Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 5

TIẾT 25

TIẾNG VIỆT

Sự phát triển của từ vựng

( Tiếp )

I. Mục tiêu cần đạt :

- Cung cấp kiến thức về một cách mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ .

- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của các từ ngữ mới .

I. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ ? Đó là những phương thức nào ?

- Chữa bài tập 5 / 57 .

3. Bài mới :

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách cấu tạo từ ngữ mới .

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... /... 
Bài 5
Tiết 25
Tiếng Việt
Sự phát triển của từ vựng
( Tiếp )
I. Mục tiêu cần đạt :
- Cung cấp kiến thức về một cách mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ .
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của các từ ngữ mới .
I. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ ? Đó là những phương thức nào ?
- Chữa bài tập 5 / 57 .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách cấu tạo từ ngữ mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Cấu tạo từ ngữ mới :
1. Ví dụ :
H. Trong thời gian gần đây , có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở của các từ sau : điện thoại , kinh tế , di động , sở hữu , tri thức , đặc khu , trí tuệ ?
- Điện thoại di động ; điện thoại nóng ...
- Kinh tế tri thức ; đặc khu kinh tế ...
- Sở hữu trí tuệ ....
H. Giải thích ý nghĩa của từng từ ngữ đó ?
- Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người , được sử dụng trong vòng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao .
- Điện thoại nóng : điện thoại dành riêng để tiếp nhận và giải quyết những vấn đề khẩn cấp bất kì lúc nào .
- Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất , lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao .
- Đặc khu kinh tế : khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài , với những chính sách có ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại , được pháp luật bảo hộ như : quyền tác giả , phát minh , sáng chế , kiểu dáng công nghiệp ...
G. Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình : x + tặc .
( VD : không tặc , hải tặc ... )
H. Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó .
- Lâm tặc : những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng .
- Tin tặc : những kẻ dùng kĩ thuật xâm phạm trái phép dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại .
- Gia tặc ( gia tặc nan phòng ) : kẻ cắp trong nhà ( rất khó phòng bị kẻ cắp trong nhà ) .
- Gian tặc : những kẻ gian manh, trộm cắp ( bất lương ) .
- Nghịch tặc : kẻ phản bội làm giặc .
H. Tác dụng của việc cấu tạo thêm từ ngữ mới ?
- Cấu tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng .
H. Đọc ghi nhớ SGK / 73 .
2. Ghi nhớ : 
 Tạo ra từ ngữ mới để làm cho vốn từ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc mở rộng vốn từ bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài :
1. Ví dụ :
H. Đọc đoạn trích (a) / 73 và xác định các từ Hán Việt có trong đoạn trích này ?
a) thanh minh , lễ , tiết , tảo mộ , hội , đạp thanh , yến anh , bộ hành , xuân , tài tử , giai nhân .
H. Đọc đoạn trích (b) / 73 và xác định các từ Hán Việt có trong đoạn trích ?
b) bạc mệnh , duyên , phận , thần , linh , chứng giám , thiếp , đoan trang , tiết , trinh bạch , ngọc .
H. Tiếng Việt dùng từ nào để chỉ khái niệm "Bệnh mất khả năng miễn dịch , gây tử vong" ?
- AIDS ( đọc là "ết" ) .
H. Còn khái niệm "Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ( chẳng hạn như nghiên cứu nhu cầu , thị hiếu của khách hàng ... ) " thì tiếng Việt dùng từ nào để thay thế ?
- ma-két-tinh .
H. Những từ ( AIDS , ma-két-tinh ) có phải do người Việt Nam tạo ra không ?
Chúng có nguồn gốc từ đâu ?
 - Do tiếng Việt chưa có từ ngữ chỉ những khái niệm trên nên phải mượn của tiếng nước ngoài .
- Những từ này mượn của tiếng Anh .
G. Trong nhiều trường hợp , mượn từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống của người bản ngữ là cách tốt nhất .
H. Vậy qua những ví dụ trên , em thấy ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách cấu tạo thêm từ ngữ mới còn cách nào để phát triển từ vựng nữa ?
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng.
H. Đọc ghi nhớ / SGK 74 .
2. Ghi nhớ :
 Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt . Bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn tiếng Việt là tiếng Hán .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1 / 74 : Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu "x + tặc" ở trên . 
* "x + trường" : thị trường , chiến trường , phi trường , thao trường , nông trường , lâm trường , ngư trường , công trường ...
* "x + điện tử" : thư điện tử , công nghiệp điện tử , giáo dục điện tử , thời đại điện tử , bảng điện tử , đồng hồ điện tử , mã số điện tử ...
* "x + hoá" : ô xi hoá , lão hoá , cơ giới hoá , điện khí hoá , tự động hoá , công nghiệp hoá , hiện đại hoá , văn bản hoá , thể chế hoá , trừu tượng hoá ...
Bài tập 2 / 74 : Tìm 5 từ mới được dùng gần đây và giải thích .
- Cơm bụi : cơm giá rẻ , thường bán trong các hàng quán nhỏ , tạm bợ .
- Cầu truyền hình : hình thức truyền hình tại chỗ các lễ hội , giao lưu ... trực tiếp thông qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự li .
- Đường cao tốc : đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao , dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ 100 km/h trở lên .
- Đường vành đai : đường bao quanh các đô thị lớn , nơi các phương tiện có thể vận hành bình thường mà không phải đi qua nội thành .
- Hiệp định khung : hiệp định có tính chất nguyên tắc chung về một vấn đề nào đó ( thường là lớn , quan trọng ) , được hai tổ chức hoặc hai chính phủ kí kết , coi đó là những cơ sở để kí kết các hiệp định cụ thể .
- Thương hiệu : nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường .
Bài tập 3/74 :
a) Các từ mượn tiếng Hán : 
 mãng xà , biên phòng , tham ô , tô thuế , phê bình , phê phán , ca sĩ , nô lệ 
b) Các từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu :
 xà phòng , ô-tô , ra-đi-ô , cà phê , ca-nô 
Bài tập 4/74 :
1. Các cách phát triển của từ vựng :
Các cách phát triển từ vựng
Phân loại - ví dụ
 Bổ sung nghĩa cho những từ ngữ đã có .
VD : Từ "lành"
* Có thể nghĩa đầu tiên là : sự vật nói chung , ở dạng nguyên vẹn như ban đầu : áo lành , bát lành .
* Về sau được bổ sung các nghĩa mới :
- Thuộc tính phẩm chất của con người : tính lành .
- Thực phẩm không gây độc hại cho con người : nấm lành .
 Tăng về số lượng từ ngữ .
* Tạo từ ngữ mới : xe công nông , xe cút kít , xe hợp đồng , xe bình bịch , xe gắn máy ...
* Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài :
- Mượn của tiếng Hán : hiệu trưởng , giám đốc ,
ngoại giao , ngân sách , thủ tướng ...
- Mượn của các ngôn ngữ châu Âu : mít-tinh , sa-lông , phô tơi , xích đông ...
2. Thảo luận :
 Xã hội phát triển , nhận thức phát triển , ngôn ngữ cũng phải phát triển để đáp ứng các nhu cầu thông tin khoa học và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người . Trong sự phát triển của ngôn ngữ nói chung thì từ vựng bao giờ cũng là bộ phận phát triển mạnh nhất , vì :
- Nhận thức phát triển , con người ngày càng phát hiện ra những thuộc tính mới của các sự vật , hiện tượng đã biết , vì vậy phải có các từ ngữ tương ứng để biểu thị khái niệm về các sự vật , hiện tượng ấy một cách đày đủ hơn .
- Đối với con người , trong thế giới xung quanh chỉ có cái "chưa biết" chứ không có cái "không thể biết" , nghĩa là con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật, hiện tượng mới cần phải đặt tên cho nó bằng các từ ngữ tương ứng .
- Do các nhu cầu trên , sự phát triển của từ vựng là một đòi hỏi tất yếu khách quan của tất cả ngôn ngữ trên thế giới .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc các ghi nhớ .
- Hoàn thành những bài tập còn lại .
- Chuẩn bị bài sau : Thuật ngữ
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Bài 5 
Tiết 23 - 24 
Văn bản
Hoàng Lê nhất thống chí
 Nhóm tác giả :Ngô gia văn phái 
Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch dịch
Hồi thứ mười bốn
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc - hoàng đế Quan Trung Nguyễn Huệ trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh , sự thảm bại của bon xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm , nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân , qua đó thấy được ý thức và quan điểm tiến bộ của tác giả . Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử của lối kể chuyện - miêu tả rất chân thực và sinh động .
- Rèn luyện kĩ năng đọc , tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể , miêu tả lời nói , hành động .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
a) Vì sao bà cung nhân già - mẹ của tác giả - phải cho chặt bỏ những cây quí đẹp trước nhà mình ? Chỉ một sự việc đó đã nói lên điều gì về chúa Trịnh và chính quyền của ông ta ?
b) Trong những câu trả lời sau , câu trả lời nào là không đúng ?
 Tuỳ bút là thể loại :
- Văn xuôi tự sự .
- Có cốt truyện .
- Có nhân vật .
- Có sự việc , tình tiết .
- Đậm chất chủ quan , trữ tình .
- Sự việc , nhân vật có thực không bịa đặt .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
I. Tác giả - tác phẩm :
H. Hãy giới thiệu những nét cơ bản về nhóm tác giả "Ngô gia văn phái" ?
H. Trong nhóm Ngô gia văn phái , ai là người viết hồi thứ mười bốn của cuốn "Hoàng Lê nhất thống chí" ? Nêu những hiểu biết của em về ông ?
G. Nghe , nhận xét và bổ sung thêm .
1. Tác giả :
 - Thế kỉ XVIII - XIX có gia đình họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai , Hà Tây nổi tiếng đỗ cao , có tài văn học . Một số người trong gia đình đã viết chung tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" : Ngô Thì Nhiệm ( Nhậm) , Ngô Thì Chí , Ngô Thì Du ...
- Trong đó , có hai tác giả chính :
* Ngô Thì Chí (1753-1788) em ruột Ngô Thì Nhậm , làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống . Ông là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê , từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (17870 , dâng "Trung hưng sách" bàn kế hoạch khôi phục nhà Lê . Sau đó được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơnchiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh chống Tây Sơn . Nhưng trên đường đi , ông bị bệnh và mất tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh) . Ông viết bày hồi đầu của cuốn "Hoàng Lê nhất thống chí" . 
* Tác giả viết bảy hồi tiếp theo ( trong đó có hồi thứ mười bốn ) là Ngô Thì Du (1772-1840) . Ông là anh em chú bác với Ngô Thì Chí ( tác giả của bảy hồi đầu) .
 Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì . Dưới triều Tây Sơn , ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (nay thuộc Hà Nam) . Tời nhà Nguyễn , ông ra làm quan , được bổ Đốc học Hải Dương , đến năm 1827 về nghỉ .
2. Tác phẩm :
H. Tác phẩm này thuộc thể loại gì ?
* Thể loại : tiểu thuyết lịch sử chương hồi .
"Hoàng Lê nhất thống chí" được xếp vào loại kí sự lịch sử , xét về hình thức kết cấu nghệ thuật , khắc hoạ nhân vật , cách miêu tả , tự sự ... tác phẩm đậm chất tiểu thuyết . Một số nhà nghiên cứu xem "Hoàng Lê nhất thống chí" là tiểu thuyết lịch sử .
G. Trong văn ... n : hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể .
 Thể loại này bao giờ cũng có cốt truyện và gắn liền với nó là một hệ thống các nhân vật .
 Cốt truyện được triển khai , hệ thống nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng bao gồm các chi tiết sự kiện , xung đột ; chi tiết nội tâm , ngoại hình của nhân vật ; chi tiết tính cách ... Thậm trí cả những chi tiết tưởng tượng , hoang đường .
- Thể loại tuỳ bút : nhằm ghi chép về những con người , những sự việc cụ thể có thực , qua đó tác giả bộc lộ những cảm xúc , suynghĩ nhận thức , đánh giá của mình và con người về cuộc sống . Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan , có thể tản mạn , không gò bó theo hệ thống , kết cấu gì , nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng , cảm xúc chủ đạo .
 Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn các loại ghi chép khác 
( như bút kí , tự sự ... ) .
Hoạt động 4 : Tổng kết 
H. Khái quát lại những nét nghệ thuật chính của văn bản ?
IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
 Ghi chép sự việc một cách cụ thể , chân thực , sinh động .
H. Qua "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" , em hiểu gì về cuộc sống của bọn quan lại thời phong kiến vua Lê chúa Trịnh suy tàn ?
2. Nội dung :
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ đã giúp chúng ta hiểu về đời sống xa hoa , vô độ của bọn vua chúa , quan lại thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn .
H. Từ đó , em hiểu tác giả Phạm Đình Hổ là người có thái độ như thế nào đối với đời sống khi cầm bút viết văn ?
 Ông có thái độ như thế nào đối với chế độ phong kiến thời suy vong ?
3. Thái độ của tác giả :
- Tôn trọng hiện thực đời sống ; dùng văn học để phản ánh hiện thực một cách chân thực .
- Phê phán, báo trước sự diệt vong của chế độ .
H. Đọc ghi nhớ / SGK 63 .
* Ghi nhớ : 
 "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể , chân thực , sinh động .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
H. So với các tuỳ bút đã học , chẳng hạn như "Mùa xuân của tôi" ( Ngữ văn 7 ) , em nhận thấy tuỳ bút cổ có gì khác so với tuỳ bút hiện đại ?
V. Luyện tập :
* Tuỳ bút hiện đại chủ yếu được viết theo dòng cảm xúc của tác giả .
* Tuỳ bút cổ chủ yếu được viết theo các sự việc có thật đã xảy ra trong đời sống hiện thực khách quan .
H. Sự khác biệt đó giúp cho tuỳ bút "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" có ưu thế gì ?
* Ghi chép tuỳ hứng các sự việc một các cụ thể , sinh động , chân thực .
H. Kết hợp nội dung bài học này với bài đọc thêm trong SGK và kiến thức lịch sử đã học , em bình luận gì về chế độ phong kiến thời suy vong ? Hãy viết một đoạn văn ngắn để nói lên điều đó .
* HS suy nghĩ và tự bộc lộ cách đánh giá .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Hoàn chỉnh bài viết .
- Học thuộc ghi nhớ .
- So sánh sự giống nhau và khác nhau về thể loại giữa tuỳ bút , bút kí , kí sự với truyện ?
Gợi ý :
Tuỳ bút
Truyện
- Thuộc loại tự sự .
- Văn xuôi .
- Có chi tiết , sự việc , cảm xúc , nhân vật .
- Cốt truyện mờ nhạt , đơn giản hoặc không có cốt truyện .
- Kết cấu tự do , lỏng lẻo , có khi tản mạn , tuỳ theo cảm xúc của người viết.
- Giàu tính cảm xúc , chủ quan (chất trữ tình ) .
- Chi tiết , sự việc chân thực có khi từ những điều mắt thấy , tai nghe trong thực tiễn cuộc sống .
- Cốt truyện nhất thiết phải có , có khi lắt léo phức tạp ( chất tự sự ) .
- Kết cấu chặt chẽ có sự dàn bày , sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật của người viết .
- Tính cảm xúc , chủ quan được thể hiện kín đáo qua nhân vật hoặc sự việc .
- Chi tiết , sự việc phần nhiều được hư cấu , sáng tạo .
- Soạn bài sau : Hoàng Lê nhất thống chí .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Bài 5 
Tiết 21 
Tập làm văn
Tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
- Ôn tập củng cố , hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học từ học kì I , lớp 8 và nâng cao lớp 9 .
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau : càng ngắn gọn hơn , nhưng vẫn đảm bảo các ý chính , nhân vật chính .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : ( Bằng hoạt động 1 )
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức lớp 8
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Nhắc lại những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản tự sự ?
 I. Ôn lại khái niệm tóm tắt văn bản tự sự : 
Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của các tác phẩm ấy . Khi tóm tắt cân lưu ý :
- Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là : sự việc và nhân vật chính ( hoặc cốt truyện và nhân vật chính ) .
- Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ : các chi tiết ,các nhân vật phụ , miêu tả , biểu cảm , nghị luận , đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm .
Hoạt động 2 : Các tình huống cần phải tóm tắt văn bản tự sự 
G. Đưa ra 3 tình huống đã nêu trong SGK .
G. Chia lớp thành hai nhóm , từng nhóm suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau :
II. Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự :
 Tình huống ( SGK / 58 ) .
* Nhóm 1 : Trong cả ba tình huống trên , người ta đều phải tóm tắt văn bản . Hãy rút ra nhận xét về sự càn thiết phải tóm tắt văn bản tự sự ?
* Trong cả ba tình huống trên , người ta đều phải tóm tắt văn bản .
- Tình huống 1 : Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được .
- Tình huống 2 : Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học , do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm ( gồm nhân vật chính và cốt truyện ) thì người đọc sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc hiểu và phân tích .
- Tình huống 3 : Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích , do đó người kể phải trung thực với cốt truyện , khách quan với nhân vật , cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình .
-> Kết luận : Trong thực tế , không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học ; vì vậy có thể nói , việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đề ra .
* Nhóm 2 : Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự .
* Các tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt :
- Con kể lại cho mẹ nghe vắn tắt một thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường tặng giấy khen ( làm được việc gì ? tác dụng của việc ấy ? có ai giúp đỡ hay tự làm ? )
- Người đi đường kể cho nhau nghe một vụ tai nạn giao thông ( sự việc xảy ra ở đâu ? như thế nào ? ai đúng ? ai sai ? ) .
- Công tố viên tóm tắt bản án trong mọt phiên toà ( thủ phạm là ai ? nạn nhân là ai ? sự việc diễn ra như thế nào ? hậu quả ? ... ) 
...
G. Kết luận : Có thể nói , trong cuộc sống bộn bề muôn mặt , ở đâu hay lĩnh vực nào , chúng ta cũng gặp phải những tình huống phải vận dụng tóm tắt văn bản tự sự .
Hoạt động 3 : Thực hành tóm tắt văn bản tự sự 
III. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự :
Bước 1 : Bài 1/58 SGK .
G. Cho HS đối chiếu các sự việc với cốt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" đã học để rút ra nhận xét và trả lời các câu hỏi đã nêu trong SGK .
Bài tập 1 / 58 SGK :
H. Các sự việc chính đã nêu đủ chưa ? Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì và tại sao đó lại là sự việc chính (quan trọng) cần phải nêu ?
H. Các sự việc trên đã hợp lí chưa ? Có gì cần thay đổi không ?
- SGK nêu lên 7 sự việc khá đầy đủ của cốt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" . Tuy nhiên vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng . Đó là : Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn , một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn , đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm . Chính sự việc này làm chảng hiểu ra vợ mình đã bị oan . Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi , Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan như sự việc thứ bảy trong SGK đã nêu .
-> Đấy chính là sự việc chưa hợp lí , cần bổ sung điều chỉnh trước khi viết bài văn tóm tắt .
-> Cần sửa lại như sau :
- Giữ nguyên từ sự việc 1 đến sự việc 6.
- Sự việc 7 : Một đêm , Trương Sinh ngồi với con trai bên ngọn đèn , đứa con nói rằng "Cha đản đến kia kìa" ...
- Sự việc 8 : Trương Sinh nghe Phan Lang kể chuyện , lập đàn giải oan cho vợ ... 
G. Trên cơ sở đã điều chỉnh , hướng dẫn học sinh viết bản tóm tắt theo yêu cầu của bài tập 2 .
H. Tóm tắt văn bản .
Bài tập 2 / 59 SGK .
Có thể tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương" như sau :
 Xưa có chàng Trương Sinh , vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết còn gọi là Vũ Nương , bụng mang dạ chửa . Mẹ Trương Sinh ốm chết , Vũ Nương lo ma chay chu tất . Giặc tan , Trương Sinh trở về nhà , nghe lời con nhỏ , nghi là vợ mình không chung thuỷ . Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn . Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn , một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn , đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm . Lúc đó , chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan .
 Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương , do cứu mạng thần rùa Linh Phi , vợ vua Nam Hải , nên khi chạy nạn , chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn . Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi . Hai người nhận ra nhau . Phan Lang được trở về trần gian , Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh . Trương Sinh nghe Phan Lang kể , thương nhớ vợ vô cùng , bèn lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang . Vũ Nương trở về ngồi bên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng , lúc ẩn , lúc hiện .
Bước 3 : Bài tập 3 / 59 SGK .
G. Hướng dẫn học sinh rút ngắn hơn nữa văn bản vừa tóm tắt ở bài 2 .
Bài 3 / 59 SGK : Tóm tắt ngắn gọn hơn .
 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính . Giặc tan , Trương Sinh trở về , hồ đồ nghe lời con trẻ , nghi oan cho vợ khiến nàng phải tự tử . Khi Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì đã muộn , chàng chỉ còn được nhìn thấy Vũ Nương , ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn , lúc hiện .
H. Rút ra ghi nhớ .
* Ghi nhớ : 
 Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó . Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính , phù hợp với văn bản được tóm tắt .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
- Bài 1 / 59 : VN 
- Bài 2 / 59 : Làm tại lớp để tăng cường rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
- Học thuộc ghi nhớ .
- Hoàn thành bài tập 1 ( Tóm tắt : văn bản "Lão Hạc" , "Chiếc lá cuối cùng" ) .
- Chuẩn bị bài sau : Miêu tả trong văn bản tự sự .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI5.doc