Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 19

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả

2. Kĩ năng

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch.

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.

3. Thái độ

- Yêu thích và trân trọng sách

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, giảng bỡnh, thảo luận nhúm

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ:

* Bài mới:

Giới thiệu bài : Yêu cầu của quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người ngày càng cao . Vì thế sách trở thành công việc vô cùng quan trọng. Đọc sách, đọc sách gì và đọc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 91
Ngày soạn: 30 / 12 /2011
Bàn về đọc sách 
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Yêu thích và trân trọng sách
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, giảng bỡnh, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
Giới thiệu bài : Yêu cầu của quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người ngày càng cao . Vì thế sách trở thành công việc vô cùng quan trọng. Đọc sách, đọc sách gì và đọc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm ? 
? Giới thiệu những nét chính về văn bản? 
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả
-Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2.Tác phẩm
-Trích: “Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” 1995.VB do Trần Đình Sử dịch
-Bài viết là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dày công suy nghĩ,là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho người sau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
?VB sử dụng phương thức biểu đạt nào?Nêu yêu cầu đọc(nghị luận về văn hóa-xã hội)
?Theo em văn bản trình bày mấy luận điểm,đó là những luận điểm nào?
? Xác định bố cục của văn bản ? Nội dung từng phần ? 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần 1 của văn bản.
HS đọc đoạn 1.
?Để lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người tác giả đã nêu lên luận điểm như thế nào?Tìm câu văn nêu luận điểm?
? Qua câu văn trên em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn?(E hiểu câu văn trên ntn?)
?Để làm rõ luận điểm trên tác giả đã dùng những lí lẽ nào?
(? Học vấn là gì ?
? Tích luỹ bằng cách nào ? ở đâu )
?Theo tác giả đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?(
? Ngoài đọc sách còn có những con đường nào khác?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Tác dụng của cách lập luận này?
? Phát biểu nhận thức của em về ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại ? –HS thảo luận
?Từ đó cho biết đọc sách có lợi gì?
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
1.Đọc
-Đọc to,rõ ràng,giọng chắc khỏe, giàu sức thuyết phục
*Tóm tắt :3 luận điểm
-Vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách
-Cái khó khăn của việc đọc sách
-Bàn về phương pháp đọc sách
*Bố cục
-Phần 1: “Học vấn -. Phát hiện thế giới mới “
Sau khi vào bài ->khẳng định tầm quan trọng,ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
-Phần 2:”Lịch sử -> Tự tiêu hao lực lượng “
Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-Phần 3: Còn lại -> Bàn về phương pháp đọc sách. 
*Chú thích
-HS đọc chú thích SGK
2.Phân tích
a. Vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách 
+Luận điểm:Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
(Học vấn được tích lũy từ nhiều mặt trong hoạt động học tập của con người.Đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng.Muốn có học vấn không thể không đọc sách)
+Luận cứ:
-Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích lũy ngày đêm mà có,các thành tựu đó sở dĩ không bị vùi lấp đi đều là do có sách vở ghi chép.
-Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cái mốc trên con đường tiến hóa
-Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (trường chinh vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới
- Lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc.
(Thảo luận:ị Tình hình hiện nay đọc sách vẫn là con đường quan trọng hơn cả vì nó giúp con người tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học, là học với các thầy vắng mặt.
-Sách đã ghi chép cô đúc và được lưu truyền mọi tri thức mọi thành tựu mà loại người tìm tòi,tích lũy được qua từng thời đại.
-Những cuốn sách có giá trị có thể xem là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
-Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loại người thu lượm,suy ngẫm suốt mấy ngàn năm nay.)
->Đọc sách là một con đường nâng cao,tích lũy tri thức, là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường phát hiện thế giới mới.không thể có các thành tựu mới trên con đường học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
* Củng cố:
?Trong thời đại ngày nay ngoài đọc sách, còn có những con đường nào khác để trau dồi học vấn ?(học tập trong nhà trường. Học qua nghe,nhìn)
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
– Soạn bài tiếp theo: "Bàn về đọc sách" ( Tiết 2)
Tuần: 19
Tiết: 92
Ngày soạn: 30 / 12 /2011
Bàn về đọc sách 
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Yêu thích và trân trọng sách
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, giảng bỡnh, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Vai trò, tác dụng của việc đọc sách với việc trau dồi học vấn của con người ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản 
-Đọc thầm phần 2.
?Đọc sách có dễ không ?Tác giả nêu ra những khó khăn trong việc đọc sách hiện nay như thế nào?
?Để chứng minh cho khó khăn đầu tiên, tác giả đã so sánh, biện thuyết như thế nào?
?Cái hại(khó) thứ hai là gì?Để chứng minh cho ý này, tác giả dùng những lí lẽ nào?
?Nhận xét cách lập luận của tác giả.
?Theo em đọc sách khó hay dễ?
?Những điều tác giả bàn luận theo em có đúng không?Liên hệ với việc đọc sách hiện nay nói chung và của em nói riêng?
Về phương pháp đọc sách tác giả đưa ra mấy ý?(2 ý:cách chọn sách và cách đọc sách)
?Tác giả khuyên ta nên chọn sách như thế nào?
?Em hiểu thế nào là sách phổ thông và sách chuyên môn?Cho ví dụ?
?Nếu được lựa chọn sách chuyên môn, em yêu thích và lựa chọn loại sách chuyên môn nào?
?Vì sao phải hướng vào hai loại như trên?
?Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào?
?Cái hại của đọc sách hời hợt bị tác giả chế giễu ra sao?
-Như người cưỡi ngựathấp kếm. 
?Nhận xét cách đưa luận điểm,luận cứ,dẫn chứng,lí lẽ để pphân tích?
? Cùng với những ý kiến đúng đắn, sâu sắc, bố cục bài viết và cách trình bày của tác giả có gì đáng chú ý ? 
? Tìm những chi tiết tác giả viết rất giàu hình ảnh ? 
?Nêu nội dung văn bản?
-HS đọc ghi nhớ.
? Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong bài viết này
b.Cái khó của việc đọc sách.
-Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng không dễ.
=>2 khó khăn:
+Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
 .So sánh xưa, người ta đọc sách ít mà kĩ càng, nghiền ngẫm
.Nay:nhiều nhưng đọc hời hợt,không đọc kĩ,đọc nhiều mà không đọng lại bao nhiêu
.So sánh với việc ăn uống vô tội vạ,ăn tươi nuốt sống->sinh bệnh(thói xấu hư danh, nông cạn)
+Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng, chọn sai phải những cuốn nhạt nhẽo, thậm chí độc hại.
.Tiêu tốn thời gian, sức lực
.Bỏ lỡ những cuốn hay
.So sánh với đánh trận
=>nhận xét xác đáng, sử dụng cách ví von giàu hình ảnh, giàu sức thuyết phục,lập luận chặt chẽ.
c.Phương pháp đọc sách
*Cách chọn sách:
+Chọn cho tinh,không cốt lấy nhiều
+Nên hướng vào hai loại:loại phổ thông và loại chuyên môn
(Sách phổ thông:Cung cấp tri thức phổ thông,rộng,nhiều lĩnh vực với những kiến thức cơ bản mà bất kì ai cũng phải biết(biết để có phông kiến thức cơ bản)ví dụ những kiến thức cơ bản về văn, sử, địa, toán,lí hóa;sách chuyên sâu:chuyên về một lĩnh vực nào đó
-Không biết rộng thì không chuyên sâu
:Biết lựa chọn sách để đọc đã là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.
*Cách đọc sách
-Không nên đọc lướt qua,đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà vừa đọc vừa suy nghĩ “trầm ngâm tích lũy,tưởng tượng tự do “, nhất là đối với những quyển sách có gía trị.
-Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống- Đọc sách không chỉ là học tập tri thức mà còn là rèn luyện tính cách, học làm người.
-Phân tích+lí lẽ+dãn chứng+liên hệ+so sánh
->đọc sách cần chuyên sâu,hiểu rộng
3.Tổng kết
a.nghệ thuật
-cách trình bày thấu tình, đạt lí:
+ý kiến nhận xét đưa ra xác đáng,có lí lẽ.
+Trình bày bằng cách phân tích cụ thể,giọng chuyện trò, tâm tình.
-Bố cục: Chặt chẽ, hơp lí.
-Cách viết: Giàu hình ảnh.
+Ví von cụ thể, thú vị.
-“Liếc qua “tuy rất nhiều nhưng “đọng lại ” thì rất ít, giống như ăn uống.
-“Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận “
-“Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ”
”giống như con chuột “
b.Nội dung
Ghi nhớ - sgk
III. Luyện tập:
-Học sinh phát biểu 
+Tầm quan trọng của đọc sách.
+Lợi ích của đọc sách.
* Củng cố:
-Đọc đoạn văn Macxim Gorki viết về đọc sách
Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách:sách kể chuyện hay biết bao nhiêu về con người, họ trở lên đáng yêu và gần gũi biết bao nhiêu.
Là một thằng bé bị công việc làm chco ngu độn, làm cho kiệt lực,luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.
Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào,con người táo bạo như thế nào tron g cái khát vọng hướng tới cái thiện và cái đẹp.Và càng đọc trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thsần lành mạnh, hăng hái.Tôi trở nên điềm tĩnh hơn,làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bọi trong cuộcc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để vươn tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, về sự thèm khát cuộc sống ấy.
 Macxim Gorki
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-áp dụng vào việc đọc sách,đọc thêm những bài nói về đọc sách
- Soạn bài tiếp theo: ” Khởi ngữ”
Tuần: 19
Tiết: 93
Ngày soạn: 30/ 12 /2011
Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Đặc điểm v ...  ngữ ? 
? Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ nào ?
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Ví dụ
2. nhận xét:
a-anh 
b-tôi
c-chúng ta 
-Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ:
+Về vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+Về quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ.
*Trước các từ in đậm có thể thêm các quan hệ từ: Về,đối với 
-Đặt câu hỏi ‘’cái gì là đối tượng được nói đến trong câu ? ’’
3. Ghi nhớ:
-Khởi ngữ: + là thành phần câu trước chủ ngữ.
+ Nêu đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ có thể thêm ‘’về ‘’, ‘’đối với ‘’
Hoạt động 2: Luyện tập
? Tìm các khởi ngữ trong các ví dụ ở bài tập 1? 
? Viết lại câu văn, dùng khởi ngữ ?
II.Luyện tập:
Bài tập 1
:Tìm các khởi ngữ:
a-Điều này.
b-Đối với chúng mình.
c-Một mình.
d-Làm khí tượng.
e-Đối với cháu 
Bài tập 2:
a-Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b-Hiểu thì tôi hiểu rồi,( nhưng )giải thì tôi chưa giải được. 
* Củng cố:
?Khởi ngữ là gì?
?Vai trò?Vị trí của khởi ngữ?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Học ghi nhớ, làm các bài tập còn lại và SBT
– Soạn bài tiếp theo: ” Phân tích và tổng hợp ”.
Tuần: 19
Tiết: 94
Ngày soạn: 30 / 12 /2011
Phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
 - Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Có ý thức dùng phép phân tích, tổng hợp khi làm văn
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, 
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: phân tích là gì?Tổng hợp là gì?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
? Đọc văn bản “Trang phục “ trong sách giáo khoa ? 
? Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì ?
?Tìm luận điểm chính của toàn bài?
?Để làm rõ luận điểm ấy tác giả đưa ra những dẫn chứng gì?
-HS tìm dẫn chứng
? Tác giả đã dùng những lập luận nào để làm rõ nhận xét: ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh?
? Bài viết đã dùng phép lập luận gì để ‘chốt “lại vấn đề ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong văn bản ? 
? Vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào ? 
? Khái niệm về phép phân tích,tổng hợp ? 
-Học sinh đọc ghi nhớ 
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1. Ví dụ (SGK T9)
2.Nhận xét:
- Rút ra nhận xét về vấn đề : Ăn mặc chỉnh tề cụ thể là sự đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giày, dép.. trong trang phục của con người.
- Hai luận điểm chính trong văn bản là 
1) Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những "quy tắc ngầm" mang tính văn hoá xã hội.
2) Trang phục phải phù hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh.
- Xác lập 2 luận điểm trên tác giả sử dụng phép lập điểm phân tích cụ thể :
a) Luận điểm 1: Ăn cho mình, mặc cho người.
- Cô gái một mình trong hang sâu...
- Anh thanh niên đi tát nước...
- Đi đám cưới không thể lôi thôi...
- Đi dự đám tang...
ị Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra một "quy tắc ngầm" chi phối cách ăn mặc của con người, đó là "văn hoá xã hội".
b) Luận điểm 2 : Y phục xứng kỳ đức.
- Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu...
- Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng...
ị Các phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là :"Ăn mặc ra sao cũng phải phủ hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội".
- Để chốt lại vấn đè tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".
- Vai trò của phép phân tích và tổng hợp.
+ Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và "quyền, bất khả xâm phạm của mìn
3. Ghi nhớ:
-Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
-Phép phân tích.
-Phép tổng hợp => Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: II. Luyện tập :
Bài tập 1 : Phân tích luận điểm
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng ví sao đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn?
- Thứ nhất : Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
- Thứ hai : Bất kì ai muốn phát triển học thuận cũng phải bắt đầu từ "kho tàng quý báu" được lưu giữ trong sách; nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi.
- Thứ ba : Đọc sách là hưởng thụ, thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người.
Bài tập 2 : Phân tích lý do phải chọn sách để học.
? Tại sao chúng ta phải đọc sách?
- Thứ nhất : Bất cứ lĩnh vực học vấn nàu cũng có sách chất đầy thư viện, do đó phải biết chọn sách mà đọc.
- Thứ hai : Phải chọn những cuốn sách "cơ bản, đích thực" để học, không nên đọc những cuốn sách "vô thưởng vô phạt".
- Thứ ba : Đọc sách cũng như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu, tức là phải đọc cái cơ bản cần nhất, cần thiết nhất cho công việc và cuộc sống của mình.
Bài tập 3 : Phân tích cách đọc sách 
? đọc sách như thế nào là hiệu quả ?
- Tham đọc nhiều mà chỉ "liếc qua" cốt để khoe khoang là mình đã dọc sách nọ, sách kia thì chẳng khác gì "chuồn chuồn đạp nước" chỉ gây ra sự lãng phí thời gian và sức lực mà thôi. Thế gian có biết bai người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kỉ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, đối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
- Có hai loại sách cần đọc là sách về kiến thức phổ thông và sách về kiến thức chuyên ngành, đó là hai bình diện riêng và sâu của tri thức.
Bài tập 4 : Vai trò của phân tích lập luận 
? Nêu vai trò của phân tích, lập luận?
- Có thể nói, trong VBNL, phân tích là một thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và không thể thuyết phục được người nghe, người đọc.
- Cần nhớ rằng mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp và ngược lại. Nói cách khác, phân tích và tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên "hồn vía" cho VBNL.
* Củng cố:
-Đọc lại ghi nhớ
* Hướng dẫn về nhà
-Đọc kĩ văn bản (VD) phần phân tích VD
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm các BT còn lại 
- Tiết sau : Luyện tập phân tích và tổng hợp.
Tuần: 19
Tiết: 95
Ngày soạn: 30 / 12 /2011
Luyện tập phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
2. Kĩ năng
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Tích cực học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, 
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Khái niệm,vai trò của phân tích và tổng hợp trong lập luận ? 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn (a)và thảo luận chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn
? Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a.
? Đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích ? 
Giáo viên : Hiện nay có một số học sinh học qua loa,đối phó,không học thật sự.
? Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó 
? nêu lên những tác hại của nó? 
? Hãy phân tích các lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách ? 
Gợi ý:Học sinh làm dàn ý phân tích vào giấy.
Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc và sửa chữa chung trước lớp,học sinh khác bổ sung.
? Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “Bàn về đọc sách “? 
Gợi ý:Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó.
? Tổng hợp theo yêu cầu bài tập 4?
Bài tập 1
a.
- Luận điểm : "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài"
- Trình tự phân tích :
+ Thứ nhất : Cái hay thể hiện ở các điệu xanh : xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo (phối hợp các màu xanh khác nhau).
+ Thứ hai : Cái hay thể hiện ở những cử động: Thuyền nhích, sóng gợi ti lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động (phối hợp các cử động nhỏ).
+ Thứ ba : Cái hay thể hiện ở các vần thơ: Từ vận hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa chữ, tự nhiên không non ép.
b.
- Luận điểm : "Mấu chốt của thành đạt là ở đâu".
- Trình tự phân tích :
+ Thứ nhất : Do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần) : Gặp thời, hoàn điều kiện học tập thuận lợi, tài năm trời phú...
+ Thứ hai : Do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ) : Tinh thần kiên trì học tập không mệt mỏi, không ngừng trau đồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Bài tập 2:
-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích xem học là việc phụ.
-Học đối phó là học bị động,cốt đối phó với thầy cô, thi cử.
-Do học bị động nên không thấy hứng thú -chán học hiệu quả thấp.
-Không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
-Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
b) Tác hại : 
- Đối với xã hội : Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
- Đối với bản thân : Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.
Bài tập 3:
Lí do bắt buộc mọi người phải đọc sách:
*Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
*Muốn tiến bộ,phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức,kinh nghiệm. 
*Đọc sách không cần đọc nhiều,mà cần đọc kĩ, hiểu sâu đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó.
*Bên cạnh đọc sách chuyên sâu cần đọc rộng.
Bài tập 4
Tóm lại,muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ,đồng thời chú trọng đọc rộng thích đáng,để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
* Củng cố:
-HS đọc đoăn văn đã. viết
* Hướng dẫn về nhà
 - Nắm nội dung bài.
-Đọc các bài văn phân tích
- Soạn bài tiếp theo: ”Tiếng nói của văn nghệ ”.
 Ngày..tháng..năm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 19.doc