Tiết 1, 2: Ngày 4 / 9 / 2012
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
(Lê Anh Trà)
I.Mục tiêu cần đạt: Thấy đượctầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị :
1.GV: - Tìm hiểu kĩ VB, chuẩn kiến thức, soạn bài.
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc băng hình về Bác; Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
2. HS: - Soạn bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm các h/ảnh, thơ văn, những mẫu chuyện về c/đ của HCM.
Tiết 1, 2: Ngày 4 / 9 / 2012 Phong cách Hồ Chí Minh. (Lê Anh Trà) I.Mục tiêu cần đạt: Thấy đượctầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. Kiến thức: Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống. 3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác. II. Chuẩn bị : 1.GV: - Tìm hiểu kĩ VB, chuẩn kiến thức, soạn bài. - Sưu tầm tranh ảnh hoặc băng hình về Bác; Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 2. HS: - Soạn bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV. - Sưu tầm các h/ảnh, thơ văn, những mẫu chuyện về c/đ của HCM. III. Các hoạt động lên lớp: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài củ: ( GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài mới: Mt: Tạo tâm thế, đ/ hướng chú ý cho HS. Pp: Thuyết trình. Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà CM vĩ đại thì chưa đủ, chưa thấy hết được những p/c cao đẹp của người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà VH lớn của dân tộc, 1 danh nhân VH thế giới. Vẻ đẹp VH chính là nét đẹp nổi bất trong p/c HCM. Tấm gương về nhà VH lỗi lạc HCM sẽ là bài học cho các em. HĐ 2: Tìm, tìm hiểu chú thích: Mt: HS nắm được xuất xứ, bố cục và PTBĐ của bài. Pp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ. - HS đọc, tìm hiểu chú thích nêu xuất xứ VB. - HS đọc, nêu xuất xứ. - GV hướng dẫn HS đọc VB, GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp. - HS đọc VB. -GV hỏi: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. ? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Thể loại của VB? _ HS trả lời, GV chốt . I. Đọc - hiểu chú thích: . - Xuất xứ: Văn bản được trích trong “ HCM và văn hoá Việt Nam ” của t/ giả Lê Anh Trà. - Bố cục: 2 phần + 1. Từ đầu đến “... rất VN, rất phương đông”: Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá TG nhào nặn nên cốt cách VH dân tộc HCM. + 2. Còn lại: Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. - PTBĐ: Nghị luận kết hợp với tự sự, biểu cảm -Thể loại: Văn bản nhật dụng. HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết VB. Mt: HS nắm được gtrị ndg và gtrị ng/ thuật, lhệ thực tiễn từ vđề đặt ra trong VB. Pp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, trực quan và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu. - GV gọi HS đọc,tỡm hiểu phần đầu VB. ? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong h/cảnh nào. ( HS: Độc lập suy nghĩ dựa trên VB) -GV: có thể dùng kiến thức lsử gthiệu cho HS. ? Hãy kể tên các nước mà Bác đã từng đặt chân đến hoặc kể 1 số chuyện về Bác mà em biết. ( HS có thể dựa vào cuốn “ Những mẫu chuyện về c/đ h/động của Hồ Chủ Tịch” để kể .) ? Theo t/g Lê Anh Trà, HCM hiểu biết ntn về các nền văn hoá TG. ? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó? ? BH đã làm những gì để có được vốn văn hoá sâu rộng ấy? HS thảo luận, trả lời. GV chốt. ? Tất cả những điều trên có ảnh hưởng ntn đối với việc hình thành nhân cách ở Người? HS trả lời. - GV chốt: Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM. II. Đọc – hiểu văn bản: a. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM: -Trong c/đ h/độngCM đầy gian nan vất vả, chủ tịch HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. - HCM có hiểu biết rất sâu, rộng về tất cả các nền văn hoá trên TG: + Người nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng). + HCM từng tiếp xúc với văn hoá nhiều vùng, nhiều nước, cả phương Đông và phương Tây. + Người luôn học hỏi , tìm hiểu qua công việc và lao động đến.( làm nhiều nghề khác nhau ) +Đồng thời với việc tiếp thu1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại là việc phê phán CNTB ( Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực.Tiếp thu những ảnh hưởng qtế dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.) => ảnh hưởng quốc tế kết hợp với gốc văn hoá dân tộc bền vững tạo nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. (Vừa hội nhập được với thế giới, lại vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc) Tiết 2 ( tiếp) -GV gọi HS đọc phần cuối của VB.và hỏi: ? Cuộc sống của vị lãnh tụ vĩ đại được tái hiện ntn?( HS trả lời ) ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác là người giản dị? (GV gọi ý: Nơi ở và làm việc. Trang phục. Ăn uống hàng ngày) ? Hãy liên hệ với bài “ đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7 t2 ) để hiểu thêm về lối sống của Người ? Em hãy kể 1câu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác? - HS kể lại - Còn thời gian Gv kể thêm để hs hiểu rõ. ? Để nêu bật lối sống giản dị của HCM t/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. - HS trả lời. - GV chốt. ? Có người cho rằng cuộc sống của HCM là 1 cuộc sống khắc khổ. ý kiến của bản thân em ntn? ( HS tự bộc lộ ý kiến của mình ) - HS: Đọc lại “ và người sống ở đó -> hết. ? T/g so sánh lối sống của Bác với Nguyễn TrãI – vị anh hùng DT thế kỉ 15. Theo em, điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ntn? - HS thảo luận tìm ra nét giống và khác. + Giống: Giản dị thanh cao.(Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.) + Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. -GV cho HS xem ảnh ( Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với ndân) để CM cho điểm khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết . b.Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. - Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ... - Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị. => T/g đã sử dụng BPNT đối lập –> ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng chủ tịch HCM lại có một lối sống vô cùng giản dị. Cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất thanh cao, sang trọng. - Cách sống có văn hoá của Người đã trở thành 1 quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. - Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm HĐ 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu quaVB Mt: HS khái quát kiến thức. Pp: Khái quát hoá. ? Qua việc tìm hiểu ở trên em hãy nêu 1 số điểm nổi bật của phong cách HCM. - HS suy nghĩ trả lời trên cơ sở kiến thức vừa học - GV nhận xét và chốt lại ND và NT của VB. ? Những biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dùng trong văn bản trên? HĐ 5: ý nghĩa Vb và ứng dụng liên hệ thực tế vào bài học. Mt: HS vận dụng được kthức vào thực tiễn. Pp: So sánh đối chiếu. ? Trong c/s hiện đại xét về phương diện vhoá trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ. - HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể. + Thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại. + Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực. ? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hoà nhập vẫn giữ nguyên bản sắc DT. Vậy từ p/c của Bác em có suy nghĩ gì? Em hãy nêu 1 vài biểu hiện mà em cho là sống có VH và phi văn hoá. - HS Thảo luận,tự do phát biểu ý kiến - GV chốt : Khẳng định ý nghĩa của VB-HS đọc ghi nhớ ( SGK) III. Tổng kết: 1. Nội dung: Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM. - Phong cách HCM : + Là sự kết hợp những giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại và giá trị văn hoá DT, truyền thống. + Là biểu hiện của p/c nhân cách bình thường mà vĩ đại, bình thương mà cũng rất phi thường. + Là lối sống giản dị mà thanh cao – biểu hiện của 1 đ/s tinh thần luôn được bồi đắp. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - Đan xen thơ, dùng từ Hán Việt. - Vận dụng kết hợp các PTBĐ tự sự, biểu cảm, lập luận. - Sử dụng NT đối lập, so sánh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VN. 3. ý nghĩa VB: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, t/g Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá DT. HĐ 6: Hoạt động tiếp nối Bài tập về nhà: - Hãy chỉ ra phương pháp lập luận trong văn bản trên? - Hãy liên hệ sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác với tình hình hội nhập của nước ta hiện nay? - Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại *********************************** Ngày 5 / 9 / 2012. Tiết 3. Các phương châm hội thoại I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và p/ tích được cách sử dụng p/c về lượng và p/c về chất trong 1 tình huống gtiếp cụ thể. - Vận dụng p/c về lượng, p/c về chất trong hoạt động giao tiếp. II. Chuẩn bị : 1.GV: - Tìm hiểu kĩ VB, chuẩn kiến thức, soạn bài. - Đồ dùng thiết bị: Bảng phụ hoặc đèn chiếu, giấy trong; các đoạn hội thoại - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 2. HS: - Chuẩn bị bài theo SGK và hướng dẫn của GV. III. Các hoạt động dạy - học: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài củ: ( GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài mới Mt: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS Pp: Thuyết trình. HĐ 2: Hình thành k/n p/c về lượng và p/c về chất Mt: HS nắm được ndung p/c về lượng, p/c về chất Pp:Vấn đáp, giảI thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giảI quyết v/đề.. - GV gọi học sinh đọc đoạn đối thoại. ? Hãy giải nghĩa từ “bơi”? - HS giải thích.(Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.) ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao? (Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như tên bể bơi, sông, hồ, biểnCâu trả lời đó quá ít thông tin mà câu hỏi cần giải đáp.) ? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của An ra sao? - Học sinh tự trả lời. ? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? I. Phương châm về lượng. 1. xét VD: VD a: Đoạn hội thoại - Câu trả lời của Ba lượng thông tin quá ít mà câu hỏi cần giải đáp. => Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. VD b: Truyện “ Lợn cưới, áo mới”. - Gv gọi học sinh kể lại truyện “ Lợn cưới, áo mới”. ... cho người đọc suy nghĩ gì? ( Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên còn mở ra trước mắt người đọc cả đội ngũ những người tri thức cống hiến thầm lặng.) -Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào để đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn. - Anh cán bộ nghiên cưú sét “ Mười một năm không một ngày..., không đi đến đâu mà tìm vợ”. ?: Từ đó em có nhận xét gì về nhóm các nhân vật xuất hiện một cách gián tiếp? => Lòng mến yêu cảm phục với những con người đang ngày đêm, cống hiến thầm lặng cho nhân dân, cho tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước. ? Nhan đề của tác phẩm là “Lặng lẽ Sa Pa”. Theo em, Sa Pa có “lặng lẽ” không? -Nhan đề t/p: Đằng sau cái sự lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người lao động mới đang ngày đêm miệt mài, âm thầm, cống hiến, xây dựng Tổ quốc. ? Tại sao tất cả các nhân vật trong văn bản đều không được gọi tên cụ thể? - Khắc hoạ chủ đề truyện: họ là những con người vô danh, bình thường, giản dị như hàng triệu con người trên khắp đất nước VN không tên không tuổi,đang ngày đêm làm việc, hy sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng cho đất nước (cống hiến thầm lặng). GV: Sự xuất hiện của tất cả các nhân vật có tác dụng như thế nào đối với nhân vật chính? - Sự xuất hiện các nhân vật khác làm nổi bật khắc hoạ rõ nét nhân vật chính được soi rọi từ nhiều phía. ? Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả phong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa. ? Em có nhận xét gì về bức tranh phong cảnh thiên nhiên trên. HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết: Mục tiêu: HS khái quát kiến thức. Phương pháp: Khái quát hoá. - Gv khái quát ND và NT của bài thơ - Cho HS đọc ghi nhớ (sgk.) Hoạt động 4. Luyện tập. ? Hình tượng anh TN tiêu biểu cho kiểu n/v nào trong văn học, trong k/c. 4. Bức tranh thiên nhiên về cảnh đẹp Sa Pa: - Những rặng đào, những đàn bò loang cổ... - Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây - Những cây thông ... rung tít trong nắng - những ngón tay bàng bạc... - Mây bị nắng xua, cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái... => Một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa qua cái nhìn của người hoạ sĩ già-> Chất trữ tình của truyện ->1 trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Kể tự nhiên, hấp dẫn; x/d tình huống độc đáo. -mtả t/nhiên đặc sắc, mtả n/v với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. - sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm - Tạo tính chất trữ tình trong t/p truyện. 2. Nội dung: - Bức tranh nên thơ về cảnh Sa Pa. - Ng lđ bình thường nhưng p/c rất cao đẹp. - Lòng mến yêu, cảm phục với những con người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc. 3. ý nghĩa VB: T/p là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong 1 chuyến đi thực tế của n/v ông hoạ sĩ. Qua đó t/g thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho tổ quốc. V. Luyện tập: ( HS làm việc theo nhóm ) 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc diễn cảm t/p. - Viết 1 đoạn văn ghi lại cảm nhận về 1 vài chi tiết NT mà bản thân thích nhất. - Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự ************************************ Ngày 7 / 12 / 2012 Tiết 68: Tự học cú hướng dẫn Người kể chuyện trong văn bản tự sự I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. 2. Kĩ năng: - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học. - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng ngôi kể có mục đích. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài. - Bảng phụ và một số đoạn văn liên quan đến bài học. 2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV. III. Các hoạt động lên lớp 1.ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ - Trong văn bản tự sự thường sử dụng ngôi kể nào ? - Trong t/p”Lặng lẽ Sa Pa t/g sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể và ngôi kể có q/hệ không. 3.Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài mới. Mt:Tạo tâm thế ,đ/hướng chú ý cho HS. Pp: Thuyết trình HĐ 2: H/dẫn HS tìm hiểu mục I. Mt: HS hiểu được vai trò của người kể chuyện trong VB tự sự. Pp: Vấn đáp, phân tích, g/qvấn đề,so sánh ... I. Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự: - HS đọc VD ( SGK ) 1. Xét ví dụ: ( SGK ) ? Đoạn trích kể về ai và về việc gì. - Kể về phút chia tay giữa cô kỹ sư trẻ, ông hoạ sĩ già và anh thanh niên ? Ai là người kể về các n/v và sự việc trên ? Vì sao ? Nếu là một trong 3 nhân vật trong: đoạn văn thì ngôi kể và đoạn văn phải thay đổi như thế nào? - Người kể về phút chia tay trong đoạn văn đó không xuất hiện, không phải một trong ba nhân vật được nhắc tới trong đoạn văn. -Vì nếu là một trong ba nhân vật trong đoạn văn trên thì ngôi kể phải thay đổi - lời văn phải thay đổi. - Trong đoạn văn, các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả khách quan. Ví dụ: + Anh thanh niên vừa vào, kêu lên + Cô kỹ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng + Bỗng người hoạ sĩ già quay lại ? Vậy chuyện được kể theo ngôi thứ mấy. - Người kể chuyện không xuất hiện trong đ/văn khách quan kể lại ( có thể hiểu là ngôi thứ 3) - Như vậy, nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì phải thay đổi ngôi kể: xưng “tôi” hoặc xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó ( phải là ngôi thứ nhất ) do vậy lời văn dẫn dắt phải thay đổi theo cho phù hợp với ngôi kể. ? Những câu: “ giọng cười như đầy tiếc rẻ “, - Đâylà lời n/xét của người kể chuyện nhập vào vai “ những người con gái sắp xa tanhư vậy” của anh ta Là nhận xét của người nào, về ai . - GV yêu cầu HS thảo luận: ? Căn cứ vào đâu có thể n/x: người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các n/v. - GV: Như vậy trong đoạn văn trên người kể không hề xuất hiện, nhưng lại có mặt ở hầu hết các phần, các câu trong đoạn, là người hiểu biết mọi việc về các nhân vật, kể, nhận xét, đánh giá về họ. - Căn cứ vào: + chủ thể đứng ra kể câu chuyện. + đối tượng được miêu tả. + ngôi kể, điểm nhìn và lời văn trong đoạn trích, để nhận xét về tâm trạng, cảm xúc, hành động của các nhân vật. 2. Kết luận: ( Ghi nhớ - SGK ) ? Trong các VB tự sự đã học, người kể thường - Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện đứng ở vị trí nào? ( kể tên các văn bản: Làng, trong tác phẩm. Chuyện người con gái NX, Truyện Kiều). - Người kể chuyện xuất hiện dưới nhiều hình thức ? Người kể chuyện là gì. Nhận xét về đặc khác nhau, ngôi kể khác nhau. điểm, vai trò của người kể chuyện + Vô nhân xưng; + Nhập vào vai một nhân vật trong truyện; + Khi thì ở ngôi thứ 1 + Khi thì ở ngôi thứ 3 - GV nhấn mạnh: Có 3 loại điểm nhìn - Người kể chuyện trình bày sự việc gắn với điểm nhìn nào đó + Bên trong: thông qua đôi mắt của một n/v v (điểm nhìn là vị trí q/sát của người kể) + Bên ngoài: quan sát bên ngoài khách quan. + Thấu suốt: điểm nhìn có mặt ở khắp nơi, thấy mọi hoạt động, hiểu hết mọi tâm tư tình cảm của các nhân vật đánh giá về họ. - Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi người kể xưng “tôi”. - GV khái quát các câu trả lời của HS, rút ra kết luận ( ghi nhớ – SGK ) - HS đọc ghi nhớ. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập Mt: HS thấy đựoc t/dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong 1 số t/p đã học. Pp: tái hiện, phân tích, g/qvấn đề,so sánh ... II. Luyện tập: - Cho HS đọc BT1 ( SGK ) a. Người kể trong đ/văn là n/v Tôi – chú bé Hồng: - Yêu câu HS thảo luận nhóm: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động với mẹ mình + Nhóm 1: trả lời câu (a ) trong những ngày xa cách. + 3 nhóm, mỗi mhóm đặt mình vào một n/v - Ưu điểm: giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm, mtả được diễn biến tâm lí tinh vi, ( người hoạ sĩ già, anh TN hoặc cô kỉ sư ) phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn n/v Tôi. đóng vai là người kể chuyện, (chuyển ngôi kể - Nhược điểm: Khó mtả b/quát các đối tượng cho phù hợp) k/q, sinh động, khó tạo ra các nhìn nhiều chiều -> dễ gây nên sự đơn điệu trong đ/văn trần thuật. b. Nhân vật tự kể chuyện – ngôi kể thứ nhất: ( có thể người TN tự kể chyện) Gợi ý: “ Tôi giật mình, nói to, giọng đầy tiếc rẻ” - Ô ! cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này. Tôi vào và kêu lên. Để cô gái khỏi quay lại, tôi đưa chiếc khăn trả cô ấy. Cô gái mặt ửng đỏ vội đi 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn thành BT1 (b). - Chuyển ngôi kể “ ông Hai” trong t/p “Làng” -> ngôi kể thứ nhất ( trong 1 đoạn tuỳ chọn ) - Ghi lại hình dung của em về 1 người kể chuyện trong 1 VB. - Ôn tập phần TLV để chuẩn bị bài: Viết bài TLV số 3 Ngày: 4 / 12 / 2012 Tiết 69, 70: Viết bài Tập làm văn số 3 I.Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. 2. Kĩ năng: Rèn kỷ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng từ ngữ, đặt câu, viết đoạn. II. Thiết kế bài dạy: 1.ổn định tổ chức : 3. Tổ chức làm bài: - GV chép đề lên bảng, đọc lại đề. - Lưu ý: + Bài làm đủ ý, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đẹp đạt điểm tối đa. + Thiếu ý lớn ( hoặc ý nhỏ ) linh động trừ điểm cho phù hợp. I. Đề bài: Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22-12 ), em được gặp người lính trong bài thơ “ Đồng chí ” của Chính Hữu năm xưa và được trò chuyện cùng ông. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị đó. II. HS làm bài: III. Thu bài: * Yêu cầu, đáp án, biểu điểm: 1. Yêu cầu: Viết 1 bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm ( đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ). 2. Đáp án – biểu điểm: * Mở bài: ( 1,5 điểm ). - Giới thiệu tình huống gặp gỡ. - Suy nghĩ của em về tình huống gặp gỡ đó. * Thân bài: ( 7,0 điểm ). - Kể lại cuộc gặp gỡ : ( 2 điểm ) Kể lại câu chuyện có xen tả cảnh, tả người, sử dụng ngôn ngữ đối thoại. ( Mtả người lính trong hiện tại: mặc dù chiến tranh đã kết thúc, có thể 1 phần xương máu đã gửi lại chiến trường, nhưng nụ cười, giọng nói, khuôn mặt của người lính vẫn rạng rỡ, tươi vui). - Sử dụng ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm khi người lính nhớ về quá khứ ( qua bài thơ “ Đồng chí ” của t/g Chính Hữu )- ( 2 điểm ) + Hoàn cảnh xuất thân. + Những gian khổ, khó khăn, thiếu thốn trong nững ngày đầu chiến đấu. + Suy nghĩ về tinh thần đồng đội; tinh thần chiến đấu. - Suy nghĩ và tình cảm của em đối với người lính, đối với chiến tranh và đối với quá khứ hào hùng của dân tộc.( 2 điểm ). - Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với hiện tại và tương lai. ( Làm thế nào để không có chiến tranh ? Làm thế nào để gìn giữ hoà bình ? ) ( 1 điểm ) * Kết bài: ( 1,5 điểm ). - Ân tượng của em về buổi gặp.
Tài liệu đính kèm: