Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 7

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Nắm được kiểu bài thuyết minh và biết vận dụng yếu tố nghệ thuật,chủ yếu là miêu tả vào bài thuyết minh cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi

3. Thái độ:

 - HS biết khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm .

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp:

Nêu vấn đề, Vấn đáp tái hiện

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ:

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 31
Ngày soạn: 27/09/2011
Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
 - Nắm được kiểu bài thuyết minh và biết vận dụng yếu tố nghệ thuật,chủ yếu là miờu tả vào bài thuyết minh cụ thể.
2. Kỹ năng: 
- Rốn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi
3. Thỏi độ: 
 - HS biết khắc phục cỏc nhược điểm, phỏt huy ưu điểm .
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 	
I.Đề : GV chép lại đề lên bảng
Cây tre trong đời sống con người Việt Nam.
II.Yêu cầu- biểu điểm
1.Yêu cầu
-Kiểu bài:thuyết minh
-Đối tượng:Cây tre trong đời sống Việt Nam
-Yêu cầu về nghệ thuật:kết hợp thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả
2.Biểu điểm.
Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây tre ở làng quê Việt Nam ( có thể bằng miêu tả, dẫn thơ văn....
 Thân bài : Giới thiệu chi tiết về cây tre ( khi giới thiệu kết hợp với miêu tả và các biện pháp nghệ thuật) về các phương diện như: 
- Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây tre với đời sống con người Việt Nam( nêu sơ lược sự gắn bó của tre với con người) 
- Đặc điểm (hình dáng, gốc, thân. lá. cành ). Chú ý miêu tả..
-Đặc điểm sống( tập trung thành lũy,bụi; sống những nơi khô cằn sỏi đá....),liên tưởng tới phẩm chất của con người Việt Nam.
-Phân loại tre: tre dây,trúc, mai, luồng, bương...
- Giá trị và lợi ích của tre,sự gắn bó của tre trong đời sống. 
-Hình ảnh tre trong cuộc sống ngày nay.
c. Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ của người viết về cây tre Việt Nam.
*Diểm 9-10: Đ bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, van viét mạch lạc có bố cục dủ 3 phần
*Điểm 7-8: Đ bảo các ý trên, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, van viét khá mạch
lạc, có bố cục dủ 3 phần
*Điểm 5-6: Đảm bảo các ý trên, miêu tả còn hạn chế, có bố cục dủ 3 phần
*Điểm 3-4: Chưa đủ ý, miêu tả còn hạn chế, có bố cục chưa đủ 3 phần
*Điểm 1-2: Bài quá hời hợt , chưa nắm được bố cục
* Hoạt động 2: Nhận xét 
1.Ưu điểm:
- Xác định đúng thể loại, đối tượng TM.
- Có tri thức khách quan xác thực.
- Đa số trình bày có thứ tự.
-Một số bài kết hợp tốt phương pháp TM với một số biện pháp NTvà miêu tả:.
-Một số bài có lời văn chính xác, gọn gàng và sinh động.
b. Nhược điểm:
-Một số học sinh chưa kết hợp được với các biện pháp nghệ thuật, miêu tả.
-Một số học sinh thuyết minh còn sơ sài.
-Diễn đạt của học sinh còn yếu, nhiều bài diễn đạt quá kém, văn viết chưa biểu cảm.
-Học sinh còn thiếu ý,chưa xác định đúng trọng tâm.
-Học sinhcòn mắc quá nhiều lỗi chính tả.
-Chữ xấu, dập xóa.
IV.Trả bài.
V.Sửa lỗi.
Lỗi của học sinh
Lỗi gì
Sửa lại
-tượng chưng,trưa thể,từ nâu,dễ ngắn
 -Cây tre xuất xứ từ rất lâu đời nhưng chắc là lúc con người biết lao động.
-Trong cuộc sống của người dân Việt Nam tre là một dụng cụ rất quan trọng.
-Thói quen sống của tre rất đặc biệt.
-Chính tả
-Diễn đạt
-Diễn đạt
-Dùng từ
-tượng trưng, chưa thể, lâu, rễ ngắn
-Cây tre đã gắn bó với người dân từ rất lâu.
-Trong cuộc sống của người dân Việt Nam tre là loại cây thân thuộc.
-Môi trường sống của tre rất đặc biệt.
* Củng cố:
-Đọc bài khá, bài yếu
* Hướng dẫn về nhà
-Sửa lỗi sai trong bài viết.
-Học bài.
-Soạn bài :Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Tuần: 7
Tiết: 32
Ngày soạn: 27/09/2011
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng buồn tủi cụ đơn của Thỳy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bớch 
- Ngụn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tỡnh đặc sắc của Nguyễn Du
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản trung đại.
- Nhận ra và thấy được tỏc dụng của ngụn ngữ độc thoại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tỡnh.
- Phõn tớch tõm trạng nhõn vật qua một đoạn trớch trong tỏc phẩm Truyện Kiều.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được sự cảm thụng sõu sắc của Nguyễn Du với nhõn vật trong truyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo,Tranh: Kiều ở lầu Ngưng Bích
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lũng đoạn trớch “Cảnh ngày xuõn” trớch Truyện kiều của Nguyễn Du ?
? Cảnh ngày xuõn ở đõy được miờu tả như thế nào ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Giới thiệu chung
- Đoạn trích nằm ở vị trí nào?
I.Vị trí đoạn trích.
Phần 2:Gia biến và lưu lạc.
Gồm 22 câu(1033-1054)-nội dung :diễn tả tâm trạng kiều ở lầu Ngưng Bích.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản
?Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt nào?-Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
?Nêu yêu cầu đọc văn bản?
-GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
-Giải nghĩa một số chú thích khó.
- VB chia thành mấy đoạn? Nội dung chính mỗi đoạn.
? Cảnh ở lầu Ngưng Bích được giới thiệu qua những chi tiết nào?
?Những chi tiết ấy gợi không gian trước lầu Ngưng Bích là không gian như thế nào?(Đó là 1 không gian rộng lớn, choáng ngợp, cảnh vật đẹp nhưng buồn, thiếu vắng hơi ấm của sự sống, không có hình bóng con người)
?Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng Kiều? Phân tích?Đó là tâm trạng như thế nào?-tâm trạng bẽ bàng(hổ thẹn , sượng sùng,ngượng ngùng, tại sao Kiều có tâm trạng ấy?.....cụm từ mây sớm đèn khuya gợi thời gian tuần hoàn khép kín.thời gian cũng như không gian giam hãm con người-> Kiều lẻ loi trong không gian rộng lớn, rợn ngợp,trong thời gian dằng dặc.Kiều rơi vào tình trạng cô đơn tuyệt đối.)
?Nhận xét nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du?
-So sánh với cảnh vật trong cảnh ngày xuân=>nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ND
II.Đọc hiểu văn bản.
1.Đọc.
-Yêu cầu:Giọng kể, trầm lắng xót xa, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng điệp từ, từ láy.
-Chú thích.
-Bố cục: 3 đoạn
+Đ1:6 câu đầu-Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+Đ2:8 câu tiếp –Nỗi thương nhớ cha mẹ, người yêu của Kiều.
+Đ3: Tâm trạng đau buồn, âu lo qua cách nhìn cảnh vật.
2.Phân tích
a.Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều.
*Cảnh:
-Non xa- trăng gần.
-bốn bề bát ngát..
-Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
*Tâm trạng:
-Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
-nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
=>sử dụng từ láy, tả cảnh ngụ tình tinh tế=>khắc họa cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích mênh mông , bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng, bộc lộ nội tâm nhân vật:nỗi buồn sầu tủi hổ, bơ vơ nơi đất khách quê người.
* Củng cố:
Luyện tập: Cảm nghĩ của em về nhân vật TK qua phần thứ nhất
Gợi ý:-Cảm thương nhân vật TK: +Tình cảnh đáng thương
	 +Tương lai mờ mịt
* Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc lòng
-Phân tích đoạn trích
-Soan phần còn lại
Tuần: 7
Tiết: 33
Ngày soạn: 27/09/2011
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nỗi cụ đơn của Thỳy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bớch và tấm lũng chung thủy, hiểu thảo của nàng.
- Ngụn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tỡnh đặc sắc của Nguyễn Du
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản trung đại.
- Nhận ra và thấy được tỏc dụng của ngụn ngữ độc thoại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tỡnh.
- Phõn tớch tõm trạng nhõn vật qua một đoạn trớch trong tỏc phẩm Truyện Kiều.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được sự cảm thụng sõu sắc của Nguyễn Du với nhõn vật trong truyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV:Tranh: Kiều ở lầu Ngưng Bích
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giảng bỡnh, 
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lũng đoạn trớch “Cảnh ngày xuõn” trớch Truyện kiều của Nguyễn Du ?
? Cảnh ngày xuõn ở đõy được miờu tả như thế nào ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
? Đọc tám câu tiếp, tám câu nêu nội dung gì?
?Tìm những chi tiết tiêu biểu diễn tả nỗi nhớ người yêu của Kiều?
?Hiểu như thế nào về câu thơ “tưởngchờ”-người dưới. là KT-người thề nguyền với K dưới trăng.Kiều hình dung hình ảnh KT ngày đêm đợi chờ, mong ngóng mình mà uổng công vô ích
?Bên trời góc bể bơ vơ chỉ ai?Hiểu câu “Tấm son”như thế nào? –Thúy Kiêù(hai cách hiểu-tấm thân trinh bạch của Kiều đã bị làm cho hoen ố biết bao giờ mới gột rửa được; hoặc: tấm lòng, tình cảm của Kiều với KT không bao giờ phai nhạt.
?Nêu nghệ thuật sử dụng ở đoạn này? tâm trạng của Kiều?
?Tìm những từ ngữ diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
?đọc chú thích các điển tích được sử dụng?
?Em hiểu như thế nào về những câu thơ này?(Hình dung cảnh cha mẹ ngày đêm mong ngóng mình, lo lắng cho mình,không có người chăm sóc khi tuổi già sức yếu,mình không thể chăm sócKiều cảm thấy đau xót vô cùng)
?Nhận xét nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả tâm trạng?
?Tâm trạng của Kiều?
?Nỗi nhớ cha mẹ có giống nỗi nhớ người yêu không?Dùng từ:Tưởng –xót
?ND để cho Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau, sắp xếp như thế có hợp lí không?Vì sao?
 (nhớ KT trước vì Kiều thấy mình có nỗi, mắc nợ chàng, mối tình vẫn nhức nhối, cháy bỏng. nghĩ cha mẹ sau vì gia đình giờ đây đã tạm yên, nàng đã báo hiếu phần nào=>phù hợp)
? Qua 8 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều, em hiểu Kiều là người ntn?
?Tám câu cuối diễn tả tâm trạng gì của Kiều?
? Có những cảnh nào được gợi tả ở đây?
? Đó là cảnh vật như thế nào?
Mỗi cảnh vật đều gợi những dự cảm về tương lai, số phận:hình ảnh cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển xa xa gợi thân phận tha hương –tâm trạng cô đơn, buồn nhớ; hình ảnh cánh hoa trôi nổi nơi của bể gợi liên tưởng thân phận như cánh hoa bèo bọt trôi trên sóng dữ, không thể tự chủ mặc số phận đưa đẩy(thân em như trái bần trôi .Gió dập sóng vùi biết tấp vào đâu); hình ảnh nội cỏ.thể hiện không gian u buồn, héo tàn dự báo một tương lai mịt mờ, vô định; hình ảnh thiên nhiên hung dữ đối lập với hình ảnh con người bé nhỏ cô đơn dự báo một tương lai khủng khiếp 
? Cụm từ "Buồn trông" lặp đi lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì?
?Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả là hình ảnh thực hay qua cảm nhận của kiều?
? Nghệ thuật nổi bật của 8 câu thơ cuối là gì?
?Tâm trạng của Kiều?
( GV đưa tranh KOLNB)
?nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích?
?Nội dung của đoạn trích?
II.Đọc hiểu văn bản.
2.Phân tích
b.Tâm trạng thương nhớ của Kiều.
* Nhớ Kim Trọng.
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
=> sử dụng tiểu đối, ngôn ngữ độc thoại-> diễn tả nỗi day dứt, nỗi nhớ da diết, sự đau khổ, nuối tiếc mối tình đầu.
(GV: Trái tim Kiều như rớm máu khi nghĩ về Kim Trọng-người đã hẹn ước trăm năm, khi hình dung sự mong chờ của KT,càng đau xót hơn cho tình cảnh của mình, cho mình là phụ tình->nên day dứt, đau khổ)
*Nhớ cha mẹ.
-Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh
Sân lai cách mấy nắng mưa.
 Có khi gốc tử
=>ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật ẩn dụ, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ=>sự đau xót, lo lắng cho cha mẹ ,sự hiếu thảo của Kiều.
(cùng là nỗi nhớ nhưng diễn tả không giống nhau:-nhớ người yêu:nhớ kỉ niệm thiêng liêng, tiéc nuối tình đầu tan vỡ
-nhớ cha mẹ:thương, suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm
=>nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của ND)
đLà người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo người có tấm lòng vị tha, đáng trọng.
c. Nỗi buồn của Kiều.
- Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển
- Cánh hoa trôi
- Nội cỏ kéo dài tới chân trời.
- Sóng và gió biển ầm vang.
đ Nhấn mạnh nỗi buồn nhiều màu vẻ càng lúc càng dâng mãi lên trong lòng Kiều, tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc
đ Tả cảnh ngụ tình, điệp từ, ẩn dụ, từ láy ->diễn tả nỗi buồn chồng chất, lo lắng, những dự cảm không hay trước những biến cố của cuộc đời
3.Tổng kết
-nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, từ láy.
-Nội dung:Là bức tranh tâm tình đầy xúc động về nỗi nhớ người yêu, cha mẹ, về số kiếp của Thúy Kiều.
* Củng cố:
Luyện tập: Cảm nghĩ của em về nhân vật TK qua đoạn trích
Gợi ý:-Cảm thương nhân vật TK: +Tình cảnh đáng thương
	 +Tương lai mờ mịt
-Cảm phục con người hiếu nghĩa đủ đường.
* Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc lòng
-Phân tích đoạn trích
-Soan: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tuần: 7
Tiết: 34
Ngày soạn: 27/09/2011
Miêu tả trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Sự kết hợp phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trũ, tỏc dụng của miờu tả trong văn bản tự sự 
2. Kĩ năng: 
- Phỏt hiện và phõn tớch được tỏc dụng của miờu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miờu tả khi làm bài văn tự sự.
3. Thỏi độ: 
- Cú ý thức vận dung khi tạo lập văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
1. GV: bảng phụ ghi những câu thơ tả cảnh trong đoạn: Cảnh ngày xuân
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đỏp tỏi hiện.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu thế nào về sự cần thiết khi túm tắt văn bản tự sự ? 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động : 2
Giáo viên gọi h/s đọc đoạn trích.
?Đoạn trích kể về việc gì?
?Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích.
?Sự việc ấy diễn ra ntn?
?Nếu chỉ kể lại các sự việc "trần trụi" như vậy thì câu chuyện có sinh động không?
?Đoạn trích trên rất hấp dẫn và sinh động. Em hãy cho biết tại sao đoạn trích lại hấp dẫn sinh động như vậy?
?Em hãy chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
?Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
?Trong văn bản tự sự có thể miêu tả những gì?(sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào?)
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
1. VD: Đoạn trích Hoàng Lê.. SGK.
2. Nhận xét:
- Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Tóm tắt: +Vua Quang Trung chỉ huy cuộc tấn công giáp lá cà ở Ngọc Hồi. 
 +Quân Thanh thất bại thảm hại
 Sự việc diễn ra:
1. Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi.
2. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào sau đó phun khói lửa.
3. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
4. Quân thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
- Nếu chỉ kể như trên thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn. Nói cách khác, kể như trên mới trả lời được câu hỏi việc gì xảy ra? chứ chưa trả lời được câu hỏi:việc đó xảy ra ntn?
- Đoạn trích hấp dẫn sinh động vì có các yếu tố miêu tả, làm rõ câu hỏi sự việc xảy ra ntn?
- (Nhân có gió Bắc . hại mình, Quân Thanh chống không nổi.. Quân Tây Sơn thừa thế)
3.Kết luận : Ghi nhớ (SGK)
H/s đọc chậm ghi nhớ.
(-Miêu tả hình dáng,nét mặt,cử chỉ, hành động của nhân vật, miêu tả cảnh vật .
-Miêu tả chỉ có tác dụng phụ trợ, tự sự phải là chính)
Hoạt động 3: Luyện tập
?Tìm những yếu tố miêu tả người tả cảnh trong 2 đoạn trích Thuý Kiều vừa học.
?Phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả ấy?
II. Luyện tập
Bài tập 1.
Tả người: 
+Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời.
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Tác dụng: giúp nhân vật hiện lên sinh động, với vẻ đẹp lộng lẫy, toàn diện đồng thời mõi người lại có nét đẹp riêng
b.Tả cảnh: ( Bảng phụ )
-Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
=>cảnh vật trong sáng, giàu sức sống.
-Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước,áo quần như nêm
=>cảnh lễ hội đông vui ,nhộn nhịp
-Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
-Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
=>cảnh thiên nhiên đẹp, u buồn,nhuốm màu tâm trạng
- Tác dụng: Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ nó góp phần làm cho người đọc có cảm giác thoải mái, thú vị.
Bài tập 2.Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu bài tập.
* Củng cố:
-Hs đọc đoạn văn vừa viết, giáo viên nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3 (SGK)
- Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ.
Tuần: 7
Tiết: 35
Ngày soạn: 28/09/2011
Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những định hướng chớnh để trau rồi vốn từ.
2. Kĩ năng: 
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đỳng nghĩa, phự hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi sd từ.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, thảo luận nhúm.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thuật ngữ ? Cho VD ?
 ? Thuật ngữ cú đặc điểm gỉ ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động : 2
GV cho h/s đọc kĩ VD1 trên bảng phụ
?Qua đoạn văn em thấy TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Tại sao?
?Theo tác giả,muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải làm gì? tại sao? 
HS đọc VD 2 trang 100
?Xác định lỗi diễn đạt trong các câu đó? 
?Em hãy sửa lại giúp bạn?
?Vì sao người viết mắc các lỗi trên?
?Từ đó em rút ra bài học gì về cách dùng từ?
-nắm chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. VD 
2. Nhận xét.
a.VD1:
- TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta vì Tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn phát triển.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình. Vận dụng tốt TV trong nói, viết vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của TV, thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc
b.VD2
a, Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
(Thừa từ: đẹp(thắng cảnh đã có nghĩa là cảnh đẹp)=>bỏ từ đó .
b,Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
Sai từ dự đoán vì dự đoán có nghĩa là:đoán trước tình hình , sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai(=> thay dự đoán = ước đoán, phỏng đoán)
c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của XH.
Sai từ đẩy mạnh vì nó có nghĩa là:thúc đẩy cho phát triển nhanh lên=>đi với từ quy mô không phù hợp (quy mô chỉ có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được)
(Thay đẩy mạnh = phát triển các qui mô)
- Do chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên sử dụng không phù hợp với văn cảnh
3. Ghi nhớ (SGK)
H/s đọc chậm ghi nhớ.
Hoạt động : 3
Giáo viên yêu cầu h/s đọc đoạn văn. 
? Theo Tô Hoài Nguyễn Du đã trau rồi vốn từ bằng cách nào
? Qua câu chuyện của Tô Hoài em rút ra bài học gì?
?Em dự định sẽ rèn luyện để tăng vốn từ như thế nào?-Tìm hiểu để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
-đọc để biết thêm những từ ngữ mới(tích lũy vào sổ tay tiếng Việt)
-Vận dụng từ ngữ một cách sáng tạo
GV chốt lại.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
1. VD (SGK)
2. Nhận xét.
-ND trau chuốt từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, tích lũy vốn từ cho mình, hiểu rõ nghĩa của từ. 
- Bài học: phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ
3. Ghi nhớ. (SGK)
H/s đọc chậm ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập
III.Luyện tập
Bài tập 1:
- Hậu quả là kết quả xấu
- Đoạt là chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: sao trên trời
Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a.Tuyệt.
*Tuyệt:Dứt, không còn gì
- Tuyệt chủng: Bị mất hẳn nòi giống.
- Tuyệt giao: Cắt đứt mọi quan hệ
- Tuyệt tự: Không có con nối dõi
- Tuyệt thực: Nhịn ăn hoàn toàn.
* Tuyệt:Cực kì, nhất
- Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất
- Tuyệt mật: Giữ bí mật tuyệt đối
- Tuyệt tác: Tác phẩm nghệ thuật hay nhất
- Tuyệt trần: Nhất trên đời không có gì sánh bằng
b.Đồng
* Đồng:Cùng, giống
 - Đồng âm: Có những âm thanh giống nhau
- Đồng bào: Những người sinh ra trong cùng bào thai (T2 LLQ) cùng huyết thống, nòi giống
- Đồng bộ: Các bộ phận hữu quan phối hợp với nhau nhịp nhàng.
- Đồng chí: Cùng chí hướng, cùng chung lí tưởng.
- Đồng dạng: Có cùng một dạng như nhau
- Đồng khởi: Cùng vùng dậy trong cùng một thời điểm
- Đồng môn: Cùng học một thầy, 1 môn phái
- Đồng niên: Cùng một tuổi (đồng tuế)
- Đồng sự: Những người làm việc cùng nhau
*Đồng:Trẻ em
- Đồng ấu: Trẻ em còn nhỏ
- Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em
- Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em
*Đồng: Chất(Kim loại)
-Trống đồng
Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ trong câu 
a. Thay im lặng = yên tĩnh, vắng vẻ(im lặng chỉ dùng miêu tả con người)
b. Thay thành lập = thiết lập
c. Thay cảm xúc = cảm động, xúc động
d. Thay dự đoán = phỏng đoán, ước đoán
Bài tập 4: Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng đừng vì những mùa bội thu vật chất mà quên mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ trong ứng xử hàng ngày. Muốn giữ gìn sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc xin hãy bắt đầu từ việc học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động.
Bài tập 5: Để tăng vốn từ cần: 
-Quan sát, lắng nghe thông tin đại chúng
-Đọc sách báo, văn học
-Ghi chép những từ hay,đoạn thơ văn ấn tượng
-Gặp từ khó phải tìm hiểu cặn kẽ nghĩa bằng cách hỏi, tra cứu từ điển
-Sử dụng đúng từ trong giao tiếp.
* Củng cố:
?Tại sao phải trau dồi vốn từ
* Hướng dẫn về nhà
. Học thuộc ghi nhớ
. Làm các bài tập còn lại.
. Tiết sau mang vở làm bài tập làm văn số 2.
 Ngày 03 tháng 10 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 7 ..doc