Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nhuệ Dưỡng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nhuệ Dưỡng

Tiết 1 - PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Trích)

 - Lê Anh Trà -

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng

3. Thái độ

- Lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo

 gương Bác.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Tích hợp với văn bản nhật dụng, các bài thơ, văn viết về Bác

- Phương tiện: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 404 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nhuệ Dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn: 15-8-2012
 Ngày giảng: 20-8-2012
Tiết 1 - Phong cách Hồ Chí Minh (Trích)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng
3. Thái độ
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo
 gương Bác.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tích hợp với văn bản nhật dụng, các bài thơ, văn viết về Bác
- Phương tiện: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra	- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Tác giả Lê Anh Trà sinh ngày 02-04-1927 mất 1999 quê ở Qủang Ngãi
- Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình
 tĩnh, khúc chiết (GV đọc mẫuàHS đọc).
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
- Cho HS tìm hiểu các chú thích 1, 3, 8,9,12 
? Em hiểu “phong cách” là gì.
? Nêu cách hiểu của em về nhan đề của văn 
bản
- Nhan đề: nét riêng, nét độc đáo trong lối sống
sinh hoạt... của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nội dung của văn bản nói về chủ đề hội nhập
 thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
? Xét về tính chất nội dung, văn bản thuộc loại
 văn bản nào.
? Mục đích của bài viết? PTBĐ chính của văn
bản
? Tác giả còn kết hợp những phương thức nào 
(kể, thuyết minh)
? Văn bản được chia làm mấy phần
Nêu nội dung chính của từng phần?
? Cuộc đời hoạt động CM đã đem đến cho Bác
 điều gì.
? Bác đã làm gì để am hiểu và có được vốn văn
 hoá của các nước.
* Đọc thơ của Chế Lan Viên, giới thiệu tranh 
ảnh khi Bác hoạt động ở nước ngoài 
? Dựa vào đâu tác giả đưa ra những dẫn chứng
trên. ( Cuộc đời hoạt động CM 30 năm của Bác
? Nhận xét về cách nêu dẫn chứng.
? Câu văn nào thể hiện sự đánh giá của tác giả
về vốn tri thức văn hoá của Bác.
? Từ những dẫn chứng, người viết đưa ra lời 
nhận xét. Em có nhận xét gì về cách lập luận.
? Nhận xét về vốn tri thức văn hoá của Bác.
? Em biết danh hiệu cao quý nào của chủ tịch
Hồ Chí Minh về văn hoá.. ( DNVHTG năm 1990 do 
UNESCO công nhận)
? Do đâu Người có vốn tri thức VH sâu rộng 
như thế.
? Bác sử dụng vốn văn hoá để làm gì.
- Sáng tác văn chương, hoạt động CM, vì mục 
tiêu CM mà Người đến với văn hoá
? Kể tên một số sáng tác văn chương của Bác
và cho biết Bác viết những tp đó bằng ngôn 
ngữ gì.
? Tìm câu văn nói về cách thức tiếp thu vốn tri
thức văn hoá của Bác.
? Giải nghĩa từ “ nhào nặn”
- Sự đan xen, kết hợp, bổ sung sáng tạo hài hoà
kết hợp nhuần nhuyễn VH dân tộc với VH
 quốc tế
? Nhận xét cách tiếp thu văn hoá của Bác.
? Quan điểm đó có ý nghĩa ntn đối với việc tiếp
thu văn hoá của thế hệ trẻ hôm nay.
? Nhận xét về sự kết hợp cácPTBĐ trong phần
 đầu của văn bản. Tác dụng.
? Tác giả đã khái quát vẻ đẹp phong cách văn 
hoá HCM bằng câu văn nào? Em suy nghĩ gì 
về lời bình luận đó.
? Qua đó, đánh giá chung về vẻ đẹp trong
phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
*Giảng
? Tác giả bày tỏ tình cảm gì với Bác.
I-Đọc- Tìm hiểu chung
1- Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK7):
2. Tìm hiểu chung về văn bản
- Văn bản trích trong bài “ Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” – 1990.
- Nội dung: Nói về phong cách làm việc, phong cách sống cao đẹp của Hồ Chí Minh
- Văn bản nhật dụng.
- PTBĐ: nghị luận
- Bố cục: chia làm 2 phần
+Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác
+ Phần 2: còn lại: 
Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt 
của Bác
II- Phân tích 
1- Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá 
của Bác
. * Vốn tri thức văn hóa của Bác
- Tiếp xúc văn hoá nhiều nước...cả 
phương Đông và phương Tây
- Sống ở nhiều nơi
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, 
- Làm nhiều nghề
+ Dẫn chứng xác thực, chọn lọc
+ Lập luận chặt chẽ
àBác có vốn văn hoá sâu rộng, toàn 
diện.
- Vì Bác tự học hỏi, tìm hiểu đến mức 
uyên thâm
* Cách thức tiếp thu văn hóa của Bác
- Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán 
những tiêu cực
- Văn hoá quốc tế nhào nặn với cái 
gốc văn hoá dân tộc
àTiếp thu chọn lọc, chủ động
+ Kể xen bìnhà Tăng sức thuyết phục
* Bác có vốn văn hoá sâu rộng, kết 
hợp hài hoà giữa truyền thống văn 
hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá
 nhân loại.
- Tác giả: ca ngợi, tự hào
4. Củng cố
? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
? Qua phần 1, em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vốn tri thức văn hoá cho bản thân 
mình. ( có năng lực văn hoá, có ý thức tiếp thu chọn lọc)
5. Hướng dẫn học tập
- Học bài
- Sưu tầm bài viết, mẩu chuyện viết về Bác
- Chuẩn bị tiết 2 của bài
? Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
Tuần 1 Ngày soạn: 15-8-2012 	Ngày giảng: 21-8-2012	
 Tiết 2 - Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng
3. Thái độ
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo
 gương Bác.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Phương pháp: vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật; tích hợp với văn bản nhật 
dụng, các bài thơ, văn viết về Bác
- Phương tiện: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
- Hình thức dạy học: đồng loạt
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
? Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào.
? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì.
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
? Người viết giới thiệu Bác ở cương vị nào.
? ở cương vị đó Bác được hưởng một 
Cuộc sống ntn.
? Tìm các chi tiết kể về cuộc sống sinh
 hoạt hàng ngày của Bác.
* Giới thiệu tranh ảnh về nhà sàn
? Tác giả đánh giá ntn, thể hiện thái độ gì
? Nhận xét về các dẫn chứng. BPNT được 
sử dụng.
.? Em nhận xét gì về cuộc sống sinh hoạt 
của Bác.
* Bình
? Kể tên một số tác phẩm viết về cuộc 
sống giản dị của Bác.
- Đọc một số đoạn thơ, giới thiệu tranh 
ảnh về cuộc sống của Bác, ảnh trong sgk
? Tác giả so sánh Bác với những ai.
? Nhận xét các BPNT, cách dùng từ ngữ.
Tác dụng
? Người viết đã giải thích về cách sống
của Bác và các vị danh nho ntn.
- Không phải là lối sống khắc khổ của 
những người tự vui trong cảnh nghèo
? Em đánh giá thêm điều gì về cách 
sống của Bác.
* Bình, liên hệ với bài “ Tức cảnh Pác Bó”
? Nhận xét cách lập luận ở đoạn cuối văn
bản.
? Qua phân tích, nhận xét chung về vẻ
 đẹp trong sinh hoạt của Bác.
? Qua văn bản, em hiểu gì về phong cách
 HCM
? Tình cảm của tác giả với Bác.
- Tác giả: ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào
? Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
được làm sáng tỏ bằng mấy luận điểm.
? Văn bản giúp em hiểu gì về phong 
cách Hồ Chí Minh. Từ đó khơi gợi 
trong em tình cảm gì dành cho Bác.
? Em học tập được điều gì từ phong cách
 sống của Bác
II- Phân tích (Tiếp)
2-Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt 
của Bác
- Nơi ở: nhà sàn đơn sơ
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn 
thủ, đôi dép lốp thô sơ
- ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà 
muối...
- Tư trang ít ỏi: va li con
. Quan sát
- Quả như...cổ tích à ngưỡng mộ, tự hào
+ Dẫn chứng tiêu biểu, kể xen bình, đối lập
(chủ tịch nước mà giản dị)
àLối sống giản dị, thanh đạm, gần gũi với
 mọi người
- Bất giác...Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ So sánh, dùng từ Hán Việt, dẫn thơà thấy sự
 gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết xưa
- Không tự thần thánh hoá...
- Đây là cách sống có văn hoá đã trở thành 
quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự 
nhiên
àSống thanh cao, sang trọng
+ Lập luận chặt chẽ, không đưa dẫn chứng 
mà chủ yếu là bình
* Một lối sống đẹp: giản dị mà thanh cao
Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa
 truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân
 loại, giản dị mà thanh cao.
III- Tổng kết
. 
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
2- Nội dung: 
- Con đường hình thành phong cách văn 
hoá Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
* Ghi nhớ: SGK/8
4. Củng cố 
? Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt HCM được thể hiện ntn?
? Kể một câu chuyện, đọc một đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp trong phong cách của Bác.
5. Hướng dẫn học tập
- Học bài 
- Sưu tầm những câu chuyện, thơ, bài hát viết về lối sống giản dị của Bác 
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
+ Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi
+Vấn đề mà văn bản đề cập đến là gì?
Tuần 1 Ngày soạn: 16-8-2012 Ngày dạy: 23-8-2012
 Tiết 3 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: HS hiểu được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực
B. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên:
-KHBH
- Phương tiện: Phấn màu
- Hình thức dạy học: đồng loạt, theo nhóm
 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức 9A 9B
 2. Kiểm tra 
	? Thế nào là hội thoại?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
-Yêu cầu hs theo dõi và đọc vd1
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ
? An hỏi “Câu học bơi ở đâu” nhằm mục đích gì?
+ Hỏi địa điểm học bơi
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không?
+ Không đáp ứng được điều An cần biết.
? Cần trả lời như thế nào? Lời đáp thiếu hay thừa nội dung?
-> Thiếu nội dung.
? Từ dó có thể rút ra bài học gì trong khi giao tiếp?
=> Khi nói phải có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vd và trả lời câu hỏi
? Vì sao truyện lại gây cười?
+( Vì lời hỏi và lời đáp trái với bình thường trong khi giao tiếp, mục đích để khoe của.)
? Anh có lợn cưới cần hỏi như thế nào?
? Anh có áo mới cần trả lời như thế nào cho đúng và đủ nội dung? 
+ (Anh có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?)
+(Tôi không thấy)
? Như vậy câu hỏi và câu trả lời mắc lỗi gì?
-> Thừa nội dung
?Vậy cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
=> Khi giao tiếp không nên thừa nội dung.
? Qua vd1 và VD2 ta cần chú ý đến điều gì khi giao tiếp? 
- Giáo viên: Kết luận phương châm về lượng.
2. Ghi nhớ : SGK
II. Phương châm về chất
1. Ví dụ
? Truyện cười này phê phấn thói xấu gì?
-Tổ chức thảo luận (cặp)
: Đọc truyện “ Quả bí khổng lồ”, . . . . Thảo luận theo cặp và trả lời
+ Phê phán thói khoác lác ( Nói những điều mà mình không tin là có thật)
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
=> Không nói những điều mình không tin là có thật
? Nếu không biết chắc bạn mình vì sao nghỉ học e ...  và liên kết hình thức xác định rõ các từ thực hiện các phép liên kết
- GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó trả bài
- Yêu cầu HS đọc lại bài, chú ý các lỗi sai
- Yêu cầu 1 số HS nêu các lỗi sai trong bài, cách sửa
- HS trao đổi bài cho bạn, cùng đọc và sửa.
II. Trả bài
. Nhận bài, đọc và kiểm tra các lỗi sai
III. Nhận xét
1. HS đọc và tự nhận xét
. Trình bày
. Trao đổi bài cùng sửa
2. GV nhận xét chung
a. ưu điểm
- Ôn tập tốt, chuẩn bị bài chu đáo
- Trình bày sạch sẽ, khoa học
- Biết xây dựng đoạn văn có câu chủ đề, liên kết chặt chẽ và diễn đạt trôi chảy 
- Nhận biết các thành phần biệt lập tốt
b. Khuyết điểm
- Chuyển các câu thành câu có chứa thành phần khởi ngữ còn kém: Hiểu, T Anh, Văn
- Phân tích cấu tạo câu con sai sót: Trường, Nga
- Chỉ ra các từ liên kết còn sai: Mơ, Lương
- Viết đoạn văn sử sụng phép liên kết còn yếu: Ngọc, Mơ
- Treo bảng phụ ghi các lỗi sai về dùng từ, viết câu, chính tả mà nhiều HS mắc
- Yêu cầu nhiều HS lên bảng chữa
- Chuẩn xác 
- Yêu cầu Loan, N.Yến đọc đoạn văn trước lớp
- Gọi 1 số HS nhận xét
- Tổng kết, đánh giá chung
IV. Chữa lỗi điển hình
. Nhiều HS lên bảng chữa
V. Đọc đoạn văn hay
. Nghe
. Nhận xét
4. Củng cố
? Thế nào là hàm ý? Điều kiện sử dụng hàm ý?
5. Hướng dẫn học tập 
- Đọc lại bài, sửa lỗi sai
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
+ Làm lại các câu hỏi
******************************************
Tuần 36 Ngày soạn : 4/5/2011 Ngày dạy: 11/5/2011
Tiết 175 trả bài kiểm tra Tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học, HS:
* Tự nhận xét, đánh giá được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình về nội dung kiến thức, kĩ năng vận dụng qua bài kiểm tra
* Rèn kĩ năng sửa chữa lỗi sai
* Có ý thức tích cực sửa chữa để tiến bộ
B. Chuẩn bị 
- GV: Chấm bài, tổng hợp lỗi sai, bảng phụ
- HS: Theo hướng dẫn
C- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Bài viết cần đảm bảo những yêu cầu gì về kĩ năng 
- Chuẩn xác
? Với yêu cầu của câu hỏi, ta cần làm ntn
? Yêu cầu câu 2
? Bài viết cần trình bày ntn? Nêu được những ND gì.
- Chuẩn xác bảng phụ
? Nêu lại yêu cầu của câu hỏi 3?
- Yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành dàn ý.
- Gọi trình bày, bổ sung
- Chuẩn xác 
I. Tìm hiểu đề
1. Yêu cầu kĩ năng
. Trả lời, bổ sung
- Kĩ năng
2. Kiến thức
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
- Mỗi đáp án đúng được 0, 25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
C
B
D
C
D
B
D
A
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1
a. Chép chính xác 4 dòng thơ đầu trong bài thơ Nói với con của Y Phương (1 điểm):
 Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười
b. (2 điểm): đoạn văn cảm thụ cần đảm bảo các yêu cầu:
* Nội dung (1 điểm)
- Đó là hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, luôn tràn ngập tiếng nói, tiếng cười.
- Người con được nuôi dưỡng, chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Từng bước đi, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ chăm chút, yêu thương, nâng đỡ và mong chờ.
- Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đinh ruột thịt, về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Đó chính là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành.
* Nghệ thuật (0,5 điểm): lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh (ẩn dụ), cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi: bước chân chạm tiếng nói, tiếng cười; các điệp từ, điệp cấu trúc làm cho đoạn thơ mộc mạc mà giàu sức truyền cảm.
* Về hình thức (0,5 điểm): Văn viết lưu loát, cảm nhận tinh tế, sâu sắc, không mắc các loại lỗi thông thường.
Câu 3
. Thảo luận bàn hoàn thành dàn ý
. Trình bày, bổ sung
a) Mở bài : GT tác giả, tác phẩm và nêu suy nghĩ khái quát về Phương Định
b) Thân bài: Nêu được những ý chính sau:
* Khái quát về hoàn cảnh sống, chiến đấu của Phương Định (cùng tổ trinh sát mặt đường)
- Phương Định cùng với đồng đội sống trong một cái hang dưới chân cao điểm - nơi tập trung bom đạn của kẻ thù. Xung quanh cao điểm là cảnh tàn phá của chiến tranh, đường bị đánh lở loét, cây cối bị cháy không còn màu xanh, máy bay rít, bom nổ...Hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian khổ và nguy hiểm.
- Công việc hàng ngày của PĐ và đồng đội lại càng đặc biệt nguy hiểm " phải chạy ở trên cao điểm cả ban ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom, phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu những quả bom chưa nổ, rồi phá bom". Đó là một công việc luôn phải đối mặt với cái chết, đòi hỏi lòng dũng cảm...
* Vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định
	Sống, chiến đấu giữa chiến trường khốc liệt là vậy, nhưng Phương Định vẫn là cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, vừa hồn nhiên, vô tư, vừa dịu dàng, lãng mạn...ở cô tập trung những nét đáng yêu, đáng khâm phục của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn.
- Là phái đẹp nên cô rất nhạy cảm, luôn quan tâm và tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thức của mình. 
- Là cô gái lạc quan yêu đời, hồn nhiên, hay mơ mộng, mê ca hát, thuộc rất nhiều bài hát.
- Luôn quan tâm, yêu thương đồng đội, nhất là những bạn gái cùng tổ trinh sát như chị em ruột thịt, sẵn sàng sẻ chia.
- Tinh thần gan dạ, dũng cảm của Phương Định được biểu lộ một cách cụ thể nhất, tinh tế nhất trong một lần phá bom.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ bên trong nhân vật Phương Định. Điều này đã làm cho thế giới tâm hồn của nhân vật hiện lên phong phú, đậm nét. Ngôi kể đã làm cho câu chuyện chân thực hơn.
+ Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ, trẻ trung và nữ tính.
+ Lời kể linh hoạt, khi ở chiến trường thì nhanh, khẩn trương. Những đoạn hồi tưởng thì kể chậm như để gợi kỉ niệm êm đềm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh.
* Phương Định là nữ thanh niên xung phong tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng của dân tộc mà chúng ta vô cùng tự hào và khâm phục. Cô xứng đáng là tấm gương sáng cho thanh niên VN học tập và noi theo.
* HS liên hệ, rút ra bài học tư tưởng có ý nghĩa cho bản thân trong điều kiện thực tế hiện nay.
c) Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật, nêu cảm nghĩ về nhân vật.
- GV yêu cầu lớp trưởng, lớp phó trả bài
- Yêu cầu HS đọc lại bài, chú ý các lỗi sai
- Yêu cầu 1 số HS nêu các lỗi sai trong bài, cách sửa
- HS trao đổi bài cho bạn, cùng đọc và sửa.
II. Trả bài
. Nhận bài, đọc và kiểm tra các lỗi sai
III. Nhận xét
1. HS đọc và tự nhận xét
. Trình bày
. Trao đổi bài cùng sửa
2. GV nhận xét chung
a. ưu điểm
- Ôn tập tốt, chuẩn bị bài chu đáo
- Đa số làm tốt phần trắc nghiệm
- Trình bày sạch sẽ, khoa học
- Tái hiện, ghi nhớ kiến thức tốt
- Biết xây dựng đoạn văn có câu chủ đề, liên kết chặt chẽ và diễn đạt trôi chảy 
- Biết bố cục bài văn rõ ràng, tách đoạn hợp lí
- Biết làm bài nghị luận về một đoạn thơ
b. Khuyết điểm
- Diễn đạt lủng củng, dài dòng: T. Hiền, Văn... 
- Viết xấu, trình bày ẩu: M. Tuấn, Đoạt...
- Nội dung sơ sài: T. Tuấn
- Sai chính tả nhiều: H. Hồng, L. Tuấn
- Treo bảng phụ ghi các lỗi sai về dùng từ, viết câu, chính tả mà nhiều HS mắc
- Yêu cầu nhiều HS lên bảng chữa
- Chuẩn xác 
- Yêu cầu Huyền, Thủy đọc bài trước lớp
- Gọi 1 số HS nhận xét
- Tổng kết, đánh giá chung
IV. Chữa lỗi điển hình
. Nhiều HS lên bảng chữa
V. Đọc, bình một số bài văn hay
. Nghe
. Nhận xét
4. Củng cố
? Khi làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học tập 
- Đọc lại bài, sửa lỗi sai
- Viết lại bài theo dàn ý mới
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 9
- Chuẩn bị thi tuyển sinh vào PTTH.
.............................Hết chương trình..............................
Ngày kiểm tra: 8/12/2009 
	Tiết 84+ 85 Kiểm tra tổng hợp học kì I
( Đề bài và lịch KT của Phòng GD- ĐT Kim Động)
A.Mục tiêu cần đạt
 Học sinh 
- Đánh giá quá trình học tập nhận thức của học sinh về cả 3 phần: Đọc hiểu văn bản, tiếng việt, tập làm văn. Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng văn học vào làm một bài cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt, các kĩ năng văn học khác.
- Có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực, cẩn thận.
B. Chuẩn bị 
1, Giáo viên: Ra đề, làm đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: ôn tập chuẩn bị làm bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Bài mới
I Ma trận đề
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Các phương châm hội thoại
1a
 2
1a
 2
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1b
 1
1b
 1
Bếp lửa
2
 1
2
 1
Làng
3
 6
3
 6
Tổng
1,5
 2
1a
 2
3
 6
3
 10
II. Đề bài
Câu 1 : Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
a. Chỉ rõ sự vi phạm các phương châm hội thoại của nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ trên.
b. Có mấy lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên? Những dấu hiệu hình thức nào cho em biết điều đó ?
Câu 2: Cho câu thơ sau: “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”
a. Câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào” ?Của ai?
b. Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ tiếp theo.
Câu 3: Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây (trích “ Làng” – Kim Lân )
III. Yêu cầu, biểu điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Kĩ năng dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, viết đúng câu
- Trình bày sạch sẽ rõ ràng
- Chép đúng thơ
- Biết viết đoạn văn
- Biết bố cục bài văn theo ba phần rõ ràng, mạch lạc
2. Yêu cầu về kiến thức và biểu điểm
Câu 1 ( 3 điểm)
a. Chỉ rõ 4 PCHT mà NV Mã Giám Sinh vi phạm (2đ)
b. Có 2 lời dẫn trực tiếp: được đặt trong dấu “” và phía trước có dấu: (1điểm)
Câu 2 (1 điểm)
a. Câu thơ thuộc tác phẩm “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt (0,5đ)
b. Chép đúng 2 câu thơ tiếp (0,5đ)
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Câu 3 (6 điểm)
- Viết thành bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, nêu được các ý sau:
* MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và NV
* Thân bài: nêu các ý sau
+ Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng Dầu theo giặc
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
+ Tâm trạng ông Hai khi về nhà
+ Tâm trạng ông Hai mấy ngày sau đó
+ Tâm trạng ông Hai khi trò chuyện với con
=> Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được nhà văn miêu tả tinh tế, với nhiều cung bậc: choáng váng, đau đớn, xót xa đến uất nghẹn->lo lắng, tủi hổ
* Kết bài: nêu cảm nghĩ về NV
*Củng cố
	- Giáo viên thu bài, nhận xét về giờ kiểm tra.
* Hướng dẫn về nhà
	- Xem lại đề kiểm tra
	- Ôn lại những kiến thức phần văn bản, tiếng việt, tập làm văn.
	- Chuẩn bị: Tập làm thơ 8 chữ
 +Soạn bài theo các câu hỏi Sgk
 _______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9.doc