Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 3

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 3

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.

 A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kién thức:

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam

2. Kĩ năng:

- Nâng cao 1 bước kĩ năng đọc- hiểu 1 văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập VBND

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB

3. Thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

- Giáo dục học sinh ý thức được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó có ý thức học tập, rèn luyện cho tốt.

 B – CHUẨN BỊ:

 GV: Sgk, Sgv, tư liệu tham khảo.

HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.

C- PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình , nêu vấn đề, đối chiếu

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết:11
Ngày soạn:01/09/2011
Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
 A – Mục tiêu cần đạt:
1. kién thức:
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Nâng cao 1 bước kĩ năng đọc- hiểu 1 văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập VBND
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB
3. Thái độ: 
- ý thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Giáo dục học sinh ý thức được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó có ý thức học tập, rèn luyện cho tốt. 
 B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, tư liệu tham khảo.
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C- Phương pháp: Thuyết trình , nêu vấn đề, đối chiếu
D – Tiến trình dạy học:
*Tổ chức lớp:
*Kiểm tra bài cũ:5 phút
? Nêu sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất sóng thần.
? Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Giới thiệu chung
? Tại sao thế giới, cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn và quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
I – Giới thiệu chung:
- Ngày 30/ 9/ 1990 tại hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc.
Hoạt động 5: Tìm hiểu chi tiết văn bản
G/v giới thiệu cách đọc: 
G/v đọc mẫu. Học sinh đọc, nhận xét; G/v nhân xét .
? Văn bản này gồm 17 mục được chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản ?
Bản thân các tiêu đề đã nối lên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục văn bản .
Học sinh đọc 2 mục đầu văn bản.
?Mở đầu bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn nhận như thế nào về trẻ em.
?Quyền sống của trẻ em được nêu ra như thế nào?
?Em nghĩ gì về cách nhìn nhận của cộng đồng thế giới đối với trẻ em?
?Cách nhìn nhận như thế cho thấy thái độ như thế nào của cộng đồng quốc tế?
?Nếu coi đây là văn bản nghị luận thì mục 1, 2 có nhiệm vụ gì?
?Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề trong văn bản?
-Học sinh đọc phần thực trạng.
?Dựa theo nội dung các mục 4, 5, 6 em hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu đựng?
-Giáo viên nói thêm về nạn buôn bán trẻ em, trẻ em là nạn nhân của lối sống hiện đại (trẻ em vô gia cư do bố mẹ bỏ nhau, những đứa trẻ bị bỏ rơi, trẻ em sớm phạm tội...)
?Các từ hàng ngày mỗi ngày bắt đầu các mục 4,5,6 có tác dụng gì?
?Theo em những nỗi bất hạnh ấy có thể giải quyết bằng cách nào?
?Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này? Liên hệ thực tế ở Việt Nam, ở địa phương?
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc: mạch lạc, rõ ràng, khúc triết từng mục.
2. Tìm hiểu chú thích:
Giải thích từ khó, chú thích sgk.
3. Bố cục văn bản:
1. Mở đầu:Lí do của bản tuyên bố (1,2).
2. Phần 2: Sự thách thức (3-> 7).
3. Phần 3: Cơ hội ( 8-> 9).
4 Phần 4: Nhiệm vụ (10-> 17).
=>Rõ ràng, mạch lạc, liên kết giữa các phần chặt chẽ.
4. Phân tích:
a.Trẻ em và quyền sống của trẻ em(Lời kêu gọi)
-Trẻ em:trong trắng, ham hiểu biết, ham hoạt động, đầy ước vọng nhưng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
-Quyền sống:Trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học, được phát triển.
-Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp, tương trợ.
=>Đó là cách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm với tương lai nhân loại,đối với trẻ em.
=>Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này.
-Mục 1,2 nêu vấn đề=>cách nêu vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu.
b.Thực trạng sống của trẻ em trên thế giới.
-Trẻ em đang là:
+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
+Nạn nhân của đói nghèo, vô gia cư.
+Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=>Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của trẻ em đang diễn ra hàng, hàng giờ->những con số khủng khiếp:40.000 trẻ em chết/ ngày.
-Loại bỏ chiến tranh bạo lực.
-Xóa bỏ đói nghèo, bất bình đẳng...
->đoạn văn nêu lên khá đầy đủ cụ thể tình trạng cuộc sống khổ cực nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay -> xúc động, lo lắng, thương cảm.
* Củng cố:
? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
* Hướng dẫn về nhà
Học bài, chuẩn bị tiếp các phần còn lại.
	Soạn tiếp bài; làm bài tập 2,3 sách bài tập.
Tuần:3 
Tiết:12
Ngày soạn:01/09/2011
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
A – Mục tiêu
1. kién thức:
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Nâng cao 1 bước kĩ năng đọc- hiểu 1 văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập VBND
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB
3. Thái độ: 
- ý thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Giáo dục học sinh ý thức được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó có ý thức học tập, rèn luyện cho tốt. 
 B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, băng tư liệu
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C- Phương pháp: Thuyết trình , nêu vấn đè, so sánh, đối chiếu
D – Tiến trình dạy học:
*Tổ chức lớp:
*Kiểm tra bài cũ: 
? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
? Tại sao bản tuyên bố này lại được trình bày dưới dạng các mục và số?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản
-Đọc phần cơ hội.
?Trẻ em hiện nay có những thuận lợi gì để sống và phát triển?
?Em hiểu như thế nào về cụm từ: “liên kết lại”?
?Công ước có ý nghĩa gì?
?Ngày nay không khí chính trị thế giới có ý nghĩa như thế nào với quyền sống của trẻ em?
?Những cơ hội ấy xuất hiện như thế nào ở Việt Nam?
(Thông tin, y tế, trường học, bệnh viện, phổ cập, tiêm phòng=> Việt Nam đang phát triển)
-HS đọc phần nhiệm vụ.
?Bản tuyên bố đưa ra các giải pháp bằng nhiệm vụ cụ thể như thế nào?(Lược thuật những nhiệm vụ từ mục 10 đến mục 11)
?Vì sao phải tăng cường sức khỏe?
?Việt Nam có chế độ gì với trẻ tàn tật,hoàn cảnh khó khăn?
?Vì sao phải dùng dẫn chứng về trẻ chưa được học?
?Vì sao cần phải kế hoạch hóa gia đình?
?Cần làm gì với trẻ tha hương không nơi nương tựa?
?ở Việt Nam các giải pháp này được thực hiện ra sao?(Trại trẻ mồ côi, lớp học tình thương,ngôi nhà tình thương,bình đẳng nam nữ,kế hoạch hóa gia đình....tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn khó khăn nhiều trẻ em chưa được quan tâm đúng mức)
?Trong những nhiệm vụ trên, nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?Vì sao?
?Phần nêu biện pháp cụ thể trên có những điểm nào cần chú ý?
?Theo em, trẻ em Việt Nam đã được hưởng những quyền lợi gì?
VD:Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi,trẻ em được đến trường,trẻ em tàn tật...
?Nhận xét cách lập luận, trình bày các luận điểm, luận cứ trong văn bản?
?Nêu nội dung của văn bản?
II - Đọc - Hiểu văn bản:
4. Phân tích(tiếp)
c.Những cơ hội của trẻ em.
-Các nước có đủ phương tiện, kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ phần lớn sự bất hạnh,quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng ở mọi nơi.
-Các nước đoàn kết với nhau trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em.
-Công ước quốc tế về quyền trẻ em tạo cơ hội cho trẻ em được thực sự tôn trọng khắp thế giới.
-Không khí chính trị thế giới có nhiều thuận lợi:+Thế giới đoàn kết trong thực hiện quyền trẻ em.
+Đoàn kết quốc tế để thúc đẩy kinh tế phát triển...
-HS thảo luận.
d.Các giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế.
-Tăng cường sức khỏe,chế độ dinh dưỡng để hạn chế tử vong.
-Phải chăm sóc quan tâm đến trẻ em tàn tật và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
-Tăng cường vai trò phụ nữ, bình đẳng nam nữ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-Tạo điều kiện cho trẻ tha hương hiểu nguồn gốc mình, tạo điều kiện cơ sở vật chất để cho chúng được sống an toàn, được học hành.
-HS thảo luận
-HS thảo luận.
-Đảm bảo sự tăng trưởng đều đặn về kinh té để có điều kiện chăm lo cho trẻ em.
-Tất cả các nước phải nỗ lực, phải liên tục, phải phối hợp trong hoạt động vì trẻ em.
-HS thảo luận.
5.Tổng kết.
-Nghệ thuật:Lập luận chặt chẽ, lôgíc, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, mạch lạc, rõ ràng.
-Khẳng định quyền hưởng cuộc sống hạnh phúc, được bảo vệ, chăm sóc của mọi tầng lớp xã hội với trẻ em.
Hoạt động 2: Tổng kết bài học:
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Phương pháp: Khái quát hoá
? Em hãy khái quát lại nôị dung của bài học hôm nay?
III. Tổng kết:
- Tính mạch lạc của văn bản thể hiện ở chỗ: trình bày ngắn gọn, các luận điểm theo 1 hệ thống các mục, số, lí lẽ đơn giản, chứng cớ xác thực làm cho lời tuyên bố gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người.
- Ghi nhớ sgk tr 35.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc kiến thức của bài thông qua nội dung luyện tập
- Phương pháp: Tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân làm việc
 IV. Luyện tập:
 ? Qua bản tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
? Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
 Học sinh trình bày cụ thể.
* Củng cố:
? Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay?- Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng nước, của cả cộng đồng quốc tế vì nó liên quan đến tương lai của đất nước, nhân loại , trẻ em hôm nay thế giới ngày mai..
- Qua vấn đề này còn thể hiện trình độ văn minh của một đất nước, 1 xh,1 thể chế chính trị cao hay thấp, tiến bộ hay lạc hậu, nhân đạo hay vô nhân đạo.
* Hướng dẫn về nhà
Học bài, nắm chắc nội dung.
Làm tiếp các bài tập trong sách bài tập Ngữ Văn.
Soạn bài : Chuuyện người con gái Nam Xương.
Bài sau học : Các phương châm hội thoại.	
Tuần: 3
Tiết:13
Ngày soạn: 01/09/2011
Các phương châm hội thoại 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ PCHT
2. Kĩ năng: 
- Lựa chọn đúng PCHT trong quá trình giao tiếp
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các PCHT.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng PCHT. Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoăc ko tuân thủ các PCHT trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án . Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Sgk, làm bài tập
C. Phương pháp: Phân tích, thuyết trình, nêu ví dụ
D– Tiến trình dạy học:
*Tổ chức lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
? Trong giao tiếp cần tuân thủ những phương châm hội thoại nào?
? Sưu tầm 3 câu nói vi phạm phương châm hội thoại?
*Bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đơn vị kiến thức
Học sinh đọc văn bản
? Em buồn cười vì điều gì trong câu chuyện?
?Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
?Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
?Kể thêm một số ví dụ trong mối quan hệ này?
(ví dụ: nói dối để tránh gây đau buồn)
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét
-Nhân vật chàng rể chào hỏi không đúng lúc.
-Không lịch sự mà mất lịch sự.
-Vì không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp gây phiền hà (đang phải làm việc mệt, phải trèo lên trèo xuống để nghe một câu chào->vô duyên)
3. Kết luận: 
-Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp (nói với ai?ở đâu?Khi nào? Để làm gì?
- HS đọc ghi nhớ tr.36.
-Học sinh đọc lại các ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại.
?Cho biết trong những tình huống trên, tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
?Nguyên nhân nào khiến các phương châm ấy bị vi phạm?
-GV: nguyên nhân từ chủ thể giao tiếp.
-Học sinh đọc ví dụ.ở bảng phụ
?Câu trả lời của Ba có đáp ứng câu hỏi của An không?
?Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm ấy?
?Giả sử có một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối thì sau khi khám bệnh bác sĩ có nên nói cho người ấy biết hay không? Tại sao?
? Khi nói tránh đi như vậy thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
?Việc nói dối của bác sĩ có chấp nhận được không?
?Hãy nêu một số tình huống mà người nói không nên tuân thủ các phương châm hội thoại một cách máy móc? 
?Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
?Theo em nên hiểu ý nghĩa câu này như thế nào?
?Hãy nêu một số cách nói tương tự?
?Vậy việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
a,Ví dụ 1:
-Ngoại trừ hai tình huống học trong phần phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
-Do người nói thiếu hiểu biết, vô ý, vụng về...
b,Ví dụ 2: 
-Không đáp ứng được.
-Phương châm về lượng không tuân thủ (không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết)
-Vì Ba không biết đích xác thời gian-> không muốn vi phạm phương châm về chất->trả lời chung chung.
-Không nên, vì sẽ làm cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
-Phương châm về chất.
-Học sinh trả lời
- Ví dụ:
+ Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại.
+ Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
+ Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.
c,Ví dụ 3: 
-Câu nói này ý muốn nhấn mạnh, gây sự chú ý của người nói-> không nên coi trọng tiền bạc quá mức.
-Chiến tranh là chiến tranh.
3. Kết luận:
- HS đọc ghi nhớ SGK tr. 37.
Hoạt động 3: Luyện tập
 III. Luyện tập:
Bài 1:
Một cậu bé 5 tuổi không thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để mà tìm quả bóng. Vì vậy câu nói của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức . Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Còn đối với những người đã đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng, rõ ràng.
Bài2.
- Thái độ của : Chân, Tay, Tai, Mắt là bất hoà với lão Miệng.
- Lời nói của : Chân, Tay , Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp -> thật vô lí, khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện khác. ở đây thái độ và lời 
nói của các vị khách thật hồ đồ, không có lí do chính đáng.
* Củng cố:
? Trong những tình huống giao tiếp ntn thì các phương châm hội thoại không được tuân thủ?
? Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ?	
* Hướng dẫn về nhà
Hoàn thiện nốt các bài tập vào vở bài tập .
Học bài , nắm chắc các phương châm hội thoại đã học.
Chuẩn bị bài sau: Xưng hô trong hội thoại.
Hai tiết sau viết bài số 1 Tập làm văn.
Tuần: 3
Tiết:14- 15
Ngày soạn: 01/09/2011
Viết bài tập Làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua tiết viết bài, HS có thể :
- Viết được một VBTM, trong đó sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. Tuy nhiên yêu cầu TM khoa học, chính xác, mạch lạc vẫn là chủ yếu.
- Rèn kĩ năng thu thập, hệ thống, chọn lọc tài liệu,
- Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả gồm đủ 3 phần.
B. Chuẩn bị:
GV: Sgk, Sgv, Stk. Ra đề sát với thực tế. Làm đáp án , biểu điểm.
HS: Chuẩn bị tài liệu, giấy bút,viết bài.
C. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Bài mới: 	
1. Đề bài : Giáo viên chép đề lên bảng.
 Đề: Cây tre ở làng quê Việt Nam.
2.Yêu cầu.
-Thể loại :Thuyết minh.
-Đối tượng :cây tre.
-Nội dung: +Đặc điểm của cây tre.
 +Sự gắn bó của tre với người Việt Nam.
	 +Có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật.
3.Đáp án 
Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây tre ở làng quê Việt Nam ( có thể bằng miêu tả, dẫn thơ văn...)
Thân bài : Giới thiệu chi tiết về cây tre ( khi giới thiệu kết hợp với miêu tả và các biện pháp nghệ thuật) về các phương diện như: 
- Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây tre với đời sống con người Việt Nam( nêu sơ lược sự gắn bó của tre với con người) - Đặc điểm (hình dáng, gốc, thân. lá. cành ). Chú ý miêu tả.
-Đặc điểm sống( tập trung thành lũy,bụi; sống những nơi khô cằn sỏi đá....),liên tưởng tới phẩm chất của con người Việt Nam
-Phân loại tre: tre dây,trúc, mai, luồng, bương
- Giá trị và lợi ích của tre,sự gắn bó của tre trong đời sống. 
-Hình ảnh tre trong cuộc sống ngày nay..
 Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ của người viết về cây tre Việt Nam.
Lưu ý :Giáo viên dựa vào bài viết của học sinh, có thể cho điểm linh hoạt.
II/ Biểu điểm
Diểm 9-10: Đảm bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, văn viết mạch lạc có bố cục dủ 3 phần
Điểm 7-8: Đảm bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, văn viết khá mạch lạc, có bố cục đủ 3 phần
Điểm 5-6: Đảm bảo các ý trên, miêu tả còn hạn chế, có bố cục đủ 3 phần
Điểm 3-4: Chưa đủ ý, miêu tả còn hạn chế, có bố cục chưa đủ 3 phần
Điểm 1-2: Bài quá hời hợt , chưa nắm được bố cục
* Củng cố:
G/v thu bài , kiểm tra số bài.
Nhận xét giờ viết bài.
* Hướng dẫn về nhà
Xem lại văn thuyết minh.
Làm lại bài văn vào vở bài tập .
Chuẩn bị văn bản : Chuyện người con gái Nam Xương
 Ngày  tháng . năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 3.doc