Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lạc Long Quân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lạc Long Quân

Tiết 01, 02

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

 Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên : Tranh ảnh, bài viết, mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh, soạn bài.

 Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ, đọc, soạn câu hỏi Sgk.

C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra sách, vở học sinh chuẩn bị đầu năm học.

 

doc 153 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lạc Long Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ngày 02 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy : ..........................................
Tuaàn thöù nhaát
Tiết 01, 02
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Tranh ảnh, bài viết, mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh, soạn bài.
Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ, đọc, soạn câu hỏi Sgk.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sách, vở học sinh chuẩn bị đầu năm học.
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 :
I) Đọc – hiểu chú thích :
1) Tác giả, tác phẩm :
- Trích trong phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn bó với cái giản dị của Lê Anh Trà.
2) Chú thích : Sgk trang 7.
II) Đọc – hiểu cấu trúc :
1) Đọc : Sgk trang 5.
2) Thể loại : văn bản nhật dụng.
3) Bố cục : 3 đoạn.
Đoạn 1 : từ đầu Þ hiện đại.
Đoạn 2 : tiếp Þ tắm ao.
Đoạn 3 : còn lại.
Hoạt động 3
III) Phân tích văn bản :
1) Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh :
- Bác tiếp thu văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước.
- Cách tiếp thu: phương tiện ngôn ngữ.
Þ qua công việc, lao động, học hỏi với động lực ham hiểu biết, học hỏi và tìm hiểu.
- Phong cách: thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu tri thức chọn lọc; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; dân tộc và quốc tế tiếp thu trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Giáo viên giới thiệu gây sự chú ý của học sinh. 
Gọi học sinh đọc chú thích, em hiểu gì về tác giả ? Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý ?
Em còn biết những văn bản, tác phẩm nào về Bác ?
Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích. Giáo viên kiểm tra lại một số từ trọng tâm: truân chuyên, thuần đức.
Giáo viên giảng thêm : bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên : không dự định trước.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thuộc loại văn bản nào ? (chính luận).
Văn bản chia làm mấy đoạn, ý của từng đoạn ?
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
Hồ Chí Minh làm thế nào để tiếp thu văn hóa nhân loại ?
Chìa khóa để mở kho tri thức nhân loại là gì ?
Động lực nào giúp người có vốn tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể ?
Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ? Tiếp thu vốn tri thức nhân loại ở mức nào ? Theo hướng nào ?
Học sinh thảo luận Þ câu văn nào nói rõ điều đó.
Þ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? 
Giáo viên củng cố hết tiết 1.
Học sinh chú ý.
Học sinh trả lời.
Học sinh nêu những tác phẩm đã học về Bác.
Học sinh đọc chú thích, Sgk trang 7.
Học sinh trả lời.
- Đạm bạc : sơ sài, giản dị.
Học sinh đọc v.bản.
Học sinh làm việc độc lập, trả lời.
Suy nghĩ (trả lời).
Ý 1: quá trình hình thành những điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Ý 2: những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
Ý 3: bluận khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
Þ Học sinh dựa vào văn bản.
Þ trả lời.
Học sinh thảo luận.
Þ Qua lao động mà học hỏi.
Þ Ham hiểu biết Þ học làm nghề Þ đến đâu cũng học hỏi.
Học sinh thảo luận.
- Thông minh, cần cù vốn tri thức sâu rộng tiếp thu chọn lọc.
Þ Câu : “nhưng điều kỳ lạ ... hiện đại”.
Học sinh luyện tập + thảo luận nhóm.
- Lập luận chặt chẽ.
- Chọn chi tiết tiêu biểu, chọn lọc.
- So sánh, đối lập.
Tiết 2
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2) Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh trên 3 phương diện .
- Nơi ở và nơi làm việc: đơn sơ và mộc mạc.
- Trang phục: giản dị.
- Ăn uống: đạm bạc, bình dị.
- Lối sống đạm bạc, đơn sơ giản dị, tự nhiên không cầu kỳ, phức tạp.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của nhà văn hóa dân tộc mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
3) Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
- Thanh cao, giản dị, phương Đông.
- Không phải là sự khổ hạnh, tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.
- Lối sống 1 người cộng sản, 1 vị chủ tịch, linh hồn của dân tộc.
- Quan niệm về thẩm mỹ, về cuộc sống, cái đẹp chính là giản dị, TN.
Hoạt động 4
IV) Tổng kết :
1) Nghệ thuật :
- Lập luận chặt chẽ.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biếu.
- Đối lập, đan xen nhiều từ H-V.
2) Nội dung : Ghi nhớ Sgk trang 8.
V) Luyện tập:
1) Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác
2) Hát bài “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người ”.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
Cho học sinh quan sát một số tranh ảnh giới thiệu nơi ở của Bác.
Đoạn 1 nói về thời hoạt động nào của Bác ?
Đoạn 2 khi Bác làm gì ?
Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả tập trung ở những khía cạnh nào ? Nơi ở và nơi làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ?
Trang phục theo cảm nhận của em ? Việc ăn uống của Bác như thế nào ?
Em hãy hình dung về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước trên thế giới ?
(Giáo viên bình : Tổng thống Mỹ Bin Clintơn)
Em có cảm nhận gì về lối sống của Hồ Chí Minh ? Để làm nổi bật lối sống đó tác giả dùng nghệ thuật gì ?
Em đã được học, đọc bài thơ bài văn nào nói về cuộc sống giản dị của Bác ?
Þ Giáo viên chốt lại.
Cho học sinh đọc đoạn: “ người sống ở đó ... hết”.
Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi (thế kỷ 15).
Theo em giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác và Nguyễn Trãi ? (Giáo viên đưa dẫn chứng )
Þ Hướng dẫn học sinh đọc đoạn cuối. Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ trong cuộc sống hiện đại ngày nay hãy chỉ ra thuận lợi và nguy cơ ?
Từ phong cách của Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ và học tập được những gì ?
─ Giáo viên chốt : ăn mặc, vật chất nói năng, ứng xử.
Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật bài văn ?
Þ Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh chú ý nghe giáo viên nêu câu hỏi.
Þ Giáo viên cho học sinh có khiếu văn nghệ trình bày.
Đọc đoạn 2/6.
Þ Học sinh quan sát.
Học sinh phát hiện trả lời.
- Bác hoạt động ở nước ngoài.
- Bác làm chủ tịch nước.
- nơi ở.
- trang phục.
- ăn uống.
Học sinh thảo luận.
- sang trọng.
- bảo vệ.
- uy nghiêm.
Þ Học sinh trao đổi.
- so sánh với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi.
Þ Học sinh trả lời.
- tức cảnh Pác Bó.
Þ Đức tính giản dị (Phạm Văn Đồng).
thăm cõi Bác xưa Þ Tố Hữu.
Học sinh thảo luận.
+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn gian khổ cùng dân.
Þ Học sinh phát hiện trả lời.
Học sinh thảo luận. 
─ Thuận lợi : mở rộng giao lưu học hỏi những tinh hoa của nhân loại...
- Nguy cơ: những luồng văn hóa độc hại.
- Học tập: sự cần cù tiếp thu có chọn lọc,...lối sống giản dị.
Học sinh đọc ghi nhớ trang 8.
- Các nhóm thi nhau kể (nhận xét; trình bày).
4. Củng cố và dặn dò :
- Nắm nội dung bài học và học thuộc ghi nhớ; Sưu tầm một số mẩu chuyện về Bác.
- Soạn bài “ Đấu tranh ... bình ”; Chuẩn bị bài : “ Các phương châm hội thoại ”.
Ngày soạn : ngày 02 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy : ..........................................
Tiết 03
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Bảng phụ, các đoạn hội thoại, soạn giáo án.
Học sinh : Sách vở đầu năm, xem kiểm tra mới ở Sgk.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra vở soạn và vở bài tập của học sinh.
Thế nào là hội thoại ? (xác định vị trí xã hội ...).
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: giới thiệu bài.
Hoạt động 2
I) Phương châm về lượng :
1)Ví dụ: Sgk trang 8 (câu a).
a) 
- Câu trả lời còn mơ hồ chưa chính xác.
- Cần trả lời 1 địa chỉ cụ thể.
Þ Giao tiếp : phải có nội dung đáp ứng yêu cầu.
b)Ví dụ b/9.
- Cười : thừa nội dung thông tin.
- Bỏ : từ “cưới” và có ý khoe áo.
Þ Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2) Ghi nhớ: Sgk trang 9.
II) Phương châm về chất :
1) Ví dụ : Sgk trang 9.
- Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật.
- Cần tránh nói sai sự thật những mình không tin là đúng.
2) Ghi nhớ: Sgk trang 10.
Hoạt động 3
III) Luyện tập
Bài 1/10: thừa thông tin.
a) Sai về lượng, thừa từ “nuôi ở nhà”.
b) Sai phương châm về lượng thừa: “có hai cánh”.
Bài 2/10
a) Nói có sách mách có chứng
b) Nói dối.
c) Nói mò
d) Nói nhăng nói cuội
e) Nói trạng
Þ Vi phạm phương châm về chất
Bài 3/11
- Vi phạm phương châm về lượng.
- Thừa: “ rồi có.... không ?”.
Bài 4/11
a) Thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chín chắn.
b) Nhằm không lặp nội dung cũ.
Bài 5/11
─ Các thành ngữ Þ phương châm về chất.
- Ăn ốc nói mò: nói vô căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống bịa đặt.
- Hứa...vượn: hứa mà không thực hiện được.
- Các TN đều chỉ cách nói nội dung không tuân thủ phương châm về chất Þ cần tránh, kỵ không giao tiếp.
Þ Giáo viên treo bảng phụ đoạn hội thoại.
Khi An hỏi “..” và Ba trả lời như vậy có đáp ứng điều mà An muốn biết không ?
Cần trả lời như thế nào ? Þ Rút ra bài học về giao tiếp ?
Giáo viên giảng : muốn người nghe hiểu thì người nói phải chú ý người nghe hỏi gì ? Như thế nào ?...
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ b/9.
Vì sao truyện lại gây cười. Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào ? Để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời ? Như vậy cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp ?
Từ 2 ví dụ trên, ta cần rút ra điều gì tuân thủ khi giao tiếp.
- Đọc đoạn văn Sgk trang 9.
Truyện cười này phê phán điều gì ? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì ? (Phương châm về chất : nói những thông tin có bằng chứng xác thực).
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1/10.
Þ Chú ý vào 2 phương châm để nhận ra lỗi.
Học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên gọi 2 em lên bảng điền từ.
Giáo viên cho Học sinh đọc bài 3/11
Truyện gây cười do chi tiết nào ?
Giáo viên giải thích để học sinh hiểu Þ Có ý thức tôn trọng về chất.
Þ Có ý thức phương châm về lượng
Yêu cầu học sinh làm bài.
- Khua ...mép: ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột : lăng nhăng không xác thực.
Học sinh đọc ví dụ/8.
Thảo luận câu hỏi T8.
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu của An Þ cần 1 địa điểm cụ thể.
- Trả lời cụ thể ở sông, ở bể bơi, hồ biển...
- Nội dung đúng yêu cầu: đọc Sgk trang 9.
Học sinh thảo luận.
- Cười: thừa nội dung.
- Anh hỏi: bỏ “cưới”.
- Anh trả lời: bỏ ý khoe áo.
Þ không thông tin thừa hoặc ...  xây dựng được đoạn văn.
III) Trả bài và ghi điểm.
Học sinh xem lại bài, giáo viên ghi điểm vào sổ.
Đọc bài làm tốt.
Gv cho học sinh đọc lại nội dung các đề.
- Ghi đáp án phần trắc nghiệm.
- Ghi đáp án phần tự luận.
Gv nhận xét bài làm của học sinh.
Trả bài và ghi điểm.
Học sinh chú ý.
Ghi đáp án vào vở.
Nghe.
Xem lại bài.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Ôn tập lại kiến thức học kỳ một.
- Xem lại nội dung bài làm của mình.
- Học và chuẩn bị bài sau.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Ngày soạn : ngày 07 tháng 01 năm 2008
Ngày dạy : .............................................
Tiết 88, 89
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. 
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực thơ ca.
Tiếp tục tìm hiểu sưu tầm các bài thơ tám chữ.
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết các câu thơ vào một bài thơ cho trước.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Soạn giáo án và sưu tầm các bài thơ tám chữ.
Học sinh : Sưu tầm các bài thơ tám chữ.
 Tập làm các đoạn thơ tám chữ.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Em hiểu thế nào là thể thơ tám chữ ?
Tìm một bài thơ tám chữ mà em đã học ?
Nêu vần trong thể thơ tám chữ ?
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
Hoạt động 2
I) Nhận diện thể thơ tám chữ
1) Tìm vần các đoạn thơ sau.
a) Thế lữ
 - Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bún lầy.
Thu sán lạn mơ hồ trong ảo mộng 
Chí hăng hái ganh đua đời náo động 
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.( Cây đàn muôn điệu )
- Đã biết bao phen những buổi chiều thu
Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ
Nhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm
Đôi mắt cô em như say như đắm
Như buồn in hình ảnh giác mơ xa. ( Nhan sắc )
b) Xuân Diệu.
- Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần 
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôp pha, khô héo rụng rời. ( Tiếng gió )
- Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng:
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời trời
 Thế là xuân. Ngày chỉ âm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ... ( Xuân không màu )
2) Nhận xét.
Mỗi câu có tám chữ số câu không hạn định Þ Thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau, có vần cách.
Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
II) Thực hành viết thêm một câu để hoàn thiện khổ thơ.
1) Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước.
...( Mà sông bình yên nước chảy theo dòng )
( Đỗ Bạch Mai )
2) Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân 
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng.
... ( Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân hay Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân.)
( Phạm Công Trứ )
3) Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng
... ( Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa )
( Bế Kiến Quốc )
4) Có lẽ nào tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
... ( Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai )
( Hoàng Thế Sinh)
III) Tập làm thơ tám chữ
1) Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng ?
Gv đưa bảng phụ một số đoạn thơ, học sinh tìm vần gieo trong các đoạn thơ đó.
Xác định những tiếng có vần được gieo ?
c) Vũ Hoàng Chương.
- Đàn với bút, tài sơ không chép nổi
Những cao xa để mộng chẳng nên hình
Hãy còn Men, người vợ góa Lưu Linh
Đưa lối những chàng say về Lý Tưởng. ( Lý tưởng )
- Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng họa dần vơi. ( Phương xa )
d) Hàn Mặc Tử.
- Mới hay cõi siêu hình cao tột bậc
Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao
Ai tới đó chẳng mê man thần trí
Tòa châu báu kết bằng hương kì dị
Của tình yêu rung động bởi hào quang
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ quy tụ thâu về trong một mối
Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối... ( Đau thương )
- Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh. ( Trăng )
- Ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man điếng cả làn da ( Trăng )
Em hiểu thế nào là thể thơ tám chữ ? Và cách gieo vần ?
Gv gợi các phương án để học sinh tìm và điền.
1) - Bởi đời tôi cũng đang chảy theo dòng
- Sao thời gian cũng chảy...
- Mà sông xưa vẫn chảy...
2) - Chợt quen nhau chưa thể gọi người thân.
- Mùa đông ơi, sao đã vội sang xuân.
3) - Cho người thơ thẩn ngắm hoa
- Sao bâng khuâng trước những cánh hoa rơi.
4) Những trái tim có từ ngày thơ dại
- Ai hái tặng ai để nhớ để thương.
Học sinh tập làm thơ theo nhóm. 
2) Nhớ bạn
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi...
3) Con sông quê hương
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
Học sinh thảo luận. 
Học sinh trả lời.
Học sinh chọn
Học sinh làm vào phiếu học tập.
Học sinh làm vào phiếu học tập.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Học lại ghi nhớ sgk trang 150.
- Tập làm thơ tám chữ.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Ngày soạn : ngày 7 tháng 01 năm 2008
Ngày dạy : .............................................
Tiết 90
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Ôn lại kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ một. Thấy được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình và từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
Rèn luyện kỹ năng phân tích và sửa lỗi.
Giáo dục ý thức nghiêm túc trong các giờ kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Soạn giáo án, chấm bài kiểm tra.
Học sinh : Xem lại bài của mình và sửa lỗi.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I .Phần Trắc Nghiệm. 1)1C,2A,3D,4C,5B,6D,7B,8A,9B,10C,11D,12A.
2)1D,2B,3C,4D,5A,6B,7D,8B,9C,10D,11C,12D. 3)1B,2D,3A,4C,5B,6A,7D,8B,9D,10A,
11B,12D. 4)1D,2C,3B,4D,5C,6B,7C,8B,9A,10B,11D,12D.
II) Tự luận.
Câu 1 : - Học sinh chép được tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Þ đạt 1 điểm.
- Học sinh nêu được tâm trạng chung của Kiều là cô đơn, buồn tủi, tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Kiều.
 Câu 2 : A) Yêu cầu chung.
- Đây là bài thuyết minh nên lời giới thiệu có kèm các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận.
Gv giới thiệu bài.
Gv nêu đáp án để học sinh đối chiếu.
- Học sinh nêu được các ý sau :
+ Về địa lý, kinh tế, khí hậu Đăk Lăk là trung tâm của Tây Nguyên, vùng đất đỏ Ba Zan, khí hậu hai mùa rõ rệt, đã tạo điều kiện cho Đăk Lăk phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu Và các ngành chế biến nông lâm sản, các ngành thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm cũng phát triển mạnh, tập trung ở thành phố BMT.
+ Về văn hóa : Đăk Lăk có nhiều nét văn hóa cồng chiêng, hội đua voi, festival cà phê, các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ( hội đâm trâu, lễ cầu mưa).
+ Lịch sử : Một số di tích như nhà đày BMT, bảo tàng văn hóa các dân tộc, tượng đài chiến thắng BMT.
+ Danh lam thắng cảnh : Thác Dray Sáp, Trinh nữ, khu du lịch buôn Đôn,
Nghe và ghi bài vào vở.
hồ Lăk ( Tùy vốn hiểu biết các em có thể giới thiệu thêm.)
- Thể hiện lòng yêu mến, tự hào quê hương.
+ Yêu cầu về kỹ năng : Vân dụng các phương pháp TM như miêu tả, so sánh.Bố cục mạch lạc, mắc ít lỗi diễn đạt, giới thiệu thuyết minh linh hoạt, hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Xem lại nội dung bài làm của mình và sửa một số lỗi sai trong bài.
- Học và chuẩn bị bài sau.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 k109.doc