Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 55: Trả bài kiểm tra truyện trung đại, bài tập làm văn số 2

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 55: Trả bài kiểm tra truyện trung đại, bài tập làm văn số 2

TRẢ BÀI

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Củng cố lại nhận thức đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện . Nhận rõ được những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.

- Cókĩ năng sửa bài của bản thân và nhận xét bài làm của bạn.

- Có ý thức phê và tự phê để tiến bộ.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Bài kiểm tra của học sinh ( đã chấm điểm và nhận xét, . ).

* HS : Ôn lại các truyện trung đại Việt Nam đã học trong 10 tuần đầu ở lớp 9 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ ( không thực hiện ) :

3. Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu cần đạt của tiết trả bài kiểm tra.

- Tiến trình bài dạy.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 55: Trả bài kiểm tra truyện trung đại, bài tập làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
27
10
2010
TUAN :
11
NGAY DAY :
29
10
2010
TIET :
55
TRẢ BÀI
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Củng cố lại nhận thức đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện . Nhận rõ được những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
Cókĩ năng sửa bài của bản thân và nhận xét bài làm của bạn.
Có ý thức phê và tự phê để tiến bộ.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Bài kiểm tra của học sinh ( đã chấm điểm và nhận xét, ... ).
* HS : Ôn lại các truyện trung đại Việt Nam đã học trong 10 tuần đầu ở lớp 9 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ ( không thực hiện ) :
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu cần đạt của tiết trả bài kiểm tra.
Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hđ 1 : Nhận xét chung về bài làm của học sinh :
* Ưu điểm :
 - Trắc nghiệm : phần lớn học sinh xác định đúng yêu cầu của câu hỏi ; nắm vững kiến thức cũ nên trả lời chính xác.
 - Tự luận : 
 + Một số học sinh có kĩ năng khái quát, so sánh khá tốt nên nêu được những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm “Truyện Kiều” và “Truyện Lục Vân Tiên”.
 + Kĩ năng viết văn miêu tả tương đối tốt.
 + Không mắc lỗi trong bài viết.
* Khuyết điểm :
 - Trình bày cẩu thả, sai chính tả quá nhiều.
 - Xác định sai yêu cầu của đề bài.
 - Không thuộc bài cũ.
 - Kĩ năng viết văn miêu tả quá yếu.
Hđ 1 : Lưu ý những ưu và khuyết điểm trong bài làm của mình.
Hđ 2 : Hd HS xây dựng đáp án cho đề kiểm tra.
* GV nêu từng câu hỏi trong đề bài -> Gọi HS trả lời câu hỏi ( nêu đáp án ) -> HS khác nhận xét, bổ sung -> GV góp ý, nêu đáp án.
Hđ 2 : Xây dựng đáp án cho đề kiểm tra.
* Xác định yêu cầu -> Tìm đáp án -> Trình bày
I. Trắc nghiệm (3 đ	) :
 (1 ) . 	A	;
 (2 ) .	D	;
 (3 ) . A
II. Tự luận (7 đ )
 (1) (2đ) 
- Thể loại, ngôn ngữ ( 0,5 đ ) : truyện thơ Nôm lục bát.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (1,5 đ) :
 + Với nhân vật chính diện (0,5 đ) : nghiêng về ước lệ.
 + Với nhân vật phản diện (0,5 đ) : nghiêng về tả thực.
 + Tính cách nhân vật (0,5 đ) : được thể hiện qua ngoại hình, chân dung, lời nói, cử chỉ, hành động, đối thoại, độc thoại.
 (2) Ý chính : 
- Thuý Kiều là con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại, là cô gái tài sắc vẹn toàn : 
 + Nhan sắc : đẹp sắc sảo mặn mà : đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi mày thanh nhẹ tươi đẹp như dáng núi mùa xuân, vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên phải hờn ghen, làm nghiên thành đổ nước.
 + Thông minh bẩm sinh, tài hoa : làm thơ, vẻ, ca hát, đánh đàn, soạn nhạc....
=> Kiều tài sắc vẹn toàn, hoàn hảo, dự báo một tương lai dâu bể.
Hđ 3 : Trả bài ; hướng dẫn học sinh chữa lỗi .
* Trả bài viết cho học sinh và yêu cầu học sinh đọc kĩ bài làm của mình.
* GV chép lên bảng một số câu mắc lỗi ( sai chính tả, dùng từ sai, ... ) và gọi học sinh chữa lại cho đúng, ví dụ :
- Triện triền kì, truyện nom, tì búc.
- Ngôn ngữ truyện Kiều giàu mắc sắc địa phương Nam Bộ.
- Thân hình Kiều không mập cũng không ốm.
Hđ 3 : Nhận bài, chữa lỗi.
* Nhận và đọc lại bài của mình .
* Nêu cách sửa lỗi :
- Truyện truyền kì, truyện Nôm, tuỳ bút.
- Ngôn ngữ truyện Kiều có tính biểu cảm cao.
- Kiều có một thân hình thon thả, duyên dáng, ...
Hđ 4 : Đọc bài hay ; tổng kết tiết trả bài.
* GV gọi HS đọc một số bài viết hay.
* Hô điểm.
* GV tổng kết : biểu dương những học sinh có những ưu điểm nêu trên, nhắc nhở học sinh chữa lỗi và bổ sung những đơn vị kiến thức còn thiếu ; 
Hđ 4 : Đọc và tìm hiểu bài viết hay.
* Đọc bài viết hay.
* Hô điểm.
* Lưu ý những điểm cần phát huy cũng như những lỗi cần khắc phục.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đề
* Yêu cầu HS nhớ và đọc lại đề bài đã làm.
-H: Dựa vào đề bài đã kiểm tra và những kiến thức đã học, em hãy xác định :
 + Kiểu bài ?
 + Nội dung ?
 + Tư liệu ?
Hđ 1 : Nêu lại đề bài, tìm hiểu đề.
* Nêu lại đề kiểm tra.
* Phân tích đề :
+ Kiểu bài : tự sự (chính ) kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
+ Tư liệu : Trong sách vở, trên truyền hình.
1. Đề : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
Hđ 2 : Hd HS lập dàn bài
* Cho HS thảo luận xây dựng dàn ý chung cho bài viết.
* Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> GV góp ý, chốt ghi bảng.
Hđ 2 : Lập dàn bài
* Thảo luận xây dựng dàn bài -> Nêu dàn bài.
Dàn bài
a) Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh đọc ( nghe kể hoặc xem trên màn ảnh ) một trận chiến đấu ác liệt .
b) Thân bài : 	
- Chuẩn bị chiến dịch ...
- Mở màn trận đánh ( giai đoạn 1 của chiến dịch ) ... 
- Giai đoạn 2 của chiến dịch ...
- Giai đoạn 3 của chiến dịch : trận đánh cuối cùng ...
c) Kết bài : Cảm nghĩ sau khi đọc ( nghe kể hoặc xem trên màn ảnh ) trận chiến đấu ác liệt đó. 
Hđ 3 : Nhận xét, hướng dẫn chữa lỗi.
* Nhận xét chung :
- Ưu điểm :
 + Phần lớn HS xác định đúng kiểu bài.
 + Một số bài viết tái hiện tương đối tốt nội dung, diễn biến của trận đấu mà mình kể.
 + Cấu trúc và tính liên kết giữa các phần trong bài văn đảm bảo ; chữ viết rõ ràng ; hành văn mạch lạc, trôi chảy.
- Hạn chế : 
 + Lạc đề.
 + Nhớ không rõ một số chi tiết trong chuyện ( hoặc bộ phim ) được kể
 + Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều.
 + Câu sai cú pháp, bố cục chưa hợp lí.
 + Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa ; sự liên kết giữa các câu, các đoạn còn lỏng lẻo, thiếu tính lô-gíc.
* GV liệt kê một số lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải -> Gọi HS sữa chữa .
- Chính tả : trườn củ, náo lọn, dỏi gian,...
- Dùng từ : 
 + Chúng đi lại âm thầm và náo lọn .. 
 + Tên tướng giặc hi sinh oanh liệt ...
- Đặt câu : ( GV chép các câu sai cấu trúc lên bảng -> gọi HS lên chữa lại cho đúng )
Hđ 3 : Chữa lỗi
* Nghe, lưu ý những ưu và nhược điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục.
* Chữa lỗi 
Hđ 4 : Trả bài, đọc bài đạt khá giỏi.
* GV trả bài cho HS.
* Yêu cầu HS đọc lại bài và chữa lỗi hoặc bổ sung những ý còn thiếu.
* Gọi HS đọc bài đạt khá – giỏi.
* Gọi HS khác nhân xét -> GV góp ý.
Hđ 4 : Nhận bài, chữa lỗi, đọc bài khá – giỏi.
Hđ 5 : Tổng kết, hô điểm, dặn dò :
 - Biểu dương , nhắc nhở.
 - Hô điểm 
 - Dặn dò : Soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doc11- TRA BAI KIEM TRA VAN.doc