tình bạn vẫn tiếp tục. III. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Những đứa trẻ đáng yêu và đáng thương. - Chúng là hàng xóm của nhau. - Chúng trở thành bạn của nhau khi tình cờ A- li-ô- sa góp sức cứu đứa trre bị rơi xuống giếng. - Chúng có phần giống cảnh ngộ. Chúng đều là những đứa trẻ mồ côi và sống thiếu thốn tình cảm. -> Chính hoàn cảnh tương đồng này và cộng thêm sự chia sẻ giữa chúng mà tình bạn đến thật vô tư trong sáng. 4. Củng cố: ? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên. 5. Hướng dẫn học bài: - Tóm tắt, nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: