Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 22

Tiết 101: CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương

Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

2. Kĩ năng:

Thu thập thông tin về nhưng vấn đề nổi bật,đáng quan tâm của địa phương.

Suy nghĩ,đánh giá về một hiện tượng,một sự việc thực tế ở địa phương.

Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ,với suy nghĩ kiến nghị của riêng mình.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

Thầy: Giáo án, tư liệu, sách báo,

Trò: Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu của thày

C. Phương pháp:

Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của h/s

3. Bài mới:

I. Giáo viên hướng dẫn h/s làm công việc chuẩn bị:

1) Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương

a. Vấn đề môi trường:

Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán

Hạu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị

Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì li lông, chai lọ bằng bằng nhựa tổng hợp ) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.

b. Vấn đề quyền trẻ em:

Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Sự quan tâm của nhà trường: XD cảnh quan sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khoá.

Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ là tấm gương cho con cái,có những biểu hiện bạo hành hay không?

 

docx 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 22
Tiết
101
Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương (TLV)
Tiết
102
103
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Tiết
104
Các thành phần biệt lập (tt)
Tiết
105
Viết bài văn số 5
Ngày soạn: 05/01/2012
Tiết 101:	CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức:
Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương
Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
2. Kĩ năng:
Thu thập thông tin về nhưng vấn đề nổi bật,đáng quan tâm của địa phương.
Suy nghĩ,đánh giá về một hiện tượng,một sự việc thực tế ở địa phương.
Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ,với suy nghĩ kiến nghị của riêng mình.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Giáo án, tư liệu, sách báo,
Trò: Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu của thày
C. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của h/s
3. Bài mới:
I. Giáo viên hướng dẫn h/s làm công việc chuẩn bị:
1) Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
a. Vấn đề môi trường:
Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán
Hạu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị
Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì li lông, chai lọ bằng bằng nhựa tổng hợp ) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
b. Vấn đề quyền trẻ em:
Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Sự quan tâm của nhà trường: XD cảnh quan sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khoá.
Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ là tấm gương cho con cái,có những biểu hiện bạo hành hay không?
c. Vấn đề xã hội:
Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ anh hùng), những gia đình có hoàn cảnh khó khăn (thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo)
Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em.
Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội.
2) Xác định cách viết:
a. Yêu cầu về nội dung:
Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội
Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng
Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng
b. Yêu cầu về cấu trúc:
Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB
Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
II. GV hướng dẫn h/s tìm hiểu 1 số văn bản tham khảo để chuẩn bị bài viết
III. Hướng dẫn về nhà:
1. Đọc kĩ phần hướng dãn
2. Viết bài
3. Chuẩn bị tiết sau: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 101
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 06/01/2012
Tiết 102 – 103/ Văn bản : 	CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI 
 (Vũ Khoan)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người VN, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
2. Kĩ năng:
Đọc –hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xó hội.
Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn,bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới
Tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới
Bày tỏ nhận thức, suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới 
B. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, tư liệu, chân dung tác giả
Trò: Đọc và soạn bài
C. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
Nêu sức mạnh kì diệu của văn nghệ với con người?
Con đường VN đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có nét riêng ntn?
3. Bài mới
Vào thế kỉ 21, thiên niên kỉ 3, TN VN chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi từ ngày độc lập hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu của TN được thể hiện trong bài NL của đ/c Phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001
- Em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả?
- Em hãy nêu xuất xứ của bài viết?
Gv hướng dẫn đọc. Gọi h/s đọc
Sửa lỗi sai cho h/s. Gv đọc
Gv nhấn mạnh các từ: động lực, kinh tế tri thức, thế giới mạng.
- Theo em Vb này được viết theo kiểu NL gì?
- Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Nội dung chính của từng phần?
- Luận điểm chính được nêu trong lời văn nào?
- Qua luận điểm, em thấy đối tượng tác động đến là ai?
- Nội dung tác động?
- Mục đích tác động?
- Theo em trọng tâm của luận điểm là gì?
- Theo em vấn đề quan tâm của tác giả có cần thiết không? Vì sao?
- Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông?
H/s theo dõi phần 2
- Bài văn NL được viết vào thời điểm nào của DT và lịch sử?
- Vì sao tác giả tin rằng: trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới?
Tác giả đã nêu những yêu cầu khách quan và chủ quan cho sự phát triển kinh tế của nước ta:
- Theo em đâu là yêu cầu khách quan? ?Vì sao nói đó là yêu cầu khách quan?
- Đâu là yêu cầu chủ quan? Vì sao nói đó là yêu cầu chủ quan?
- Em hiểu ntn về các k/n: nền ktế tri thức, giao thoa và hội nhập giữa các nền ktế?
- Vì sao tác giả lại cho rằng: trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?
- Tác giả đã sử dụng những đoạn văn ngắn với nhiều thuật ngữ ktế, chính trị
- Theo em vì sao tác giả dùng cách lập luận này?
- Tác dụng của cách lập luận này?
- Từ đó việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được kết luận ntn?
H/s theo dõi b2?
- Em hãy tóm tắt những điểm mạnh của con người VN theo nhận xét của tác giả?
- Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang của người VN khi bước vào thế kỉ mới?
- Em hãy lấy VD (sách báo. thực tế) để minh hoạ vẻ đẹp của người VN?
- Theo dõi VD và tóm tắt những điểm yếu của con người VN theo cách nhìn nhận của tác giả?
- Những điểm yếu này đã gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
- Em hãy lấy ví dụ trong đời sống thực tế để CM cho những hạn chế trên?
- Theo em, ở luận điểm này cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
- Tác dụng của cách lập luận này?
- Qua theo dõi và phân tích em thấy tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con người VN?
- Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả?
H/s theo dõi phần kết VB
- Tác giả đã nêu những y/c nào đối với hành trang của con người VN khi bước vào thế kỉ mới?
- Hành trang là những thứ cần mang theo trong cuộc hành trình nhưng tại sao chúng ta lại có những cái cần vứt bỏ?
- Điều này cho thấy thái độ nào của tác giả đối với con người và dân tộc mình trước những y/c của thời đại?
Gv: Tác giả cho rằng: khâu đầu tiên, có ý nghĩa ý quyết định là hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen, tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
- Vậy theo em, những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì?
- Em hiểu: những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì?
- Tác giả đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ nước ta ntn?
- Qua tìm hiểu Vb em nhận thức rõ hơn về điểm nào trong tính cách của con người VN trước y/c mới của thời đại?
- Em học tập được gì về cách viết NL của tác giả qua VB?
- Em tự thấy bản thân có những ưu, nhược điểm gì trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới?
- Em khắc phục điểm yếu ntn?
H/s đọc ghi nhớ sgk?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Nhà HĐ chính trị, giữ nhiều trọng trách
Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại, hiện là Phó thủ tướng chính phủ.
2. Tác phẩm:
- Đăng tạp chí "Tia sáng" (2001) in trong tập : Một góc nhìn của tri thức
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc:
- Giọng mạch lạc rõ ràng, tình cảm, phấn chấn.
2. Chú thích:
- H/s đọc chú thích SGK
+ Động lực, kinh tế tri thức, bóc ngắn cắn dài, thế giới mạng
3. Kiểu loại VB:
- Nghị luận về 1 vấn đề XH-GD; NL giải thích
4. Bố cục: 3 phần (dàn ý bài văn NL)
A. MB: Câu văn mở đầu VB
B. TB: "Tết năm nay đố kị nhau"
C. KB: Còn lại
- Lấp đầy hành trang bằng điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu
5. Phân tích
a. Phần MB
- Lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Vn để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
- Đối tượng tác động là lớp trẻ VN
- Nhận ra cái mạnh, cái yếu của người VN
- Rèn những thói quen tốt để bước vào nền kinh tế mới
* Trọng tâm: nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người VN
- Vấn đề quan tâm của tác giả rất cần thiết.
Vì đây là vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại và bền vững.
- Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng lo lắng cho tiền đồ của đất nước
b. Phần TB
b1: Những đòi hỏi của thế kỉ mới
- Viết vào thời điểm tết cổ truyền DT
(năm Tân Tị 2001)
- Nước ta và cả TG bước vào thế kỉ mới ( TK 21) Thiên niên kỉ mới (thứ 3)
- MX là thời điểm đầy niềm tin và hi vọng về sự nghiệp và hp của mỗi người và DT.
- Thế kỉ mới và thiên niên kỉ mới vừa hứa hẹn vừa thử thách đối với con người trên hành tinh của chúng ta để tạo nên nhiều kì tích mới
* Yêu cầu khách quan: Sự phát triển của KH và công nghệ, sự giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế
-> Là yêu cầu khách quan vì đó là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới.
* Yêu cầu chủ quan:
- Nước ta cùng 1 lúc giải quyết 3 nhiệm vụ:
1. Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của kinh tế nông nghiệp
2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức 
-> Là y/c chủ quan vì nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời đại
- Vì lao động của con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bền vững cần trước hết đến yếu tố con người
- Vì vấn đề nghị luận của tác giả mang nội dung kinh tế chính trị của thời hiện đại, liên quan đến nhiều người
- Diễn đạt được những thông tin kinh tế mới 
Thông tin nhanh gọn, dễ hiểu
- Bước vào thế kỉ mới, mỗi người trong chúng ta cũng như toàn nhân loại cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu phát triển cao của nền kinh tế 
b2. Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN
* Những điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Cần cù sáng tạo
- Đoàn kết trong k/c
- Thích ứng nhanh
-> Ý nghĩa: Đáp ứng y/c sáng tạo của XH hiện đại
- Hữu ích trong 1 nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao
- Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ ĐN
- Tận dụng được cơ hội đổi mới
* Những điểm yếu:
- Yếu về kthức cơ bản và khả năng thực hành
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng qui trình công nghệ
- Đố kị trong làm kinh tế
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngại hoặc bại ngoại, thiếu coi trọng chữ tín
* Hạn chế:
- Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức.
- Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hoá
- Không phù hợp với sản xuất lớn
- Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
* Cách lập luận:
- Luận cứ nêu sông song ( mạnh // yếu)
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ 
* Tác dụng: nêu bật cả cái mạnh và cái yếu của con người VN. Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc
- Tác giả nghiêng về: chỉ ra điểm yếu của người VN
- Muốn mọi người Vn không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình
c. Kết bài:
* Yêu cầu với hành trang của người VN
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh 
- Vứt bỏ những điểm yếu 
- Vì hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém lỗi thời mà người VN mắc phải
- Tác giả: trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống đồng thời không né tránh phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người VN
- Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của ĐN mình, DT mình.
* Lớp trẻ cần nhận ra những ưu điểm nhược điểm trong tính cách của người VN chúng ta để khắc phục và vươn tới
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai
- Tác giả lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới
II/ Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng,lập luận ngắn gọn, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
2. Nội dung:
- Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước theo yêu cầu thời đại, con người VN phải phát huy truyền thống tốt đẹp vốn có đồng thời loại bỏ những yếu kém lạc hậu, làm như vậy là gia tăng những giá trị mới trong hành trang thế kỉ của mình
III. Hướng dẫn về nhà:
1. Đọc kĩ VB
2. Làm BT còn lại
3. Chuẩn bị bài sau: các thành phần biệt lập (tiếp)
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết102 - 103
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 08/01/2012
Tiết 104/ Tiếng Việt:	CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
(tiếp theo)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức
Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú
Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu
Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, bảng phụ
Trò: Soạn bài
C. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, phân tích ngôn ngữ, tổng hợp
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: 
Thành phần tình thái, cảm thán? cách nhận diện. cho VD?
3. Bài mới
H/s tìm hiểu VD
Gv treo bảng phụ
- Trong số các từ ngữ in đậm (gạch chân) từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
- Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
- Trong các từ ngữ gọi - đáp ấy từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
H/s tìm hiểu VD
Gv treo bảng phụ?
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
- Trong VD (a) các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cum từ nào?
- Trong câu (b) cụm từ c-v in đậm chú thích điều gì?
- Bài học hôm nay cần ghi nhớ mấy điều?
H/s đọc chậm ghi nhớ
- H/s nhắc lại kiến thức cần nhớ
- Gv chốt lại kiến thức.
I. Thành phần gọi - đáp
1. Ví dụ:
a. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b. Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Nhận xét:
- Từ "này" dùng để gọi
- Cụm từ "thưa ông" dùng để đáp
- Những từ ngữ "này, thưa ông" không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập.
- Từ " này" dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
- Cụm từ "thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
II. Thành phần phụ chú:
1. Ví dụ:
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm
2. Nhận xét:
- Khi lược bỏ các từ ngữ in đậm (gạch chân) nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu
- Từ ngữ in đậm trong câu (a) chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng"
- Cụm từ in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc.
* Ghi nhớ (SGK)
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1
a. Từ dùng để gọi: này
b. Từ dùng để đáp: vâng
c. Quan hệ: trên (nhiều tuổi) - dưới (ít tuổi)
d. Thân mật: Làng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ
Bài tập 2:
a. Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt
Bài tập 3:
a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người"
b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ"
d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó
- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi"
- TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên"
Bài tập 4:
- Các tp phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau
Bài tập 5: Đoạn văn gợi ý.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! tương lai đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống 1 cách có ích hơn. Tuy nhiên, người ta, nhất là không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai bằng hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang tinh thần đó là tri thức, kĩ năng, thí quen; được coi là điều kiện cần và đủ
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 104
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 08/01/2012
Tiết 105: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.	Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
	Ôn tập tổng hợp các kiến thức đó học về văn nghị luận
	Tích hợp các kiến thức đó học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
	Kiểm tra kĩ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xó hội (tỡm ý, trỡnh bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu).
2. Kĩ năng.
 Rèn kỹ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn tài liệu, viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng xó hội. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ.
	Tích cực và trung tực trong viết bài.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được hỡnh thành trong bài.
	Kĩ năng tư duy phê phán: xác định đúng thể loại bài viết, so sánh đối chiếu, lí giải thông tin thu thập được.
	Kĩ năng giải quyết vấn đề: tỡnh huống trong bài viết .
	Kĩ năng quản lí thời gian: đảm bảo thời gian của bài viết.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 
	Kĩ thuật động não: sử dụng đề tìm ra phương án giải quyết vấn đề.
 Kĩ thuật viết tích cực, sáng tạo
IV. Phương tiện dạy học: 
	GV: Đề kiểm tra
 HS: Ôn tập văn NL ở nhà
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề:	Chọn đề 4: vấn đề ô nhiễm môi trường
*Hoạt động 2: GV nhắc lại những yêu cầu của bài văn nghị luận xó hội :1’
Phải phát hiện được vấn đề trong các sự việc, hiện tượng cần nghị luận
Bài làm cần có một nhan đề tự đặt phù hợp với nội dung
Bài làm có luận điểm rừ ràng, cú luận cứ và lập luận phự hợp, nhấn quỏn.
Các phần mở bài, thân bài, kết bài phải cú cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ
Bài viết không sao chép ở các sách “bài văn mẫu”.
*Hoạt động 3: Tổ chức, quản lý HS làm bài nghiờm tỳc 88’
Trong khi HS làm bài, GV khụng nờn gợi ý để tôn trọng sự độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS.
*Hoạt động 4: GV thu bài, nhận xét giờ viết bài.
ĐÁP ÁN
1. Đặt tên nhan đề:
Tiếng kêu cứu của môi trường.
 Nỗi đau của môi trường.
 Hãy dừng tay vì môi trường, ...
2. Nội dung (8 điểm):
Nêu vấn đề NL: Bảo vệ môi trường(1 điểm)
 	Thực tế: Nhiều người chưa có ý thức bảo vệ mụi trường(0,5 điểm)
 	Tác hại(2 điểm):
 + Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
 + Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
 	Đánh giá ( 2 điểm):
 + Những việc làm đó thiếu ý thức bảo vệ mụi trường.
 + Chưa có trách nhiệm với cộng đồng.
 + Phải phờ phỏn, lờn ỏn.
 	Hướng giải quyết ( 2 điểm):
 + Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường.
 + Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo.
 + Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
3. Hình thức ( 2 điểm):
 - Bài viết có đủ ba phần, mạch lạc, liên kết.
 - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng.
 *Củng cố-dặn dò: -Tiếp tục ôn tập văn NL
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 105
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT22.docx