Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 19

TIẾT 91 : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Ngày dạy :29/12/2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức :

- HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

Về kĩ năng :

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

Thái độ: Yêu quý sách. Có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn và đọc sách cho có hiệu quả.

B. CHUẨN BỊ

GV : Tìm hiểu những bài văn nghị luận khác về lợi ích của việc đọc sách để bổ sung kiến thức cho bài giảng.

HS : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 58 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lại Xuân - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91 : Bàn về đọc sách
Ngày dạy :29/12/2010
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức :
HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. 
Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
Về kĩ năng :
Biết cách đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
Thái độ : Yêu quý sách. Có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn và đọc sách cho có hiệu quả.
b. Chuẩn bị 
GV : Tìm hiểu những bài văn nghị luận khác về lợi ích của việc đọc sách để bổ sung kiến thức cho bài giảng.
HS : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5p)
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (2p)
 Giới thiệu : Sách là kho tàng tri thức vô hạn, là kho báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nhà mĩ học, nhà lí luận nổi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã đề cập đến vấn đề đọc sách không phải là lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
Hoạt động 2 : Tri giác (10p)
PP : Đọc diễn cảm.
? Dựa vào phần sách giáo khoa và phần chuẩn bị của các em, hãy trình bày về tác giả bài viết “Bàn về đọc sách”. 
? Xác định thể loại của văn bản.
? Bài viết nghị luận vấn đề gì.
Dựa theo bố cục của bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề này ?
Bố cục : 3 phần
Phần 1 (Học vấnphát hiện thế giới mới) : Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
Phần 2 (Lịch sửtự tiêu hao lực lượng) : Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Phần 3 (Còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách như thế nào và cách đọc thế nào cho hiệu quả).
I. Đọc và chú thích
1. Tác giả 
Chu Quang Tiềm (1897- 1986), nhà mĩ học, nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2.Tác phẩm
- Trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
- Thể loại : Văn nghị luận.
- Bố cục : 3 phần
3. Đọc và giải thích từ khó
? Giải nghĩa từ : học vấn, học thuật, kinh, khí chất.
Hoạt động 3 : Phân tích, cắt nghĩa. (20p. PP đàm thoại, nêu vấn đề)
Đọc phần 1 của văn bản.
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
GV lí giải : Cột mốc.
Mỗi cuốn sách thường đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó mà người viết muốn đúc kết lại, gửi lại cho bạn đọc lời nhắn nhủ để thúc đẩy cuộc sống tiến lên. Mỗi cuốn sách đánh dấu một bước tiến của con người. Nhiều cuốn sách hay hợp lại trong một thời kì lịch sử, trở thành “cột mốc” ghi dấu bước tiến của thời kì đó.
Kết luận : Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời đại đã qua.
Tìm hiểu văn bản
Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, tích luỹ từ mấy nghìn năm.
Việc đọc sách có ý nghĩa là “trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ”, đáp lại tấm lòng mong muốn kì vọng của cha ông. Tích luỹ nâng cao kiến thức cho bản thân, góp công sức trí tuệ cùng mọi người tiếp tục cuộc “trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm xây dựng và phát triển thế giới mới.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá nhân loại.
Việc đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức, chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai.
? Trong đoạn văn 3, tác giả triển khai luận điểm nào ?
? Những thiên hướng sai lạc mà tác giả chỉ ra là gì ?
Sách là đáng quý nhưng cũng là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn/ Hai cái hại :
Những thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không nghiền ngẫm.
Sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
2. Những thiên hướng sai lạc khi đọc sách
- Đọc không chuyên sâu, không nghiền ngẫm.
- Chọn sách đọc không đúng, lãng phí thời gian.
? Em có nhận xét gì về cách triển khai luận điểm ở đoạn văn này ?
Các ý đưa ra theo lớp lang mạch lạc : Một là, hai là = hai cái hại thường gặp.
Dùng so sánh linh hoạt : Với quá khứ, hình ảnh so sánh sinh động : ăn tươi nuốt sống dẫn đến đau dạ dày. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận
Củng cố : (2p)
Vấn đề nghị luận của văn bản là gì ?
Em hiểu như thế nào về vai trò của việc đọc sách qua tìm hiểu phần đầu văn bản ?
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Nắm các luận điểm cơ bản của bài viết.
Xem phần tiếp theo : Phương pháp đọc sách.
Tiết 92: Bàn về đọc sách
Ngày dạy :
a. Mục tiêu cần đạt : như tiết 91
b. Chuẩn bị 
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ (5p)
Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách ?
Những thiên hướng sai lạc về việc đọc sách hiện nay ?
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế (1p)
Giới thiệu : Tiết học thứ hai chúng ta sẽ tìm hiểu luận điểm về phương pháp đọc sách và những thành công cơ bản của văn bản.
Hoạt động 2, 3 : Tri giác, phân tích, cắt nghĩa (25 p. PP đàm thoại, thảo luận nhóm. Kĩ thuật khăn trải bàn).
HS thảo luận nhóm :
? Phương pháp đọc sách được tác giả triển khai bằng mấy ý chính ? 
? Hãy phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
Về phương pháp chọn sách ?
Về phương pháp đọc sách ?
? Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách như thế nào khi đọc ?
Câu văn nào cô đúc nhất nhấn mạnh việc phải chọn sách cho tinh ?
? Vì sao ông Chu cho rằng không nên xem thường các sách thường thức. Em hiểu thế nào về các sách thường thức.
GV : ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
Tìm hiểu phương pháp đọc sách.
Đoạn 4, 5, 6
Cách chọn sách và cách đọc sách. 
Phải chọn cho tinh.
Đọc mười quyển sách không quan trọng không bằng đem thời gian, sức lực mà đọc một quyển thật sự có giá trị.
Không có học vấn nào tách rời các học vấn khác. Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.
Phương pháp đọc sách
a) Cách lựa chọn sách đọc
- Đọc những sách cần thiết thực sự, không tham đọc nhiều.
- Không xem thường các loại sách thường thức, gần gũi với lĩnh vực chuyên môn của mình.
? Theo quan điểm của Chu Quang Tiềm, đọc sách phải đọc cho kĩ. Ông đã sử dụng lập luận như thế nào để trình bày vấn đề ?
? Tác giả giải thích thế nào về việc đọc cho kĩ ? Đồng thời với lời khuyên, trong đó còn có lời răn đe. Em hãy chỉ ra ?
(Như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém)
GV : Theo Chu Quang Tiềm thì việc đọc sách đâu phải chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là việc rèn luyện tính cách làm người. Phương pháp đọc sách do Chu Quang Tiềm nên lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.
Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của mà đọc phải trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do, nhất là đối với những quyển sách có giá trị. Đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
b) Cách đọc sách
- Không nên đọc lướt mà đọc phải biết suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan mà phải có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
? Theo em, điều gì tạo nên sức thuyết phục hấp dẫn của văn bản này ?
? Hãy chứng minh tính chất chặt chẽ về lập luận của văn bản ?
? Trong bài viết, tác giả đã sử dụng cách viết giàu hình ảnh như thế nào ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sức thuyết phục hấp dẫn của văn bản.
- ý kiến đúng đắn, sâu sắc.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên (Tầm quan trọng của việc đọc sách, những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách rồi dẫn đến phương pháp đọc sách).
- Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ dùng ví von thật cụ thể và thú vị : Giống như ăn uống, giống như đánh trận, như cưỡi ngựa qua chợ, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, như trọc phú khoe của
Tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản
Nội dung lời bàn và cách trình bày đạt lí thấu tình.
Bố cục chặt chẽ hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
Cách viết giàu hình ảnh.
Hoạt động 4 : Tổng hợp (5p). PP khái quát hoá.
? Nêu những nội dung cần ghi nhớ.
? Giá trị về mặt nghệ thuật của văn bản.
Ghi nhớ
Nội dung
Giá trị của sách.
Tầm quan trọng của việc đọc sách.
Tác hại của việc đọc sách không đứng phương pháp.
Phương pháp đọc sách đúng đắn.
Nghệ thuật
Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố (7p). PP : Làm việc cá nhân.
GV nêu câu hỏi
GV tổng hợp.
? Trong thực tế học tập, em đã thực hiện việc đọc sách như thế nào ? Em rút ra được điều gì về những ưu nhược điểm trong việc đọc sách của mình.
HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
HS khác nhận xét.
iii. luyện tập
Phát biểu về điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.
Củng cố 
Muốn có học vấn thì :
Đọc sách là con đường duy nhất.
Đọc sách là một cách quan trọng trong nhiều cách.
Không nhất thiết phải đọc sách.
Vừa đọc sách vừa học bạn bè.
Nếu chúng ta bỏ hết sách vở ghi lại những thành tựu của con người về văn hoá, khoa học...thì cuộc sống con người :
Chẳng ảnh hưởng gì.
Cũng ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
Sẽ lùi về quá khứ mấy trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Sẽ trở nên đói rách, thiếu thốn về vật chất.
Những thế kỉ trước :
Sách còn nhiều hơn ngày nay.
Sách nhiều không kém ngày nay.
Hầu như không có sách.
Có sách nhưng không nhiều như ngày nay.
Các học giả thời xưa thường :
Người nào cũng đọc hàng ngàn cuốn sách, cuốn nào cũng thông thuộc.
Đọc ít nhiều tuỳ theo điều kiện, nhưng đã đọc cuốn sách nào thường đọc rất kĩ.
Đọc rất nhiều cuốn, nhưng thường đọc lướt, chủ yếu nắm lấy tinh thần cơ bản.
Muốn đọc sách có hiệu quả cần :
Không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
Phải đọc thật nhanh, thật nhiều cuốn.
Chỉ cần đọc lướt, loáng thoáng.
Đọc một cuốn thôi.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách : cách lựa chọn sách đọc và cách đọc sách.
Nắm các phần của ghi nhớ.
Chuẩn bị “Khởi ngữ”. Trả lời câu hỏi trong phần I.
Tiết 93 : khởi ngữ
Ngày dạy :4/1/2011
a. Mục tiêu cần đạt
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
Biết đặt câu có khởi ngữ.
Về kiến thức 
Đặc điểm của khởi ngữ.
Công dụng của khởi ngữ.
Về kĩ năng : Nhận diện câu có khởi ngữ và đặ ... hực tại; Câu 2 : Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ; Câu 3 : Cái mới mẻ ấy là lời gửi của nghệ sĩ.
Các nội dung này đều hướng vào chủ đề đoạn văn. 
Trình tự các ý hợp lô gíc.
1. Liên kết nội dung
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản; các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (Liên kết chủ đề).
Các đoạn, các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (Liên kết lôgic).
? Về mặt hình thức, liên kết giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện như thế nào.
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ? (Chú ý các từ ngữ in đậm).
- Lặp các từ : Tác phẩm – tác phẩm.
- Dùng từ cùng trường liên tưởng : tác phẩm – nghệ sĩ.
- Thay thế từ nghệ sĩ bằng từ anh.
- Dùng quan hệ từ Nhưng.
- Dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
2. Liên kết về hình thức
Lặp lại từ ngữ.
Dùng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng.
Dùng từ ngữ có tác dụng thay thế.
Dùng từ ngữ biểu thị quan hệ (Phép nối).
Hoạt động 4 : Tổng hợp. PP khái quát hoá. 2p
? Từ phân tích trên, em hãy rút ra nhận thức của mình về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Rút ra ghi nhớ
Hoạt động 5 : Luyện tập. 15p
HS thảo luận nhóm để làm bài tập.
II. Luyện tập
Bài tập : Phân tích sự liên kết nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn theo gợi ý :
 a) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới(1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với các nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5).
Chủ đề chung : Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và - quan trọng hơn- là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó.
Trình tự sắp xếp hợp lí :
Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam.
Những điểm hạn chế.
Cần khắc phục những điểm hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết như sau :
Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1) : phép đồng nghĩa.
Nhưng nối câu (3) với câu (2) – phép nối.
ấy là nối câu (4) với câu (3) – phép nối.
lỗ hổng ở câu (4) và câu (5) – phép lặp từ ngữ.
thông minh ở câu (5) và ở câu (1) – phép lặp từ ngữ.
b) Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Lặp từ ngữ : thế kỉ, thiên niên kỉ, ai ai, hành trang, con người.
Liên tưởng : năm nay – thế kỉ –thiên niên kỉ – thời khắc – từ cổ chí kim; nói – thừa nhận
Phép thế : như vậy, ấy
Bài tập 2 : Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn.
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.
Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
Tìm 2 ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Chuẩn bị : Tiết 110 Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Phần luyện tập).
Tiết 110 : Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Ngày dạy :28/1/2011
a. Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức 
Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
Về kĩ năng 
Nhận biết các phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
Về thái độ : Có ý thức viết đoạn có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
b. Chuẩn bị 
GV : Sưu tầm những đoạn văn, văn bản mẫu.
HS : Nắm được những yêu cầu về liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Chuẩn bị bài tập ở nhà.
c. Các bước lên lớp
Bước 1 : ổn định tổ chức
HS vắng :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Các câu trong đoạn và các đoạn trong văn bản phải đảm bảo những yêu cầu gì về mặt liên kết ?
Những phương tiện liên kết thường dùng là gì ?
Bước 3 : Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế. 1p. Thuyết trình.
 Giới thiệu : Tiết học sẽ giúp rèn luyện khả năng phát hiện tính liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn bản, từ đó có kĩ năng tạo lập văn bản có sáng tạo đoạn văn và văn bản có tính liên kết.
Hoạt động 2 : Luyện tập (33p)
Bài tập 1 : Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những đoạn văn bản.
Trường học – trường học (lặp)
Như thế thay thế cho câu cuối đoạn trước (thế, liên kết đoạn).
b) Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Văn nghệ – văn nghệ (lặp, liên kết câu)
Sự sống – sự sống; văn nghệ – Văn nghệ (lặp, liên kết đoạn).
c) Phép liên kết câu :
- Thời gian – thời gian – thời gian; con người – con người Con người (lặp).
d) Phép liên kết câu : 
yếu đuối – mạnh; hiền lành - ác (trái nghĩa).
Bài tập 1 :
a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai : đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc.Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì ? trong Tạp chí Tia sáng)
d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. 
(Nam Cao, Chí Phèo)
Tìm các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề.
- (Thời gian) vật lí – thời gian (tâm lí)
- vô hình – hữu hình
- giá lạnh – nóng bỏng
- thẳng tắp – hình tròn
- đều đặn – lúc nhanh lúc chậm
Bài tập 2 
Tìm những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
 Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.
(Thời gian là gì ?, trong Tạp chí Tia sáng)
Bài tập 3 : Chỉ ra các lỗi liên kết nội dung trong những đoạn trích và nêu cách sửa.
Các câu không phục vụ chủ đề chúng của đoạn văn.
Chữa : thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu. Ví dụ :
“Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ tới hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.”
Bài tập 3
a) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
b) Năm 19 tuổi, chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
c) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Là cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
Bài tập 4 : Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích.
Lỗi dùng từ : nó, hội trường.
Bài tập 4 
a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn. (Báo)
b) Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
Bài tập 5 
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà (5p)
- Viết đoạn văn, chỉ ra liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn ấy.
Chuẩn bị tiết 111, 112 : Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Củng cố 
Muốn có học vấn thì :
Đọc sách là con đường duy nhất.
Đọc sách là một cách quan trọng trong nhiều cách.
Không nhất thiết phải đọc sách.
Vừa đọc sách vừa học bạn bè.
Nếu chúng ta bỏ hết sách vở ghi lại những thành tựu của con người về văn hoá, khoa học...thì cuộc sống con người :
Chẳng ảnh hưởng gì.
Cũng ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
Sẽ lùi về quá khứ mấy trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Sẽ trở nên đói rách, thiếu thốn về vật chất.
Những thế kỉ trước :
Sách còn nhiều hơn ngày nay.
Sách nhiều không kém ngày nay.
Hầu như không có sách.
Có sách nhưng không nhiều như ngày nay.
Các học giả thời xưa thường :
Người nào cũng đọc hàng ngàn cuốn sách, cuốn nào cũng thông thuộc.
Đọc ít nhiều tuỳ theo điều kiện, nhưng đã đọc cuốn sách nào thường đọc rất kĩ.
Đọc rất nhiều cuốn, nhưng thường đọc lướt, chủ yếu nắm lấy tinh thần cơ bản.
Muốn đọc sách có hiệu quả cần :
Không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
Phải đọc thật nhanh, thật nhiều cuốn.
Chỉ cần đọc lướt, loáng thoáng.
Đọc một cuốn thôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc