Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 31: Kiều ở lầu ngưng bích

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 31: Kiều ở lầu ngưng bích

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều cảm nhận đưọc tấm lòng chung thuỷ và hiếu thảo của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và nghệ thuật tả cành ngụ tình.

- Tích hợp: Miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bả tự sự, Tiếng Việt, Văn học trung đại.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn thơ cổ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người, biết thông cảm chia sẻ với những nỗi bất hạnh của người khác.

B. Chuẩn bị:

 Gv: Nghiên cứu soạn bài, tranh về truyện Kiều.

 Hs: Học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 31: Kiều ở lầu ngưng bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết số: 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều cảm nhận đưọc tấm lòng chung thuỷ và hiếu thảo của nàng.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và nghệ thuật tả cành ngụ tình.
- Tích hợp: Miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bả tự sự, Tiếng Việt, Văn học trung đại.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn thơ cổ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người, biết thông cảm chia sẻ với những nỗi bất hạnh của người khác.
Chuẩn bị:
 Gv: Nghiên cứu soạn bài, tranh về truyện Kiều.
 Hs: Học bài cũ, soạn bài mới.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn trích: Cảnh ngày xuân. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong đoạn trích.
Câu 1: Chọn đáp án em cho là đúng nhất trong các câu hỏi sau.
a) Câu thơ: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Kiều?
 A. Nụ cười và giọng nói. C. Trí tuệ và tâm hồn
 B. Khuôn mặt và hàm răng. D. Làn da và mái tóc.
b) Cụm từ: “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” sử dụng phép tu từ gì?
 A. Liệt kê. C. Hoán dụ.
 B. Nhân hóa. D. Ẩn dụ.
Bài mới: Như vậy ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu xong hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân. Qua hai đọa trích đó phần nào ta đã năm và hiểu được những thành công của thi hào Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người và tả cảnh. Không chỉ thành công trong nghệ thuật tả chân dung nhân vật và cảnh vật, Nguyễn Du còn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.Vật bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật được Nguyễn Du thể hiện như thế nào, nội dung tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động I: Đọc, tìm hiểu chung
? Qua việc tìm hiểu đoạn trích ở nhà, em hãy cho biết vị tri, xuất xứ của đoạn trích.
Hs: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần 2 của tác phẩm Truyện Kiều có tựa đề là Gia biến và lưu lạc. 
Gv: Đoạn trích gồm 22 câu, từ câu 1033 – 1055
? Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tóm tắt đoạn truyện từ đầu tác phẩm đến đoạn trích này?
- Hs: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất cả chì lẫn chài bèn lựa lời khuyên nhủ, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn và tàn bạo hơn với Kiều.
Gv : Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng hẳn hoi. Mụ cho nàng giam lỏng ở lầu Ngưng Bích đợi thực hiện âm mưu mới. 
Gv hướng dẫn học sinh đọc: Đọc chậm giọng trầm lắng, xót xa, chú ý nhấn mạnh từ ngữ miêu tả, từ láy, nhũng câu hỏi tu từ
? Giải thích các từ: Khóa xuân, điển tích Sân Lai, gốc tử
- Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân , những người con gái con nhà quyền quý bị cấm cung.
- Sân lai: (điển cố): Lão Lai tử người nước sở thời Xuân thu rất có hiếu 70 tuổi vẫn còn nhảy múa ngoài sân mua vui cho cha mẹ
- Gốc tử: (gốc cây tử) cây thị, chỉ cha mẹ đã già yếu.
? Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
- Hs: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Gv Lưu ý: Yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò rất quan trọng trong văn bản tự sự. Miểu tả nhằm tái hiện nhân vật, cảnh vật và nội tâm nhân vật. Biểu cảm để bộc lộ cảm xúc tình cảm của người viết đối với nhân vật, cảnh vật. Vì vậy, khi tạo lập văn bản tự sự cần có ý thức sử dụng những yếu tố này để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
? Bố cục của đoạn trích (Đoạn trích có thể chia thành mấy phần, nêu ý chính từng phần).
- Sáu câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
- Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ của Kiều.
- Tám câu cuối:Tâm trạng đau buồn, lo âu sợ hãi của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
* Hoạt đông II: Đọc - Hiểu văn bản
? Hoc sinh đọc sáu câu đầu: Trước lầu Ngưng Bích bụi hồng dặm kia.
- Học sinh đọc lại.
? Tả chị em Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều gặp Kim Trọng, ND viết: Một nền đòng tước khoá xuân hai Kiều (Khóa xuân có nghĩa là khóa kín tuổi xuân). Trong đoạn trích này ông lại viết: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân. Theo em khóa xuân ở đây được hiểu như thế nào? 
- Hs: Khóa xuân được hiểu là giam lỏng
? Việc sử dụng từ khóa xuân trong câu thơ này có mục đích gì
- Hs: Khoá xuân có ý nghĩa mỉa mai đó là cảnh ngộ chớ trêu của Kiều 
? Theo dõi 6 câu thơ đầu và cho biết khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào. 
- Vẻ non xa, tấm trăng gần
- Bốn bề bát ngát
- Cát vàng cồn nọ
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ hình ảnh của Nguyễn Du.
Hs: Dùng các từ ngữ miêu tả không gian: non xa, trăng gần, bát ngát, xa trông.
Gv: Không gian trước lầu NB qua cái nhìn của Thúy Kiều được mở ra theo chiều rộng, chiều cao và chiều xa.
? Cảnh non xa, trăng gần gợi cho em hình dung như thế nào về vị trí của lầu NB.
Hs: Lầu NB ở vị trí cao, nằm chơi vơi giữa mênh mông trời nước.
Gv: Cái lầu chơi vơi ấy lại đang giam hãm một tâm hồn trơ trọi, bơ vơ.
? Em cảm nhận như thế nào về không gian, cảnh vật lầu NB qua ngòi bút miêu tả của ND.
Không gian mênh mông, hoang vắng ngợp.
Gv: Cảnh vật ấy hiện lên qua cái nhìn của Thúy Kiều với bốn bề bát ngát, cồn cát nhấp nhô như sóng lượn mênh mông. Không gian đó vừa gợi sự tan tác chia ly của cảnh vật lầu NB, vừa diễn tả tâm trạng của nàng Kiều.
Gv: Đưa tranh minh họa hoàn cảnh của Kiều
Gv: Vị trí lầu NB, Cảnh núi non, trăng trên trời, không gian Kiều một thân một mình với cái nhìn xa xăm đầy tâm trạng
? Tâm trạng của Kiều được ND miêu tả qua câu thơ nào
- Hs: Bẽ bàng mây sớm đền khuya – Nửa tình, nửa cảnh như chia tầm lòng.
? Từ Bẽ bàng miêu tả tâm trạng nào của Kiều
- Cô đơn, xấu hổ, tủi thẹn. Kiều thương cho mình trong tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người.
? Cụm từ mây sớm đèn khuya gợi tả điều gì
Gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín.
Gv: Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của không gian, thời gian. Sớm cũng như khuya, ngày cũng như đêm, Kiều chỉ biết làm bạn với non xa, trăng gần, với mây sớm, đèn khuya. Đó là một cảnh ngộ thật chớ trêu của một người con gái luôn tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm với thiên nhiên.
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong hai câu thơ trên
Hs: Là tâm trạng phân đôi, nửa buồn vì tình nửa buồn vì cảnh – một nỗi buồn chồng chéo đan xen.
? Em hiểu như thế nào về tâm trạng đó.
- Hs1: Kiều buồn vì phải xa gia đình, xa Kim Trọng, phải chia tay với mối tình đầu đẹp đẽ mà lúc nào nàng cũng canh cánh bên lòng.
- Hs 2: Buồn vì hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của mình nơi đất khách quê người.
- Hs 3: Buồn vì cảnh vật rợn ngợp, mênh mông bát ngát không có sự giao lưu giữa người với người.
? Em có nhận xét gì về bút pháp miêu tả của ND trong 6 câu thơ đầu.
Từ ngữ gợi tả không gian
Miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm trạng con người
Gv: Mượn cảnh vật để diễn tả tâm trạng con người gọi là bút pháp tả cảnh ngụ tình, hay nói khác đi đó là cách biểu hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Đây là búp pháp rất quen thuộc được sử dụng phổ biến trong giai đoạn văn học trung đại VN.
? Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích trên.
Hs: Bao chùm tâm trạng Kiều là nỗi sự cô đơn xấu hổ và tủi thẹn.
Gv: Từ láy bẽ bàng kết hợp các hình ảnh miêu tả không gian non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng, mây sớm, đèn khuya đã diễn tả tâm trạng chán ngán buồn tủi của nàng Kiều. Nàng càng thương cho cảnh bơ vơ chớ trêu tội nghiệp của mình hơn.
 Trước cảnh lầu ngưng Bích mênh mông bát ngát rợn ngợp trơ trọi đã nảy sinh trong lòng Kiều biết bao nỗi nhớ, niềm thương. Vậy nỗi nhớ thương của Kiều được thi hào ND miêu tả như thế nào, chúng ta chuyển sang phần 2.
? Đọc lại 8 câu thơ: Tưởng người bao giờ cho phai.
Hs: Đọc.
? Tám câu thơ trên miêu tả những nỗi nhớ thương nào của Kiều.
Nỗi nhớ người yêu (Kim Trọng).
Nỗi nhớ cha mẹ.
Gv: Bốn câu thơ đầu miêu tả nỗi nhớ KT, bốn câu thơ sau miêu tả nỗi nhớ cha mẹ. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng nỗi nhớ của Kiều
? Nhở đến KT, Kiều nhớ đến những gì
Hs: Nhớ đến những đêm trăng thanh hai người chén tạc, chén thề cùng thề non hẹn bể.
Gv: Tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ Hán Việt để miêu tả nỗi nhớ của Kiều. Tưởng là ngĩa là nhớ lại, tưởng tượng, hình dung ra, nguyệt là trăng, chén đồng là cùng nhau uống chén rượu thề nguyền.Trong một đoạn thơ khác, khi nói về lời thề nguyền của Kiều và KT, nhà thơ ND có viết:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh linh hai mặt một lời song song
? Nhớ về KT, Kiều có suy nhĩ gì ? vì sao?
- Kiều cảm thấy mình có lỗi với KT, Kiều đã phụ lại những lời thề đêm trăng thiêng liêng với chàng.
- K thương cho KT ngày đêm phải trông ngóng chờ đợi tin nàng mà vẫn uổng công vô ích.
? Từ tình cảm đó, em cảm nhận được phẩm chất gì ở Kiều (Kiều là người ntn)
Hs: Là người có tầm lòng vị tha cao cả.
 Gv: Câu thơ Tin sương luống những rày trông mai chờ đã diễn tả được nỗi nhớ thương của K với KT. Nàng hình dung ra được nỗi đau khổ thất vọng của KT khi bặt tin nàngf. Rõ ràng nàng đã quên đi nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của mình để thương cho KT, lo lắng cho KT. Đó là biểu hiện của một người con gái có tấm lòng vị tha cao cả.
? Quay về với hoàn cảnh thực tại của mình, Kiều có suy nghĩ gì.
- Kiều thương cho thân phận bơ vơ, nổi trôi của mình nơi chân trời góc bể.
? Em hiểu như thế nào về tâm sự của K qua câu thơ: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
- Kiều băn khoăn khi sự trong trắng, trinh tiết của mình đã bị hoen ố biết bao giờ mới gột rủa được.
- Kiều muốn khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của mình với KT sẽ không bao giờ có thể phai nhạt.
? Từ tâm trạng đó, em hiểu thêm phẩm chất nào ở Kiều
- Hs: Nàng luôn ý thức được nhân cách, phẩm hạnh của mình.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thể hiện nỗi nhớ KT của Kiều.
- Hs 1: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại – Kiều đang tâm sự với chính mình.
- Hs 2: Các từ ngữ chỉ không gian, thời gian: dưới nguyệt chén đồng, tin sương, rày trông mai chờ, bên trời góc bể, tấm son gột rửa 
- Hs 3: Hình ảnh ẩn dụ Tấm son
? Việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh trên có ý nghĩa như thế nào.
- Hs: Các từ ngư hình ảnh trên vừa có tác dụng diễn tả hoàn cảnh xa cách vừa diễn tả nỗi nhớ nhung thổn thức của Kiều. 
? Qua việc phân tích bốn câu thơ, em cảm nhận ntn về phẩm chất và tình cảm của Kiều với KT.
- Hs: Kiều là người con gái có tấm lòng thủy chung, son sắt, lòng vị tha cao cả.
Gv: Quay lại tám câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều: Tưởng người  bao giờ cho phai”
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả nỗi nhớ của nhà thơ Nguyễn Du qua tám câu thơ trên.
Hs: Tác giả đã miêu tả nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng trước, nỗi nhớ cha mẹ sau.
Gv: Câu hỏi thảo luận: Khi miêu tả nỗi nhớ thương của Kiều, thi hào Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Việc miêu tả nỗi nhớ như vậy có hợp lý không? Tại sao?
- Hs: Thảo lận theo cặp (thời gian 3 – 5 phút)
- Gợi ý trả lời: ND để K nhớ KT trươc, nhớ cha mẹ sau là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ:
+ Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi với KT, nàng đã phản bội lại lời thề nguyền đêm trăng thiêng liêng.
+ Mối tình của K với KT là mối tình đầu đẹp đẽ lúc nào cũng cháy bỏng trong loàng nàng.
+ Nàng vô cùng đau dớn khi tấm lòng trinh bạch của mình đã bị hoen ố.
Gv: Với cha mẹ, việc K bán mình cứu cha mẹ đã phần nào dền đáp được ơn sinh thành dưỡng dục
Gv: Như vậy qua tiết học này, các em cần nắm được những nét đặc sắc của ND trong việc sử dụng từ ngữ miêu tả không gian, thời gian. Đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đây là một trong những yếu tố làm cho Truyện Kiều trở thành kiệt tác của ND nói riêng, của VHTĐ Việt Nam nói chung.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
Vị trí, xuất xứ của đoạn trích
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
4. Bố cục của đoạn trích:
Đọc - Hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
* Không gian rộng lớn mênh mông, cảnh vật rợn ngợp không một bóng người.
* Bao chùm tâm trạng Kiều là nỗi sự cô đơn xấu hổ và tủi thẹn.
Nỗi thương nhớ của Kiều.
a. Nỗi nhớ Kim Trọng
Kiều là người con gái có tấm lòng thủy chung, son sắt, lòng vị tha cao cả.
Củng cố: 
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Hai câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén dồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
 A. Nhớ Thúy Vân. C. Nhớ cha mẹ.
 B. Nhớ Kim Trọng. D. Nhớ quê hương.
Câu 2: Cụm từ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Sử dụng cách nói nào?
 A. Cách nói ẩn dụ. C. Cách nói hoán dụ.
 B. Cách nói Nhân hóa. D. Cách nói so sánh.
 5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Về nhà học thuộc lòng đoạn trích.
- Cảm nhận cái hay, cái đẹp của bốn câu thơ miêu tả nỗi nhớ KT.
- Chuẩn bị nội dung tiết 33: Kiều ở lầu Ngưng Bích tiết 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docKieu o lau Ngung Bich Hoi giang.doc