Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 17, 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 17, 18

CỐ HƯƠNG

 Lỗ Tấn

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

2.Kĩ năng:

 - phân tích tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Yêu quê hương, bạn bè

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm, KT động nóo.

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Tiết: 81
Ngày soạn: 1 / 12 /2011
Cố hương 
 Lỗ Tấn 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
2.Kĩ năng:
 - phân tích tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Yêu quê hương, bạn bè
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm, KT động nóo..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản 
 ?Những ngày ở quê, nhân vật tôi gặp lại người quen cũ. Cuộc gặp gỡ nào được kể nhiều nhất?
?Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào? - Thời quá khứ
 - Thời hiện tại
?Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với những cảnh tượng nào?
?Em hãy cho biết vì sao nhân vật tôi gọi đó là "một cảnh tượng thần tiên"
Ngày ấy, con người Nhuận Thổ hiện lên ntn về hình dáng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
Khi chia tay tôi khóc, Nhuận Thổ khóc, cho ta thấy họ có một tình bạn ntn?
Từ đó hình ảnh về một người bạn ntn hiện lên trong tâm trí tôi?
H/s theo dõi tiếp VB. 20 năm sau nhân vật tôi về thăm lại QH.
Hình ảnh Nhuận Thổ sau 20 năm được miêu tả như thế nào về hình dáng, điệu bộ ,tính nết?
?Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ?
?Từ đây thấy Nhuận Thổ của hiện tại là con người ntn?
?Nguyên nhân nào làm nên sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ
(Đọc dòng suy nghĩ của nhân vật tôi)
?Tình cảm giữa tôi và NT trong hiện tại?
Tâm trạng của tôi khi gặp lại NT?
?Ngoài nhân vật trên còn có những con người khác của cố hương được miêu tả,đó là những ai?có hành động như thế nào?
?Nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này?
?Qua những con người ở cố hương người kể chuyện muốn thể hiện điều gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?
?Trước sự thay đổi ấy của cố hương, tôi có cảm xúc, suy nghĩ gì?Tìm chi tiết?
?Thể hiện tâm trạng gì của nhân vật tôi?
?Nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này?
=>kết hợp TS,MT.BC,BL
?Qua phần này tác giả muốn phê phán điều gì,phê phán những ai?-XHPK cổ hủ
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản
* Gọi học sinh đọc đoạn cuối
?Tìm chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật tôi khi rời cố hương?
?Vì sao tôi lại có tâm trạng ấy?
? Khi rời cố hương nhân vật ''Tôi'' đã mong ước điều gì?
?một cuộc đời mới theo mong ước của nhân vật tôi sẽ là một cuộc đời như thế nào?-HS thảo luận-lang quê tươi đẹp,con người lương thiện
?Trong niềm hi vọng của tôi xuất hiện một cảnh tượng như thế nào?Cảnh tượng này đã từng xuất hiện ở đầu văn bản,khi đó cố hương như thế nào?(thanh bình giàu đẹp)
?Qua đó nhân vật tôi mong ước ntn về cố hương?
* Nhân vật ''Tôi'' hi vọng thế hệ trẻ sống cuộc đời mới tốt đẹp.
Hoàng và Thuỷ Sinh sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
?ý nghĩ cuối cùng của nhân vật tôi: Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.Theo em hình ảnh con đường trong tác phẩm này mang mấy ý nghĩa?
?Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường? 
?Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì khi viết:đi mãi thì thành ?
?Những hi vọng của nhân vật tôi có gì khác Nhuận Thổ?(hi vọng này chỉ có thể thực hiện dựa vào đâu?)
?Qua hình ảnh con đường.Lỗ Tấn muốn gửi gắm điều gì với con người ở cố hương?
?Hình ảnh con đường có thức tỉnh cho riêng em điều gì?
?Tâm trạng Lỗ Tấn ở phần này?
?nhận xét nghệ thuật phần này?
?Qua đó nhân vật tôi đã tự bộc lộ tình cảm nào với cố hương?
?So sánh tâm trạng của Lỗ Tấn qua 3 phần?
-phảng phất buồn-đau xót- hi vọng.
?Ngoài ý nghĩa quê cũ.cố hương còn có ýnghĩa rộng hơn, em hiều như thế nào về hình ảnh cố hương ở tác phẩm này?
=>vấn đề đặt ra rộng lớn hơn:phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới khác trước, tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai .đó là điều mà LT mong muốn vì vậy ông được mệnh danh là chủ tướng của CMVH TQ
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
?Nội dung của truyện?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
2. Phân tích:
b. Những ngày nhân vật "tôi" ở cố hương
- Nhân vật Nhuận Thổ và chị Hai Dương
*Nhân vật Nhuận Thổ
+Quá khứ
-Cảnh tượng:Vầng trăng, bãi cát, dưa hấu.
 Đứa bé 11, 12 tuổi cổ đeo vòng bàn tay cầm đinh, ba đâm con tra
ị Cảnh tượng thần tiên.
ị Dấu hiệu của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc nới làng quê, bây giờ chỉ còn trong giấc mơ
-Hình dáng: Khuôn mặt tròn nước da bánh mật
-Trang phục: Đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, đeo vòng bạc sáng loáng.
-Tính tình:Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với tôi.
-Hiểu biết:bẫy chim sẻ tài lắm, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm
- Tình cảm hai đứa:TB thuở ấu thơ gắn bó thân thiện, bình đẳng.
=>Nhuận Thổ khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
+Hiện tại
- Da màu vàng sạm, vết nhăn sâu tận mi mắt viền đỏ mọng húp, đội mũ lông chiên rách tươm, mặc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay thô nặng nề, nất nẻ
- Dáng điệu cung kính: Bẩm ông..
-ngồi trầm ngâm,lặng lẽ hút thuốc
- Xin đồ đạc cũ
-Tặng tôi ít đậu xanh
- Thay đổi tính nết: tự ti, tham lam
- Phép so sánh tương phản
=> Nhuận Thổ hiện tại già nua, tiều tụy và hèn kém
+ Cách sống lạc hậu của người nông dân
+ Hiện thực đen tối của XH áp bức.
-Hai người vẫn nghĩ đến nhau nhưng có sự cách bức=>sự ngăn cách đáng sợ của bức tường giai cấp
-Chết điếng người, buồn
*những nhân vật khá
-người mua gỗ cứ tiện tay mang bừa đi
-kẻ đưa tiễn, kẻ lấy đồ đạc
=>nghệ thuật đối lập.miêu tả hình dáng,hành động kết hợp những lời nhận xét=>cuọc sống quẩn quanh, bế tắc,nghèo khổ,làng quê tàn tạ,con người khổ sở, hèn kém, bất lương
-Tâm trạng:buồn, đau xót, cô đơn vì cảnh vật con người quê hương đổi thay, sa sút,nhếch nhác, nghèo đói vì lễ giáo phong kiến cổ hủ;xót xa vì sự ngăn cách giữa tôi và NT.Không còn bóng dáng người bạn nhỏ tươi tắn năm nào.Thương cảm đành bùi ngùi chia tay với cố hương.
c. Trên đường ''Tôi'' rời cố hương 
-Lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt
=> Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác, nghèo hèn và xa lạ, từ cảnh vật đến con người.
-Mong cho thế hệ con cháu Hoàng - Thủy Sinh không bao giờ phải cách bức nhau, khốn khổ, đần độn, chúng phải sống cuộc đời mới .
=>mong ước một cuộc sống yên bình,no ấm cho quê hương
*Hình ảnh con đường
-Nghĩa đen:đường đi
-Nghĩa biểu tượng : Con đường đi đến tự do, hạnh phúc, con đường của tự thân vận động, dựng xây và hi vọng của con người.
=> Cũng như con đường trên mặt đất mọi thứ trong cuộc sống này không tự sẵn có. Bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả . Đó là ý nghĩa khái quát triết lí của tác phẩm
-Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay chúa trời ban tặng mà do chính con người, nhiều người đi, đi mãi thì nên.
-Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.
-Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đi đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
-HS thảo luận.
=>tin tưởng, hi vọng.
-biểu cảm+nghị luận
-Khơi dậy tinh thần không chịu áp bức nghèo hèn cho dân làng.Tin vào cuộc đời mới ở quê hương
=>biểu hiện một tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt:yêu quê hương mong muốn cho quê hương giàu đẹp.
-Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của đất nước.
3.Tổng kết 
+Nghệ thuật: kể xen miêu tả, nghị luận, đậm chất trữ tình, miêu tả nội tâm sâu sắc...
+ Nội dung: ghi nhớ( SGK )
- Học sinh đọc ghi nhớ
III. Luyện tập 
- Yêu cầu học sinh trình bày miệng bài tập trong SGK.
-HS làm bài tập SGK .
GV:Sau baonhiêu năm về thăm quê,nhân vật toi thấy buồn bã xót xa trước cảnh quê hương thay đổi,tàn tạ,nhưng buồn nhất vẫn là sự thay đổi của con người,bị đè nén nghèo khổ,áp bức bất công con người trở lên hèn kém,ngu muội.
* Củng cố: ý nghĩa hình ảnh con đường?
* Hướng dẫn về nhà
-Học ghi nhớ, phân tích nhân vật Tôi 
-Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị "ôn tập tập làm văn"
Tuần: 17
Tiết: 82
Ngày soạn: 2/ 12 /2011
Trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt:
Giuựp hoùc sinh :
Cuỷng coỏ kieỏn thửực naõng cao kieỏn thửực ủaừ hoùc ụỷ kú naờng kieỏn thửc vaờn tửù sửù . Tửù ủaựnh giaự trỡnh ủoọ naờng lửùc cuỷa baỷn thaõn veà kú naờng xaõy dửùng coỏt truyeọn, nhaõn vaọt, xaõy dửùng ngoõn ngửừ nhaõn vaọt trong keồ chuyeọn ủụứi thửụứng vaứ trớ tửụùng tửụùng cuỷa hoùc sinh .
Troùng taõm : Reứn kú naờng vieỏt baứi vaờn
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Kt động nóo
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
I. Đề bài :
Tưởng tượng mỡnh gặp gỡ và trũ chuyện với người lớnh lỏi xe trong tỏc phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe khụng kớnh” của Phạm Tiến Duật.
Em hóy kể lại cuộc gặp gỡ và trũ chuyện đú.
II. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
í
NỘI DUNG
ĐIỂM
MỞ BÀI
 + Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhõn vật người lớnh.
1 đ
THÂN BÀI
+ Gặp gỡ người lớnh lỏi xe trong trường hợp nào ? ( Cú thể là nằm mơ ngược dũng thời gian gặp người lớnh vào đỳng thời điểm ngày ấy ; hoặc là sau nhiều năm kết thỳc chiến tranh, hụm nay gặp người lớnh đó trờn dưới 60 tuổi )
+ Miờu tả vài nột về giọng núi, nụ cười, trang phục của người lớnh.
 + Người lớnh lỏi xe trũ chuyện với ta về những gỡ đó được Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ. 
+ Cảm xỳc dõng trào trong nội tõm khi nghe người lớnh kể chuyện.
 + Nhận xột của bản thõn về nhõn vật qua lời nhõn vật kể chuyện,: tư thế, thỏi độ, tinh thần 
1,5 đ
1,5 đ
3 đ
1 đ
1 đ
KẾT BÀI
+ Sự việc kết thỳc :
 Cảm nhận về người lớnh hụm qua (trong chiến đấu) và hụm nay (trong thời bỡnh).
 Nghị luận về trỏch nhiệm của thế hệ trẻ hụm nay biết sống sao cho xứng đỏng.
0,5 đ
0,5 đ
* Biểu điểm:
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết lưu loát, có cảm xúc. Nội dung đảm bảo các yêu cầu trên hoặc bài viết có sáng tạo hấp dẫn, phù hợp. Kết hợp tốt các yếu tố và hình thức ngôn ngữ ( đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) 
 8 – 10 điểm.
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết lưu loát, có cảm xúc. Nội dung cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên Kết hợp các yếu tố và hình thức ngôn ngữ trên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, còn sai vài lỗi chính tả: 7 điểm.
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Bài viết có cảm xúc, có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và hình thức ngôn ngữ trên song hiệu quả chưa cao. Nội dung còn sơ sài, diễn đạt đôi khi còn vấp hoặc còn sai một vài lỗi chính tả: 5 – 6 điểm.
- Các trường hợp: làm kém, không đảm bảo về nội dung, xác định sai thể loại, làm lạc đềtuỳ theo mức độ: 1 – 4 điểm.
( GV trân trọng các bài viết sáng tạo).
III.Nhận xét
+Ưu ... 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 - Hiểu về tiểu sử Gorki và tiểu thuyết ‘’Thời thơ ấu ‘’.
 - Nhận thức được những tâm hồn trong trắng,sống thiếu tình thương của bọn trẻ trong đoạn trích.
 -Hiểu khái niệm ‘’tiểu thuyết tự thuật ‘’và nghệ thuật kể chuyện của Gorki.
2.Kĩ năng:
 - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Yêu quý bạn bè và những người cùng cảnh ngộ
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
-Chân dung Macxim Gorki
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: ?Phân tích hình ảnh con đường trong tác phẩm Cố hương
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki? 
Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn.
? Xuất xứ của đoạn trích ? 
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn giới thiệu đoạn trích( SGK- trang 232)
I. Giới thiệu bài:
1. Tác giả:
Mácxim Gorki(1868-1936) là bút danh của A.Pêscốp-Nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX.
-Gorki (cay đắng )
-Tác giả viết ba tiểu thuyết tự thuật.
+Thời thơ ấu 
+Kiếm sống.
+Những trường đại học của tôi.
-“Người mẹ “.
2. Tác phẩm:
-Trích từ chương IX tác phẩm ‘’ Thời thơ ấu ‘’ ( 13 chương )
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
Giáo viên hướng dẫn cách đọc ->Đọc mẫu.Gọi học sinh đọc tiếp.
? Tìm hiểu những chú thích 
? Xác định bố cục của bài, đặt nhan đề cho từng phần ? 
? Những yếu tố nào ở phần đầu và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc ? 
-Những yếu tố chủ chốt: Những đứa trẻ,những con chim,truyện cổ tích,người dì ghẻ,người bà hiền hậu xuất hiện ở phần đầu sẽ lại xuất hiện ở phần thứ 3 tạo lên sự kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở bạn đọc.
H/s đọc phần 1
?Em hãy đọc chú thích 1 và 2 (SGK) và cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với Aliôsa bất chấp sự cấm đoán của bố?
Điều này cho ta thấy tình bạn của bon trẻ ntn?
Bọn trẻ đến chơi với nhau có gì đặc biệt?
Qua các hành động đó cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau ntn?
- H/s theo dõi đoạn đối thoại giữa Aliôsa và bọn trẻ.
?Vì sao lời đầu tiên Aliôsa hỏi là: các cậu có bị ăn đòn không?
?Vì sao Aliôsa cảm thấy khó tin là bọn trẻ sẽ bị ăn đòn và cẩm thấy tức thay?
?H/đ từ bỏ ý định bắt chim của Aliôsa, sẵn sàng bắt con chim bạch yến cho bạn cho em thấy Aliôsa có 1 tình bạn ntn?
H/ả bọn trẻ ngồi sát nhau như những chú gà con khi nói đến dì ghẻ gợi cho em cảm nghĩ gì?
Vì sao khi đó Aliôsa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại?
Nếu em là bạn của bọn trẻ, lúc này em sẽ làm gì cho chúng?
Đọc những chi tiết biểu hiện của bọn trẻ khi nghe cổ tích gợi cho em cảm nghĩ gì?
Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này có gì đặc biệt?
Từ đó h/ả những đứa trẻ hiện lên ntn?
Tình bạn của chúng ra sao?
Nhân vật Aliôsa hiện lên ntn trong tình bạn của cậu?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc
-chú thích:
Tìm hiểu các chú thích 
-Bố cục :3 phần:
P1: từ đầu đến “cúi xuống”.Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
P2:tiếp “ không được đến tao”.Tình bạn bị cấm đoán.
P3:còn lại.Tình bạn vẫn tiếp diễn
- Tóm tắt: Sau gần 1 tuần không thấy sau đó 3 anh em con nhà đại tá lại ra chơi với Aliôsa chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Alsôsa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể. Viên đại tá cấm các con chơi với Aliôsa đuổi em ra khỏi sân. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ và cả bọn cảm thấy vui thích
2.Phân tích
a. Những đứa trẻ gặp nhau
Vì: + Chúng vừa thiếu tình thương của mẹ
 + Là hàng xóm
 + Từng cứu thoát nạn
ị Là tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm
- 1 tuần không gặp
- đứa trên cây, đứa dưới sảnh chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ.
=>Mặc dù bị người lớn cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn hướng về nhau, luôn đoàn kết vì hiểu nhau, luôn quan tâm đến nhau.
- Vì bọn trẻ để em ngã
- Bản thân Aliôsa hay bị đòn
- Vì những đứa trẻ mồ côi mẹ, hiên lành yếu ớt
- Aliôsa muốn bênh vực nhưng bất lực
- Aliôsa biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc yếu ớt đáng thương. Chúng rất cần được người lớn che chở đùm bọc
- Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi muốn nhen lên hi vọng
(H/s bộc lộ)
- Những truyện cổ tích thật kì diệu vì nó khơi dậy trong trẻ con lòng tin về những điều tốt đẹp ở đời.
- Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương
- Kể chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
- Kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với cổ tích.
* Những đứa trẻ hiện lên sinh động và chânthực. Tình ban cảu chúng gắn bó sau sắc từ những mất mát và hi vọng. Aliôsa biết yêu quí, đồng cảm, chia sẻ buồn vui cùng bạn
* Củng cố:
-Giới thiệu cuốn: thời thơ ấu
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
– Soạn tiếp phần còn lại: 
Tuần: 18
Tiết: 89
Ngày soạn: / /2011
Hướng dẫn đọc thêm
Những đứa trẻ
 Macxim Gorki
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 - Hiểu về tiểu sử Gorki và tiểu thuyết ‘’Thời thơ ấu ‘’.
 - Nhận thức được những tâm hồn trong trắng,sống thiếu tình thương của bọn trẻ trong đoạn trích.
 -Hiểu khái niệm ‘’tiểu thuyết tự thuật ‘’và nghệ thuật kể chuyện của Gorki.
2.Kĩ năng:
 - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Yêu quý bạn bè và những người cùng cảnh ngộ
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: ?Nêu những nét chính về nhà văn M.Gorki và đoạn trích :Những đứa trẻ
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản 
H/s đọc phần 2.
H/ả 1 ông già với bộ ria trắng mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu đầu đội chiếc mũ lông xù bỗng xuất hiện trong khung cảnh những đám mây treo lơ lửng trên các mái nhà gợi đến nhân vật đặc biệt nào trong cổ tích ?
?Nhưng khi ông ta quát: Đứa nào đay? Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao đ cho em hiểu gì về con người này?
?H/động đẩy nhanh, đứa trẻ hàng xóm đã từng cứu con mình cho thấy ông ta là người ntn?
Nhân vật này có sự tương phản với nhân vật trong truyện cổ tích. ý nghĩa của sự tương phản này?
Khi người cha đó xuất hiện, thái độ bọn trẻ ntn?
Em hiểu gì về bọn trẻ từ những chi tiết này?
Ông già làm Aliôsa sợ đến phát khóc theo em vì sao Aliôsa lại như vậy?
Sự việc này gợi cho em cảm xúc gì?
Nếu em cũng là bạn của bọn trẻ trong lúc này, em sẽ làm gì cho bạn?
H/s đọc phần 3
Cái cách bọn trẻ tiếp tục chơi diễn ra ntn?
Nhận xét của em về việc này?
Bọn trẻ kể cho Aliôsa về cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim nhưng không kể về bố và dì ghẻ. Em nghĩ gì về c/s của bọn trẻ từ những chi tiết này?
Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn cũng mồ côi mẹ như mình Aliôsa đã thể hiện 1 tình bạn ntn?
Aliôsa luôn cảm thấy tin yêu và muốn làm cho chúng vui. Em hiểu tình bạn của Aliôsa ntn?
Em nhận xét về nt tự sự trong đoạn trích này?
Từ đó em hiểu ntn về c/s của bọn trẻ về tình bạn của chúng? về người bạn có tên Aliôsa?
Qua VB em cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn?
Nhu cầu của trẻ em thiếu tình yêu thương?
Tình bạn của Aliôsa giúp em hiểu gì về tấm lòng của M.Goriki với những người đau khổ, bất hạnh.
Cách viết của nhà văn giúp em điều gì khi em tự kể chuyện về mình?
Em muốn có những người bạn như Aliôsa không? Vì sao?
? Nêu ý nghĩa nội dung của truyện
? Đặc sắc nghệ thuật của truyện?
b. Những đứa trẻ bị cấm đoán
- Giống nhân vật thần tiên đến cứu giúp người nghèo khổ bất hạnh.
- Một người hách dịch và thô lỗ.
- Một người lạnh lùng và tàn nhẫn
- Sự tương phản làm nổi bật tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn của nhân vật người cha.
- Lặng lẽ rời chiếc xe đi vào nhà như những con ngỗng
- Bọn trẻ ngoan ngoãn, cam chịu và thật đáng thương.
(H/s bộc lộ)
- Ghét kẻ thô bạo, thương người yếu đuối đơn độc.
(H/s bộc lộ)
c. Những đứa trẻ gặp lại nhau
- Nấp sau bụi cây, khoét lỗ hổng ngồi xổm quì nói chuyện, đứng canh
- Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức
=> Đó là cuộc chơi không bình thường, không đúng bí mật mà phải bí mật không đáng trốn mà phải trốn.
- Cuộc sống âm thầm cô đơn
- Thiếu vắng niềm vui
- Thiếu vắng tình thương của người ruột thịt
- Đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ.
- Thanh bạch xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
3. Tổng kết:
- Tình bạn gắn bó thuỷ chung chân thành bù đắp yêu thương bớt bất hạnh
- Nhu cầu có bạn, được vui chơi được sống trong tình yêu thương
- Tấm lòng nhân ái đồng cảm, nâng đỡ chia sẻ bất hạnh của con người, nhất là trẻ em
- Sống gắn bó với mọi người để có nhiều chuyện kể.
- Đồng cảm với nỗi khổ của người khác.
- Kể đan xen yếu tố đời thường tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, tăng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
(H/s bộc lộ)
* Ghi nhớ. (SGK)
H/s đọc chậm ghi nhớ
III.Luyện tập
1. Kết quả những điểm chính về ND và NT của VB
* Về ND chủ đề:
- Tình bạn thân thiết giữa chú bé Aliôsa với ba đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp những cản trở của người lớn.
- Aliôsa đứa trẻ tốt bụng và cứng cỏi
* NT kể chuyện:
- Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời thơ ấu. So sánh chính xác. Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng nhau
2. Đọc thêm đoạn trước và sau đoạn trích (toàn bộ chương 9)
3. Vì sao tác giả 2 lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con
* Củng cố:
?Cảm nhận của em về nhân vật Aliôsa
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Tiết sau trả bài kiểm tra học kì
Tuần: 18
Tiết: 90
Ngày soạn: / /2010
trả bài kiểm tra học kì i
A. Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra của mình
-Biết sửa những lỗi mắc trong bài song không sửa vào bài
-Rút kinh nghiệm cho bản thân
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
I. đề bài ( đề do PGD ra, dã in sẵn, yêu cầu đọc lại )
II. Đáp án, biểu điểm ( PGD ra, Đã in như tiết 85,86 )
III. Nhận xét
1. ưu điểm
-Nắm vững kiến thức về các phương châm hội thoại, các biện pháp tu từ
- Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên tương đối sâu sắc.
-Một số bài trình bày sạch đẹp
2/ Nhược điểm
-Câu 4 một số em xác định đề chưa chính xác
-Bài viết còn mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
-Một số bài viết còn sơ sài.
-Nhiều bài trình bày xấu, cẩu thả( Tuấn, Nghĩa, Khôi, Vui, Văn...)
IV. Trả bài 
V. Thu lại bài
* Củng cố:
Nhận xét, đánh giá chung
* Hướng dẫn về nhà
-Ôn tập học kì I
-Soạn bài: Bàn về đọc sách học kì II
 Ngày..tháng..năm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 17 - 18.doc