Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang (trích: Rô - bin - xơn cru - xô)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang (trích: Rô - bin - xơn cru - xô)

I. Đọc và tìm hiểu chung (8’)

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trang 128

- Tác giả Đe-ni-ơn Đi-Phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuổi

Ông bỏ dở việc học nghề mục sư để hoạt động chính trị và buôn bán với những thăng trầm chao đảo. Cuối cùng Đi-phô qua đời trong nghèo túng và bệnh tật ngày (26/4/1731) Đi-phô đã viết hàng trăm tác phẩm phê phán, châm biếm những điều sai trái trong xã hội, và đề xuất nhiều sự án cải cách tiến bộ như mở ngân hàng, truờng học cho phụ nữ, thành lập viện hàn lâm Tài năng văn học của Đi-Phô thực sự nở rộ vào khoảng năm ông sáu mươi tuổi với một só cuốn tiểu thuyết, trong đó RÔ-bin-xơn Cru-xô (1719) là nổi tiếng hơn cả

- Truyện trích từ tiểu thuyết tự truyện “Rô-bin-xơn Cru-xô” tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn, viết năm 1719

II. Phân tích văn bản (26’)

1. Bức chân dung tự hoạ của nhân vật Rô-bin-xơn

Giáo viên: đọc lại đoạn một. Mở đầu tác giả để cho Rô-bin-xơn tự giới thiệu về bôj dạng của mình với trang bị vá áo quần

- Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy,

- Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê

- Tôi không có bít tất mà cùng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi [ ] giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên , nhưng hình dáng rất kì cục

- Tác giả tả rất kĩ trang phục của Rô-bin-xơn từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giày từng bộ phận cũng được tả rất tỉ mỉ, từ hình dáng, chất liệu đến công dụng. Tất cả từ mũ, giày, quần áo, từ đầu đến chân chỉ đều chỉ có một thứ vật liệu đặc sản: da dê. Sự dung hoà giữa cái có ích và cái đẹp trong trang phục của Rô-bin-xơn không còn. Trang phục ấy tuy lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nhiệt ở đảo hoang

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang (trích: Rô - bin - xơn cru - xô)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích: “Rô-bin-xơn Cru-xô)
 - Đ.Di-phô –
I. Đọc và tìm hiểu chung (8’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trang 128
- Tác giả Đe-ni-ơn Đi-Phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVII. Ông đến với tiểu thuyết khi đã gần sáu mươi tuổi
Ông bỏ dở việc học nghề mục sư để hoạt động chính trị và buôn bán với những thăng trầm chao đảo. Cuối cùng Đi-phô qua đời trong nghèo túng và bệnh tật ngày (26/4/1731) Đi-phô đã viết hàng trăm tác phẩm phê phán, châm biếm những điều sai trái trong xã hội, và đề xuất nhiều sự án cải cách tiến bộ như mở ngân hàng, truờng học cho phụ nữ, thành lập viện hàn lâmTài năng văn học của Đi-Phô thực sự nở rộ vào khoảng năm ông sáu mươi tuổi với một só cuốn tiểu thuyết, trong đó RÔ-bin-xơn Cru-xô (1719) là nổi tiếng hơn cả
- Truyện trích từ tiểu thuyết tự truyện “Rô-bin-xơn Cru-xô” tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn, viết năm 1719
II. Phân tích văn bản (26’)
1. Bức chân dung tự hoạ của nhân vật Rô-bin-xơn
Giáo viên: đọc lại đoạn một. Mở đầu tác giả để cho Rô-bin-xơn tự giới thiệu về bôj dạng của mình với trang bị vá áo quần
- Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy,
- Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê
- Tôi không có bít tất mà cùng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi [] giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên, nhưng hình dáng rất kì cục
- Tác giả tả rất kĩ trang phục của Rô-bin-xơn từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giàytừng bộ phận cũng được tả rất tỉ mỉ, từ hình dáng, chất liệu đến công dụng. Tất cả từ mũ, giày, quần áo, từ đầu đến chân chỉ đều chỉ có một thứ vật liệu đặc sản: da dê. Sự dung hoà giữa cái có ích và cái đẹp trong trang phục của Rô-bin-xơn không còn. Trang phục ấy tuy lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nhiệt ở đảo hoang
- Giọng văn rất dí dỏm, hài hước, tự giấu mình của nhân vật: lông dê thõng xuống bắp chân; không có bí tất, chẳng có giày, nhưng cũng có một một đôi chẳng biết đó gọi là gì hình dánh hết sức kì cục
- Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê, hai bên có hai quai đeo [] lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai daở cuối đai, phái dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi [] đều làm bằng da dê, một túi đựng thuốc súng và một túi đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc khăn dù lớn bằng da dê xấu xí vụng về
- Trang bị của Rô-bin-xơn lỉnh kỉnh, cồng kềnh, thật tương xứng với trang phục, cả trang phục và trang bị của chúa đảo thật độc đáo, đặc biệt. Nó là kết quả của sự lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái của Rô-bin-xơn
- Đoạn truyện kể lại chuyện Rô-bin-xơn hình dung và tả lại diện mạo của mình
- Diện mạo tôi nó không đến nỗi đen cháy
- Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay [] trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu hồi giáochiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh
- Miêu tả diện mạo của rô-bin-xơn rất đặc biệt, nhà văn chỉ đặc tả hai nét là nước da “đen cháy” và “hàng ria mép to tướng kiểu hồi giáo”. Đó là hai nét đặc biệt nhất của bức chân dung tự hoạ, được tả và kể lại với giọng điệu dí dỏm, hài hước. Rô-bin-xơn chỉ đặc tả hai nét ấy, có lẽ vì đây là hai nét đổi thay nổi bật nhất, mà nhân vật dễ nhận thấy nhất trong thời gian 15 năm sống trên đảo
- Bố cục của bài văn cho thấy ngoài phần mở đầu dẫn dắt độc giả đến với bức chân dung, Rô-bin-xơn trước hết kể và tả về trang phục (mũ, quần áo, giày) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến trang bị (các vật dụng mang theo người), cuối cùng mới là diện mạo của chàng. Thông thường, trong bức chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được hoạ sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và cac thứ khác, thế nhưng ở đây, phần đó lại xếp sau cùng. Hơn nữa, xét về độ dài nó cũng chỉ chiếm một số ít ỏi (có 9 dòng)
- Đã là bức chân dung tự hoạ thì bao giờ cũng được vẽ theo chủ quan của con người, ở đâu là Rô-bin-xơn, sau 15 năm sống trên đảo hoang đã chinh phục được thiên nhiên và tạo lập được cho mình một cuộc sống từ trong muôn vàn khó khăn, gian khổ. Vì vậy trong thời điểm ấy, nhân vật nhìn lại mình có cả hai tâm trạng vừa tự hào vừa buồn cười về minh. Nên trên bộ mặt, ngoài một câu nói thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép của chàng. Ta không biết gì về các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, mồm, tóc, taiĐiều này một phần do Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc ki khôi và những đồ nghề lỉnh kỉnh mang theo người của chàng là chính, Nhưng có lẽ chủ yếu là do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được, không phải ngẫu nhiên, trên khuôn mặt, chàng kể về bộ ria mép to tướng của mình mà thôi
- Nếu truyện được kể ở ngôi thứ ba số ít, người kể chuyện khắc họa chân dung nhân vật Ro-bin-xơn, trật tự miêu tả có lẽ sẽ khác hẳn. Khuôn mặt chắc sẽ được nói đến đầu tiên, sau đó mới đến trang phục và các trang bị cũng có thể các trang bị và trang phục được nói đến trước, sau mới tả đến diện mạo, nhưng diện mạo sẽ được nói rất kĩ, rất dài, trở thành trung tâm chú ý, còn phần nói về trang phục, trang bị trên kia chỉ là cái khung làm tôn bức trang lên mà thôi 
* Diện mạo, trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn thật kì quái, lỉnh kỉnh, lôi thôi như người tiền sử
2. Cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang
- Đoạn truyện đã khắc hoạ lại bức chân dung sau 15 năm Rô-bon-xơn sống trên đảo hoang. Sau khoảng thời gian khá dài mà mới có được những trang phục và trang bị thô sơ như vậy thì cuộc sống của Rô-bin-xơn phải khó khăn thế nào. Mặt khác, trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn “đều bằng da dê” (trừ chiếc cưa nhỏ, chiếc rìu con, khẩu súng và đạn ghém), nói lên thời gian và thời tiết ở vùng xích đạo rất khắc nhiệt đã làm cho giày, mũ, quần áo của Rô-bin-xơn trước kia đã rách hết không còn dùng được nữa. Đặc biệt là “cái mũ làm bằng dakhông cho mưa hắt vào cổ”, đã thế chàng lại cần phải có thêm “một chiếc dù lớn bằng da dê” trên đầu nữa cho thấy khí hậu vùng xích đạo khắc nghiệt đến thế nào. Với một người chỉ quen sống ở miền ôn đới (nước Anh) như Rô-bin-xơn thì phải chuẩn bị kĩ càng để đối phó. Trang phục của Rô-bin-xơn tất cả đều bằng da dê. Ta có thể hình dung trên hòn đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ có những thứ đó mà chàng duy trì được cuộc sống trong bao nhiêu năm bằng cách săn bắn và có cả da dê làm trang phục
Giáo viên: ta biết về sau chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát đựơc từ con tàu đắm và chàn còn bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản. Hai cái quai hai bên thắt lưng, chỗ để đeo kiếm và dao găm, lại dùng để đeo một cái cưa nhỏ và cái rìu chứng tỏ trên đảo hoang, Rô-bin-xơn không có kẻ thù phải chống lại, nhưng các công cụ lao động như cái cưa, cái rìu lại rất cần thiết cho chàng để vào rừng chặt cây, cưa gỗ dựng lều lấy chỗ che mưa, rào giậu chỗ ở đề phòng thú dữ và và sau này còn dào khoảnh đất để nuôi dê
- Cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang gian khổ như vậy, nhưng khi khắc hoạ chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề thốt ra lời than phiền đau khổ, không một chút bi quan chán nản. Trái lại, bức chân dung toát lên một niềm tự hào và lạc quan về cuộc sống nơi hoang đảo, nó hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo, trị vì trên đảo quốc của mình
- Giọng kể hài hước của Rô-bin-xơn càng tô đậm tinh thần lạc quan của chàng. giọng kể vui vui, ngồ ngộ như muốn nói với người đọc “cũng được đấy chớ” giọng hài hước ấy thể hiện ngay từ đầu trong lời giới thiệu bức chân dung về mình, đuợc kể thật thú vị về “chiêc mũ to tướnghình thù gì” đến bộ trang phục bằng da dê gồm áo, quần và ủng hình “dáng hết sức kì cục”, các vật dụng lỉnh kỉnh đầy người, và kết thúc bằng cặp ria mép kiểu hồi giáo thật ngộ nghĩnh-nó vểnh cao lên như cái mắc để treo mũ. Bức chân dung hiện lên chẳng khác nào người rừng, nhưng nhờ giọng kể hài hước nên nó lại đáng yêu, lạc quan và tự hào
* Cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng chàng luôn lạc quan, yêu đời, kiên cường, phấn đầu vươn lên chiến thắng thiên nhiên, 
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: ngôn ngữ kể chuyện với giọng điệu hài hước
- Nội dung: qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn cho thấy cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ở nơi đảo hoang

Tài liệu đính kèm:

  • docRo bin xon ngoai dao hoang 2.doc