Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

TÔI VÀ CHÚNG TA

(trích cảnh ba)

A. MỤC ĐÍCH

HTCH giúp HS học và cảm nhận từ văn bản Tôi và chúng ta:

1. - Xung đột của những nhân vật Hoàng Việt và Nguyễn Chính phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con đường mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta hiện nay.

 - Từ đó tinh thần ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi.

2. Khắc họa tính cách trong các xung đột trực diện, tổ chức hành động theo các cạnh chứ không theo lớp với số đông nhân vật là nét hình thức riêng của cảnh thực này.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Trần Phú - Tuần Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi và chúng ta
(trích cảnh ba)
A. Mục đích 
HTCH giúp HS học và cảm nhận từ văn bản Tôi và chúng ta:
1. - Xung đột của những nhân vật Hoàng Việt và Nguyễn Chính phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con đường mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta hiện nay.
 - Từ đó tinh thần ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi.
2. Khắc họa tính cách trong các xung đột trực diện, tổ chức hành động theo các cạnh chứ không theo lớp với số đông nhân vật là nét hình thức riêng của cảnh thực này.
B. HTCH đọc - hiểu văn bản “Tôi và chúng ta “ 
Câu hỏi
(cho hoạt động dạy)
Định hướng
(cho hoạt động học )
I. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản
1. Văn bản là đoạn trích cảnh ba của vở kịch dài Tôi và chúng ta.
Cách tổ chức cảnh ba của vở kịch này có gì giống và khác so với hồi bốn vở kịch Bắc Sơn?
2. Về phương thức biểu đạt, kịch gần với tự sự.
a) Tóm tắt cốt chuyện cảnh ba Tôi và chúng ta.
b) Cốt chuyện có phản ánh xung đột nào trong đời sống hiện thực? 
c) Từ đó, phân loại nhân vật theo xung đột và chỉ ra đại diện trong xung đột này.
3. Thiện cảm (và ác cảm)ban đầu của em về đại diện này?
1. (Thảo luận nhóm:)
a) Giống nhau:
- Tổ chức sự việc theo xung đột
- Chủ yếu dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật qua đối thoại.
- Để tính cách bộc lộ trong xung đột, qua hành động nói là chính.
b) Khác nhau:
- Không cấu trúc theo lớp mà theo cảnh.
- Lượng nhân vật trong cảnh nhiều hơn và không đổi, cùng hiện diện trực tiếp.
2.
a) Tại một cuộc họp, Giám đốc mới của xí nghiệp là Hoàng Việt cho công bố Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Kế hoạch này lập tức bị một số người trong đó có Phó Giám đốc Nguyễn Chính phản đối, nhưng lại được các công nhân và kĩ sư ủng hộ.
b) Những Những người 
người tiên tiến > < bảo thủ lạc hậu,
dám đổi mới, sợ thay đổi
dám nghĩ,
dám làm
c) - Những người tiên tiến: Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, các công nhân như Dũng, ông Quých, bà Bộng.
 - Những người bảo thủ: Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng tài vụ, Quản đốc Trương.
 - Đại diện mỗi bên: Giám đốc Hoàng Việt- Phó Giám đốc Nguyễn Chính.
3. (HS tự bộc lộ.) 
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản
1. Nhân vật Hoàng Việt
1. Cuộc họp mở tại phồng giám đốc với đủ thành phần: Ban giám đốc, Các trưởng phòng, Quản đốc các phân xưởng và Việt đứng sau bàn làm việc.
Việc này cho thấy Giám đốc hoàng Việt có tác phong làm việc như thế nào?
2. a) Mục đích cuộc họp được công bố là gì?
 b) Trong đề án có mấy nội dung?
 c) Người trực tiếp soạn thảo phương án là là kĩ sư Lê Sơn. Điều này có ý nghĩa gì? 
 d) Từ đó, ta hiểu gì về phong cách làm việc của Giám đốc Hoàng Việt?
3. a) Đề án mở rộng sản xuất có những điểm nào nổi bật?
 b) ý tưởng đối mới ở đây là gì?
 c) Giám đốc Hoàng Việt đã có phản ứng gì khi thấy kĩ sư Lê Sơn ngần ngại nói rằng trên thực tế, đề án này không thực hiện được?
 d) Giám đốc Hoàng việt đã có phản ứng như thế nào trước quan điểm kế hoạch sản xuất là kế hoạch của các cấp trên, và có kế họach hai, kế hoạch ba làm thêm?
e) Những phản ứng đó cho thấy Hoàng Việt là một Giám đốc như thế nào?
4. a) Trong đổi mới cách làm ăn của xí nghiệp, Giám đốc Hoàng Việt có những chỉ đạo cụ thể nào?
 b) Cái mới của những ý kiến này là gì?
 c) Mục đích của tổ chức lại sản xuất là tăng sản phẩm, nhờ đó tăng lợi ích cho người lao động. Giám đốc Hoàng Việt đã nhận thức như thế nào về vấn đề này?
d) Cái mới trong những nhận thức này là gì?
5. Quan niệm làm ăn mới của Giám đốc Hoàng Việt đã bị chống đối.
a) Những ai chống lại cách làm ăn mới của Giám đốc Hoàng Việt?
b) Cái cách chống đối chung của những người này là gì?
c) Nguyên do của những sự chống đối này là gì?
 d) Giám đốc Hoàng Việt đã có thái độ như thế nào trước phản ứng này?
e) Từ đó, Hoàng Việt đã bộc lộ vai trò một Giám đốc mới như thế nào?
6. a) Nhận xét về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Hoàng Việt.
 b) Từ đó, những đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Hoàng Việt được bộc lộ?
 c) Em nghĩ gì về vai trò của những người như Giám đốc Hoàng Việt trong cuộc sống đổi mới hiện nay?
1.- Không câu nệ (không cần phòng họp riêng, hội trường riêng ).
 - Khẩn trương.
 - Dân chủ.
2. a) Trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp.
 b) Hai nội dung:
 - Mở rộng quy mô sản xuất.
 - Tổ chức lại cách làm ăn.
 c) phương án mới đã được tính toán khoa học, có thể tiến hành được.
 d) - Có mục đích rõ ràng.
 - Khách quan.
 - Minh bạch.
3. a) - Tăng mức sản xuất của xí nghiệp gấp năm lần so với cũ.
 - Tăng số lượng công nhân từ ba đến năm trăm người so với hai trăm công nhân hiện có.
 b) Mở rộng tối đa quy mô sản xuất.
 c) Khẳng định: Chúng ta sẽ thực hiện.
d) Phê phán, bác bỏ:
- Cấp trên cao hơn lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa, nghĩa là các kế hoạch được đề ra một cách ngược đời. Đáng lẽ phải do từ cơ sở đưa lên, dựa trên khả năng cơ sở và yêu cầu của thị trường... Các đồng chí, từ nay chúng ta sẽ chủ động đặt ra kế hoach của chính chúng ta.
- Tôi không cho (làm thêm kế hoạch hai, kế hoạch ba). Một xí nghiệp làm ăn chính quy chỉ cần một kế hoạch, nhưng là kế hoạch do chúng ta định ra.
e) - Dám nghĩ. 
 - Dám làm theo cái mới.
 - Dám chịu trách nhiệm trong công việc.
4. a) Tuyển dụng thợ hợp đồng, dừng việc xây dựng nhà khách để trả tiền công cho thợ hợp đồng, mức kế hoach tăng ít nhất năm lần, kiếm đủ vật kĩ thuật bằng bất cứ giá nào.
 b) - Tổ chức lại sản xuất trên cơ sở những tính toán cụ thể.
 - Dựa vào chính xí nghiệp.
 - Chỉ đạo với thái độ kiên quyết: :Lệnh của tôi phải được thi hành. Tôi chịu trách nhiệm.
 c) - Lương khoán theo sản phẩm để có thể tăng ít ra là bốn lần.
 - Muốn tăng năng suất, phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người.
 - Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau; từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó là nguyên tắc của xí nghiệp.
d) - Thực hiện công bằng trong lao động.
 - Chú ý trước hết đến quyền lợi của người lao động.
 - Lấy lợi ích để kích thích lao động.
5. 
a) - Phó Giám đốc (Nguyễn Chính).
 - Trưởng phòng tài vụ.
 - Quản đốc phân xưởng ( Trương).
b) Dựa vào các quy định, nguyên tắc, luật lệ có sẵn từ lâu.
c) - Không nhận thức được yêu cầu đổi mới trong sản xuất
 - Tin vào cơ chế cũ với nguyên tắc, luật lệ an bài sẵn.
- Lo sợ vì bị hạn chế hoặc mất quyền lực, quyền lợi cá nhân.
d) - Dùng quyền lực của Giám đốc để miễn chức, bãi chức ( như với Trưởng phòng tài vụ và Quản đốc phân xưởng).
 - Chủ yếu dùng tri thức quản lí kinh tế để phê phán lại:
 + Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng.
 + Những quy định từ lâu đã thành bất hợp lí, phục vụ cho một cơ chế quản lí đã cũ kĩ lạc hậu.
 + Sự vật không đứng yên [...]. Phải tìm cách phá bỏ.
e) - Lập trường đổi mới rõ ràng. 
- Có tri thức về đổi mới.
- Quyết đoán trong công việc .
6. a) Tính cách được bộc lộ trong hàng loạt các quan hệ xung đột.
 b) - Cương quyết.
 - Thông minh.
- Táo bạo.
- Dám chịu trách nhiệm.
 c) Rất cần có họ để phá bỏ cái cũ, mở đường cho cái mới đi lên
2. Nhân vật Nguyễn Chính
1. a) Phó Giám đốc Nguyễn Chính đã có những phả ứng nào trước kế hoạch đổi mới sản xuất của Giám đốc Hoàng Việt?
b) Cái cách phản ứng của Nguyễn Chính có gì đặc biệt?
c) Những phản ứng đó cho thấy mục đích của vị Phó Giám đốc này là gì?
2. a) Nhận xét về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Nguyễn Chính. 
b) Từ đó, những đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Nguyễn Chính được bộc lộ?
c)Liên hệ với đời sống, em nhận thấy nhân vật Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người nào trong thời kì đổi mới ở nước ta?
3. Từ nhân vật Nguyễn Chính, em có suy nghĩ gì về sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta hiện nay?
1. a) - Dựa trên kế hoạch đã lập từ trước của cấp trên: Chỉ tiêu trên cho ta năm nay chỉ còn 15 biên chế.
 - Dựa trên nguyên tắc: Làm đảo lộn hàng loạt lề thói, vi phạm hàng loạt nguyên tắc. Đồng chí sẽ giai thích như thế nào với cấp trên?; bất chấp các quy định nghiêm ngặtcủa cả một hệ thống; Tất cả những việc đồng chí định tiến hành, không có trong nghị quyết Đảng ủy xí nghiệp.
 - Cảnh báo, đe dọa: Chúng tôi không có quyền gì sao? ; Được rồi... đồng chí quá tự tin đấy! Được, để rồi xem...
b) - Dựa vào chỉ thị, nguyên tắc, nghị quyết có sẵn.
 - Dựa vào cấp trên.
 - Dựa vào thế lực của bản thân.
c) - Chống lại quan điểm đổi mới.
 - Bảo vệ lề thói làm ăn cũ.
 - Hạ uy tín của Giám đốc, vì lợi ích và quyền lợi của bản thân... 
2. a) - Đặt trong xung đột trực diện.
 - Tính cách bộc lộ dần từ thấp đến cao.
 - Có lời lẽ, giọng điệu riêng của nhân vật.
 b) - Thủ đoạn.
 - Đố kị.
 - Ham quyền lực
c) Nguyễn Chính là hình ảnh tiêu biểu của một bộ phận lãnh đạo:
 - Kém năng lực.
 - Bảo thủ.
 - Cản trở việc đổi mới.
3. (Thảo luận nhóm:)
- Đổi mới là sự nghiệp cần thiết nhưng không đơn giản, vì có những con người như Phó Giám đốc Nguyễn Chính .
- Muốn đổi mới thắng lợi, muốn cái mới chiến thắng cái cũ, cần loại bỏ những người như Nguyễn Chính. 
III.đọc- hiểu ý nghĩa văn bản
1. Cảnh ba - vở Tôi và chúng ta mang lại cho em cách hiểu như thế nào về:
a) Tính chất cuộc đấu tranh đổi mới ở nước ta hiện nay?
b) Sự phân hóa con người trong thời kì đổi mới?
2. Từ vở kịch nói về đổi mới như tôi và chúng ta, em hiểu gì về tư tưởng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ?
3. Vở kịch tác động như thế nào đến nhận thức của em trong học tập?
1. ( Thảo luận nhóm:)
a) - Căng thẳng, quyết liệt giữa cái mới và cái cũ.
 - Cái mới đang vươn lên sẽ thắng.
2. (Thảo luận nhóm:)
 - Nắm vững đường lối đổi mới của Đảng.
 - Đặt vấn đề đổi mới rất trúng.
 - ủng hộ cái mới.
 - Yêu công cuộc đổi mới là biểu hiện mới của lòng yêu nước.
3. (HS tự bộc lộ, chẳng hạn: luôn sáng tạo và đoàn kết trong học tập, noi gương các bạn học giỏi,...)

Tài liệu đính kèm:

  • doctoivachungta.doc