TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
- Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực văb học nghệ thuật.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
- Nghệ huật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm nghệ thuật.
3. Thái độ:
Biết trân trọng những giá trị mà văn nghệ mang lại. Từ đó, biết học tập những điều tốt, .
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P ,KP . .
2. Bài cũ : 1.Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách ntn? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
2.Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản Bàn về đọc sách.
TUẦN 21 Ngày soạn:12/01/2013 TIẾT 96,97 Ngày dạy: 14/01/2013 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ - Nguyễn Đình Thi - A. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực văb học nghệ thuật. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Nghệ huật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản nghị luận. - Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận - Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm nghệ thuật. 3. Thái độ: Biết trân trọng những giá trị mà văn nghệ mang lại. Từ đó, biết học tập những điều tốt, ... C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ : 1.Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách ntn? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu? 2.Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản Bàn về đọc sách. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Một khúc nhạc du dương, trầm bổng chúng ta được nghe, một bức tranh, một pho tượng đẹp chúng ta được ngắm, một câu chuyện, một bài thơ đặc sắc chúng ta được đọc- hiểu- suy ngẫm,... tất cả gọi là văn nghệ. Đó là những sản phẩm tinh thần cao quý mang lại cho chúng ta bao điều bổ ích? Vậy những điều bổ ích cụ thể mà văn nghệ mang lại là gì? Văn bản Tiếng nói của văn nghệ – một tác phẩm nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh của nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: Gv yêu cầu HS theo dõi phần chú thích dấu sao C Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời cũng như xuất xứ của văn bản ? CVăn bản này được sáng tác theo thể loại nào ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản: - Hướng dẫn HS đọc: giọng mạch lạc, rõ ràng, đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ -Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu, gọi HS đọc nối tiếp đến hết văn bản. - Giải thích từ khó: Cho hs đọc phần chú thích sgk CXác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản? - Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: ->Nội dung của văn nghệ - Phần 2: Còn lại:-> Sức mạnh kì diệu của văn nghệ CTác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào chính trong văn bản này ? CKhái quát đại ý của văn bản ? - Gọi hs đọc đoạn từ đầu đến đời sống xung quanh CPhát hiện luận đểm? (văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng,tình cảm của người nghệ sĩ;thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác) CĐể chứng minh cho luận đểm trên, tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? CTác dụng của những dẫn chứng ấy? HS đọc thầm đoạn văn: Nguyễn Du viết .hay Tôn -xtôi; tự phân tích cách nêu dẫn chứng của tác giả và rút ra nhận xét. - GV: Nhưng bản chất, đặc điểm của những lời nhắn,lời gửi đó là gì, chúng ta cần đọc tiếp đoạn sau. Tiết 2: - HS đọc và suy nghĩ về đoạn văn lời gửi của nghệ thuật .một cách sống của tâm hồn * Thảo luận: CVì sao tác giả viết lời gửi của người nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn những bài học luân lý, triết lý đời người, lời khuyên xử thế dù là triết lý nổi tiếng sâu sắc, chẳng hạn triết lý duy tâm tài mệnh tương đố hay tâm là gốc, tâm tự lòng ta? * GV : Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ CTheo em vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? CNghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi thuyết phục bạn đọc ntn? Nói tóm lại, qua cách lập luận của tác giả, em hiểu văn nghệ có sức mạnh kì diệu ra sao ? CTiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? HS tìm dẫn chứng CTrong đoạn văn, không ít lần tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về bản chất của nghệ thuật.Bản chất đó là gì? CTừ bản chất đó tác giả diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận-tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì? CEm hãy nêu nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả khi nêu lên con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận? Vậy qua văn bản, em có bị thuyết phục về sức mạnh kì diệu của văn nghệ không? Nếu có, em hãy nói đôi lời thuyết phục những người khác về sức mạnh của văn nghệ. - GV tích hợp với bài Ý nghĩa văn chương ( lớp 7) để giáo dục các em tình yêu văn nghệ. * Hướng dẫn tổng kết: CNêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của NĐT qua bài tiểu luận này? CEm hiểu được gì sau khi học xong văn bản? CNêu lên ý nghĩa của văn bản? * Hướng dẫn luyện tập. CNêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung : 1. Tác giả : Sgk 2. Tác phẩm : - Hoàn cảnh ra đời : Viết năm 1948 ( thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ) -Xuất xứ của văn bản : In trong cuốn Mấy vấn đề văn học, xuất bản năm 1956 - Thể loại: Nghị luận (về một vấn đề văn nghệ) II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Đọc và giải nghĩa từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản : 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 2.3. Đại ý: Nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ. 2.4. Phân tích a. Nội dung của văn nghệ - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ; thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác + Nguyễn Du viết : + Tôn -xtôi viết :... -> Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. -> Nội dung văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người Tiết 2: b. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ * Sức mạnh kì diệu : Văn nghệ giúp ta nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình - Văn nghệ đối với quần chúng nhân dân: + Đối với số đông những người cần lao, những người bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả khi thưởng thức tiếp nhận văn nghệ họ hình như biến đổi hẳn, làm cho tâm hồn họ được sống: Người đàn bà nhà quê (.) + Văn nghệ làm cho đời sống ngày một nên tươi mát, đỡ khắc khổ, giúp con người biết sống và mơ ước vượt lên qua bao khó khăn gian khổ -> Giọng văn chân thành, say mê làm tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho văn bản; lời văn giàu hình ảnh. ->Văn chương lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người. * Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm - Chỗ đứng của người nghệ sĩ là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với cuộc sống sản xuất và chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vui trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội - Nghệ thuật là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa -> Dẫn dắt tự nhiên, dễ hiểu =>Vấn đề nghị luận thuyết phục người đọc 3.Tổng kết : a) NT : - Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Có lập luận chạt chẽ, giàu hình ảnh ; dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. b) ND : * Ý nghĩa văn bản : Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. 4. Luyện tập: III. Hướng dẫn tự học: - Trình bày những ảnh hưởng, tác động của tác phẩm văn học đối với bản thân em. - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản . - Soạn bài : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: