Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 21

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 21

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 Nguyễn Đình Thi

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức.

 Hiểu được nội dung của văn nghệ là sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ

 Trọng tâm: Tiết 1: Đọc, sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

2. Kĩ năng.

Đọc, hiểu một văn nghị luận .

Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận .

3. Thái độ.

Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.

II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ những nhận thức của mình về sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Tự nhận thức được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân.

III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

Kĩ thuật động não: suy nghĩ, phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản, phân tích tầm quan trọng, sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Kĩ thuật đặt câu hỏi: gợi mở, dẫn dắt hs tìm hiểu khám phá kiến thức.

Thảo luận nhóm: Trình bày về được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với con người.

 

docx 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 21
Tiết
96
97
Tiếng nói văn nghệ
Tiết
98
Các thành phần biệt lập
Tiết
99
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Tiết
100
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Ngày soạn: 01/01/2012
Tiết 96 – Văn bản:	 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
	Hiểu được nội dung của văn nghệ là sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
	Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ 
	Trọng tâm: Tiết 1: Đọc, sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
2. Kĩ năng.
Đọc, hiểu một văn nghị luận .
Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận .
3. Thái độ.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ những nhận thức của mình về sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Tự nhận thức được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Kĩ thuật động não: suy nghĩ, phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản, phân tích tầm quan trọng, sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Kĩ thuật đặt câu hỏi: gợi mở, dẫn dắt hs tìm hiểu khám phá kiến thức.
Thảo luận nhóm: Trình bày về được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với con người.
IV. Phương tiện dạy học
	GV: Tư liệu về Nguyễn Đình Thi.
 	HS: Soạn bài theo yêu cầu
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Qua văn bản “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm đã khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào?
3. Giới thiệu
GV dẫn dắt giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Thi và bài viết “Tiếng nói văn nghệ” của ông.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Đọc – Hiểu văn bản 
GVHD đọc giọng mạch lạc, rõ ràng
GV đọc mẫu 1 đoạn ® HS đọc bài
- Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi.
HS dựa vào chú thích SGK ® khái quát vài nét về tác giả.
GV bổ sung.
- Xuất xứ văn bản?
HS dựa vào SGK nêu xuất xứ
GV lưu ý các chú thích trong SGK 1, 3, 4, 6,
- Xác định kiểu loại của văn bản? PTBĐ?
HS xđ.
- Bài nghị luận phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đ/s con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản?
HS xđ luận điểm ® nhận xét.
GV y/c HS đọc từ đầu ® đời sống chung quanh.
GV dẫn dắt: Luận điểm đầu tiên mà tác giả muốn nêu: Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
- Để minh chứng cho nhận định trên, tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? 
HS trả lời.
- T/d của các dẫn chứng trên?
HS nêu t/d.
GV bổ sung TKBG/32.
GV y/c HS đọc “Lời gửi của NT. một cách sống của tâm hồn.
- Vì sao t/ giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn, những bài học luân lí, triết lí đời người?
HS thảo luận phát biểu ý kiến.
GV bổ sung chốt lại nội dung.
TKBG/33.
T/g’ muốn nhấn mạnh và lưu ý người đọc chính ở cái nội dung này để đừ đó bàn về ý nghĩa và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống XH và với mỗi con người tiếp nhận văn nghệ.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
- Nguyễn Đình Thi (1924 -2003) quê ở Hà Nội. Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, viết lí luận phê bình, sáng tác nhạc
- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được viết năm 1948, in trong cuốn “mấy vấn đề văn học” (1956).
3. Kiểu loại:
- Nghị luận về một vấn đề văn nghệ
- Lập luận giải thích và chứng minh.
4. Bố cục: 
Hệ thống luận điểm:
- Nội dung của văn nghệ: “Từ đầu ® một cách sống của tâm hồn”.
- Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ:
Tiếp đến “mắt không rời trang giấy” (Đoạn còn lại).
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo. Tác giả đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu: 
+ Hai câu thơ miêu tả cảnh mùa xuân tươi đẹp của Nguyễn Du.
+ Cái chết thảm khốc của An-na-ca-rê-nhi-a
® Cách nêu và dẫn rất cụ thể.
- Tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm say sưa, vui buồn, yêu ghét.
® Nội dung văn nghệ khác với nội dung của các KHXH khác : Lịch sử địa lí, văn học. Những KH này khám phá, miêu tả đúc kết các hiện tượng TN-XH. Còn ND văn nghệ tập trung miêu tả khám phá chiều sâu tính cách số phận con người.
V. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống lại bài,
- HS: Về học bài + Soạn tiếp bài.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 96
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 01/01/2012
Tiết 97 – Văn bản:	 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
	Hiểu được nội dung của văn nghệ là sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
	Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ 
	Trọng tâm: Tiết 1: Đọc, sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
2. Kĩ năng.
Đọc, hiểu một văn nghị luận .
Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận .
3. Thái độ.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ những nhận thức của mình về sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Tự nhận thức được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Kĩ thuật động não: suy nghĩ, phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản, phân tích tầm quan trọng, sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Kĩ thuật đặt câu hỏi: gợi mở, dẫn dắt hs tìm hiểu khám phá kiến thức.
Thảo luận nhóm: Trình bày về được tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với con người.
IV. Phương tiện dạy học
	GV: Tư liệu về Nguyễn Đình Thi.
 	HS: Soạn bài theo yêu cầu
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kiểm tra kiến thức tiết 1
3. Giới thiệu
	Tiếp tục tiết 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản
- Văn nghệ nó có ý nghĩa và sức mạnh kì diệu được Nguyễn Đình Thi đề cập tới như thế nào?
HS trả lời:
GV bổ sung TKBG/34
- Văn nghệ có sức mạnh và ý nghĩa ntn đối với đời sống của quần chúng nhân dân?
HS trả lời.
GV bổ sung TKBG/34.
GV chốt: Văn nghệ giúp con người biết sống và mơ ước vượt lên bao khó khăn gian khổ hiện tại.
GV y/c HS đọc Đ4: “Có lẽ NT là tiếng nói của t/c’).
- Trong đoạn văn trên không ít lần tác giả đưa ra qua niệm của mình về bản chất của nghệ thuật. Bản chất đó là gì?
HS thảo luận ® Trả lời.
- Từ bản chất ấy, tác giả diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận – tạo nên sức mạnh kì diệu của NT là gì?
HS thảo luận ® trình bày.
GV bổ sung TKBG/35.
- Nhận xét về con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận?
HS nhận xét:
GV bổ sung chốt lại vấn đề.
HĐ3: Tổng kết – Ghi nhớ 
- Giá trị NT của bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”?
HS: khái quát.
- Giá trị ND của văn bản ?
HS khái quát
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/17
HĐ4: Luyện tập.
GV y/c HS nêu một tp’ văn nghệ mà HS yêu thích, pt, ý nghĩa t/động của tp’ ấy đối với mình.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
2. Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ.
- Văn nghệ giúp ta tự nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
+ Mỗi tác phẩm rọi vào bên trong chúng ta 1 ás’riêng không bao giờ nhoà đi.
- Văn nghệ đ. với đ/s quần chúng n dân.
+ Với số đông những người cần lao, những người bị tù chung thân, những người nhà quê lam lũ khi thưởng thức tiếp nhận VN thì họ hình như bđổi hẳn.
+ VN không thể xa rời c/s nhất là c/c nhd LĐ ®làm cho đ/c trở nên tươi mát, là món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu được.
3. Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận.
- Nghệ thuật là tiếng nói của t/c’:
+ Chỗ đứng của người nghệ sĩ là chỗ giao nhau, giữa tâm hồn con người với c/s sản xuất và chiến đấu là ở t/y ghét, nỗi buồn vui.
+ Nghệ thuật là tư tưởng, nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hoá (không trừu tượng).
® Con đường của văn nghệ đến với người tiếp nhận là con đường độc đáo.
- Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân.
® Khả năng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
III. Tổng kết – ghi nhớ
1. Nghệ thuật:
- Triển khai luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể.
- Cách viết giàu hình ảnh và cảm xúc.
2. Nội dung
IV. Luyện tập 
V. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống bài.
- Về học bài + Soạn bài “Các thành phần biệt lập ” 
VI/ Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 97
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 03/01/2012
Tiết 98/ Tiếng Việt:	CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
	Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
	Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu
	Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán
	Trọng tâm:Phân biệt hai thành phần biệt lập
2. Kĩ năng.
Nhận diện thành phần tỡnh thỏi và cảm thỏn trong cõu.
Biết đặt những câu có thành phần tỡnh thỏi, thành phần cảm thỏn
3. Thái độ.
Có ý thức trong việc vận dụng thành phần tính thái và cảm thán trong việc tạo lập văn bản.
Có ý thức sử dụng thành phần cảm thán, tình thái trong những văn cảnh cho phù hợp.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kiến thức của cá nhân trong việc sử dụng thành phần tình thái và cảm thán.
Ra quyết định: Nhận biết và cách sử dụng thành phần tình thái và cảm thán trong câu và trong việc tạo lập văn bản..
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra thành phần tình thái và cảm thán trong câu, tác dụng của việc sử dụng các thành hàn này trong tạo lập văn bản và giao tiếp.
Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng thành phần tình thái và cảm thán phù hợp với việc tạo lập văn bản và giao tiếp.
IV. Phương tiện dạy học.
GV: Bảng phụ
HS: Đọc trước bài ở nhà
V. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Khởi ngữ là gì? Công dụng của khởi ngữ trong câu? Đặt câu có chứa khởi ngữ? 
3.  ... đối với sự việc được nói đến trong câu.
2. Thành phần cảm thán.
a) Ví dụ
b) Nhận xét
* Các từ in đậm:
- Không chỉ các sự vật hay sự việc, chúng chỉ biểu lộ cảm xúc của câu.
- Cung cấp cho người nghe một thông tin phụ, đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
c) Ghi nhớ 2: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui, mừng, giận .)
II. Luyện tập:
Bài 1: Tìm thành phần tình thái, cảm thán
a) Thành phần tình thái: có lẽ
b) TPCT: chao ôi. c) TPTT: hình như
d) TPTT: chả nhẽ
Bài 2: Xếp từ ngữ theo trình tự tăng dài độ tin cậy.
- Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài 3: 
Trong nhóm từ “chắc, hình như, chắc chắn” thì “ chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất “hình như” có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả chọn từ “chắc”.
- Theo t/c’ huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
- Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài 4: Viết đoạn văn
VI. Củng cố – dặn dò.
- GV hệ thống lại bài
- Về học bài, làm bài tập, soạn trước bài mới.
- Thuộc ghi nhớ
- Soạn văn.
- Làm bài tập
VI/ Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 98
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 04/01/2012
Tiết 99/ Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
Hiểu một hỡnh thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
HS hiểu được thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội.
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội.
Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ.
Có ý thức trong việc vận dụng đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận trong việc tạo lập văn bản.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực trong cuộc sống.
Ra quyết định: lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sự kiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách tạo lập bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Thực hành có hướng dẫn: tạo lập bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống theo các yêu cầu cụ thể. 
IV. Phương tiện dạy học.
GV: Bảng phụ.
HS: Đọc bài trước ở nhà
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định
2. Kiểm tra : Kiểm tra bài soạn
3. Bài mới
	Trong đ/s hàng ngày....
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hình thành kiến thức mới
GV y/c HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Bản chất của hiện tượng đó là gì?
HS thảo luận ® trả lời.
- Chỉ ra những nguyên nhân của bệnh lề mề?
HS thảo luận ® trả lời.
- Phân tích tác hại của bệnh lề mề?
HS phân tích.
GV bổ sung.
- Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
HS trả lời.
- Nhận xét về bố cục và cách lập luận của bài viết.
HS: Bố cục, cách lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Từ việc tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề”, em hiểu gì về bài nghị luận về một sự việc h/tượng đời sống?
HS khái quát.
- Y/c ND của một bài NL về một sự việc hiện tượng trong đời sống ntn?
- Hình thức của bài NL một sv hiện tượng đời sống?
GV trực quan ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập.
GV y/c HS đọc kĩ bài tập 1.
HS thảo luận ® trình bày.
GV nhận xét.
GV y/c HS đọc BT2.
- Đó có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không? Vì sao? 
HS thảo luận ® trình bày
GV nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Đọc văn bản: “Bệnh lề mề”.
2. Nhận xét
a) Hiện tượng:
Trong VB, tác giả bàn luận về “giờ cao su” trong đời sống. Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hoá của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
b) Nguyên nhân
- Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
- ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc.
c) Tác hại:
- Không bàn bạc được công việc...
- Làm mất thời gian của người khác.
- Tạo ra thói quen kém văn hoá.
3) Ghi nhớ
* Nghị luận về một sự vật hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc có ý nghĩa đối với XH đáng khen, đáng chê hoặc vấn đề đáng suy nghĩ.
* Y/c về ND của bài NL phải nêu rõ được sự việc, h/tượng có vấn đề: phân tích mặt sai, đúng, lợi, hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
* Hình thức bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
II. Luyện tập
Bài 1: 
- Giúp bạn học tốt
- Bảo vệ cây xanh trong nhà trường
- Học và thi của các bạn học sinh.
Bài 2:
* Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài NL vì:
- Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống.
- Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
- Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
VI/ Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống bài.
- Về học kĩ bài + Soạn bài mới.
- Thuộc ghi nhớ
- Viết đoạn BT2
- Soạn: cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
VII/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 99
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 04/01/2012
Tiết 100/ Tập làm văn:	CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, 
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức.
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Rèn kĩ năng viết một bài nghị luận xó hội.
Trọng tâm: HS biết cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
Tích hợp: Văn: Tiếng nói của văn nghệ. TV:các thành phần biệt lập.
2. Kĩ năng.
Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
Quan sát các hiện tượng của đời sống.
Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ.
Đánh giá về một sự việc, hiện tượng (xấu hoặc tốt) trong cuộc sống.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực trong cuộc sống.
Ra quyết định: lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sự kiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách tạo lập bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Thực hành có hướng dẫn: tạo lập bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống theo các yêu cầu cụ thể. 
IV. Phương tiện dạy học.
GV:Bảng phụ.
 	HS: Đọc bài trước ở nhà.
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống? 
3. Giới thiệu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hình thành KT mới.
GV y/c HS đọc kĩ 4 đề bài trong SGK.
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó?
HS thảo luận ® trình bày.
- Tự nghĩ ra một đề bài tương tự?
HS trình bày.
GV y/c HS đọc đề bài.
- Đề thuộc loại gì?
HS trả lời.
- Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?
HS trả lời
- Đề y/c làm gì?
- Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
HS thảo luận ® trả lời.
- Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát dộng phong trào học tập bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không?
HS trình bày?
- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đ/s sẽ ntn?
GV trực quan dàn bàn trong SGK.
GV y/c viết phần MB.
GV chốt lại bài phần Ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập.
GV y/c lập dàn ý cho đề 4.
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Đề 1, 2, 3, 4: nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
Đề 1: Trình bày nêu suy nghĩ
Đề 2: Nêu suy nghĩ
Đề 3 Nêu ý kiến
Đề 4: Nêu nhận xét và suy nghĩ.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu đề
a) Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b) Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt, cụ thể tấm gương Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống có hiệu quả.
c) Đề y/c nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
2. Tìm ý
a) Những việc làm của Nghĩa cho thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường nhưng có hiệu quả.
b) Thành đoàn TP HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được.
- Nghĩa là người con biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa là một h/s biết kết hợp học với hành.
- Nghĩa là h/s có đầu óc sáng tạo...
® Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương có hiếu với cha mẹ, có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc stạo. Đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa.
c) Nếu mọi h/s đều làm được như bạn Nghĩa thì đ/s sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn hs lười biếng, hư hỏng hay thậm chí là phạm tội.
3. Lập dàn bài
4. Viết bài
5. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK/24)
II. Luyện tập
1. Tìm hiểu đề:
Đề thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống; câu chuyện Trạng Hiền vượt khú học giỏi.
Yêu cầu làm bài: Nêu những nhận xét, những suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
2. Tìm ý: 
Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ? (nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa...)
Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền như thế nào?
+ Nghe thầy giảng kinh, chữ nào chưa hiểu hỏi thầy giảng thêm.
+ Lấy que viết chữ, lấy que xâu thành từng xâu, chủ động xin thầy cho đi thi để thử sức...
ý thức tự trọng của Hiền biểu hiện ra sao?
+ Đón Trạng Nguyên phải có võng lọng
Em có thể học tập Nguyễn Hiền ở những điểm nào ?
+ Nhà nghèo nhưng vẫn vượt khó để học giỏi, ham học và chủ động, sáng tạo trong học tập, có ý thức tự trọng.
3. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Trạng Hiền
Đó là một tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Trạng Nguyên năm 12 tuổi.
b. Thân bài: Nhận xét về nhân vật.
+ Nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng rất thông minh và ham học
+ Vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tin, dám thi thố với thiên hạ
+ Có ý thức tự trọng, không để mọi người coi thường thực lực của mỡnh mặc dự mới 12 tuổi.
- Suy nghĩ về nhân vật: 
+ Là một tấm gương sáng ngời trong vượt khó để học giỏi, đỗ đạt cao.
+ Là một hiện tượng xuất chúng hiếm có, làm rạng danh cho thiếu nhi Việt Nam
c. Kết bài: 
- Khẳng định tấm gương Trạng Hiền trong truyền thống học tập của DT
- Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: biết vượt khó, có ý chớ vươn lên trong học tập, biết chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mỡnh.
VI. Củng cố- Dặn dò:
 Chuẩn bị: -Viết bài chương trình địa phương. 
 - Viết bài tập làm văn số 5.
VI /Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 100
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT21.docx