Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 1 đến tiết 20

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 1 đến tiết 20

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1- Tác giả

 Nhà báo Lê Anh Trà

2- Tác phẩm

a) Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).

b) Nội dung :

 - Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

 - Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.

 - Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :

 + Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng .)

-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).

 + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:

 -> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)

 -> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên).

 

doc 172 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 1 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN
Ngày soạn:16/9/2012
Ngày dạy:22/9/2012
Buổi 1: Ôn tập
Văn bản nhật dụng
 Các PCHT
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1- Tác giả
	Nhà báo Lê Anh Trà
2- Tác phẩm 
a) Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).
b) Nội dung : 
	- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
	- Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
	- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
	+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :
-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)
-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
	+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:
	-> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)
	-> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng (không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên).
	-> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).
c) Nghệ thuật 
	- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích).
	- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
	- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc.
	- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam.
B- CÁC DẠNG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm 
Đề 1 :
	Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bài viết là gì ?
Gợi ý :
- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :
	+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm 
Đề 1 :
	Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
Gợi ý : Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :
	- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)
	- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)
	- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).
	- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).
C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm 
Đề 2 :	
Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác” ?
Gợi ý :
	- Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất. Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đem lại niềm vui, sự khỏe khoắn và thanh cao cho tâm hồn thể xác. Chẳng hạn ngôi nhà sàn của Bác dù ở giữa chốn đô thị vẫn có sự hài hòa với thiên nhiên vườn cây, ao cá như những ngôi nhà sàn giản dị ở làng quê. 
- Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triết phương Đông. Cách sống ấy thể hiện quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 2 :
	Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn luyện như thế nào ?
Gợi ý :
	Yêu cầu HS viết thành bài văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình, trong đó đảm bảo các ý chính sau :
	- Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương về phương diện này. Vì thế việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là “mốt”, là hiện đại trong ăn mặc nói năng ... 
----------------------------------------
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 (G. Mác – két)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
 - Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
 - Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
 - "Trăm năm cô đơn "(1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giải và giới phê bình văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế kỷ XX.
- Năm 1982 , Mác -két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.
2. Tác phẩm:
a) Nội dung
- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ- La tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê -hi-cô.
- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 - Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ :
 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
 + Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: Xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm,giáo dục.với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó .
 + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa .
 + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
b) Nghệ thuật
 * Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.
 - Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.
 - Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
 - Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
 - Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.
c) Chủ đề
 - Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
B. CÁC DẠNG ĐỀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
* Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) đánh giá cách vào đề của nhà văn G. Mác- két qua đoạn đầu của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
* Gợi ý:
1- Mở đoạn: 
- Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác -két trong đoạn đầu của văn bản.
2- Thân đoạn:
- Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.
- Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những con số cụ thể về đầu đạn hạt nhân.
- Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dung được sức mạnh tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân
- Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàng loạt.
3- Kết đoạn : 
- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thu hút người đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm 
* Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhà văn G.Mác -két.
* Dàn bài 
 1- Mở bài
 - Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.
- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
2- Thân bài:
a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :
+ Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
+ Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
+ Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân: 
- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:
- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.
- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.
- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm
- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng ... uộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cáo tiến bộ. Cách nghĩ cách làm của các nhân vật thuộc phái đổi mới phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của công nhân xí nghiệp.
2. Dạng đề 5 đến 7 điểm
* Đề 1 : Tình huống kịch và mâu thuẫn cơ bản trong cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta.
* Gợi ý
1. Mở bài
- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai truyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.
2. Thân bài
- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. 
- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.
+ Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.
+ Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.
+ Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.
3. Kết bài
- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.
* Đề 2: Phân tích tính cách của các nhân vật tiêu biểu trong cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
* Gợi ý
1. Mở bài.
- Cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt công khai giữa hai phái đổi mới và bảo thủ diễn ra tại phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt.
- Qua hành động và ngôn ngữ, các nhân vật đã tự bộc lộ tính cách của mình.
2. Thân bài.
- Giám đốc Hoàng Việt - nhân vật trung tâm. Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám ghĩ, dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực, thẳng thắn kiên quyết đấu tranh với niềm tin và chân lý. Đó là mẫu người lãnh đạo thời kì đổi mới đầu tiên.
- Kĩ sư Lê Sơn: Một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm tại xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị. 
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: Tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan nhiều mánh khoé. Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.
- Quản đốc phân xưởng Trương: Là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, khô cằn tình người thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.
3. Kết bài.
- Cảnh ba đã tập trung cao độ những xung đột kịch có nhiều kịch tính. Sự phát triển của tình huống kịch và ngôn ngữ, hành động đã khắc hoạ rõ nét tính cách của từng nhân vật.
--------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	TIẾT 19-20: 
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 	 'Trích: Vũ trung tuỳ bút- Phạm Đình Hổ”
	A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
	1. Tác giả: Phạm Đình Hổ ( 1768- 1839) tục gọi là Chiêu Hổ
 - Quê: Đan Loan - Đường An - Tỉnh Hải Dương
 - Sự nghiệp: Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị đủ các lĩnh vực tất cả đều bằng chữ Hán
	2. Tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học
	a. Nội dung 
 - Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh
 - Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
 - Tình cảnh của người dân
	b. Nghệ thuật
 - Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ, vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo 
	c. Chủ đề: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh 
	B. CÁC DẠNG ĐỀ 
	1. Dạng đề 3 điểm : 
	 Đề 1: Viết đoạn văn từ 10-15 dòng nêu ý nghĩa của đoạn văn sau "Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà Tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy." 
(Phạm Đình Hổ - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 9 tập 1)
* Gợi ý : 
a. Mở đoạn: 
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
 - Đoạn văn được trích trong văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" - Phạm Đình Hổ - Ngữ văn 9 tập 1
b. Thân đoạn: 
 - Tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình . Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ. 
 - Ý nghĩa: Cách dẫn dắt câu chuyện làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép, cách viết phong phú và sinh động. Qua đó cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo. Sự vật được kể mang tính khách quan.
c. Kết đoạn:
 - Thủ đoạn của bọn hoạn quan khiến cho người dân phải tự huỷ bỏ cây quý của nhà mình. Đó là điều hết sức vô lí, bất công
	2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm : 
	Đề 1: Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ (Ngữ văn 9- tập 1) 
*Gợi ý : 
	1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm, khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh 
	2. Thân bài: 
	a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
 - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
 - Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp - > Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
 - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
 - Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
 - Việc tìm thu vật "phụng thủ" thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ "từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về" phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
-> Ý nghĩa đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường" => Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là "triệu bất tường" -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
	b. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
 Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái -> Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng. 
c. Tình cảnh của người dân
 - Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ
 * Nghệ thuật: Cảnh được miêu tả là cảnh thực (cảnh ở các khu vườn rộng...) 
 - Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ khi ông xem đó là "triệu bất tường"
 - Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo. 
	3. Kết đoạn
 - Suy nghĩ của bản thân về thực trạng của đất nước qua những ghi chép của tác giả.
 - Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.
	C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Dạng đề 3 điểm: 
 	Đề 1: Viết đoạn văn (15-20 dòng) giới thiệu về tác giả và nội dung chính của đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" (Trích Vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ (Ngữ văn 9- tập 1) 
* Gợi ý: 
	a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
	b. Thân đoạn: 
	- Giới thiệu tác giả: Phạm Đình Hổ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.
	- Nội dung chính: Tác phẩm viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ IX)
	+ Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm, lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742-1782) là con người "cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người" nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì "dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích, chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc..." gây nên nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nuớc ta thời đó.
	c. Kết đoạn: 
 	- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
2. Dạng đề 5 -7 điểm:
 Đề 1: Em hãy thử tưởng tượng mình là Trịnh Sâm và tự kể lại ý thích, thói quen ăn chơi xa xỉ của mình (có sử dụng yếu tố miêu tả)
* Gợi ý: 
a. Mở bài: - (Dùng ngôi kể thứ nhất) Giới thiệu khái quát bản thân. (Ta - Thịnh Vương Trịnh Sâm, thông minh sáng suốt, từng một tay dẹp yên các phe phái đối lập, lập lại trật tự kỉ cương xã hội...)
b. Thân bài
- Kể lại cuộc sống của mình ( bám sát nội dung văn bản)
- Thích ngao du sơn thuỷ uống rượu, cho thoả chí. 
- Xây dựng rất nhiều cung điện, đền đài. Công việc xây dựng tiêu tốn khá nhiều tiền của nhưng không hề gì, miễn là thích...
- Thường xuyên ngự trên Hồ Tây, trên núi, cứ mỗi tháng độ ba bốn lần ta lại ra Hồ Tây ngắm cảnh, tưởng như đang lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh. 
- Rất thích thú với cảnh binh lính dàn hầu đông đúc vòng quang bốn bề mặt hồ rộng lớn, cảnh các nội thần, thái giám hoá trang, mặc áo đàn bà
- Suốt ngày ta chỉ nghĩ đi đâu chơi, bày đặt trò giải trí nào để thoả sức hưởng thụ. Cuộc sống thật dễ chịu...
- Có thú chơi cao sang là sưu tầm đồ quý trong thiên hạ. Đi đến đâu cũng sai bọn hầu cận lùng sục trong dân chúng xem có cái gì đáng giá là tịch thu ngay đem về phủ chúa...
c. Kết bài: Khái quát nội dung 
 - Làm bất cứ những gì ta thích. Bởi vì ta là một vị chúa thông minh, tài giỏi và có nhiều công lao nhất...

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao lop 10 mon Ngu van dung duoc.doc