Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tiết 151 đến tiết 155

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tiết 151 đến tiết 155

LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. Viết một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết biên bản.

3. Thái độ: tích cực học tập

B. Chuẩn bị.:

- Giáo viên:

- Học sinh: Chuẩn bị bài

C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kỹ thuật động não

D.Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.

III.Bài mới.

Hđ1: Gt bài

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tiết 151 đến tiết 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 151	 Ngày 30/3/2012	
Luyện tập viết biên bản
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. Viết một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết biên bản.
3. Thái độ: tích cực học tập
B. Chuẩn bị.:
- Giáo viên:
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.
III.Bài mới. 
Hđ1: Gt bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Ôn tập lí thuyết
+ GV gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi:
? Biên bản là gì?
? Mục đích của biên bản?
? Trách nhiệm và thái độ của người viết biên bản?
? Bố cục của biên bản?
? Lời văn và cách trình bày biên bản? 
HĐ3: Luyện tập:
+ GV kiểm tra bài tập của tiết trước (bài 2), cùng học sinh thống nhất về đề cương biên bản của cuộc họp.
+ GV gọi HS đọc.
? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không?
? Cần sắp xếp lại như thế nào ?
+ GV hướng dẫn học sinh viết biên bản “ Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn”, theo dàn bài:
+ GV hướng dẫn học sinh làm bài bài tập : Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần.
+ GV hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chủ yếu của biên bản:
+ GV yêu cầu học sinh dựa vào kết quả kết quả thảo luận -> Học sinh viết biên bản vào vở bài tập .
+ GV kiểm tra, theo dõi uốn nắn cho HS .
+ GV chọn hai bạn khá đọc kết quả bài tập của mình cho lớp nghe.
+ GV tổng kết , rút kinh nghiệm.
I - Ôn tập lí thuyết:
Học sinh trả lời.
II - Luyện tập:
1.Biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn.
+ HS đọc lại nội dung ghi chép về hội nghị thảo luận và rút ra các nhận xét:
+ HS thảo luận.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị.
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự.
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận. 
2. Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực nhật tuần.
+ HS thảo luận.
- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
- Nội dung bàn giao như thế nào? ( Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao,.).
+ HS viết biên bản vào vở bài tập .
+ HS trao đổi và kiểm tra cho nhau.
D - Củng cố
	? Thế nào là biên bản, mục đích của biên bản là gì?
	? Bố cục của biên bản như thế nào ?
	? Lời văn trong biên bản như thế nào ?
	? Thái độ của người viết biên bản như thế nào?	
E. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài, nắm chắc cách viết biên bản.
	- Làm bài tập số 2 sgk tr 136.
	- Bài tập tiếp theo : Hãy viết biên bản đại hội lớp em.
	- Chuẩn bị bài : Hợp đồng.
Tiết 152	Ngày soạn: 30/3/2012	
Hợp đồng
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: - Giúp học sinh :
+ Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng.
 + Viết được một hợp đồng đơn giản.
 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
3. Thái độ: Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết.	
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : 
? Biên bản là gì? Cách viết biên bản như thế nào ?
? Bố cục của một biên bản như thế nào?
III.Bài mới. 
HĐ1: GT bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Đặc điểm của hợp đồng:
?7
+ GV gọi HS đọc hợp đồng mẫu SGK.
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu gì?
? Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
? Em hiểu hợp đồng là gì?
HĐ3: Cách làm hợp đồng
+ GV hướng dẫn HS xem lại hợp đồng mua bán SGK ở mục I.
? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
? Phần nội dung ghi những gì?
? Phần kết thúc gồm những mục gì?
? Cách làm hợp đồng như thế nào?
+ GV gọi HS đọc ghi nhớ.
I- Đặc điểm của hợp đồng:
1. Ví dụ: sgk.
2. Nhận xét:
- Cần có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo qui định của pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau.
- Yêu cầu:
+ Cầ ngắn gọn, rõ ràng chính xác, chặt chẽ và ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
+ Viết đúng qui tắc viết hợp đồng
+ HS tự tìm.
3.Kết luận
* Ghi nhớ: (Sgk tr 138) 
II - Cách làm hợp đồng:
1. Ví dụ: sgk tr 136- 137.
2. Nhận xét:
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu, tên hợp đồng.
+ Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng.
+ Thời gian địa điểm kí hợp đồng.
+ Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ của các bên tham gia kí hợp đồng.
- Phần nội dung:
+ Ghi lại các điều khoản cụ thể.
+ Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
- Phần kết thúc:
+ Đại diện của các bên kí hợp đồng và đóng dấu.
- Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
3. Kết luận
*Ghi nhớ: (Sgk tr 138) 
+ HS đọc.
HĐ4 : III. Luyện tập:
Bài 1: GV hướng dẫn HS thảo luận tìm các tình huống cần viết hợp đồng :
	 - b, c, e.
Bài 2: Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hoá hợp đồng thuê nhà.
 GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ở nhà.
 Yêu cầu: Viết đúng chính xác thể loại hợp đồng.
 D - Củng cố
	? Hợp đồng là gì? Vì sao phải viết hợp đồng.
	? Cách viết hợp đồng như thế nào ?
	? Hợp đồng và viết biên bản khác nhau như thế nào?
 E. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài, nắm chắc đặc điểm và cách viết hợp đồng.
	- Làm bài tập 2 vào vở bài tập .
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng.
	- Bài tiết sau: + Bố của Xi- mông.
	 + Ôn tập về truyện.
	- Tự ôn tập trước để kiểm tra phần truyện trong tuần sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 153	Ngày soạn: 30/3/2012	
Văn bản: bố của xi-mông
	 (G.Đơ Mô-pa-xăng)
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:- Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào.
 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện.
 3. Thái độ:- Giáo dục học sinh lòng yêu thương bạn bè và mở rộng là lòng yêu thương con người.
 	B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Chân dung G. Đơ Mô-pa-xăng
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : 
? Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn như thế nào?
? Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang như thế nào ?
III.Bài mới. 
 Hđ1: GV giới thiệu vào bài bằng cách gợi cho học sinh nhớ lại các bài đã học trước đây về văn học Pháp: Buổi học cuối cùng, Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục, Đi bộ ngao du của Ru- xô. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Giới thiệu chung:
+ GV gọi HS đọc chú thích SGK
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Mô- pa- xăng? 
GV Gt: Chân dung G. Đơ Mô-pa-xăng
Ông là nvăn nổi tiếng của nước Pháp với xu hướng viết truyện ngắn hiện thực. Với trên 300 truyện ngắn, tiểu thuyết và một số t/phẩm thuộc thể loại 
khác. Ông mở đầu sự nghiệp bằng truyện “Viên mỡ bò” (1880) nổi tiếng. Ông đã nâng nthuật truyện ngắn lên trình độ cao, ndung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng. Cuối đời ông bị bệnh thần kinh và mất trong bệnh viện 
? Nêu xuất xứ của đoạn trích ?
HĐ3: - Đọc - hiểu văn bản:
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn, chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọng nói, lời thoại.
? Tóm tắt nội dung của văn bản ?
? Theo em văn bản nên chia bố cục ntn cho phù hợp?
 Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai? Vì sao đó là nvật chính? 
- Chính: Xi- mông, Phi-líp, Blăng-sốt.
- Phụ: Thầy giáo, bạn Xi-mông.
- Xi- mông là nvật chính vì câu chuyện xoay quanh nỗi khổ không có bố và sự giải thoát cho Xi- mông khỏi nỗi khổ đó.
 Ngôi kể, trình tự kể?
- Thứ 3, kể theo trình tự thời gian.
? Cậu bé Xi- Mông được hiên lên qua những chi tiết nào về hình dáng ?
? Em hãy cho biết cậu bé Xi - mông bị rơi vào hoàn cảnh ntn?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu bé.
Gv goi hs đọc đoạn 1.
 Phần đầu VB kể và tả lại chuyện gì? ở đâu?
- Xi mông mới khoảng 7 - 8 tuổi, lại muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Vì lần đầu đến trường bị bạn bè chế giễu và bắt nạt vì không có bố.
 Một cảnh tượng như thế nào hiện ra trước mắt cậu bé khi ở bờ sông?
Cảnh ấy tác động đến tâm trạng Xi-mông như thế nào?
 Hình ảnh một em bé đẫm nước mắt, lang thang một mình bên bờ sông, thèm được ngủ trên mặt cỏ gợi lên một số phận như thế nào?
đ thương cảm ở phía người đọc.
 Sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn em vào một trò chơi như thế nào? Trò chơi ấy tác động thế nào đến Xi-mông? 
- Như vậy, trước cảnh đẹp của thiên nhiên cùng trò chơi đuổi bắt chú nhái đã cuốn hút em, đã khiến em không những quên đi sự đau khổ tinh thần mà lại muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa.
Lúc này Xi-mông tìm được niềm vui bên bờ sông sau khi bị chính những người là bạn học chế giễu. Em nghĩ gì về việc này?
HS: Thảo luận bàn (2phút)
- Sự việc này còn có ý nghĩa phê phán thực trạng XH lạnh lùng với nỗi khổ của con người.
 Sau đó vì sao Xi mông lại buồn bã khóc?
- Thực tại không thoát ra được và đó là diễn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong một hoàn cảnh thật đáng thương.
 Theo em, Xi-mông cầu nguyện điều gì?
+ Cầu có một người bố.
+ Cầu thoát khỏi nỗi khổ.
 Tgiả đã sdụng biện pháp nthuật gì khi khắc hoạ nỗi đau khổ của Xi- mông?
 Việc em không đọc hết bài kinh vì những cơn nức nở, cho thấy cậu bé phải chịu một nỗi khổ như thế nào? 
Theo em ai là người có lỗi trong nỗi đau khổ của Xi- mông? 
A. Đám bạn học.
B.Những người đã lánh xa mẹ con em.
C. Người đàn ông đã lừa dối mẹ em.
D. Mẹ em. 
 Theo em có cách nào giải thoát cho Xi- mông khỏi nỗi đau khổ này không?
- HS tự bộc lộ.
 Nếu là Xi- mông em sẽ xử sự ntn? 
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
- Guy-đơ Mô -pa- xăng (1850- 1893) là nhà văn Pháp.
- Ông để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ. Các tác phẩm phản ánh sâu sắc xã hội Pháp thế kỉ XIX.
2.Tác phẩm:
- Bố của Xi- mông trích từ truyện ngắn cùng tên. 
II - Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc- tóm tắt
Vì không có bố, cậu bé Xi-mông con chị Blăng-sốt định chết. Nhưng bác thợ Phi-líp đã giải thoát cho cậu bé bằng cách nhận là bố của Xi- mông
2. Bố cục 
- Từ đầu ... khóc hoài 
Tâm trạng tuyệt vọng của Xi- mông
Tiếp ... một ông bố
Xi- mông gặp bác Phi -Líp
Tiếp.. bỏ đi rất nhanh.
Phi - líp đưa Xi- Mông về nhà
- Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
3. Phân tích:
a. Nhân vật Xi- mông:
*Hoàn cảnh của Xi- mông.
- Độ 7- 8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.
- Con chị Blăng- sốt, không biết bố là ai.
- Bạn b ...  Xi- mông thể hiện rõ nét nhất qua cử chỉ nào của bác?
- Nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào 2 má.
 Bác Phi- líp bỗng trở thành bố của Xi-mông. Theo em vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng vô cùng khó khăn này?
- Bác là người nhân hậu, biết thông cảm với nỗi khổ của người khác.
Nêu cảm nhận của em về bác Phi-líp?
 Bác nhận lời làm bố của Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến chị Blăng-sốt. Từ trong đáy lòng thật sự bác muốn làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp mất mát cho người phụ nữ bất hạnh.
Qua cái nhìn của Phi-líp,chị Blăng-sốt là người như thế nào?
( gợi ý: t/cách của chị được thể hiện ntn qua ngôi nhà, thái độ, cử chỉ đvới khách. ?)
GV: Hình dáng, tư thế ấy khiến cho Phi líp ngay lập tức không thể có ý đùa cợt.
 Thái độ, tình cảm của chị khi ôm con vào lòng? 
 Nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ như thế nào?
 Có ý kiến cho rằng chị Blăng- sốt là người hư hỏng. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: Chị là người tốt, chỉ trót lầm lỡ và bị kẻ khác lừa dối mà thôi? ý kiến của em?
- Hs tự bộc lộ.
Qua những chi tiết được tìm hiểu ở trên em hãy nêu c/nhận của em về nvật chị Blăng- sốt?
GV: Qua các chi tiết, tgiả đã cho ta biết mẹ của Xi- mông là một cô gái xinh dẹp, rất đứng đắn, đức hạnh chẳng qua là vì nhẹ dạ, cả tin nên bị một gã đàn ông lừa dối. Chị còn là một người mẹ hết mực yêu thương con, rất có lòng tự trọng. ậ phần cuối tphẩm, tgiả còn để cho một người thợ rèn cùng làm việc với bác Phi- líp nói với bác Phi- líp rằng “ Blăng- sốt là một cô gái tốt bụng, trung hậu, mặc dù gặp truyện không hay nhưng vẫn can đảm, nề nếp, cô ấy sẽ là một người vợ xứng đáng với một người đàn ông tử tế.-> Tgiả đã có thái độ thông cảm, trân trọng đvới những thiếu phụ lao động nghèo trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.
 Những nhân vật như chị Blăng- sốt có còn trong csống của chúng ta bây giờ không?
-GV liên hệ: TKiều, thực tế.
 Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì?
Khái quát diễn biến tâm trạng 3 nhân vật?
- Xi-mông: Từ buồn tủi, tuyệt vọng đ ngạc nhiên, vui mừng, tự tin, hạnh phúc.
- Blăng-sốt: Ngượng ngập đ đau khổ, xấu hổ, quằn quại.
- Phi-líp: Ngac nhiên đ cảm thông; đùa cợt đ nghiêm túc. 
 Qua văn bản em rút ra bài học gì?
HS: Đọc ghi nhớ SGK
GV: Nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức
3.Phân tích
b. Khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà.
- Khi gặp bác Phi-líp:
+ Xi- mông mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu  vì  cháu cháu..không có bốkhông có bốnói giữa những tiếng nấc.
- Câu văn có nhiều dấu chấm lửng, ngắt quãng, lặp đi, lặp lại.
" Xi- mông đang rất đau đớn
- Khi gặp mẹ: 
- nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóccon đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh contại con không có bố.
+ Bác có muốn làm bố cháu không.
-> Muốn nhận bác Phi-líp làm bố.
+"Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối "
-> chứng tỏ khát khao có bố của bé nhất định phải thực hiện được.
+ Được bác Phi-líp nhận lời, Xi-mông lập tức hết buồn và tự khẳng định " Thế nhé! Bác là bố cháu"
* Ngày hôm sau ở trường
+ chủ động trả lời và quát vào mặt chúng những lời nặng, mạnh như ném một hòn đá.
đ Hãnh diện và tự hào có một người bố mới.
* Tiểu kết: Với cách khắc hoạ phù hợp với tâm lí trẻ thơ
-> Xi- mông là một em bé hồn nhiên đáng thương, đáng yêu, có cá tính nhút nhát, song cũng rất nghị lực..
b. Nhân vật bác Phi-líp.
- Khi gặp Xi- mông: 
+Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi- mông về nhà nghĩ bụng tự nhủ thầm: 
+Có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt.
- Khi gặp chị Blăng- sốt: 
+Hiểu ra là không thể bỡn cợt được.
+ Khi đối đáp nhận làm bố của Xi- mông: vui vẻ.
- Mới đầu định đùa cợt nhưng khi đứng trước chị Blăng-sốt, Phi-líp lập tức dập tắt ý định đùa cợt. Ngược lại thấy rụt rè, ấp úng vì nể trọng chị. Lời nói của bác với chị trở nên trang trọng và có phần khách sáo, bất ngờ. Từ sự an ủi của người lớn với đứa trẻ có h/cảnh éo le đến tình yêu thương đích thực.
- Bác là người nhân hậu, tử tế, có lòng vị tha và có tính cách hào hiệp, giàu tình thương yêu trẻ. Hiểu, thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh với người khác.
c. Chị Blăng-sốt
+ Đẹp nhất vùng người thiếu phụ cao lớn, xanh xao
+ Ngôi nhà của chị: nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ.
+ Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm người đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà .
+ Nỗi lòng với con: Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã, tuôn rơilặng ngắt, quằn quại vì hổ thẹn.
- Trước câu hỏi ngây thơ của con, nỗi đau đớn, nhục nhã lại có dịp vò xé trái tim chị.
đ Chị là một người phụ nữ đức hạnh, có một thời nhẹ dạ, bị lừa dối, rất mực yêu con.
4. Tổng kết
- Nghệ thuật.
- Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói.Đối thoại chân thực, sinh động.
- Nội dung: 
- Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.
D. Củng cố
- GV: khái quát nội dung bài học, làm BT củng cố
a.Đọc truyện em hiểu nỗi khổ nào của con người từ số phận của mẹ con Xi- mông? Hphúc nào của con người từ tấm lòng bác Phi- líp?
+ Bị phụ bạc, bị ghét bỏ.
 + Hphúc khi được chia sẻ nỗi khổ, nhận được lòng nhân áI của con người.
 b. Đau khổ và hạnh phúc của những nvật nhắc nhở cta điều gì?
 + Hãy rộng lòng yêu thương c/người, cảm thông chia sẻ với mọi nỗi khổ của con người.
 c. Theo em tgiả viết truyện này với dụng ý gì?
 + Lên án sự bội bạc đối với con người.
 + Đề cao lòng nhân ái.
 d. Từ đó có lhệ với tphẩm nào , nvật vật nào em đã được học? 
 + Lão Hạc- nam Cao; Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng.
- HS: Nắm được ndung- nghệ thuật của bài
 E. Hướng dẫ về nhà:
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài: - Ôn tập về truyện.
	 - Chuẩn bị kiểm tra Văn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 155	 Ngày soạn: 30/3/2012	
ôn tập về truyện
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình lớp 9. Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: Tích cực ôn tập
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C- Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật động não
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ khi ôn tập.
III.Bài mới. 
 I. Yêu cầu:
	 - GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập .
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 II - Nội dung ôn tập:
1. Bảng thống kê các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam:
STT
Tên tácphẩm
Tác giả
Năm ST
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc; truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với anh thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Bến Quê
Nguyễn Minh Châu
1985
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương.
 5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
2. Các tác phẩm truyện sau cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được một số nét cơ bản của lịch sử người VN:
 - 5 Truyện ngắn VN từ sau 1945 đến nay được sắp xếp theo các thời kì lịch sử:
 + Thời kì kháng chiến chống Pháp: Làng.
	+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi.
	+ Sau 1975: Bến quê.
 - Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
 - Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật : ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu ( Chiếc lược ngà), Phương Định, Nho, Thao ( Những ngôi sao xa xôi).
+ Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng một mình trên núi cao có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
+ Ông Sáu: Tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
+ Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
3. Nêu cảm nhận về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc:
 - Học sinh tự do cảm nhận, phát biểu suy nghĩ của mình.
 - Học sinh nào có cảm nghĩ thực sự sâu sắc -> cho điểm, biểu dương.
4. Đặc điểm nghệ thuật của các truyện:
 - Phương thức trần thuật:
	+ Kể ở ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
	+ Kể ở ngôi thứ ba: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
 - Tình huống truyện: 
* GV yêu cầu học sinh nhắc lại về các tình huống truyện đặc sắc trong các truyện đã học.
	+ Làng: “Làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian”.
	+ Lặng lẽ Sa Pa: “ Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa 3 người trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m”
	+ Bến quê: “Một người bệnh nặng sắp chết không đi được.”.
	+ Chiếc lược ngà: “ Ông Sáu xa nhà về thăm nhà, con không nhận cha”.
	+ Những ngôi sao xa xôi: “Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép, một trận mưa”
D - Củng cố
 ? Kể sáng tạo một trong những truyện đã học, thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới.
 ? Vẽ tranh minh hoạ cho một truyện, một nhân vật mà em tâm đắc nhất.
E. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà ôn bài thật kĩ, nắm chắc nội dung, nghệ thuật, tình huống truyện đặc sắc.
 - Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích.
 - Ôn tập tốt tiết sau: Kiểm tra 45 phút.
 - Chuẩn bị bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày.tháng.năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_9_(Tiet_151-155).doc