TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( luyện tập tổng hợp )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ .
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Làm bài tập của bài Tổng kết về từ vựng ( luyện tập tổng hợp ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Giảng bài mới :
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.
b) Tiến trình bài dạy :
NGAY SOAN : 03 11 2009 TUAN : 12 NGAY DAY : 05 11 2009 TIET : 59 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( luyện tập tổng hợp ) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng đã học. Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ . II. CHUẨN BỊ : * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. * HS : Làm bài tập của bài Tổng kết về từ vựng ( luyện tập tổng hợp ). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định tình hình lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS luyện tập tổng hợp. * Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bt 1 . * GV yêu cầu HS giải nghĩa 2 từ : gật đầu và gật gù -> Tìm ý nghĩa của cả 2 câu ca dao -> đặt từ ngữ vào từng ngữ cảnh để xét * GV nêu bt 2 -> Yêu cầu HS giải nghĩa câu nói của chồng và cách hiểu của vợ -> GV nhận xét, kết luận. * Gọi HS đọc và làm bt 3 -> GV góp ý. * Gọi HS đọc bt 4 -> GV gợi ý cách thực hiện -> Gọi HS phân tích cái hay trong cách dùng từ -> GV góp ý. * Gọi HS đọc bt 5 -> Cho HS thảo luận nhóm -> Gọi đại diện nhóm trả lời -> GV nhận xét, góp ý. * GV nêu bt -> Gọi HS xác định từ ngữ gây cười -> Nêu ý nghĩa phê phán của truyện -> GV chốt. Hđ 1 : Luyện tập. * Đọc -> Nêu yêu cầu của bt 1. * Giải nghĩa từ -> Xác định nghĩa chung của 2 câu lục bát trên -> Lựa chọn từ ngữ thích hợp -> Nêu * Suy luận -> Trả lời * Đọc -> Phân loại cách dùng từ -> Trả lời. * Xác định yêu cầu của bài tập -> Phân tích. * Đọc bài tập -> Lựa chọn phương án trả lời -> Tìm vídụ Xác định từ ngữ gây cười -> Phân tích ý nghĩa phê phán của truyện. 1. So sánh dị bản của hai câu ca dao : Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon - Trong hai trường hợp này, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt : tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. - Vì : Gật đầu : cúi đầu xuống rồi ngẩng lân ngay, thường để chào hỏi hay để tỏ sự đồng ý ; Gật gù : gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình và tán thưởng 2. Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi. 3. - Những từ được dùng theo nghĩa gốc : miệng , chân , tay - Những từ được dùng theo nghĩa chuyển : vai ( hoán dụ ) , đầu ( ẩn dụ ). 4. Vận đụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ : - Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng : trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mùa đỏ chiếc áo của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( và bao người khác ) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất ( đến mức có thể cháy thành tro ) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( Cây xanh như cũng ánh theo hồng ). - Nhờ nghệ thuật dùng từ như trên, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 5. - Các sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên. - Ví dụ : + Cà tím : cà quả tròn, màu tím hoặc nửa tím nửa trắng. + Cá kiếm : cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn như cá kiếm . + Chè móc câu : chè búp ngọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình cái móc câu. 6. Truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người trong xã hội. Hđ 2 : Dặn dò : Nắm vững kiến thức về các bài từ vựng đã học và đã ôn tập. Xem lại các bài tập đã giải để nắm vững hơn cách thực hiện các dạng bài tập phần tiếng Việt Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Tài liệu đính kèm: