LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Thấy được nhân cách cao cả, nghị lực sống kiên cường và lao động nghệ thuật đầy gian lao của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu rõ “Truyện LVT” là một truyện thơ Nôm bình dị, biểu dương đạo đức nhân dân và thể hiện khát vọng của quần chúng, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nắm được cốt truyện .
2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, khái quát và phân tích vb truyện thơ.
3. Bồi dưỡng lòng thương yêu và thái độ kính trọng nhân cách cao thượng của NĐC, tấm gương lao động nghệ thuật chiến thắng khó khăn, bệnh tật của ông.
II. Chuẩn bị :
* GV : Phương án tổ chức nhóm : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài .
NGAY SOAN : 06 10 2009 TUAN : 8 NGAY DAY : 08 10 2009 TIET : 38 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Thấy được nhân cách cao cả, nghị lực sống kiên cường và lao động nghệ thuật đầy gian lao của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu rõ “Truyện LVT” là một truyện thơ Nôm bình dị, biểu dương đạo đức nhân dân và thể hiện khát vọng của quần chúng, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nắm được cốt truyện . 2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, khái quát và phân tích vb truyện thơ. 3. Bồi dưỡng lòng thương yêu và thái độ kính trọng nhân cách cao thượng của NĐC, tấm gương lao động nghệ thuật chiến thắng khó khăn, bệnh tật của ông. II. Chuẩn bị : * GV : Phương án tổ chức nhóm : thảo luận nhóm. * HS : Soạn bài . III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : a) Câu hỏi : Phân tích tình cảnh, tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích “MGS mua Kiều”. (2) Qua đoạn trích, em hiểu thái độ của ND ntn đối với bọn buôn người và với những người bị chà đạp ? b) Đáp án : (1) Tình cảnh, tâm trạng của Thuý Kiều khi bán mình : tình cảnh tội nghiệp ; cử chỉ, thái độ : sượng sùng, đau đớn, tủi hổ, bị động. (2) Tấm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua đoạn trích : - Tố cáo bọn buôn người bất nhân, thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. - Thương cảm sâu sắc những người bị hạ thấp, bị chà đạp. 3. Bài mới : Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng ; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu tác giả, tp. * Gọi HS đọc chú thích dấu (¶) -H: Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của NĐC . -H: Đặc điểm nổi bật của thơ NĐC ? -H: Tpvh tiêu biểu ? * Gọi HS tóm tắt -> GV góp ý. * Cho HS thảo luận nhóm để tìm các giá trị của tp -> GV góp ý, chốt ghi bảng. Hđ 1 : Tìm hiểu tác giả,tp * Đọc chú thích (¶) * Trình bày hiểu biết cá nhân về nhà thơ NĐC. * Phân tích -> Nêu. * Kể tên các tp tiêu biểu. * Tóm tắt. * Thảo luận nhóm. I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) : 1. Cuộc đời : - Quê nôị : Thừa Thiên Huế , quê ngoại : Tân Thới, Tân Bình, Gia Định ( nay thuộc TP HCM ) - Tuổi thơ lận đận, đỗ tú tài ở Gia Định (1843) -> lỡ thi vì chịu tang mẹ -> bị mù loà -> bị bội hôn. - Về quê mẹ làm thuốc và dạy học ; cùng các lãnh tụ nghĩa quân ( Trương Định , Phan Tòng ) bàn mưu kế chống Pháp ; sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ ; - Giữ trọn lòng trung thành với dân, với nước . => NĐC là nhà thơ có cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh ; là người giàu nghị lực ; có tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, tinh thần chiến đấu quật cường ; là nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Sự nghiệp : - Tp của ông thường mang tính chiến đấu chống cái xấu, cái ác, chống quân xâm lược. - Tác phẩm tiêu biểu : + Trước khi thực dân Pháp xâm lược : Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Truyện Lục Vân Tiên, ... + Sau khi td Pháp xâm lược : Chạy giặc (Tây ) , Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ... II. Truyện Lục Vân Tiên : gồm 2082 câu thơ lục bát : * Tóm tắt : ( chú thích (¶) ) * Giá trị : - Truyện dạy đạo lí làm người : + Xem trọng tình nghĩa giữa người với người trong xh. + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. - Truyện thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Truyện phê phán thói gian tà, lộng hành trong xh phong kiến. Hđ 2 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung về vb. * GV hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Góp ý . * Gọi HS đọc các chú thích (2) -> (24). H: Bố cục ? Hđ 2 : Đọc, tìm hiểu chung. * Lưu ý cách đọc -> Đọc vb. * Tìm hiểu chú thích. * Bố cục : - 12 câu đầu : LVT tan bọn cướp. - Phần còn lại : Cuộc trò chuyện giữa LVT với KNN sau trận đánh. Hđ 3 : Củng cố – dặn dò : - Những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của NĐC ? Giá trị của “Truyện LVT” ? - Phân tích đoạn trích “LVT cứu KNN”. NGAY SOAN : 06 10 2009 TUAN : 8 NGAY DAY : 08 10 2009 TIET : 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (T2) ( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật : LVT , KNN. Thấy được phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện. 2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt , phân tích tpvh. 3. Bồi dưỡng thái độ kính trọng nhân cách cao thượng của NĐC, tấm gương lao động nghệ thuật chiến thắng khó khăn, bệnh tật của ông. II. Chuẩn bị : * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. * HS : Soạn bài . III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : Tóm tắt “Truyện LVT” của NĐC. Bài mới : - Khát vọng cứu người, giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu và phẩm chất của hai nhân vật : LVT , KNN được thể hiện ntn t? - Phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện là gì ? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS phân tích vb : * Đọc lại 14 câu thơ đầu. * LVT là một chàng trai mới 16 tuổi, vừa rời trường học, bước vào đời, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh : “Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”. Gặp tình huống bất “bằng này” là thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội để chàng hành động. -H: Nghe tin có bon cướp đang hại dân, VT đã làm gì ? -H: Hành động đánh cướp của chàng được miêu tả ntn ? Kết quả của cuộc chiến ra sao ? -H: Trên đường đi thi, chỉ có một mình, không mang vũ khí ; trong khi bọn cướp đường đông người, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà VT không chút do dự, tính toán thiệt hơn, đã bẻ cây làm vũ khí xông vô đánh cướp. Theo em, vì việc gì mà VT hành động dũng cảm như vậy ? -H: Qua hành động đánh cướp đầy dũng cảm, mạo hiểm, em thấy chàng trai trẻ tuổi này là người ntn ? * Gọi HS đọc phần trích còn lại -> Gv nhận xét giọng đọc. -H: Sau khi đánh tan bọn cướp, VT đã đối xử với người bị hại – Nguyệt Nga ra sao ? -H: Thái độ băn khoăn của chàng khi đứng trước hai cô gái cho em thấy chàng là người ntn ? -H: Khi NN muốn đền ơn thì VT đã nói những gì ? Qua đó, em hiểu gì về quan niệm làm việc nghĩa của chàng ? -H: VT không muốn nhận cái lạy tạ ơn của 2 cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà NN để cha nàng đền đáp ơn. Điều đó cho thấy những đức tính đáng quí nào nữa ở VT ? * bình : LVT là một hình ảnh đẹp, lí tưởng mà NĐC muốn gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình (trang anh hùng vì dân dẹp loạn ). -H: Qua cử chỉ và những lời giãi bày của KNN, em thấy nàng cô gái ntn ? Hđ 1 : Phân tích * Nghe, lưu ý. * Liệt kê chi tiết -> Phân tích. * Suy luận -> Nêu : Vì việc nghĩa, trừ hại cho dân. * Khái quát -> Trả lời. * Đọc * Liệt kê chi tiết -> Phân tích. * VT đàng hoàng, lễ giáo, tế nhị. * Liệt kê chi tiết -> Phân tích. * Khái quát -> Nêu. * Phân tích ngôn ngữ, cử chỉ, ... -> Kết luận. III. Phân tích. 1. Nhân vật Lục Vân Tiên : a. Hành động đánh cướp trừ hại cho dân : - VT “bẻ cây làm gậy” xông tới đám cướp -> Vạch trần thói hồ đồ, làm càn, không chính đáng của bọn cướp. -> “tả đột hữu xông”, tung hoàng trong trận -> Lâu la vỡ tan, cuống cuồng chạy trốn, tướng cướp Phong Lai toi mạng. => LVT là người có tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa cao thượng. b. Cách cư xử với người bị hại sau khi đánh cướp : - Hỏi han người bị hại – KNN. - Động lòng -> an ủi -> ân cần hỏi han Nguyệt Nga và Kim Liên. - Băn Khoăn khi đứng trước hai cô gái -> VT là chàng trai đàng hoàng, lễ giáo, tế nhị. - Nêu quan điểm làm việc nghĩa của mình : + Làm ơn không phải để người khác mang ơn và trả ơn. + Không tính toán thiệt hơn khi làm việc nghĩa. + Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là bậc anh hùng hảo hán. => VT là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, từ tâm và nhân hậu. 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga : - Là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, dịu dàng và mực thước. - Là một người con hiếu thảo. - Người rất mực đằm thắm, ân tình Hđ 2 : Hd HS tổng kết. -H (TLN) : Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ ? Điều đó cho thấy Truyện LVT gần với loại truyện nào em đã học ? -H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích ? -H: Qua đoạn trích, NĐC muốn thể hiện khát vọng gì ? Hđ 2 : Tổng kết * Nhân vật được miêu tả qua ba phương thức : hành động, cử chỉ, lời nói. LVT là một truyện kể mang nhiều tính chất dân gian. * Khái quát -> Nêu. IV. Tổng kết. 1. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, gần với ngôn ngữ đời thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. - Ngôn ngữ kể chuyện biến hoá linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình tiết của câu chuyện. 2. Nội dung : “LVT cứu KNN” thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của NĐC và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình. Hđ 3 : Củng cố : Tập đọc diễn cảm đoạn thơ trích. Học thuộc lòng đoạn thơ trích và nắm nội dung bài giảng. Soạn bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”.
Tài liệu đính kèm: