Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 156 đến tiết 160

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 156 đến tiết 160

TIẾT 156

KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về truyện hiện đại VN đã học trong chương trình NV 9

2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu đề bài, trình bày bài làm, diễn đạt.

 - Kĩ năng phân tích truyện, cũng như nghệ thuật trong các tác phẩm truyện hiện đại.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, trung thực, tích cực trong học tập.

II. Chuẩn bị

 * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. KTKT đã học:

 3. ND bài mới

 Hoạt động 1: GV phát đề cho HS – Nêu yêu cầu trong giờ kiểm tra.

 Hoạt động 2: HS làm bài – GV quan sát lớp.

 Hoạt động 3: GV thu bài làm của HS - Nhận xét giờ kiểm tra.

Đề bài

Câu 1: Văn bản Làng của tác giả nào? Thời điểm ra đời của văn bản có gì đặc biệt? (1đ)

Câu 2: Nêu tình huống của truyện ngắn Làng. Tình huống đó có tác dụng gì? (1đ)

Câu 3: Tác phẩm lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại nào? Cốt truyện của tác phẩm đó là gì? (1đ)

Câu 4: Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật này. (2 đ)

Câu 5: Hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích Chiếc lược ngà. Tình huống nào bộc lộc đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. (2đ)

Câu 6: Cảm nhận của em về ba cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (3đ)

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 156 đến tiết 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/03/2011
Ngày giảng: 15/03/2011
TIẾT 156
KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về truyện hiện đại VN đã học trong chương trình NV 9
2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu đề bài, trình bày bài làm, diễn đạt. 
 - Kĩ năng phân tích truyện, cũng như nghệ thuật trong các tác phẩm truyện hiện đại.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, trung thực, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị
 * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học:
 3. ND bài mới
à Hoạt động 1: GV phát đề cho HS – Nêu yêu cầu trong giờ kiểm tra.
à Hoạt động 2: HS làm bài – GV quan sát lớp.
à Hoạt động 3: GV thu bài làm của HS - Nhận xét giờ kiểm tra.
Đề bài 
Câu 1: Văn bản Làng của tác giả nào? Thời điểm ra đời của văn bản có gì đặc biệt? (1đ)
Câu 2: Nêu tình huống của truyện ngắn Làng. Tình huống đó có tác dụng gì? (1đ)
Câu 3: Tác phẩm lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại nào? Cốt truyện của tác phẩm đó là gì? (1đ)
Câu 4: Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật này. (2 đ)
Câu 5: Hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích Chiếc lược ngà. Tình huống nào bộc lộc đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu. (2đ)
Câu 6: Cảm nhận của em về ba cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (3đ)
Đáp án:
Câu 1: Văn bản Làng của nhà văn Kim Lân. Truyện ngắn được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 2: Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin lang chợ Dầu của mình theo giặc từ miệng của những người tản cư. Tình huống đó làm bộc lộ sâu sắcc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.
Câu 3: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Cốt truyện của tác phẩm đó là cuộc gặp gỡ của những nhân vật trên đỉnh núi Yên Sơn.
Câu 4: Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng sự nhìn nhận đánh giá của các nhân vật khác. Học sinh tự suy nghĩ thao cảm nhận của mình.
Câu 5: Học sinh kể được các sự kiện chính và nhân vật. Tình huống ông Sáu làm chiếc lược ngà thể hiện điều này.
Câu 6: Học sinh cần nêu được những nét cơ bản sau:
* Hoàn cảnh:
- Sống làm việc trên cao điểm đường Trường Sơn.
- Làm nhiệm vụ phá bom
-> Khắc nghiệt – đối mặt cái chết.
* Phẩm chất 
- Họ còn rất trẻ
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc 
- Không sợ gian khổ, hi sinh. 
- Sống gắn bó với đồng đội 
- Họ có nhiều ước mơ và dễ xúc động như nhiều cô gái trẻ khác cùng độ tuổi
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Làng
1
1đ
1
1đ
2
2đ
2
Lặng lẽ Sa Pa
1
1đ
1
2đ
2
3đ
3
Chiếc lược ngà
1
2đ
1
2đ
4
Những ngôi sao xa xôi
1
3đ
1
3đ
Tổng số câu
6
Tổng số điểm
10
4. Củng cố: Ôn lại các kiến thức đã học về truyện.
5. HDHS tự học: 
- Soạn Văn bản: CON CHÓ BẤC
V/ Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/04/2011
Ngày giảng: 16/4/2011
TIẾT 158
KIỂM TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về tiếng việt đã học trong chương trình NV 9
2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu đề bài, trình bày bài làm, diễn đạt. 
3. Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, trung thực, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị
 * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học:
 3. ND bài mới
à Hoạt động 1: GV phát đề cho HS – Nêu yêu cầu trong giờ kiểm tra.
à Hoạt động 2: HS làm bài – GV quan sát lớp.
à Hoạt động 3: GV thu bài làm của HS - Nhận xét giờ kiểm tra.
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
Chỉ ra và nói rõ tên thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:
 - Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Hữu Thỉnh - Sang thu)
 - Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 (Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 2 ( 2 điểm):
 Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
 (Lê Anh Trà) 
 Câu 3 (2 điểm)
	Trong giờ học. Bạn A không chú ý nghe giảng bài. Thấy vậy, thấy giáo liền nhắc nhở A:
- 
a. Điền vào chỗ trống lời của thầy giáo bằng 1 hàm ý
b. Cho biết hàm ý đó là gì?
 Câu 4 (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 dòng ) có sử dụng khởi ngữ và tình thái. Gạch chân và nói rõ các thành phần đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1 ( 2 điểm):
 - Thành phần tình thái (Hình như) à 1 điểm
 - Thành phần gọi đáp (Ơi) à 1 điểm
Câu 2 ( 1 điểm):
 * Yêu cầu: 
 Chỉ ra đúng 2 phép liên kết câu trong đoạn văn.
 * Cho điểm: 
 - Phép thế ( 0,5 đ): “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh” ( 0,5 đ ) 
 - Phép lặp ( 0,5 đ ): các từ “ văn hóa”, “ Người” được lặp lại nhiều lần trong các câu ( 0,5 đ) 
 Câu 3 
 - HS điền đúng câu có chứa hàm ý đạt 1 điểm 
 - Giải được hàm ý của thầy giáo đạt 1điểm
Câu 4 ( 4 điểm) - Hs viết đoạn văn đạt yêu cầu về số câu, có sử dụng khởi ngữ và TP tình thái, có gạch chân và giải thích đúng đạt 4 điểm.
Thiếu 01 yêu cầu: -1 điểm
Đoạn văn chưa hay hoặc còn lủng củng-1 đến 2 điểm
V/ Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/04/2011
Ngày giảng: 18/4/2011
TIẾT 159
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kĩ năng: Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều kiện được kí kết trong hợp đồng.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng sáng tạo
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. Ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. 2. Học sinh: Soạn bài.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học:
 3. ND bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập lại lí thuyết:
-GV lần lược chỉ điịnh hoặc cho học sinh xung phong trả lời các câu hỏi mục I Sgk.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Luyện tập :
-B1: y/c HS thực hiện bài tập 1.
-B2: Hd HS làm Bt2.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét các kiểu diễn đạt bảo đẩm chính xác nghĩa.
-Thực hiện theo yêu cầu.
+ HS đọc các thông tin cần lập hợp đồng và cho biết các nội dung đó đã đủ chưa, nếu thiếu cần thêm nội dung gì( phần mở đầu, phần kết thúc, thời gian cụ thể, phương thức thanh toán,)
 + HS thảo luận thống nhất bố cục của bản hợp đồng.
 + Từng học sinh viết hợp đồng theo nội dung và bố cục đã thống nhất
 + HS đọc, nhận xét, bổ sung
I- Ôn tập lí thuyết:
II-Luyện tập:
 1-BT1/157-158: Cách diễn đạt đảm bảo chính xác nghĩa:
 a/ Cách 1.
 b/ Cách 2.
 c/ Cách 2.
 d/ Cách 2.
 2-BT2/158: Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin đã cho 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP
	Hôm nay, ngày..
	Tại địa điểm:.
	Chúng tôi gồm:
 - Người cho thuê xe đạp:.
 - Người cần thuê xe đạp:.
 Hai bên thoả thuận kí hợp đồng cho thuê xe đạp vói nội dung và các điều khoản sau:
 Điều 1: Nội dung giao dịch: Cho thuê chiếc xe đạp mini..
 Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên
 - Bên cho thuê: bảo đảm cho thuê xe chất lượng.
 - Bên thuê: thực hiện đúng thời gian thuê, sử dụng cẩn thận, không để mất, hư hỏng, thanh toán đầy đủ, đúng thời gian.
 Điều 3: Thời gian thuê: 3 ngày đêm.
 Điều 4: Giá cả và phương thức thanh toán:
 - Giá cả: 10.000 đồng/ ngày đêm.
 - Phương thức thanh toán: 1 lần khi thỏ thuận hợp đồng.
 - Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường.
 Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.đến ngày.
 	Hợp đồng lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
 Bên thuê Bên cho thuê
( Kí và ghi rõ họ tên ) ( Kí và ghi rõ họ tên )
4. Củng cố: GV củng cố lại lí thuyết.
5. HDHS tự học: 
Chuẩn bị cho tiết học sau: Tổng kết phần văn học nước ngoài.
V/ Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/04/2011
Ngày giảng: 19/4/2011
TIẾT 160
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sâu hơn về văn học nước ngoài đồng thời thêm trân trọng văn học trong nước.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng sáng tạo
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. Ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. 2. Học sinh: Soạn bài.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: Hãy nêu những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn ?
 3. ND bài mới
*Hoạt động 1: GV cho Hs lập bảng thống kê theo mẫu, tiến hành cho HS ghi theo thứ tự từ lớp 6 -> 9.
STT
Tên tác phẩm(đoạn trích)
Tác giả
Nước
Năm/thế kỉ
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
A.Đô-đê
(1840-1897)
Pháp
XĨ
Truyện ngắn
2
Lòng yêu nước
I.Ê-ren-bua
 ( 1891-1962 )
Liên Xô cũ
26-6-1942
Bút kí
3
 Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
 ( 701-762)
Trung Quốc
VIII
Thơ
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Trung Quốc
VIII
Thơ
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
(659-774)
Trung Quốc
VII-VII
Thơ
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
 (712-770)
Trung Quốc
VIII
Thơ
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen (1805-1875)
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
8
Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê)
Xéc-van-tét
(1547-1616)
Tây Ban Nha
XVI-XVII
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng (Trích)
O Hen-ri
(1862-1910)
Mĩ
XIX-XX
Truyện ngắn
10
Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên)
Âi-ma-tốp (1928 )
Cư-gơ-rư-xtan(LX cũ)
XX
Tiểu thuyết
11
Đi bộ ngao du ( Trích Ê-min hay về giáo dục)
Ru-xô 
( 1712-1778)
Pháp
XVIII
Nghị luận
12
Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
Mô-li-e 
( 1622-1673)
Pháp
1670
Hài kịch
13
Cố hương ( Tập Gào thét )
Lỗ Tấn
 ( 1881-1936)
Trung Quốc
1923
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu)
M.Go-rơ-ki
 ( 1868-1936)
Nga
1913-1914
Tiểu thuyết
15
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-phong-ten
Hi-pô-lit-ten
 ( 1828-1893)
Pháp
1853
Nghị luận
16
Mây và sóng
R.Tago
(1861-1941)
Ấn Độ
1909
Thơ
17
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ( Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô
(1660-1731)
Anh
1719
Tiểu thuyết
18
Bố của Xi-mông
Mô-pa-xăng
 ( 1850-1893)
Pháp
XIX
Truyện ngắn
19
Con chó Bấc ( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )
G.Lân-đơn
(1876-1916)
Mĩ
1903
Tiểu thuyết
* Lưu ý: Ở mỗi tác phẩm giáo viên có thể liên hệ với văn học Việt Nam
4. Củng cố: GV củng cố lại lí thuyết.
5. HDHS tự học: Chuẩn bị cho tiết 2
V/ Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/04/2011
Ngày giảng: 21/4/2011
TIẾT 161
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu sâu hơn về văn học nước ngoài đồng thời thêm trân trọng văn học trong nước.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng sáng tạo
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. Ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. 2. Học sinh: Soạn bài.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: Không kiểm tra
 3. ND bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2’
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tiếp tục tìm hiểu về những nội dung và nghệ thuật của văn học nước ngoài
Mục tiêu: Học sinh nắm những nét nội dung và nghệ thuật của văn học nước ngoài
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Thời gian: 25’
Gv: Dựa vào phần ghi nhớ nhắc lại nội dung, chủ đề, tư tưởng một số văn bản tiêu biểu: Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng, Cố Hương, Hồi hương ngẫu thư, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Con chó Bấc.
H/S nhắc lại nội dung vài văn bản? 
? Nhận xét về ND, NT của các văn bản trên?
Mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập đến nhiều vấn đề  ở các nước khác nhau. Giúp bồi dưỡng những T/C đẹp , yêu cái thiện, ghét cái ác.
? Nhận xét về các tác phẩm thơ Đường và các thể loại?
Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về các thể loại, nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác.
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Giá trị nghệ thuật
Gv: Dựa vào phần ghi nhớ, nhắc lại giá trị NT chủ yếu ở các bài đã học:
- Mây và Sóng
- Đánh nhau với cối xay gió
- Mây và Sóng
- Xa ngắm thác núi Lư
HS suy nghĩ trả lời
- Chú ý ghi nhận.
- Trả lời
- Trao đổi.
- Trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
Trả lời
Chú ý 
Ghi nhận
II. Giá trị nội dung, tư tưởng, tình cảm:
- Mang đậm sắc thái dân tộc trên thế giới và đề cập đén nhiều vấn đề.
- Giúp bồi dưỡng những t/c đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác.
III. Giá trị nghệ thuật:
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Trên cơ sở lý thuyết, học sinh vận dụng giải quyết các tình huống cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm
Thời gian: 15’
? H/S đọc thuộc lòng 1 ->2 bài thơ mình yêu thích?
? Nhận xét ý nghĩa về văn bản?
? Kể tóm tắt 1 văn bản truyện mà mình yêu thích?
? Nhận xét về nhân vật chính trong tác phẩm?
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố: - Tập diễn kịch: Ông Giuốc-đanh học làm nhà quý tộc
5. HDHS tự học: - Ôn kỹ các tác phẩm, Soạn bài: Bắc sơn.
V/ Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 34.doc