Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VB THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh.

- Bồi dưỡng ý thức thực hành để nắm vững lý thuyết và năng cao kĩ năng viết văn.

II. Chuẩn bị :

 * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Làm bài tập trong mục II của bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kt việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

3. Bài mới : Ở tiết 9 các em đã nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong vbtm. Trong tiết học hôm nay, chúng ta đi vào thực hành luyện tập để củng cố những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
27
08
2009
TUAN :
2
NGAY DAY :
29
08
2009
TIET :
10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VB THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh.
Bồi dưỡng ý thức thực hành để nắm vững lý thuyết và năng cao kĩ năng viết văn.
II. Chuẩn bị :
	* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Làm bài tập trong mục II của bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kt việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Bài mới : Ở tiết 9 các em đã nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong vbtm. Trong tiết học hôm nay, chúng ta đi vào thực hành luyện tập để củng cố những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề văn : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
-H: Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ?
-H: Cụm từ Con trâu ở làng quê VN bao gồm những ý gì ?
-H: Trong phần Mb, em dự định sẽ trình bày ý gì ? (giới thiệu, dẫn tục ngữ ca dao về trâu hay bắt đầu tả cảnh trẻ em chăn trâu, ... Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn VN )
* Cho HS thảo luận tìm ý cho phần Thân bài -> GV góp ý.
-H: Phần Kb nên trình bày ý gì ?
Hđ 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý .
* Trình bày :
- Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người VN.
- Con trâu ở làng quê VN (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê VN . Con trâu trong việc làm ruộng ( sớm gắn bó với người nông dân). Con trâu trong một số lễ hội. Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
* Lựa chọn -> Nêu.
* Thảo luận nhóm -> Trình bày.
* Suy nghĩ -> Trả lời.
Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
A. Dàn ý
I. Mb : Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN. 
II. Tb :
(1) Con trâu ở làng quê VN (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê VN ).
(2) Con trâu trong việc làm ruộng ( sớm gắn bó với người nông dân) : là sức để kéo cày, bừa, kéo xe, trục lúa, ...
(3) Con trâu trong lễ hội, đình đám.
(4) Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
III. Kb : Ý nghĩa của con trâu với ngươi nông dân Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 
Hđ 2 : Hd HS viết đv thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với các ý trên.
* GV phân nhóm và yêu cầu mỗi nhóm triển khai một ý thành một đv :
-N1 : Viết đv mở bài.
-N2 : Triển khai ý (1)
-N3 : Triển khai ý (2)
-N4 : Triển khai ý (3)
-N5 : Triển khai ý (4)
-N6 : Viết đv kết bài.
-> Gọi HS đọc đv của mình và chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong đv đó -> HS khác góp ý -> GV nhận xét chung.
Hđ 2 : Viết đv thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. 
* Viết đv.
* Trình bày.
B. Viết đoạn văn
(I) Mb : Đến VN, dù ở bất kì miền quê nào cũng đều thấy hình bóng con trâu. Đó là con vật gắn bó lâu đời với người VN về mặt vật chất và đời sống tâm linh.
(II) Tb :
 - Ở làng quê VN, thấp thoáng dưới bóng tre xanh là những căn nhà bình dị thường có chuồng trâu gần kề. Con trâu gắn liền với người nông dân như bóng với hình vì “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đây là một loại động vật thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
 - Ca dao có câu : 
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Trâu sớm hôm gắn bó với người nông dân trong công việc cày ruộng, bừa đất, kéo xe chở lúa, trục lúa (ở miền Bắc). Dù dưới cái nắng gay gắt chói chang hoặc dưới những cơn mưa như trút nước, trâu vẫn gồng mình kéo chiếc kày cắm sâu dưới đất bùn để cho tơi đất. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày : lực kéo trung bình trên ruộng 70 – 75 kg, bằng 0,36 – 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào, loại B ; 2-3 sào và loại C : 1,5 – 2 sào Bắc Bộ ; kéo xe : ở đường xấu tải trọng 400 – 500 kg, đường tốt : 700 – 800 kg và trên đường nhựa với bánh xe hơi kéo trên một tấn ; kéo gỗ : trên đường đồi núi, thường một trâu kéo 0,5 – 1,3m3 với đoạn đường 3-5 km.
 - Trâu với người vất vả trên đồng ruộng nên trong các lễ hội ở đình làng cũng không thiếu bóng dáng của con trâu. Lễ hội chọi trâu là lễ hội độc đáo và nỗi tiếng của đồ sơn ( Hải Phòng ). Lễ hội được bắt đầu trước một ngày. Lễ nghi thật trang trọng, có lọng che, kiệu rước thần, phường bát âm, ... Trận đấu trâu chung kết vào ngày mồng 9 tháng 8 âm lịch. Trâu thắng hay thua đều làm thịt để cúng thần và chia cho mọi người gọi là “lộc”.
 - Trâu với người chẳng những gắn bó với nhau trong công việc đồng áng mà còn trong cuộc sống từ tuổi thơ. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được phân công đi chăn trâu. Những đứa trẻ da rám nắng, ngồi ngất ngưởng trên lưng trâu. Trong lúc đó những chú trâu, đuôi phe phẩy, ung dung gặm cỏ tạo thành một bức tranh thật đẹp về cuộc sống thanh bình ở làng quê yên ả.
(III) Kb : Ở làng quê, trâu với người gắn bó với nhau từ tuổi ấu thơ đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Trâu mang lại nhiều lợi ích cho con người là thực sự là người bạn thân của người nông dân nước ta.
Hđ 3 : Củng cố – dặn dò :
 - Triển khai các ý trên thành một bài văn hoàn chỉnh.
Soạn bài : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2- LUYEN TAP SU DUNG YEU TO MIEU TA TRONG VBTM.doc