Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 8

Tập làm văn

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I. Mục tiêu cần đạt :

- Qua bài học cung cấp cho học sinh những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật .

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp trong quá trình luyện tập )

3. Bài mới :

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 8 : Bài 8
Tiết 40
Tập làm văn
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt :
- Qua bài học cung cấp cho học sinh những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp trong quá trình luyện tập )
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự s	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H. Đọc lại đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"/SGK tr 93 .
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
1.Ví dụ: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" 
H. Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài ?
* Những câu thơ miêu tả bên ngoài :
- Đoạn 1 :
 Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung .
Bốn bề bát ngát xa trông 
Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia .
- Đoạn 2 :
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa .
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh 
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh 
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi .
H. Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài ?
Gồm có : không gian , thời gian , màu sắc , cảnh vật .
Đối tượng : 
- Cảnh thiên nhiên mênh mông , hoang vắng rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích (đoạn 1) .
- Cảnh thiên nhiên trống trải xa vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích (đoạn 2) .
-> Những cảnh đó là kết quả của sự quan sát bằng mắt thường kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của tác giả .
H. Những cảnh đó giúp ta hiểu được gì về tâm trạng bên trong của nhân vật ?
-> Có khả năng góp phần gợi tả tâm trạng con người .
H. Tìm những câu thơ mô tả tâm trạng nhân vật Thuý Kiều ?
* Những câu thơ miêu tả nội tâm :
Bên trời góc biển bơ vơ ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai .
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa ,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm .
H. Dấu hiệu nào cho thấy đoạn sau là miêu tả nội tâm
- Đối tượng mô tả : nỗi xót xa về cảnh ngộ bơ vơ , nỗi dày vò day dứt vì tình yêu không giữ được trọn vẹn , nỗi lo lắng nhớ thương cha mẹ già ... diễn ra trong nội tâm Thuý Kiều .
H. Em đã học đoạn văn nào kết hợp cả miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm?
- Đoạn văn miêu tả lão Hạc khi sang kể với ông giáo về chuyện bán chó . 
( Lão Hạc - Nam Cao )
- Đoạn tả Thành dắt tay em trên đường từ trường về nhà sau khi chia tay với cô giáo và các bạn . ( Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài )
H. Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm khác nhau như thế nào ?
2. Nhận xét :
Miêu tả bên ngoài
Miêu tả nội tâm
- Đối tượng là cảnh vật thiên nhiên , con người với diện mạo , hành động , ngôn ngữ .
- Có thể quan sát trực tiếp .
- Đối tượng miêu tả là những suy nghĩ tình cảm , diến biến tâm trạng của nhân vật .
- Không quan sát được trực tiếp .
H. Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên , em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
3. Ghi nhớ :
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ , cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vạt . Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật , làm cho nhân vật sinh động.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ , cảm xúc , tình cảm của nhân vật , cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua miêu tả cảnh vật , nét mặt , cử chỉ , trang phục ...
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1 : Tìm những câu thơ mô tả ngoại hình Mã Giám Sinh và mô tả nội tâm Thuý Kiều trong đoạn "Mã Giám Sinh mua Kiều" .
- Miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh :
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao .
- Miêu tả nội tâm Kiều :
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn , trông gương mặt gầy .
Bài tập 2 : Đóng vai nàng Kiều kể lại việc Thuý Kiều báo ân báo oán , thể hiện tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư .
* Khung cảnh buổi xử án :
- Công đường gươm giáo ngất trời , bên trong quân vệ đứng hầu , bên ngoài quân cơ đứng sắp hàng , uy nghi tề chỉnh gươm giáo tuốt trần , phía trước súng ống cờ rợp đất .
- Trên công đường , ngay giữa trướng hùm . Từ Công cùng sánh vai Thuý Kiều ngồi ghế hầu toà .
- Kiều không ngờ cuộc đời mình có ngày hôm nay (xúc động) .
* Diễn biến buổi xử án : Được Từ Công cho phép , Kiều đích thân tiến hành xét xử oán ân.
- Báo ân : mời Thúc Lang 
- Báo oán : cho gọi Hoạn Thư 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập 2 .
- Chuẩn bị bài sau : Tổng kết về từ vựng 
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 8 : Bài 8
Tiết 38 - 39
Văn học
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Trích "Truyện Lục Vân Tiên")
 Nguyễn Đình Chiểu 
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm .
- Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người , giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga .
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích "Thuý Kiều báo ân báo oán" .
- Qua đoạn trích , hãy phân tích để làm nổi bật tính cách của Kiều và Hoạn Thư .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Tác giả - tác phẩm :
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
1. Tác giả : 1822 - 1888 .
- Quê nội Thừa Thiên - Huế , quê ngoại Gia Định .
- Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843 .
- Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất , ốm nặng , bị mù , bị bội hôn .
- Về quê mẹ làm ông lang và mở lớp dạy học cho dân .
- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định , Phan Tòng ) bàn mưu kế chống Pháp .
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước , chiến đấu của nhân dân Nam Bộ .
- Giữ trọn lòng trung thành với dân với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc của nhân dân miền Nam .
- Sự nghiệp thơ văn : toàn bộ viết bằng chữ Nôm : Truyện thơ Lục Vân Tiên , Ngư Tiều y thuật vấn đáp , Dương Từ - Hà Mậu , Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định và nhiều bài thơ khác .
- Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta thế kỉ XIX .
G. Bổ sung .
- Nguyễn Đình Chiểu là một con người giàu nghị lực - nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời .
- Nguyễn Đình Chiểu bước vào đời cũng hăm hở và đầy khát vọng như chàng Lục Vân Tiênbuổi lên đường ứng thí :
"Chí lăm bắn nhạn ven mây
Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa
Làm trai trong cõi người ta
Trước lo báo bổ , sau là hiển vang ."
Bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt : mới 26 tuổi mà đã tàn tật , đường công danh nghẽn lối , đường tình duyên trắc trở , về quê nhà lại gặp buổi loạn li . Tiếp đó là những ngày lao đao chạy giặc , nỗi căm uất trước cảnh giang san "bốn chia năm xẻ" , nỗi đau trước tình cảnh khốn khó , lầm than của nhân dân . Nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã không gục ngã trước số phận . Ông vẫn ngẩng cao đầu mà sống , và sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng . ông can đảm gánh vác cả ba trọng trách : thầy giáo - thầy thuốc - nhà thơ . ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấm gương sáng cho đời .
- Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm .
2. Tác phẩm :
H. "Truyện Lục Vân Tiên" được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
* Hoàn cảnh : Được sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX - trong thời gian nhà thơ dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân ở Giá Định .
H. Truyện được sáng tác theo thể loại nào ?
* Thể loại : 
- Truyện thơ Nôm , viết theo thể lục bát .
- Toàn truyện có 2082 câu lục bát .
H. Tóm tắt tác phẩm ?
( Mỗi học sinh tóm tắt một phần ) .
* Tóm tắt : ( Xem SGK )
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga .
- Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu .
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu .
- Lục - Kiều gặp lại nhau , sum vầy hạnh phúc .
G. "Lục Vân Tiên" đúng là một tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện . Đúng là có trùng hợp giữa cuộc đời của nhà thơ với cuộc đời của nhân vật Lục Vân Tiên ( cùng đi học , cùng đi thi , cùng bị mù , cùng bị bội hôn ...). Đúng là Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngay một số sự việc của đời mình để xây dựng nhân vật và câu chuyện .
 Nhưng kết thúc câu chuyện lại khác nhau . Vân Tiên sáng mắt, thi đỗ , thắng giặc , gặp lại và cùng Nguyệt Nga hưởng hạnh phúc . Còn Nguyễn Đình Chiểu thì vĩnh viễn mù loà , suốt đời sống nghèo , qua đời trong đau ốm và bệnh tật , trong sự tiếc thương vô hạn của học trò và đồng bào . Sự khác nhau đó thể hiện Lục Vân Tiên là nhân vật thể hiện lí tưởng và khát vọng của nhà thơ vèngười anh hùng trung hiếu tiết nghĩa , người anh hùng vì dân trừ bạo phò đời giúp nước . 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vị trí đoạn trích .
II. Vị trí đoạn trích :
H. Nêu vị trí của đoạn trích ?
- Từ câu 123 đến câu 180 .
- Khi Vân Tiên trên đường đi thi .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc , giải thích từ khó , và tìm hiểu bố cục đoạn trích 
III. Đọc - chú thích :
G. Hướng dẫn : chú ý chuyển giọng phù hợp với những câu thơ kể chuyện , tả trận đánh , cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính sau trận đánh .
G. Đọc một đoạn .
H. Đọc tiếp đến hết .
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của học sinh bằng phương pháp đàm thoại.
2. Từ khó :
3. Bố cục :
* Phần 1 ( 14 cầu đầu ): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp , tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai .
* Phần 2 ( những câu còn lại ) :Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 
IV. Tìm hiểu văn bản :
H. Đoạn trích lắng đọng trong em những cảm xúc gì về Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ?
- Xúc động trước một Lục Vân Tiên anh hùng , hào hiệp , tài năng , dũng cảm , sẵn sàng đánh cướp cứu người bị nạn , không màng ơn huệ , làm việc nghĩa vô tư .
- Kiều Nguyệt Nga thuỳ mị , nết na , trọng ân nghĩa .
H. Đọc 14 câu đầu . Nội dung của đoạn này là gì ?
1. Nhân vật Lục Vân Tiên :
a) Lục Vân Tiên đánh cướp :
H. Hình ảnh bọn cướp được Lục Vân Tiên miêu tả như thế nào ?
- Hung hãn , bạo ngược .
- Kiêu ngạo , quân đông , có vũ khí .
( Đó là đảng hung đồ - quan làm thói hồ đồ hại dân ) .
H. Lục Vân Tiên đánh cướp trong hoàn cảnh nào ?
- Trên đường đi thi , nghe tiếng kêu cứu , thấy cảnh bất bình , Lục Vân Tiên đã đánh cướp cứu người bị nạn .
-> Chàng đánh cướp trong hoàn cảnh bị động , bất ngờ , không có sự chuẩn bị - Một mình tay không đánh cướp .
H. Em có nhận xét gì về tương quan lực lượng ?
- Bất lợi ... này đã từng đối xử với nàng :
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho trông thấy nhỡn tiền biết tay .
G. Đối tượng báo oán của Thuý Kiều là Hoạn Thư - người đàn bà đã có lúc đầy đoạ nàng .
2. Thuý Kiều báo oán :
H. Dưới trướng Thuý Kiều , Hoạn Thư đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng tự bào chữa cho tội lỗi của mình .
 Hãy diễn giải những lí lẽ và dẫn chứng đó ?
Hoạn Thư đã :
- Đổ lỗi ghen tuông cho tính chung của đàn bà :
Rằng : "Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình .
- Dẫn chứng về việc đã không xử quá tệ với Kiều :
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo .
- Tự bộc lộ tình cảm thật với Kiều :
Lòng riêng riêng những kính yêu .
- Tự nhận lỗi với Kiều :
Trót lòng gây việc chông gai .
- Từ đó , gợi lòng độ lượng của Kiều :
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
H. Theo em , lí lẽ nào có tính thuyết nhất nhất để Hoạn thư có thể chạy tội cho mình ? Vì sao ?
- HS tự bộc lộ .
H. Em bình luận như thế nào về con người Hoạn Thư từ sự bào chữa này ?
- Khôn ngoan , biết cách xử sự theo hoàn cảnh .
- Biết sợ điều tử tế .
H. Trong những lời nói đầu tiên Thuý Kiều nói với Hoạn Thư , có những từ ngữ nào trở đi trở lại ?
- Đời xưa , đời này ; 
 mấy mặt , mấy gan ;
 càng , càng .
H. Những từ ngữ ấy cho thấy Kiều nói với Hoạn Thư bằng giọng điệu như thế nào ?
- Giọng điệu của kẻ bề trên , mỉa mai, đay nghiến ...
H. Bằng giọng điệu đó , Kiều đã bộc lộ tình cảm như thế nào trước Hoạn Thư ?
- Căm ghét thói ăn ở bất nhân .
- Hả hê trước cái ác bị vạch mặt ...
H. Cuối cùng Kiều đã quyết định như thế nào ?
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
H. Em hiểu thêm điều gì trong tính cách của Thuý Kiều từ quyết định này ?
- Khoan dung , độ lượng .
- Căm ghét cái xấu xa , cái ác nhưng biết tha thứ cho kẻ biết hối cải .
H. Như thế , Thuý Kiều đã ra ân để báo oán . Em có đồng tình với cách báo oán này không ?
- HS tự bộc lộ .
H. Cách xử lí vị tha nhân hậu có phù hợp với tính cách của Kiều không ?
- Cách xử lí ấy rất phù hợp với một con người "Lòng đâu sẵn mối thương tâm" như Kiều . Một người đã từng "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa" , một ngừời "Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha" , một người trong hoàn cảnh éo le nhất vẫn luôn luôn lo lắng cho người thân ... thì việc tha thứ cho Hoạn Thư cũng là một điều dễ hiểu . Tấm lòng vị tha trong màn báo ân báo oán làm cho tính cách của Kiều trở nên nhất quán .
G. Chính Hoạn Thư đã hành hạ Kiều đủ điều , còn Kiều lại tha bổng cho Hoạn thư một cách "quân tử" là hoàn toàn phù hợp với tính cách hai người : Kiều thông minh , nhân hậu ; Hoạn Thư quỉ quái , tinh ma .
G. Chế độ phong kiến khinh rẻ , vùi dập người đàn bà hết mức . Nhất là với một người đàn bà chìm nổi như Thuý Kiều thì lại không thể có chút địa vị xã hội nào . Trong "Truyện Kiều" , Nguyễn Du đã để cho Kiều từ thân phận con người bị áp bức , bị xã hội khinh rẻ vùi dập vươn lên địa vị phu nhân , trở thành một vị quan toà cầm cán cân công lí . Nguyễn Du đã đi trước thời đại của ông : trân trọng con người .
H. Đoạn trích thể hiện ước mơ , khát vọng gì ?
- Khát vọng ước mơ công lí , chính nghĩa theo quan điểm của nhân dân : con người bị áp bức đau khổ sẽ vùng lên cầm cán cân công lí "ở hiền gặp lành , ở ác gặp ác" .
G. Khát vọng trong "Truyện Kiều" là sự tiếp nối và phát triển khát vọng công lí chính nghĩa trong các truyện dân gian như "Tấm Cám" , "Thạch Sanh" , "Cây tre trăm đốt" ... Trong lịch sử xã hội lúc bấy giờ Từ Hải là giấc mơ khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức . Trong màn báo ân báo oán này Từ hải không được nói đến nhiều , nhưng đằng sau gươm lớn giáo dài , đằng sau "gấm trăm cuốn bạc nghìn cân" hình ảnh Từ Hải vẫn hiện lên rõ ràng . Từ Hải là biểu tượng của đại nghiã và công lí .
Hoạt động 4 : Tổng kết
IV. Tổng kết :
H. Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích ?
1. Nghệ thuật :
- Tác giả thành công trong xây dựng tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Xây dựng nhân vật có tính cách , nhất quán về tính cách .
H. Đoạn trích "Thuý Kiều báo ân báo oán" thể hiện ước mơ khát vọng gì ?
H. Qua đó em hiểu gì về tấm lòng của tác giả Nguyễn Du với con người ?
2. Nội dung :
- Đoạn trích "Thuý Kiều báo ân báo oán" là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí ; "ở hiền gặp hiền , ở ác gặp ác" .
- Đứng về phía cái thiện , cái đẹp chống lại cái ác , cái xấu .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Hoàn thành hàn luyện tập /SGK 109 .
- Chuẩn bị bài sau : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga .
Ngày soạn : ... / ... / ... Ngày dạy : ... / ... / ...
Tuần 7 : Bài 6 - 7 
Tiết 33
Tiếng Việt
Trau dồi vốn từ
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói , viết và phát triển các năng lực tư duy , giao tiếp .
- Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vắn tắt những hình thức phát triển của từ vựng ? Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi hay không thay đổi ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Vai trò của việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ :
H. Đọc đoạn văn SGK/99 , 100 .
1. Tìm hiểu ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng :
H. ở đoạn văn này cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh điều gì ?
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp , có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt .
H. Muốn phát huy khả năng phong phú của tiếng Việt chúng ta phải làm gì ? Tại sao ?
- Muốn phát huy khả năng phong phú của tiếng Việt mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình .
- Biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn .
-> Nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc .
2. Xác định lỗi sai và sửa lỗi :
G. Chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm xác định lỗi và sửa lỗi của một câu .
H. Nhóm 1 : Đọc câu (a) , xác định lỗi và sửa .
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp .
-> Dùng thừa từ "đẹp" , đã dùng "thắng cảnh" thì không dùng từ "đẹp" nữa vì 
" thắng cảnh" có nghĩa là "cảnh đẹp" .
H. Nhóm 2 : Câu (b) có lỗi diễn đạt không ? Chỉ ra và sửa ?
b) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm ..
-> Dùng sai từ "dự đoán" , vì "dự đoán" có nghĩa là "đoán trước tình hình , sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai" . Vì thế ở đây có thể dùng những từ như "phỏng đoán" , "ước đoán" , "ước tính" ...
H. Nhóm 3 : Xác định lỗi ở câu (c) và sửa ?
c) Trong những năm gần đây , nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội .
-> Dùng sai từ "đẩy mạnh" , vì "đẩy mạnh" có nghĩa là "thúc đẩy cho phát triển nhanh lên". 
 Còn nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp , chứ không thể nhanh hay chậm được .
H. Cho biết vì sao có những lỗi này , vì tiếng ta nghèo hay vì người viết không biết dùng tiếng ta ?
-> Nguyên nhân mắc lỗi : Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng . 
-> Rõ ràng là không phải do "tiếng ta nghèo" , mà do người viết đã "không biết dùng tiếng ta" .
H. Như vậy , để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì ?
- Muốn "biết dùng tiếng ta" thì phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng .
H. Đọc ghi nhớ / SGK 100 .
3. Ghi nhớ :
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt , trước hết cần trau dồi vốn từ . Rèn luyện để nắm vững được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ .
Hoạt động 2 : Rèn luyện để làm tăng vốn từ
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
H. Đọc văn bản của nhà văn Tô Hoài / SGK tr 100 và 101 . Nội dung của văn bản ?
1. Ví dụ :
- Nội dung : Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân .
H. Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả?
- Tô Hoài đề cập : việc trau dồi vốn từ được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết . 
H. Đọc ghi nhớ / SGK tr 101 .
2. Ghi nhớ :
 Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết , làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
 III. Luyện tập :
Bài tập 1/101 : Chọn cách giải thích đúng 
- Hậu quả : kết quả xấu 
- Đoạt : chiếm được phàn thắng 
- Tinh tú : sao trên trời (nói khái quát) .
Bài tập 2/101 : Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt 
a) Tuyệt :
* Dứt , không còn gì : 
- Tuyệt chủng : bị mất hắn giống nòi .
- Tuyệt giao : cắt đứt giao thiệp .
- Tuyệt tự : không có người nối dõi .
- Tuyệt thực : nhịn đói , không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh .
* Cực kì , nhất :
- Tuyệt đỉnh : điểm cao nhất , mức cao nhất .
- Tuyệt mật : cần được giữ bí mật tuyệt đối .
- Tuyệt tác : tác phẩm văn học , nghệ thuật hay , đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn .
- Tuyệt trần : nhất trên đời , không có gì sánh bằng .
b) Đồng :
* Cùng nhau , giống nhau :
- Đồng âm : có âm giống nhau .
- Đồng bào : những người cùng một giống nói , một dân tộc , một Tổ quốc - với hàm ý đó quan hệ thân thiết như ruột thịt .
- Đồng bộ : phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng .
- Đồng chí : người cùng chí hướng chính trị .
- Đồng niên : cùng một tuổi .
- Đồng sự : cùng làm việc ở một cơ quan - nói về những người ngang hàng với nhau .
* Trẻ em :
- Đồng thoại : truyện viết cho trẻ em .
- Đồng ấu : trẻ em khoảng 6 - 7 tuổi .
- Đồng dao : lời hát dân gian của trẻ em .
* (Chất) đồng : 
- Trống đồng : nhạc khí gõ thời cổ , hình cái trống , đúc bằng đồng , trên mặt có trạm những hoạ tiết trang trí .
Bài tập 3/102 : Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau .
a) Về khuya , đường phố rất im lặng .
-> Dùng sai từ "im lặng" . Từ này dùng để nói về con người , về cảnh tượng của con người . Có thể thay "im lặng" bằng từ "yên tĩnh" , "vắng lặng" ...
 Trong cách nói "Đường phố ơi ! Hãy im lặng" ( thơ Phan Thị Thanh Nhàn ) thì lại khác , "đường phố" được dùng theo phép nhân hoá .
b) Trong thời kì đổi mới , Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới .
-> Dùng sai từ "thành lập" . Từ này có nghĩa là "lập nên , xây dựng nên một tổ chức như nhà nước , đảng , hội , công ti , câu lạc bộ ... " . 
 Còn quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức . 
 Tiếng Việt thường sử dụng cụm từ "thiết lập quan hệ ngoại giao" .
c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc .
-> Dùng sai từ "cảm xúc" . Thay bằng từ "xúc động" hoặc "cảm phục" .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc các cách trau dồi vốn từ .
- Hoàn thành những bài tập còn lại .
- Soạn bài sau : Tổng kết từ vựng ( lớp 6 đến lớp 8 ) .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI8.doc