Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tóm tắt văn bản tự sự

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.

* Lưu ý:

- Cần nắm được yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự:

+ Đảm bảo được nội dung cơ bản của văn bản.

+ Đảm bảo đựoc tính khách quan: Không thêm bớt những chi tiết không có trong văn bản; Không bình luận khen chê trong văn bản tóm tắt.

+ Đảm bảo được tính hoàn chỉnh của bản tóm tắt: Bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ nội dung câu chuyện.

+ Đảm bảo tính cân đối: Phải lựa chọn các chi tiết chính, nhân vật chính, tiêu bểu cho các phần của văn bản.

+ Nên nhớ quy tắc sau:

 Chỉ nêu các tình tiết chính

 Không kể lại lời thoại

 Kông nêu các tình tiết phụ

- Tuỳ vào yêu cầu đề bài mà lựa chọn các chi tiết cho phù hợp ( có thể dài ngắn khác nhau, nhưng phải chú ý các tình tiết chính cần thiết cho việc tóm tắt).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
* Lưu ý:
- Cần nắm được yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự:
+ Đảm bảo được nội dung cơ bản của văn bản.
+ Đảm bảo đựoc tính khách quan: Không thêm bớt những chi tiết không có trong văn bản; Không bình luận khen chê trong văn bản tóm tắt.
+ Đảm bảo được tính hoàn chỉnh của bản tóm tắt: Bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ nội dung câu chuyện.
+ Đảm bảo tính cân đối: Phải lựa chọn các chi tiết chính, nhân vật chính, tiêu bểu cho các phần của văn bản.
+ Nên nhớ quy tắc sau:
Chỉ nêu các tình tiết chính
Không kể lại lời thoại
Kông nêu các tình tiết phụ
- Tuỳ vào yêu cầu đề bài mà lựa chọn các chi tiết cho phù hợp ( có thể dài ngắn khác nhau, nhưng phải chú ý các tình tiết chính cần thiết cho việc tóm tắt).
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện).
	Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình hiền dịu, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trương Sinh là người cùng làng mến vì dung hạnh đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Biết tính chồng đa nghi nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng xảy ra chuyện thất hoà.
	Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh phai đi lính đánh giặc Chiêm. Ngày tiễn chồng biêt bao xúc động, nàng mong chàng trở về với hai chữ bình yên,vợ chồng được đoàn tụ.
	Chàng đi chưa đầy tuần thì Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản. Ở nhà một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng, nàng vẫn khôn nguôi thương nhớ chồng mình. Mỏi mòn vì thương nhớ con trai, mẹ chồng nàng sinh bệnh. Nàng hết sức thuốc thang chạy chữa, khuyên lơn mẹ chồng. Bệnh nặng mẹ chồng qua đời, nàng lo tang chay như chính mẹ đẻ của mình.
	Hết giặc Trương Sinh về làng, đưa con đi thăm mộ mẹ, đứa con ngây thơ hỏi: "Thế ra ông cũng là cha tôi ư ?". Trương Sinh gạn hỏi, đứa bé trả lơi: "Trước đây có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chưa bao giờ bế Đản cả".
	 Vốn tính hay ghen, Trương Sinh cho là vợ hư, chàng la mắng vợ thậm tệ. Vũ Nương khóc lóc phân trần nhưng chẳng được, chàng vẫn một mực đánh đuổi nàng đi. Quá oan ức, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu về ở động rùa.
	 Không bao lâu, trong một đêm vắng vẻ ngồi với con trong căn nhà vắng dưới ánh đèn khuya, bỗng đứa bé chỉ vào chiếc bóng trên vách mà nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa". Lúc bấy giờ Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ.
	Trong làng có chàng Phan Lang nhà gần bến Hoàng Giang, trong một lần chạy giặc bị rơi xuống sông, được Linh phi cứu vì chàng là ân nhân của Linh Phi trước đây. Trong buổi tiệc Linh Phi thết đãi Phan Lang, chàng gặp lai Vũ Nương. Nàng bày tỏ nỗi nhớ gia đình tha thiết. Nhân dịp Phan Làng trở về làng, nàng gửi chàng chiếc hoa vàng cho Trương Sinh cùng lời nhắn, hãy lập đàn giải oan cho Vũ Nương ở bến Hoàng Giang thì nàng quay về.
	 Phan Lang về làng, Trương Sinh nhận lại vật dùng của vợ trước lúc ra đi, nghe lời vợ Vũ Nương, chàng bèn lập đàn giải oan cho vợ mình. Vũ Nương hiện về sau ba ngày Trương Sinh lập đàn, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có 50 chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nàng vẫn ở giữa giòng mà nói vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng về nhân gian được nữa", rồi bóng nàng loang loáng mờ dần mà biến mất trong chôc lát.
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích "Vũ trung tuỳ bút" - Phạm Đình Hổ)
	 Chuyện kể rằng, khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi, Thinh Vương ( Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, và các thú vui khác lạ thái quá.
	Mỗi tháng ba bốn lần, Chúa cho bày ra nhiều trò nhố nhăng như cho binh lính hầu quanh vòng hồ, nội thần mặc áo đàn bà, bày bán bách hoá như ở chợ. Đền đài cứ xây dựng liên miên.
	 Buổi ấy, bao nhiêu trân cầm, dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh trong chốn dân gian đều bị chúa thu lấy. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, như mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn. Kẻ thức giả xem đó là điềm chẳng lành.
	Bọn hoạn quan được thế làm càn nhũng nhiễu nhân dân, mọi nhà oán hận. Khắp chốn bọn hoạn quan ra sức hoành hành nhân dân, buộc lòng họ phải đập phá cây cảnh, đập bỏ núi non bộ cho khỏi tai hoạ. Nhà tác giả cũng vì thế mà phải chặt bỏ mất cây lê quý giá.
3. Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái (trích)
Hồi thứ mười bốn:
"Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài".
	Nghe tin cấp báo Quân Thanh đã đến Thăng Long, vua Lê đã làm lễ thụ phong, Nguyễn Huệ bèn cho đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế lấy hiệu Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).
	Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung cùng đại quân thuỷ bộ đến Nghệ An. Đầu tiên, Quang Trung xin ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Sau đó, kén thêm lính mới. Số lính cũ chia thành bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu còn số lính mới thì làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra an ủi, kêu gọi quân lính trước sau một lòng đòng tâm hiệp lực đánh giặc cứu nước.
	Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung mở tiệc khao quân, sửa lễ cúng tết, đến tối 30 thì lập tức lên đường. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng giêng, Quang Trung lặng lẽ vây Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran nghe như có hơn vạn người. Quân Thanh sợ hãi xin hàng.
	Mờ sáng mùng 5, Quang Trung tiến sát đồn Ngọc Hồi, nhờ có 60 tấm ván ghép với rơm dấp nước, dàn thành hình chữ nhất mà quân Thanh nổ nổ súng không trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn phun khói mù trời, trời bỗng đổi gió Nam, thành ra quân Thanh tự hại mình. Những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông lên, chém giết quân giặc khiến chúng đại bại.
	Tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử tại gò Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, bỏ chạy. Quân giặc nghe tin hoảng hốt tán loạn bỏ chạy tranh nhau qua cầu, sang sông xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết không biết bao nhiêu mà kể. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được. Bọn vua Lê nghe tin báo cuống quýt chạy gấp lên cửa ải gặp bọn Tôn Sĩ Nghị. Chúng nhìn nhau than thở oán trách, chảy nước mắt.
4. Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh- Tiếng kêu mới về nỗi đau đút ruột)
( Tóm tắt theo sgk)
5. Truyện Lục Vân Tiên (theo sgk trang 113).
6. Làng - kim Lân
	Ông Hai là một nông dân quê ở làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Vì thế cuộc kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình đi tản cư nhưng lòng ông khôn nguôi nhớ làng. Nhớ làng, ông hay kể chuyện về làng của mình. Một lần tình cờ ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc từ miệng của người đàn bà tản cư, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về lại làng hay là ở lại vùng tản cư. Về làng vì yêu làng, ở lại vùng tản cư vì ủng hộ kháng chiến, nhưng làng theo giặc, về lại làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuối cùng ông tự khẳng định tinh thần ủng hộ cách mạng, kháng chiến của ông: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây rồi thì phải thù", và ông quyết định ở lại vùng tản cư, kông quay lại làng nữa. Khi nghe tin về làng Dầu theo gặc được cải chính, gặp ai ông cũng khoe tin: "Tây nó đốt nhà tôi rồi" như một bằng chứng thuyết phục rằng làng Dầu của ông không theo giặc. Ông sung sướng và hạnh phúc, tối tối ông lại vén quần tới bẹn vểnh chân lên mà kể say sưa về làng của mình trong niềm kiêu hãnh tự hào.
7. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
	Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe và anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu ở trên đỉnh Yên Sơn (Sa Pa) cao 2600 m.
	Tranh thủ 30 phút hành khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông hoạ sĩ cùng cô kĩ sư lên thăm nơi làm việc của anh. Dù cuộc sống một mình nhưng anh không hề cảm thấy cô đơn, vẫn tổ chức cuộc sống rất ngăn nắp gon gàng và kỉ luật: có bàn học, kệ sách, trồng hoa, nuôi gà...Anh mời mọi người uống trà, chân tình ngắt hoa tặng cô gái giới thiệu các máy móc và công việc của anh rất nhiệt tình trong niềm hăng say đam mê công việc hiện tại của mình và khát khao được nghe chuyện của mọi người. Khi ông hoạ sĩ có ý được vẽ bức chân dung anh, thì anh nhẹ nhàng từ chối và giới thiệu những người khác theo anh là xứng đáng hơn mình.
	Trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi nhưng cả ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên như được nhận thêm bao điều ý nghĩa về cuộc sống từ nhau. Họ để lại trong nhau thật nhiều ấn tượng đẹp đẽ, đặc biệt là anh thanh niên đã giúp ông hoạ sĩ hoàn thành bức chân dung vĩ đại của một đời săn tìm và lưu giữ cái đẹp; cô kĩ sư thì quyết đoán hơn trong việc lựa chọn con đường và lí tưởng của mình sau khi gặp anh thanh niên.
8. Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng (trích)
	Ông Sáu xa nhà đi káng chiến từ khi con gái anh vừa tròn tuổi. Sau hiệp định kí kết lập lại hoà bình cho đất nước anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con của mình, anh khát khao được nhận con gái. Nhưng bé Thu, con gái anh không nhận anh là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như ngưòi xa lạ, luôn xa lánh anh Sáu. Anh khổ tâm vô cùng. Trong suốt ba ngày nghỉ phép, anh không đi chơi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con gái mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi ngưòi để anh trở lại chiến khu, thì bất ngờ bé Thu thét gọi cha mình trong niềm xúc động mãnh liệt. Trở lại chiến trường anh mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Tháng ngày ở chiến khu, với lòng nhớ con khôn nguôi, anh dồn toàn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận càn của địch, ông Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho ngưòi bạn của mình là ông Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ông món quà thiêng thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, ông Ba đã trao tận tay bé Thu chiếc lược khi cô đã là cô giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí.
9. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê (trích)
	Tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn có ba cô gái thanh niên xung phong là Thao, phương Định và Nho được biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường. Thao là tổ trưởng, lớn hơn Nho và Phương Định.
	Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, sau đó đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc rất nguy hiểm vì phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến và dội bom bất cứ lúc nào. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ trên trọng điểm đánh phá của địch dù rất khắc nghiệt và muôn vàn hiểm nguy nhưng các cô vẫn bình thản, vui tươi lạc quan và không kém phần lãng mạn, đặc biệt là trong gian khổ hy sinh họ càng gắn bó yêu thương nhau hơn. Nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội xinh đẹp trẻ trung, giàu cảm xúc, lãng mạn và mơ mộng, hay nhớ về gia đình và thành phố thân yêu. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Thao và Định vô cùng lo lắng...Sau phút hiểm nguy họ lại vui bên nhau trong cơn mưa đá bất ngờ.
10. Bến quê- Nguyễn Minh Châu
	Nhĩ lam một công việc mà anh có thể đi khắp nơi trên trái đất. Vậy mà cuối đời, một căn bệnh quái ác đã buộc chặt anh vào giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh phải trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, đặc biệt là Liên, vợ anh.
	Buổi sáng hôm ấy, sau khi được vợ cho ăn, Liên đỡ anh ngồi dậy, anh có điều kiện để ngắm những bông hoa bằng lăng cuối mùa, ngắm dòng sông, ngắm bãi bồi bên kia sông Hồng- một nơi rất gần- mà anh chưa hề đặt chân đến bao giờ. Anh ngắm cả Liên và bây giờ anh mới chợt nhận ra rằng trên chiếc áo hoa vá Liên đang mặc là cả một đời tần tảo, hy sinh. Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng. Anh phải nhờ đứa con của mình đi qua bên kia sông Hồng hộ mình. Cậu con trai không hiểu ý bố, miễn cưỡng đi nhưng lại sa vào đám giải cờ thế trên phố nên trễ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó Nhĩ nghiệm ra rằng cuộc đời thật lắm vòng vèo và chùng chình, sẽ làm lỡ mất cơ hội mà có khi đó lại là cơ hội duy nhât trong đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTom tat van ban tu.docUnicode.doc