Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 33

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 33

Tiết 156/ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức

- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hoc sinh về các tác phẩm truyện đã học ở kỳ II.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, rèn kĩ năng làm bài.

3. Thái độ

- Giáo dục hs ý thức tự giác làm bài.

B. Chuẩn bị

- Gv: Ra đề bài, đáp án.

- Hs: ôn bài, giấy kiểm tra.

 

docx 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 33
Tiết
156
Kiểm tra phần truyện
Tiết
157
158
Con chó Bấc
Tiết
159
Kiểm tra tiếng Việt
Tiết
160
Luyện tập viết hợp đồng
Ngày soạn: 09/4/2012
Tiết 156/	KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hoc sinh về các tác phẩm truyện đã học ở kỳ II.
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức tự giác làm bài.
B. Chuẩn bị 
- Gv: Ra đề bài, đáp án. 
- Hs: ôn bài, giấy kiểm tra.
- Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ
K.thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Số
M.độ thấp
M.độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các tác giả
C1
Kể 
1
Chiếc lược ngà
C2
Nêu
1
Những ngôi sao xa xôi
C3
Suy nghĩ
1
Tổng số
Câu
1
1
1
3
Điểm
2
3
5
10
C. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định
2. Kiểm tra giấy làm bài
3. Gv phát đề
Câu 1. (2 điểm) Điền tên tác giả cho đúng với từng tác phẩm( đoạn trích) trong bảng dưới đây:
Tên tác phẩm( đoạn trích)
Tác giả
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Bến quê
Chiếc lược ngà
Những ngôi sao xa xôi
Câu 2. (3 điểm) Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của nó trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 3. (5 điểm) Suy nghĩ về hình ảnh ba cô gái trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
4. Hướng dẫn về nhà
- Soạn bài: Con chó Bấc
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 156
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 09/4/2012
Tiết 157 – 158/ Đọc văn:	CON CHÓ BẤC
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
 	G. Lân-đơn.
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng 
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3.Thái độ 
- Có ý thức cảm thụ văn bản.
B . Chuẩn bị 
- Gv: giáo án, chân dung tác giả. 
- Hs: soạn bài theo sgk.
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định
2. Bài cũ
Kể tên một số tác phẩm đã học của các nhà văn Mỹ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giải thích tác giả, tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc-Học sinh đọc.
- Kể tóm tắt đoạn trích.
- Xác định bố cục đoạn trích?
- Nêu nội dung từng phần.
- Em có nhận xét gì về bố cục này.
Hoạt động 2:
- Phần mở đầu tác giả muốn nói với người đọc điều gì?
- Có gì đặc biệt ở Thoóc tơn với Bấc? Biểu hiện ở chi tiết nào?
- Em đánh giá như thế nào về tình cảm của Thoóc tơn với Bấc.
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thoóc tơn?
- Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, tác giả lại dành một đoạn nói về tình cảm của Thoóc tơn?
- Tình cảm của Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào? Tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh.
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả.
- Điều gì khiến cho tác giả nhận xét tinh tế, đi sâu vào "tâm hồn" của thế giới loài vật như vậy?
(Tình yêu thương loài vật của tác giả ).
- Đánh giá về tình cảm của Bấc với ông chủ và nêu cảm nhận của em về nhân vật con chó Bấc (yêu quý, không muốn rời xa ông chủ).
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật qua toàn đoạn trích? Tác dụng?
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật con chó Bấc.
Hoạt động 3:
- Đặc sắc nghệ thuật, nội dung của đoạn trích là gì?
- So sánh nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật là loài vật có gì khác với các nhà văn khác 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lân-đơn ( 1876-1916 )
- Là nhà văn Mỹ.
2. Tác phẩm:
Trích từ tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã"
3. Đọc - kể - tìm bố cục :
Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Mở đầu.
- Phần 2: Tình cảm cuả Thoóc tơn với Bấc.
- Phần 3: Tình cảm của Bấc đối với ông chủ.
=> Nhà văn muốn tập trung nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ của nó.
II. Phân tích 
1. Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc.
- Chăm sóc chó như là con cái của anh.
+ Chào hỏi thân mật.
+ Chuyện trò, nói lời vui vẻ.
+ Túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình, đẩy tới, đẩy lui, rủa yêu.
+ Kêu lên trân trọng : đằng ấy .......
=> Yêu thương, trân trọng như đối với con người.
2. Tình cảm của Bấc đối với ông chủ.
- Cử chỉ hành động:
+ Cắn vờ
+ Nằm phục ở chân Thoóc tơn hàng giờ, mắt háo hức ...... quan tâm theo dõi ...... trên nét mặt.
=> Tác giả quan sát tinh tế, tài tình, chính xác và trí tưởng tượng phong phú, rất đúng với loài chó .
- Tâm hồn :
+ Trước kia chưa từng cảm thấy một tình yêu như vậy.
+ Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy.
+ Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực...
+ Không muốn rời Thoóc tơn một bước, lo sợ Thoóc tơn rời bỏ ....
=> Sự tôn thờ, kính phục.
- Nghệ thuật : So sánh
III . Tổng kết- Luyện tập.
1. Nghệ thuật :
Nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú.
2. Nội dung:
Tình cảm yêu thương loài vật của Thoóc tơn.
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Kể tóm tắt tác phẩm.
- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho tiết kiểm tra tiếng việt.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 157 - 158
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 10/4/2012
Tiết 159/	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng việt đã học.
- Đánh giá kiến thức tiếng việt của học sinh.
2. Kĩ năng
 Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng việt vào hành động giao tiếp xã hội.
3. Thái độ 
- Giáo dục hs ý thức tự giác khi làm bài.
B. Chuẩn bị
- GV: Đề bài.
- HS: ôn bài, giấy làm bài.
- Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ
K.thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Số
M.độ thấp
M.độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
T.P chính của câu
C1.1
Thế 
C1.2
Xác 
1
Các T.P biệt lập
C2.1
Kể
C2.2
Xác 
1
Các kiêu câu
C3
Viết
1
Tổng số
Câu
1
1
1
3
Điểm
2
2
6
10
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định – Tổ chức:
2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: kiểm tra giấy làm bài của hs.
3. Bài mới : gv ghi đề lên bảng
Câu 1. (2 điểm)
a. Thế nào là thành phần chính của câu? Hãy kể tên các thành phần chính đó.
b. Xác định các thành phần câu :
Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác.
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2. (2 điểm)
a. Kể tên các thành phần biệt lập.
b. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau :
- Chẳng lẽ ông ấy không biết.
- Thưa ông, ta đi thôi ạ !
- Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ !
Câu 3. (6 điểm) Viết đoạn hội thoại ngắn có sử dụng các kiểu câu : nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
4. Đáp án :
Câu 1. 
a. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
b. Xác định các thành phần câu:
Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác.
 TN CN VN 
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2. 
a. Kể tên các thành phần biệt lập :
- Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi- đáp.
- Thành phần phụ chú.
b. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau :
- Chẳng lẽ ông ấy không biết.
 TPTT
- Thưa ông, ta đi thôi ạ !
 TPGĐ
- Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ !
TPCT 
Câu 3. Viết đoạn hội thoại ngắn có sử dụng các kiểu câu : nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
- Đoạn hội thoại đúng yêu cầu : 
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại các đơn vị kiến thức
- Chuẩn bị : Luyện tập viết hợp đồng.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 159
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 10/4/2012
Tiết 160/ Tập làm văn:	LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kĩ năng
- Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
3. Thái độ 
- Có ý thức trong học tập.
B . Chuẩn bị 
- Gv: giáo án.
- Hs: soạn bài theo sgk.
C . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định – Tổ chức:
2. Bài cũ
	Nêu các bước viết một bản hợp đồng ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
Học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi ở SGK .
Học sinh nhận xét, bổ sung .
Giáo viên kết luận .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh đứng tại chỗ làm bài tập 1 
Học sinh nhận xét.
Giáo viên sửa.
Học sinh đọc bài 2.
- Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa? Cách sắp xếp các mục như thế nào?
- Thêm những thông tin cần thiết cho đầy đủ và sắp xếp theo bố cục một hợp đồng ?
- Học sinh làm theo nhóm (5'-7')
- Gọi 3 em đại diện nhóm.
- Lên trình bày 3 phần của hợp đồng .
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên sửa, cho điểm.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ có ghi hợp đồng mẫu.
I. Ôn lí thuyết.
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng 
2. Loại văn bản có tính chất pháp lí.
- Biên bản.
- Hợp đồng
3. Các mục của hợp đồng 
4. Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng.
II. Luyện tập 
Bài 1:
a, Chọn cách 1.
b, Chọn cách 2.
c, Chọn cách 2.
d, Chọn cách 2.
Bài 2:
Lập hợp đồng thuê xe .
 Cộng hoà xã ......... Việt Nam .
Độc lập .......... Hạnh phúc .
Hợp đồng thuê xe .
Căn cứ nhu cầu của người có xe và người thuê xe.
Hôm nay, ngày ...... tháng...... năm .....
Tại địa điểm: Số nhà ..... , phố ..... phường ..... Thành phố Thanh Hoá.
Người có xe cho thuê : Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 
Đối tượng thuê: Xe mi ni nhật 
Thời gian thuê: 3 ngày
Giá cả: 10.000đ/ 1 ngày, đêm.
Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1:..........
Điều 2: .........
Điều 3: .........
Hợp đồng này được làm 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản .
Người cho thuê xe Người thuê xe 
Kí ghi rõ họ tên Kí ghi rõ họ tên
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Làm bài tập 3, 4 .
- Tự viết một hợp đồng ở dạng đơn giản.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn học nước ngoài. 
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 160
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT33.docx