Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 5

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

 - Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

2.Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong VB.

3.Thái độ:Tích cực trau dôi vốn từ

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, bảng phụ

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp:

Thuyết trình, vấn đáp, phân tích

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?

?Làm bài tập 3(55).Đọc bài tập sáng tạo.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết:21
Ngày soạn: 13/09/2011
Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức
 - Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong VB.
3.Thái độ:Tích cực trau dôi vốn từ
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, phân tích
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
?Làm bài tập 3(55).Đọc bài tập sáng tạo. 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 2 : Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ 
HS đọc ví dụ Bảng phụ.
.
?Từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa là gì? Ngày nay từ kinh tế có được hiểu theo nghĩa mà Phan Bội Châu đã dùng hay không?
?Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
Lưu ý: nhiều trường hợp tồn tại song song nghĩa cũ và mới.
 -HS đọc ví dụ 2a,b.
?Giải nghĩa các từ “xuân” trong ví dụ 2a?
?Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
?Từ “xuân” ở VD2a được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
?Giải nghĩa các từ tay trong VD2b?
?Nghĩa nào là nghiã gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
?Từ tay được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
?Nhận xét mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển?(Nghĩa gốc là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển, nghĩa chuyển hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc)
?Nhận xét sự phát triển của từ vựng?
?Có những phương thức phát triển nghĩa của từ nào?Cho ví dụ?
Biển:-biển cả
 -biển nước, biển lúa, biển người
?Làm bài tập 5 (T57) 
-HS đọc yêu cầu,làm bài tập.
Từ " mặt trời" thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời. Nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển ( ẩn dụ tu từ chứ không phải là ẩn dụ từ vựng ).
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ.
1.Ví dụ. (T55)
2.Nhận xét
a.VD1: Từ kinh tế: Nói tắt của kinh bang tế thế 
( kinh thế tế dân ): Trị nước cứu đời.
- Kinh tế:Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
-> Nghĩa của từ không phải là bất biến,nó có thể thay đổi theo thời gian, có nghĩa cũ bị mất đi,nghĩa mới được hình thành.
b.+ VD2a: Từ xuân 
-Xuân 1: Nghĩa gốc ( mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm )
-Xuân 2:Nghĩa chuyển ( tuổi trẻ )
=>ẩn dụ
+VD2b. từ tay
-Tay1: Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai -> các ngón, dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc)
 -Tay2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, nghề nào đó (Nghĩa chuyển)
=> Hoán dụ ( bộ phận -. toàn thể )
3.Kết luận: Ghi nhớT56
HS đọc ghi nhớ.
-GV cho HS phân biệt:
Phân biệt:
+ẩn dụ, hoán dụ tu từ mang ý nghĩa lâm thời, tạo hiệu qua thẩm mĩ, nghệ thuật.
+ẩn dụ, hoán dụ từ vựng mang tính cố định bất biến, ít hiệu quả nghệ thuật,có tác dụng phát triển từ vựng.
Ví dụ, nghĩa chuyển của từ mặt trời trong câu thơ sau khác: Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
Hoạt động 3: Luyện tập
-HS đọc yêu cầu bài tập.
?Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa.Hãy xác định;
-ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.
-ở câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo PTÂD?
-ở câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo PTHD?
-HS đọc yêu cầu bài 2, làm bài tập
? Hãy nêu nghĩa chuyển của từ ‘’đồng hồ ‘’? 
? Hãy tìm ví dụ để CMR các từ “ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua” là những từ nhiều nghĩa ? 
? Nghĩa chuyển của từ“ngân hàng”
lấy VD? 
? Nghĩa chuyển của từ ‘’sốt ‘’ lấy VD? 
? Nghĩa chuyển của từ “ vua “, lấy VD?
II Luyện tập.
Bài tập 1:
a. Chân:bộ phận cơ thể người, ở phía dưới , dùng để nâng đỡ cơ thể, di chuyển...(Gốc).
b. Chân: một vị trí(xuất) trong đội tuyển(chuyển HD)
c. Chân: vị trí tiếp xúc với đát của cái kiềng(chuyển ÂD).
d. Chân: vị trí tiếp giáp với đất và trời, mây(chuyển AD)
Bài tập 2: 
Trà ( atisô): Nghĩa chuyển: Sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống ( phương thức ẩn dụ )
Như vậy các từ trà trong :Trà ati sô, trà hà thủ ô...được chuyển theo nghĩa ẩn dụ.
BT3:Đồng hồ ( xăng, điện ): 
Những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
( chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ )
BT4:
a.Hội chứng: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
-Hội chứng ( thất nghiệp): Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.Hội chứng phong bì, hội chứng kính thưa.
b. Ngân hàng: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
-Nghĩa chuyển ( ngân hàng máu, đề thi )tập hợp, lưu giữ, bảo quản.
c.Sốt: Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
-Nghĩa chuyển: ( sốt đất) 
Tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.
d.Vua: Người đứng đầu nhà nước quân chủ.
- Nghĩa chuyển ( vua bóng đá ): người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định.
* Củng cố:
?Viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đã được phát triển nghĩa
* Hướng dẫn về nhà
-Học bài, hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Tuần: 5
Tiết: 22
Ngày soạn: 14/09/2011
Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 14)
(Ngô gia văn phái)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta : Qt đại phá 20 vạn quân Thanh
 2. Kĩ năng.
 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích qua lược đồ.
- Cảm nhận sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước sự kiện trọng đại.
- Liên hệ với các VB liên quan.
3. Thái độ: Tự hào, trân trọng vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo, TP Hoàng Lê nhất thống chí, lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Phân tích, bình luận, nêu vấn đề
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội thời Lê- Trịnh qua đoạn trích ‘’Truyện cũ trong phủ Chúa Trịnh’’ ? 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Giới thiệu chung
? Những hiểu biết của em về tác giả Ngô Gia văn phái ?
NTC là anh em ruộtvới NT Nhậm.
NTD là anh em con chú con bác với NTC. 
?Những hiểu biết của em về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ?
-HC :Cuối thế kỉ XVIII, chúa Trịnh Sam ăn chơi sa đọa, dâm ô, mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng,lập con thứ 
->anh em chém giết lẫn nhau, phe phái tranh giành, >khởi nghĩa Tây Sơn phát triển, đánh tan bè lũ bán nước và cướp nước.
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
-.2/Tác phẩm:
*HLNTC( Ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê theo thể chí) 
-Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động.
-Viết bằng chữ Hán, là tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi, theo thể chí.
-Tất cả 17 hồi.
*Hồi thứ 14:
-tái hiện cuộc hành quân thần tốc ra Ngọc Hồi... chống quân Thanh của nguyễn Hụê->quân thanh thất bại thảm hại, Lê Chiêu Thống hèn hạ bỏ trốn
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản
GV hướng dẫn HS đọc bài.
HS đọc, nhận xét.
?Tóm tắt ngắn gọn văn bản?
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích.
?VB có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? 
?Trước tình hình cấp báo quân Thanh dã đến Thăng Long Nguyễn Huệ đã có thái độ gì? ông đã làm những gì?
?lượng công việc trong thời gian gấp gáp ấy như thế nào?
?Thái độ của QT?
?Những việc làm đó giúp em hiểu gì về QT?
?QT nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch như thế nào?nhận xét ?
?Phân tích lời phủ dụ củaQT
? Nhận xét và nêu tác dụng?
?QT đối xử với Sở, Lân như thế nào khi họ chịu tội?
?Những chi tiết này cho ta hiểu thêm gì về QT?
?Mới khởi binh chưa giành được một tấc đất nhưng QT đã có phương lược gì?
?Những chi tiết này chứng tỏ nguyễn Huệ là người như thế nào ?
II. Đọc hiểu văn bản. 
1.Đọc
-Tóm tắt:Quân Thanh kéo vào Thăng Long, quân Tây Sơn lui về Tam Điệp, Quang Trung lên ngôi rồi đốc quân tiến ra Bắc diệt quân Thanh (từ 25 tháng chạp 1788).Ông duyệt binh,phủ dụ tướng sĩ và mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp , hẹn mồng 7 tết ăn mừng ở Thăng Long.Quân Tây Sơn đi đến đau thắng đến đó, quân thanh thất bại liên tiếp.Mồng 5 tết quân Tây Sơn vào được Thăng Long.Tôn Sĩ Nghị vội vã chuồn về nước, bè lũ Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy chốn theo.
-Chú thích.
- Bố cục: 3 phần.
-Đoạn 1: Từ đầu -> Mậu Thân 1788.Quang Trung chuẩn bị ra Bắc.
- Đoạn 2: Tiếp -> kéo vào thành.QT đại phá quân Thanh.
- Đoạn 3: Còn lại.Số phận của quân thanh và bè lũ bán nước.
3. Phân tích.
a.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
* Nghe tin quân Thanh sang xâm lược.
+Bình tĩnh làm nhiều việc lớn:
-Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
-Đốc xuất đại binh ra Bắc.
-Gặp gỡ người cống sĩ ở La Sơn.
-Tuyển mộ quan lính.
-Mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An.
-Phủ dụ tướng sĩ
-Lên kế hoạch hành quân, đánh giặc, đối phó sau chiến thắng.
-> thời gian gấp gáp, công việc nhiều và quan trọng.
-Thái độ bình tĩnh tự tin.
=>Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, tự tin.
Sáng suốt trong nhận định tình hình, thời thế, tương quan lực lượng giữa ta và địch.
*Lời phủ dụ:
-Khẳng định chủ quyền dân tộc...
-Nêu bật dã tâm của giặc
-Nhắc lại truyền thống dân tộc
-Kêu gọi quân lính, ra kỉ luật
=>như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc.
*Xét đoán bề tôi: Chỉ rõ tội nhưng không xử phạt
->hiểu sở trường tướng sĩ ,khen chê đúng mực.
=>trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
-Phương lược có sẵn, tính cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng
=>tầm nhìn xa trông rộng.
* Củng cố:
?Cảm nhận của em về hình tượng Nguyễn Huệ qua phần đã phân tích?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài
 -Cảm nhận về Nguyễn Huệ.
 - Chuẩn bị phần tiếp theo.
Tuần: 5
Tiết: 23
Ngày soạn:14/09/ 2011
Hoàng Lê nhất thống chí( hồi 14)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta : Qt đại phá 20 vạn quân Thanh
 2. Kĩ năng.
 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích qua lược đồ.
- Cảm nhận sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc, cảm quan hi ... ịch sử.
+ Lê – Trịnh thối nát.
+ Sự độc ác hống hách của giặc.
b.Hình ảnh bọn bán nước và cướp nước 
*Bọn cướp nước ( Tôn Sĩ Nghị)
- Tư tưởng: kiêu căng, chủ quan, tự mãn, mấy ngày Tết chỉ chú ý vào việc tiệc tùng, ăn chơi không cảnh giác.
-Tướng: 
+Thái thú Sầm Nghi Đồng tự tử.
+Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vứt cả ấn tín, bàn đèn, bỏ chạy qua sông Hồng.
-Quân: hoảng loạn, giày xéo lên nhau qua cầu phao, rơi xuống làm nước sông Nhị Hà tắc nghẽn.
=> kể , miêu tả, liệt kê=> ham sống sợ chết, thất bại nhục nhã.
*Bè lũ bán nước.
+’’Đưa thái hậu ra ngoài’’
+Chạy bán sống bán chết.
+Cướp thuyền dân.
+ Mấy ngày không ăn ->chảy nước mắt.
=>nhục nhã đớn hèn.
=>không số phận nào khác giành cho bọn bán nước cầu vinh bằng sự thể đau đớn, nhục nhã ê chề như vậy.
3.Tổng kết. ( Ghi nhớ SGK) 
+ Nghệ thuật: Kể, miêu tả hành động nhân vật, liệt kê so sánh....
+Nội dung: Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ sáng ngời, sự thất bại thảm hại của bè lũ bán nước, cướp nước.
* Củng cố:
Luyện tập 
Viết một đoạn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
 -Hoàn thiện đoạn văn
 - Soạn bài tiếp theo: Sự phát triển của từ vựng
Tuần: 5
Tiết:24
Ngày soạn: 14/09/2011
Sự phát triển của từ vựng
 ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Việc tạo từ mới.
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được nhận ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sd từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ:
Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV:Soạn bài, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
- Phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
Phát triển nghĩa của từ vựng dựa trên cơ sở nào ? Lấy VD ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
Bảng phụ ghi các từ ở mục 
? Trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo dựa trên các từ đã cho ? Giải nghĩa những từ đó ? 
? Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo theo công thức x + tặc ? 
? Từ nào theo mẫu này chỉ kẻ phá hoại rừng?
? Tác dụng của việc tạo từ ngữ mới ? 
? Đọc VD trong SGK ? 
? Hãy tìm các từ ngữ Hán Việt trong đoạn trích ( không kể tên riêng) ? 
? Tìm những từ ngữ biểu thị khái niệm 2a, 2b ? 
? Nhận xét về việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài ? 
I.Tạo từ ngữ mới. 
1.VD
2. Nhận xét
-Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
-Kinh tế tri thức:nền kinh tế dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
-Đặc khu kinh tế: Khu vực thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu với sản phẩm do trí tuệ mang lại.
* VD:
+Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng( đấu tranh lên án kẻ phá rừng ) để bảo vệ môi trường 
+ Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập vào máy tính của người khác để khai thác, phá hoại.
3, Kết luận: (ghi nhớ trang 73)
	Tạo từ ngữ mới -> Vốn từ ngữ tăng -> Phát triển từ vựng tiếng Việt.
II.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 
1.VD
2. Nhận xét.
a, 
+VD 1: Thanh minh, tiết,lễ, tảo mộ, hội đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
+ VD 2: bạc mệnh, duyên, phận,thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
 -> Từ Hán Việt.
b.
2a: AIDS
2b: Marketing
-> Từ mượn ngôn ngữ ấn, Âu
3, Kết luận (Ghi nhớ trang 75)
Hoạt động 3: Luyện tập
? Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới? 
? Tìm 5 từ ngữ mới được dùng gần đây và nêu nghĩa của chúng ? 
? Tìm các từ mượn tiếng Hán ? 
? Có mấy cách phát triển từ vựng ? 
II.Luyện tập.
BT1:
X + trường: chiến trường, nông trường, công trường, thương trường, ngư trường
X+ hoá: ôxi hoá, lão hoá
BT 2:
 + Bàn tay vàng,
 + Cầu truyền hình
 + Cơm bụi, công viên nước, đường cao tốc
BT 3:
-Mượn tiếng Hán:Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
BT 4:
Phát triển từ vựng: + Phát triển nghĩa.
 +Phát triển từ ngữ
* Củng cố:
- Đọc phần đọc thêm
* Hướng dẫn về nhà
 - Nắm nội dung bài.
	- Hoàn thiện bài tập
 - Soạn bài tiếp theo:Truyện kiều
Tuần: 5
Tiết:25
Ngày soạn: 14/09/2011
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Cuộc đời và sự nghiệp của tỏc giả Nguyễn Du.
 - Nhõn vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. 
 - Thể thơ lục bỏt truyền thống của dõn tộc trong một tỏc phẩm văn học trung đại.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu một tỏc phẩm truyện thơ Nụm trong văn học trung đại.
 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sỏng tỏc của một tỏc giả văn học trung đại.
3. Thỏi độ: 
 - Giỏo dục lũng tự hào về nền văn hoỏ dõn tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoỏ quý giỏ của ụng, đặc biệt là “Truyện Kiều”.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo.Bảng phụ.
-Tranh đài tưởng niệm của Nguyễn Du,Truyện Kiều dịch sang tiếng nước ngoài.
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
- Túm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trớch ? Đoạn trớch viết theo thể lọai nào? Từ đú, rỳt ra ý nghĩa của văn bản?
- Phõn tớch hỡnh tượng người anh hựng Nguyễn Huệ? 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Tố Hữu đó cú những vầng thơ ca ngợi: “Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày”
 (Kớnh gửi cụ Nguyễn Du)
Chỳng ta đang núi đến đại thi hào Nguyễn Du cựng tỏc phẩm Truyện Kiều của ụng. Con người ấy, tỏc phẩm ấy trở thành niềm tự hào của dõn tộc Việt Nam, thơ được nhiều người yờu mến, kớnh phục, và thuộc lũng.
* Hoạt động 2: Giới thiệu chung
- HS đọc phần giới thiệu tỏc giả Nguyễn Du
GV: HS thảo luõn nhúm túm tắt ngắn gọn cuộc đời Nguyễn Du? (4 nhúm- 5 phỳt)
( GV: nhấn mạnh những điểm quan trọng
- Cuối thế kỉ XVIII nửa đõu thế kỉ XIX, xó hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và biến đổi sõu sắc: triều đại nhà Lờ suy vong, năm 1782 chỳa Trịnh Sõm mất. Cỏc quan lại tranh giành quyền lợi. Đời sống nhõn dõn khổ cực. Nổ ra cỏc cuộc đấu tranh và đỉnh cao là phong trào Tõy Sơn diệt Nguyễn, Trịnh, Xiờm và đại phỏ 29 vạn quõn Thanh , nhưng tất cả rồi nhanh chúng thất bại. Khi 1802, Gia Long Nguyễn Ánh đỏnh bại Tõy Sơn và lập ra triều Nguyễn – vương triều phong kiến cuối cựng “Một phen thay đổi sơn hà. Mảnh thõn chiếc lỏ biết là về đõu?”
Thời đại như thế đó ảnh hưởng khụng nhỏ đến tõm hồn, tớnh cỏch Nguyễn Du. Mặt khỏc
 - Cha, anh đỗ tiến sỹ làm chức tể tướng.
 - Mẹ là Trần Thị Tần, người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (đất quan họ); 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh cựng cha khỏc mẹ. Học giỏi nhưng chỉ đỗ tam trường
- Khi Tõy Sơn tấn cụng ra Bắc, ụng phũ Lờ chống lại Tõy Sơn nhưng khụng thành
- Phiờu bạt đất Bắc 10 năm, ở ẩn quờ nội từ (1796-1802). Đúi rột, bệnh tật - làm quan bất đắc dĩ
- Sau khi Nguyễn Ánh lờn ngụi, mời ụng ra làm quan ( bất đắc dĩ ụng phải làm quan cho Triều Nguyễn với cỏc chức : tri huyện Bắc Hà, cai hạ tỉnh Quảng Bỡnh, Hữu tham trị bộ lễ
- 1820 ụng chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thỡ nhiễm dịch ốm mất tại Huế (16/9/1820).
- “ Bao giờ Ngàn Hống hết cõy 
 Sụng Lam hết nước họ này hết quan”
- “Chữ tõm kia mới bằng ba chữ tài”
- Mộng Liờn Đường: “Lời văn tả ra hỡnh như mỏu chảy ở đầu ngọn bỳt, nước mắt thấm trờn tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thớa ngậm ngựi, đau đớn đến đứt ruột. Nếu khụng phải cú con mắt thụng thấu cả sỏu cừi, tấm lũng nghĩ suốt cả nghỡn đời thỡ tài nào cú cỏi bỳt lực ấy” )
GV:Cuộc đời gặp nhiều gian truõn, gắn bú sõu sắc với những biến cố lịch sử đó tạo lờn một Nguyễn Du như thế nào ?
HS suy nghĩ và trả lời.
 GV giảng: Nguyễn Du được đỏnh giỏ là đại thi hào của dõn tộc Việt Nam, là danh nhõn văn hoỏ thế giớilà bậc thầy trong việc sử dụng ngụn ngữ tiếng Việt, là ngụi sao sỏng chúi nhất trong nền văn học cổ Việt Nam.
GV giải thớch : Tố Như (sắc trắng), Thanh Hiờn (mỏi nhà trong sạch)
GV: Sự nghiệp Văn chương của Nguyễn Du cú những điểm gỡ đỏng chỳ ý?
HS suy nghĩ và trả lời.
 GV giới thiệu thờm 1 số sỏng tỏc lớn của Nguyễn Du và chốt ý.
I. TÁC GIẢ: Nguyễn Du ( 1765-1820)
- Tờn chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiờn, quờ ở Tiờn Điền, Nghi Xuõn, Hà Tĩnh
1.Cuộc đời:
- Sinh trưởng trong một thời đại cú nhiều biến động dữ dội : Hiểu sõu sắc nhiều vấn đề về đời sống, xó hội đ tỏc động tới tỡnh cảm, nhận thức của Nguyễn Du, ụng hướng ngũi bỳt vào hiện thực. 
- Sinh ra và lớn lờn trong một gia đỡnh đại quớ tộc và cú truyền thống về văn học : 
+ Nhỏ sống và học tập ở Thăng Long, học giỏi nhưng chỉ đỗ tam trường
+ Năm chớn tuổi mồ cụi cha; mười hai tuổi mồ cụi mẹ 
- 1786-1796 : sống lưu lạc ở quờ vợ (Thỏi Bỡnh), sau đú về quờ nội ở Hà Tĩnh, chịu đúi rột, bệnh tật..
đ Tõm hồn tràn đầy cảm thụng, yờu thương.
- Sau khi Nguyễn Ánh lờn ngụi, ụng ra làm quan bất đắc dĩ triều Nguyễn , đi sứ sang Trung Quốc lần 1
- 1820, ụng chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thỡ nhiễm bệnh dịch, ốm và mất tại Huế.
* Bản thõn: 
- Học giỏi nhưng lận đận, bụn ba nhiều nơi, tiếp xỳc nhiờự vựng văn hoỏ, nhiều cảnh đời số phận khỏc nhau 
đ Kiến thức sõu rộng, vốn sống phong phỳ đó ảnh hưởng đến sỏng tỏc.
- Luụn cú trỏi tim nhõn đạo, giàu lũng yờu thương.
ð Là thiờn tài văn học, một nhà nhõn đạo chủ nghĩa lớn, một danh nhõn văn hoỏ thế giới. 
2. Những sỏng tỏc văn học.
- Chữ Hỏn: 243 bài với 3 tập thơ
+Thanh Hiờn Thi tập
+Bắc hành tạp lục
+Nam trung tạp ngõm(thơ chữ Hỏn,243 bài)
 - Chữ nụm:
- “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tõn thanh)
- “ Văn chiờu hồn”; Thỏc lời trai phường nún; Văn tế sống hai cụ gỏi Trường Lưu..
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản
GV: Thuyết trỡnh cho HS hiểu về nguồn gốc tỏc phẩm - khẳng định sự sỏng tạo của Nguyễn Du .Sự sỏng tạo Nguyễn Du: thờm, bớt: tự sự – kể chuyện bằng thơ; nghệ thuật xõy dựng nhõn vật, tớnh cỏch nhõn vật, miờu tả thiờn nhiờn)
HS đọc phần túm tắt?
+ 3 HS lờn túm tắt 3 phần?
+ 1 HS túm tắt toàn bộ 
( GV cú thể đan xen những cõu Kiều phự hợp)
II.TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU: 
1, Nguồn gốc tỏc phẩm
-Từ 1 tỏc phẩm văn học Trung Quốc “Kim Võn Kiều truyện” Nguyễn Du đó sỏng tạo nờn kiệt tỏc văn học Việt Nam
2, Túm tắt tỏc phẩm: 3 phần
- Gặp gỡ và đớnh ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ.
* Củng cố:
-Tóm tắt Truyện Kiều.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm những nột chớnh về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du (chỳ ý những ảnh hưởng sõu sắc đến văn nghiệp), giỏ trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
- Túm tắt ngắn gọn truyện Kiều.
- Chuẩn bị tiếp phần cũn lại
 Ngày tháng 09 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 5.doc