A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức
Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
Tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.
B. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định.
2 . Bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nêu ý nghĩa bài thơ.
3. Bài mới :
Đề tài mùa thu đã làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến với thu mang màu sắc đồng nội, Nguyễn Đình Thi có công dắt mùa thu vào phố, Hữu Thỉnh lại một lần nữa đưa ta về với thu của trung du đồng bằng Bắc Bộ, đánh thức bằng khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác để rồi dắt thu vào tận lòng người với bài Sang thu.
KẾ HOẠCH TUẦN 26 Tiết 121 Sang thu Tiết 122 Nói với con Tiết 123 Nghĩa tường minh và hàm ý Tiết 124 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tiết 125 Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngày soạn:27/2/2012 Tiết 121/ Văn bản: SANG THU Hữu Thỉnh A. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ: Tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước. B. Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định. 2 . Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nêu ý nghĩa bài thơ. 3. Bài mới : Đề tài mùa thu đã làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến với thu mang màu sắc đồng nội, Nguyễn Đình Thi có công dắt mùa thu vào phố, Hữu Thỉnh lại một lần nữa đưa ta về với thu của trung du đồng bằng Bắc Bộ, đánh thức bằng khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giácđể rồi dắt thu vào tận lòng người với bài Sang thu. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm GV yêu cầu HS nêu những nét khái quát về tác giả dựa vào phần chú thích trong SGK HS trình bày. GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tạo bài thơ. HS trình bày. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả, tác phẩm. a) Tác giả - Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc - Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá: III, IV,V - Từ năm 2000, là tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam. - Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. b) Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. - Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà nội, 1991 Đọc, từ khó, thể loại ,bố cục - Bài thơ viết theo thể thơ nào? GV đọc mẫu, sau đó hướng dẫn 2 HS đọc: Giọng đọc chậm rã, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thể thơ 5 chữ. - Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần (GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.) 2. Đọc, giải thích từ khó, thể thơ Thể thơ:Thể thơ năm chữ. Từ khó(SGK) Bố cục: 2 phần -Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu. -Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu *Hoạt động 2.Tìm hiểu nội dung văn bản III. Phân tích: - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu 1. Khổ thơ đầu:Tín hiệu báo thu về - Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào ? - Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” - Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? - Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì. +“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian. +”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh. +“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ. (GV diễn giảng : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió) - Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào? +“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên +“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chú chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên. - Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.? -> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá => Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 2. Hai khổ thơ cuối: * Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu. - Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào? - Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. -> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. => Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu. (Gợi ý: Vì sao tác giả viết: Sông dềnh dàng, chim vội vã. Đám mây vắt nửa mình ? HS thảo luận nội dung câu hỏi -> “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại + “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi + “Đám mây. vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. - 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối *Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. - Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ? -> HS thảo luận , trình bày + Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần. HS khác bổ sung + Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. GV chốt lại + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ) - Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ? (GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình) * Hoạt động 3. GV: Khái quát giá trị nội dung và nghệt thuật? HS trình bày, GV chốt lại HS đọc Ghi nhớ(Sgk) - Hai câu thơ cuối: -> Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ. => Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật. - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngũ( bỗng, phả, hình như...),phép nhân hóa( sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng...) phép ẩn dụ(sấm, hàng cây đứng tuổi) 2. Nội dung. - Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. -Những suy nghẫm sâu sắc mang triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. *(Ghi nhớ-Sgk) D/ Hướng dẫn tự học Học thuộc lòng bài thơ Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay đặc sắc trong bài. Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của mỗi bài. Soạn bài: Nói với con + Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. + Tình cảm của cha mẹ đối với con cái. E/Rút kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 121 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét Ngày soạn: 28/2/2012 Tiết 122/ Đọc văn: NÓI VỚI CON. - Y Phương - A. Mức độ cần đạt 1. Kiến thức Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái. Tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh liệt của quê hương Hình ảnh và cỏch diễn tả độc đáo của nhà thơ của Y Phương. 2. Kĩ năng Đọc - hiểu một văn bản trữ tỡnh Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. B. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn). 3. Bài mới Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Gọi hs đọc chú thích dấu sao - Hãy trình bày vài nét hiểu biết của em về tác giả? GV Nói thêm về tg. Thơ ông luôn thắm đượm t/c gia đình quê hương. - Hoàn cảnh ra đời bài thơ? - Nêu cách đọc bài thơ? Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh. Đọc mẫu 1 lần. Gọi (H) đọc 2 lần – nhận xét. - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Hãy chia đoạn cho bài thơ? ý mỗi đoạn là gì? Chuyển ý. Cho (H) chú ý vào đoạn thơ thứ nhất. - Người cha đã nói với con về những tình cảm cội nguồn nào? - Hãy tìm những hình ảnh thơ nói về điều đó? - Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề ở đây? - Em cảm nhận ntn về ý thơ này? - Theo em vì sao lời nói đầu tiên với con lại là t/c gia đình? GV Giảng bình : về t/c gia đình trong mỗi con người - Từ đó tg tiếp tục nói với con về những gì? H/a thơ nào nói lên điều đó? - Theo em, cách nói “người đồng mình yêu lắm con ơi” có nét gì riêng? - Gợi lên cuộc sống ntn? ? Em cảm nhận ntn qua lời thơ “Rừng cho hoa”? GV nhấn mạnh: Người cha muốn nói về ngày cưới của mình như một minh chứng cho t/y hạnh phúc tràn đầy, nơi đó con được chăm sóc yêu thương - Vậy em thấy cội nguồn dân tộc được gợi lên qua lời dạy của người cha là gì? GV Chuyển ý. - Con người của làng quê được người cha tái hiện qua những hình ảnh thơ nào? - Những đức tính nào của “người đồng mình” được hiện lên? - Cuộc sống của những con người ở đây được nhắc lại qua hình ảnh nào? - Theo em vì sao tg lại nói tới điều này? - Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong những lời thơ trên? - Từ đó người cha muốn nói với con về đức tính gì của “người đồng mình”? - Em có nhận xét gì về cách nói: “Người đồng mình tuy thô sơ da thịt; nhỏ bé đâu con”? - Từ cách nói của người cha em hình dung người cha muốn nói gì với con? Ước muốn của người cha là gì? GV Bình: về niềm tin tưởng của cha dành cho con mình, niềm tự hào của cha đối với những truyền thống, phong tục của quê hương xứ sở. Nhắc con không quên cội nguồn, tự hào về quê hương, không đánh mất mình. - Em hãy nêu những đặc sắc NT của bài thơ? - Qua bài thơ em thấy t/c của người cha đối với con ntn? Điều lớn nhất người cha muốn giáo dục con là gì? Cho (H) đọc ghi nhớ sgk. - Qua bài thơ của Y Phương, theo em những vẻ đẹp riêng nào của thơ ca miền núi? - Em thích nhất lời thơ nào? Hãy bộc lộ cảm xúc của mình trước những vần thơ đó? - Hs bộc lộ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - Tác phẩm: - Y Phương (1948) là nhà văn dân tộc Tày. Quê ở huyện Trùng Khánh- Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. - Bài thơ được sáng tác năm 1980, in trong tập : « Thơ Việt Nam 1945-1985 ». 2. Đọc – chú thích: - Giọng đọc ấm áp, thể hiện t/y thương ngọt ngào - Theo thể thơ tự do. 3. Bố cục: Bài thơ chia làm 2 đoạn: - Từ ... êu thêm các luận điểm khác mà em biết về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”? GV Hướng dẫn (H) tự phát hiện thấy sự đặc sắc về nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ để nêu thêm luận điểm về: Nhạc điệu của bài thơ - Lập dàn ý đại cương cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? - Hs làm I. Tìm hiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ: 1. Ví dụ: Đoạn văn: Khát vọng hoà nhập và dâng hiến. -> Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân”. -> Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài: - Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa ( h/a nào cũng thật gợi cảm đán - Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ. - Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập dâng hiến, được nối kết với các mùa xuân thiên nhiên đất nước ở trước. *Để chứng minh cho các luận điểm người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, h/a đặc sắc, đã phân tích kết cấu của bài thơ, giọng điệu trữ tình của bài. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời dòng sông xanh, bông hoa tím biếc tôi đưa tay.. hứng Ta làm con chim hót Một nốt trầm xao xuyến * Bố cục: Gồm có 3 phần. - MB: Từ đầu đến đáng trân trọng -> Giới thiệu bài thơ - TB: -> chính là sự láy lại của mùa xuân => Trình bày cảm nhận đánh giá của người viết về NT thông qua các luận điểm, luận jcứ - KB: phần còn lại -> Tổng kết khái quát về giá trị và tác dụng của bài thơ. => Văn bản tuy ngắn nhưng bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một bài văn NL. - Cách dẫn dắt vấn đề: Bắt đầu từ Mùa xuân như một quy luật tất yếu đến những vần thơ thể hiện cảm xúc.. - Cách phân tích hợp lí: Bắt đầu từ mùa xuân trong bài thơ . Cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ. - Cách tổng kết, khái quát hoá có sức thuyết phục. -> Như vậy giữa các khổ các phần của bài thơ có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ, vừa luyến láy vừa được nâng cao 2. Kết luận: * NL về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về ND NT của đoạn thơ, bài thơ ấy. * Nội dung: Cần nêu được nhũng nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình gía ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy. * Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm luận cứ rõ ràng. * Ghi nhớ (SGK). * HS thảo luận nhóm - làm trên phiếu học tập. Sau đó nộp cho GV: - Giống : + Đều thuộc kiểu bài nghị luận văn học. + Người viết đều đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.. + Đều có bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, chân thành. - Khác : + Nghị luận về tác phẩm truỵện (hoặc đoạn trích) phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách và số phận nhân vật. + Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải đi từ ngôn từ, h/ả, giọng điệu, các biện pháp tu từ thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ đó. II. Luyện tập: * Luận điểm: Nhạc điệu của bài thơ. Tính nhạc thể hiện ở tiết tấu bài thơ, đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành một bài hát “ Sống mãi với thời gian”. * Luận điểm: Bức tranh mùa xuân: Một bài thơ hay bao giờ cũng chứa yếu tố hội hoạ trong nó, tính nhạc thể hiện trong hình ảnh, màu sắc, không gian + Âm điệu. + Tâm nguyện được cống hiến cho cuộc đời, đất nước. 3. Củng cố - Luyện tập: GV khái quát lại kiến thức của bài. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Học bài và làm phần bài tập còn lại. - Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết thành bài nghị luận về một bài thơ. - Đọc trước bài mới.:Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn trích. E/Rút kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 124 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét Ngày soạn: 29/2/2012 Tiết: 125 - Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng: - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Biết cách tổ chức, triển khai các luận điểm. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức học tập tự giác thường xuyên. B. Chuẩn bị: Giáo viên: Tham khảo tư liệu: sách giáo viên, sách tham khảo tài liệu Học sinh: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn ( xem SGK ). C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ. Em hiểu thế nào là bài văn Nl về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu yêu cầu của bài NL về một đoạn thơ, bài thơ? - NL về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về ND NT của đoạn thơ, bài thơ ấy.(3đ) - Nội dung và NT của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu(3đ) - Bài NL về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.(3đ) 3. Bài mới: Để giúp các em biết cách làm một bài NL về một đoạn thơ, bài thơ , tiết này cô cùng các em sẽ tìm hiểu... Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV Treo bảng phụ. Gọi (H) đọc các đề bài tham khảo trong SGK. - Các đề bài trên được cấu tạo ntn? - Những chỉ định ở các đề có kèm theo mệnh đề là gì? - So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề bài nêu trên? (GV cho học sinh thảo luận mhóm 5’) - Dựa vào các chỉ định trên hãy đưa ra một số đề có yêu cầu tương tự? Chuyển ý: Gọi (H) đọc to đề bài. - Vấn đề cần NL là gì? - Chỉ định về phương pháp NL ? - Tư liệu dùng để phân tích? Gv nhấn mạnh : Có thể dựa vào các bài thơ: Của Giang Nam; Đỗ Trung Quân; Tế Hanh Yêu cầu (H) đọc kĩ mục tìm ý (tham khảo trong SGK). - Nỗi nhớ quê hương được thể hiện ntn trong bài thơ? - NT đặc sắc của bài thơ thể hiện trên những phương diện nào? - Với đề bài trên, theo em phần MB chúng ta cần nêu được nội dung nào? - Tình yêu quê hương trong bài được thể hiện qua những ND chính nào? - Phân tích nét đặc sắc về NT trong bài? GV Yêu cầu (H) đọc phần tham khảo KB trong SGK. Chuyển ý. Cho (H) đọc VB. - Xác định bố cục của văn bản? - Nội dung chính của phần MB là gì? - Hãy xác định phần TB và cho biết ý chính? - Nêu nội dung phần KB? - Theo em VB có sức hấp dẫn thuyết phục người đọc không? Vì sao? - Từ đó em rút ra kết luận gì qua cách làm bài văn NL này? GV Nhắc lại những yêu cầu về ND và NT của một bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ GV Cho (H) đọc ghi nhớ trong SGK. GV Gọi hs đọc: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu”. - Em hãy xác định yêu cầu, thể loại, nội dung, giới hạn của đề? GV Gợi ý: - Các biện pháp NT được sử dụng trong đoạn thơ ntn? - Cảm nhận về mùa thu qua các giác quan nào? - Phần MB cần làm được điều gì? - Nhiệm vụ của phần thân bài? Xắp xếp các ý? - Cần nêu được yêu cầu gì trong KB? GV Hướng dẫn để (H) làm bài theo đúng yêu cầu. I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Đề bài: - Trong 8 đề bài dưới đây có 2 dạng: + Cấu tạo đề không kèm theo chỉ định (lệnh) - đề 4, 7. + Cấu tạo đề có mệnh đề (chỉ định) - đề 1, 2, 3, 5, 6, 8. - Phân tích. - Cảm nhận - Suy nghĩ. - Giống: Đều yêu cầu phải NL về một đoạn thơ, bài thơ. - Khác: + Phân tích: Yêu cầu nghiêng về phương pháp NL. + Cảm nhận: Yêu cầu Nl trên cơ sở cảm thụ của người viết. + Suy nghĩ: Yêu cầu NL nhấn mạnh tới nhận định đánh giá của người viết. - Học sinh lấy VD II. Cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ: 1. Các bước làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ: * Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” của Tế Hanh. a. Tìm hiểu đề, tìm ý:: - Vấn đề cần Nl: Tình yêu quê hương. - Phân tích. - Qua bài thơ: Quê hương – Tế Hanh.* Tìm ý: - ND: Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị - NT: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc nhịp điệu, tiết tấu b. Lập dàn bài: a. MB: - Giới thiệu bài thơ và vấn đề cần NL. b. TB: * ND: - Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. - Cảnh thuyền cá trở về bến. - Nỗi nhớ làng quê biển. * NT: - Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2/2; 3/5. Vần chân c. KB: 2. Cách tổ chức triển khai luận điểm: * VB: “ Quê hương” trong tình thương, nỗi nhớ”. - Bố cục: + MB: -> khởi đầu rực rỡ => Giới thiệu chung về lời thơ TH và khởi đầu thành công + TB: -> cho ta rõ thêm+> Những nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ + KB: => Khẳng định những đóng góp có giá trị, tinh thần của bài thơ - Có tính thuyết phục và sức hấp dẫn.Vì tg lập luận chặt chẽ Phải đọc và cảm nhận (cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng thuyết phục) * Bài học.(SGK-83) - Bố cục cần mạch lạc gồm ba phần: + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh gía của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ, nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm, khái quát nội dung cảm xúc của nó) + Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. + Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ. - Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh gía và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình gí ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc.... của tác phẩm 3. Kết luận: Ghi nhớ (SGK – T 83). III. Luyện tập: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Vấn đề cần Nl: Khổ thơ đầu trong bài “Sang thu” - Yêu cầu: phân tích. - Qua bài thơ: “Sang thu” của Hữu Thỉnh. * Tìm ý: - Nội dung: Sự cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. - NT: Nhân hoá ( hương ổi; phả; sương); Miêu tả; tu từ NT - Khứu giác: Hương ổi. Xúc giác: Gió se. Thị giác: Sương chùng chình qua ngõ 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu vị trí và nội dung khái quát của đoạn trích. b. Thân bài: - Khái quát chung về nội dung của đoạn thơ: Sự cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. + Khứu giác: Hương ổi. + Xúc giác: Gió se. + Thị giác: Sương chùng chình qua ngõ - Nghệ thuật: Nhân hoá ( hương ổi; phả; sương); Miêu tả; tu từ NT c. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của khổ thơ. 3. Viết bài: (hs về nhà viết) 3.. Củng cố - Luyện tập: Nhắc lại những yêu cầu về ND và NT của một bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ? Nội dung: Cần nêu được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình gía ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy. Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm luận cứ rõ ràng. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Tham khảo 1 số bài viết mẫu về văn Nl.. - Tập viết hoàn thiện bài văn. - Ôn lại lý thuyết. E/Rút kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 126 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét
Tài liệu đính kèm: