TUẦN 12 Thứ . ngày . tháng . năm 2012
NGỮ VĂN - BÀI 12 - TIẾT 56- VĂN BẢN
BẾP LỬA
Bằng Việt
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ .
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ .
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, của tác giả trong bài thơ.
2. Kỹ năng :
- Nhận diện , phân tích được các yếu tố miêu tả , tự sự , bình luận và biểu cảm trong bài thơ .
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc , tâm trạng trong thơ trữ tình.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước .
Tuần 12 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012 Ngữ văn - bài 12 - tiết 56- văn bản Bếp lửa Bằng Việt A.MỤC TIêU cần đạt : Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ . - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ . - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, của tác giả trong bài thơ. 2. Kỹ năng : - Nhận diện , phân tích được các yếu tố miêu tả , tự sự , bình luận và biểu cảm trong bài thơ . - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc , tâm trạng trong thơ trữ tình. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước . 3. Thái độ : - Giáo dục tình cảm gia đình , quê hương ... B.CHUẨN BỊ: - GV: đọc tài liệu tham khảo. - HS : Soạn bài theo hướng dẫn. C.TIẾN TRìNH hoạt động : 1.Tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới . * HS đọc chú thích * và trả lời câu hỏi . ? Giới thiệu những nột chính về tác giả ? Tác phẩm ? ? Hướng dẫn HS đọc: to, rừ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, lắng đọng... -GV đọc mẫu - HS đọc – nhận xét. ? Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ ?Tìm bố cục của bài thơ? ? Nội dung chính của từng phần? ? Người cháu bắt đầu dòng hồi tưởng về bà bằng hình ảnh nào ? ? Lí giải điều này ? ? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật , từ ngữ trong lời thơ ? ? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “ chờn vờn sương sớm và ấp iu nồng đượm ” ? ? Nhận xét hình ảnh bếp lửa trong lời thơ ? ? Sau hình ảnh bếp lửa là tình cảm nào của người cháu ? ? Hình ảnh “ nắng mưa ” ? ? Hình ảnh đó gợi cuộc đời bà như thế nào? ? Như vậy ba câu thơ đầu có ý nghĩa gì trong bài thơ ? ? Từ hình ảnh bếp lửa những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lên trong lòng người cháu ? ? Lời thơ thể hiện ? ? Những kỉ niệm ấy được gợi tả qua nghệ thuật gì ? ? Em có suy nghĩ gì về thành ngữ “đói mòn đói mỏi ” , hình ảnh “ chỉ nhớ ... cay ” và âm thanh “ tu hú kêu...”. ? Em có nhận xét gì về những kỉ niệm trên ? ? Cùng với những khó khăn , gian khổ ấy , tác giả hồi tưởng về bà với những kỉ niệm nào ? ? Nhận xét về từ ngữ tác giả sử dụng ? ? Vì sao bà dặn “ bố ... yên ” ? ? Phẩm chất của bà ...? ? Tại sao ở hai dòng cuối của khổ 5 tác giả không lặp lại hình ảnh “ bếp lửa ” mà là “ ngọn lửa” ? ? ý nghĩa của sự chuyển hoá ? I-Giới thiệu chung. 1- Tác giả: Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941. Quê: Thạch Thất - Hà Tây. . - Hiện là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. 2-Tác phẩm: sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô. II- Đọc – Hiểu văn bản. 1.Đọc: 2.Tìm hiểu chú thích (SGK/145) 3.Bố cục: - Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm . - Bố cục: 4 phần" + 3 dòng đầu : Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà + 4 khổ tiếp: những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bếp lửa . + Khổ 6: suy ngẫm về bà. + Khổ 7: Nỗi nhớ bà. 4.Phân tích : a .Hồi tưởng về bà và những kỉ niệm: - Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương ấm áp về bếp lửa : “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm ”. -> Điệp ngữ , từ láy , hình ảnh thơ gợi cảm. => Hình ảnh bếp lửa thật thân thương , ấm áp.Đó là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong kí ức , là điểm sáng gợi nhớ , thức dậy bao kỉ niệm tuổi thơ ... “ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa ” -> Hình ảnh ẩn dụ . -> Cháu thương bà về cuộc đời vất vả lo toan của bà. * Ba câu thơ đầu đó mở ra một không gian cổ tích nơi ấy có bà và bếp lửa ... * Những kỉ niệm : "Lên bốn tuổi... mùi khói . ... đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy" ... còn cay ! ” “Tám năm ròng ... tu hú kêu ...” “Năm giặc đốt làng ....” -> Giọng thơ tha thiết + Thành ngữ + Hình ảnh thơ gợi cảm + Câu hỏi tu từ. => Kỉ niệm sâu sắc khắc ghi trong lòng người cháu trong thể nào quên. “ Cháu ở cùng bà ... bà bảo ... bà dạy ... dặn ...” -> Động từ . => Bà ân cần , chu đáo , dành trọn tình thương cho cháu . Bà vừa là người mẹ , người thày , giàu đức hi sinh , âm thầm chịu đựng ... “ Một ngọn lửa .... niềm tin ....” -> Có sự chuyển hoá của hình ảnh thơ . => Ngọn lửa của niềm tin , của sự sống , tình thương bà ủ sẵn trong lòng và truyền cho cháu . 4- Củng cố. ? Có người nói rằng " hình ảnh bà trong bài thơ là người nhóm lửa, người giữ lửa" em suy nghĩ gì về nhận xét đó? 5- Hướng dẫn về nhà . - Học thuộc lòng bài thơ + phân tích bài thơ . - Sọan phần 2 của bài. ===================================== Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012 Ngữ văn - bài 12 - tiết 57- văn bản Bếp lửa Bằng Việt A.MỤC TIêU cần đạt : Giúp học sinh: 1. Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ . - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình - người cháu và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ . - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, của tác giả trong bài thơ. 2. Kỹ năng : - Nhận diện , phân tích được các yếu tố miêu tả , tự sự , bình luận và biểu cảm trong bài thơ . - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc , tâm trạng trong thơ trữ tình. - Liên hệ để thấy đợc nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hơng đất nước . 3. Thái độ : - Giáo dục tình cảm gia đình , quê hương ... B.CHUẨN BỊ: - GV: đọc tài liệu tham khảo. - HS : Soạn bài theo hướng dẫn. C.TIẾN TRìNH hoạt động : 1.Tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng bài "bếp lửa . Phân tích câu thơ em tâm đắc nhất 3.Bài mới . ? Từ cảm xúc trong quá khứ , tác giả có suy ngẫm gì trong hiện tại ? ? Nhận xét gì về hình ảnh thơ , biện pháp nghệ thuật ? ? Điều đó khẳng định điều gì? ? Sau những suy ngẫm trong hiện tại , tác giả đó nâng cao giá trị biểu hiện của tình cảm qua khổ thơ .... ? Nghệ thuật tác giả sử dụng ? ? Tác dụng ? ? Tại sao tác giả lại khẳng định : “ ôi kì lạ ... bếp lửa ” ? Quá khứ -> Hiện tại -> Khổ thơ ? ? Em có suy nghĩ gì về nghệ thuật khổ thơ cuối cùng ? ? Từ đó tác giả muốn khẳng định điều gì ? ? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh ấy ? - GV bình . ?Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ?Qua bài thơ tác giả muốn thể hiện chiều sâu tư tưởng gì? - GV hướng dẫn học sinh viết bài. b.Những suy ngẫm về bà và tình cảm của cháu: “Lận đận đời bà .....mưa . Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm .” -> Hình ảnh thơ gợi cảm + Đảo ngữ. => Nỗi nhớ thương bà + tình bà ấm áp và bất diệt . . “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi ... ... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ” -> Điệp ngữ . => Bà nhóm và truyền niềm tin , sức sống , tình thương cho cháu , cho thế hệ trẻ ... “ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa ! ” -> Câu cảm thán . =>Tình yêu quê hương , xứ sở , gia đình bắt nguồn từ sự gắn bó với những gì đơn sơ , bình dị và gần gũi nhất . “ Giờ cháu đã đi xa ... lên chưa ? ” -> Đối lập + câu hỏi tu từ + Điệp từ . => Không bao giờ quên quá khứ : Bà và bếp lửa cùng những kỉ niệm tuổi thơ . * Tình cảm thuỷ chung , luôn hướng về cội nguồn -> đạo lí của con người Việt Nam . * Triết lí : Cái gì đã nâng đỡ ta -> không bao giờ ta quên . * Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn 4. Ghi nhớ . a. Nghệ thuật: - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự - Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm b. Nội dung: Triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước III - Luyện tập : Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa . 4- Củng cố. ? Có người nói rằng " hình ảnh bà trong bài thơ là người nhóm lửa, người giữ lửa" em suy nghĩ gì về nhận xét đó? 5- Hướng dẫn về nhà . - Học thuộc lũng bài thơ + phân tích bài thơ . - Sọan bài:Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. ======================================================= Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012 Ngữ văn - bài 12 - tiết 58- văn bản Hướng dẫn đọc thêm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - A-Mục tiêu cần đạt . 1. Kiến thức : - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ . - Tình cảm bà mẹ Tà ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng . - Nghệ thuật ẩn dụ , phóng đại , hình ảnh thơ mang tính biểu tượng âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha , trìu mến . 2. Kỹ năng : - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ , hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ của tác giả . - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước . 3. Thái độ : - Giáo dục tình yêu mẹ con , gia đình , quê hương đất nước . B-Chuẩn bị: - ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bản nhạc bài hát:Lời ru trên nương. C- Tiến trình hoạt động : 1- Tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Bếp lửa " của Bằng Việt . 3. Bài mới . HS đọc chú thích * và trả lời câu hỏi: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ? -Chú ý: Giọng đọc tha thiết ,lưu ý các đoạn điệp khúc. - HS đọc chú thích 1,2. ? Bài thơ có bố cục như thế nào ? - HS đọc khúc ru 1. ? Hiện lên ở lời ru thứ nhất là hình ảnh người mẹTà ôi đang làm gì? ? Hình dung của em về hình ảnh người mẹ và công việc trong lời thơ: “ Mồ hôi ... gối ” ? Hình ảnh thơ nào em thích nhất ? Vì sao ? ? Cùng với công việc ấy , tình cảm của người mẹ hướng tới ai ? Nhận xét về lời thơ ? ?Từ lời ru này ,một người mẹ ntn đã hiện lên ? ? Trong lời ru của mẹ có điều ước gì ? ?Em suy nghĩ gì về điều ước này? ? Những điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ như thế nào ? ? Công việc của mẹ ở lời ru thứ 2 là gì ? ? Nhận xét về nghệ thuật của lời thơ? ? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ? ?Trong lời ru tiếp theo, mẹ hướng tình cảm tới ai ? Nhận xét về tình cảm này ? ? Mẹ ước gì ? Vì sao ? ? Mẹ là người thế nào ? ? Hình ảnh người mẹ ở đoạn cuối được khắc hoạ qua những chi tiết nào? ?Có điều gì mới hơn ở người mẹ này? ? Vì sao mẹ phải làm những việc đó? ? Trong lời ru cuối , mẹ có điều thương mới nào? Vì sao ? Nhận xét. ? Mẹ mong ước điều g ... ; Điệp ngữ + 2 vế cân xứng. => Mẹ thương con = thương bộ đội . Mẹ yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến. - Ước : Có gạo + Con mau lớn. -> Mong con mau lớn để làm ra nhiều lúa gạo nuôi bộ đội. => Ước mơ giản dị mà cao quý. * Người mẹ giàu tình thương, giàu lòng yêu nước. b – Khúc ru thứ hai . “ Mẹ đang tỉa bắp .... trên lưng ” -> Phép đối : To – nhỏ ; trên đồi – trên lng. => Làm nổi bật những gian lao và sự hi sinh của ngời mẹ . -> Hình ảnh ẩn dụ . => Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vợt qua những gian khó nhọc nhằn . -Mẹ thương A kay , mẹ thương làng đói. ->Tình yêu thương cộng đồng . - Ước : Được mùa + Con làm nương giỏi . *Điều ước giản dị , chân thật vì ấm no của mọi người. Mẹ là người biết sống vì người khác. c, Khúc ru thứ ba. “ Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng Mẹ địu em để giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường...” -Mẹ không chỉ yêu thương mà còn hành động vì tình yêu thương. -Vì giặc Mĩ không để cho gia đình bản làng của mẹ được sống bình yên =>Mẹ là người can đảm ,dũng cảm. -Mẹ thương đất nước: Mẹ thương A kay mẹ thương đất nước. vì đất nước đang gian lao chống lại giặc Mĩ. -> Tình cảm mở rộng . - Mẹ ước được gặp Bác Hồ , mẹ ước con được làm người tự do. * Mẹ là người yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do. 5. Ghi nhớ : SGK III- hướng dẫn Luyện tập . Mẹ giã gạo ....đội. Mẹ đang ....Ka-li. Mẹ đang ....Trường Sơn. -> Giúp ta hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ , sự bền bỉ , dẻo dai của người mẹ cũng như của nhân dân ta ở chiến khu... 4- Củng cố . Chân dung tinh thần của người mẹ Tà - ôi – người mẹ Việt Nam. 5-Hướng dẫn về nhà : -Học bài. -Soạn bài : ánh trăng ====================================== Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012 Ngữ văn - bài 12 - tiết 59- văn bản ánh trăng - Nguyễn Duy - A-mục tiêu cần đạt : Giúp HS: 1. Kiến thức : - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính . - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ. 2. Kỹ năng : - Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại . 3. Thái độ : - Góp phần giáo dục ý thức sống gần gũi , gắn bó với môi trường . B-chuẩn bị. GV: Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy + tài liệu tham khảo. HS: Đọc tài liệu tham khảo + Soạn bài. C-tiến trình hoạt động ; 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng văn bản “Khúc hát ru...” của Nguyễn Khoa Điềm , hình ảnh người mẹ trong bài thơ hiện lên như thế nào? 3- Bài mới . ? Giới thiệu những nét chính về tác giả. ? Giới thiệu nét chính về tác phẩm. ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì. - HD học sinh đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài. - HS đọc chú thích SGK. ? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần. - HS đọc 2 khổ thơ đầu. ? Khổ thơ đầu kể về cuộc đời của nhân vật trữ tình trong sự tiếp nối của thời gian . Hãy nhắc lại sự tiếp nối ấy ? ? Theo em , tuổi ấu thơ của nhân vật trữ tình được nhắc nhớ với những kỉ niệm nào có sự hiện diện của ánh trăng? ? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa ánh trăng và con người ? ? Khi trở thành người lính , quan hệ giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng như thế nào ? ? Tác giả lí giải nguyên nhân tạo nên mối quan hệ ấy như thế nào ? ? Em hiểu câu thơ “ trần trụi với thiên nhiên ” như thế nào ? * GV liên hệ bảo vệ môi trờng , sống có ý thức trách nhiệm với môi trờng. ? Từ mối quan hệ ấy tác giả đi đến khẳng định điều gì ? ? Vì sao , tác giả gọi đó là vầng trăng tình nghĩa ? ? Em đã gặp vầng trăng – người bạn tri kỉ trong thơ của các tác giả nào ? ? Như vậy vầng trăng trong khổ thơ trên lưu giữ một quá khứ nh thế nào ? . I-Giới thiệu chung. 1-Tác giả: Nguyễn Duy (sinh năm 1948) - Tên Khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ. - Quê: Phường Thanh Vệ- thành phố Thanh Hoá. - Năm 1966: gia nhập quân đội. - Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1972-1973. 2-Tác phẩm: - Rút ra từ tập thơ “ ánh trăng” được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984. - Thể thơ: 5 tiếng. II-Đọc hiểu văn bản. 1-Đọc: 2-Tìm hiểu chú thích: (SGK 156, 157) 3-Bố cục: - Bố cục 3 phần: *3 khổ đầu : Quan hệ giữa tác giả và vầng trăng từ hồi nhỏ đến khi sống ở thành phố. * Khổ thứ 4: Tình huống gặp lại vầng trăng. * Khổ 5,6 : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả. 4- Phân tích . a-Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ . “ Hồi nhỏ sống với đồng ... vầng trăng thành tri kỉ ” - ánh trăng với tuổi thơ : Đó là một tình bạn trong trẻo , hồn nhiên , chân thành , vô tư , thắm thiết ... - ánh trăng thời chiến tranh : Trăng là người bạn tri âm , tri kỉ chia sẻ gian nguy cùng ngời lính . “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên nh cây cỏ ” -> So sánh , từ ngữ gợi tả . => Sống hồn nhiên , chân thực , chan hoà , gắn bó cùng thiên nhiên . “Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa” -> Câu phủ định để khẳng định tình cảm thuỷ chung , gắn bó , mối ân tình sâu nặng của nhân vật trữ tình với vầng trăng . 4 - Củng cố . - GV hệ thống bài. 5-Hớng dẫn về nhà . - Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. - Phân tích bài thơ. - Soạn tổng kết về từ vựng ============================================= Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012 Ngữ văn - bài 12 - tiết 60- văn bản ánh trăng - Nguyễn Duy - A-mục tiêu cần đạt : Giúp HS: 1. Kiến thức : - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính . - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ. 2. Kỹ năng : - Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại . 3. Thái độ : - Góp phần giáo dục ý thức sống gần gũi , gắn bó với môi trường . B-chuẩn bị. GV: Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy + tài liệu tham khảo. HS: Đọc tài liệu tham khảo + Soạn bài. C-tiến trình hoạt động ; 1- Tổ chức . 2- Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng văn bản “Khúc hát ru...” của Nguyễn Khoa Điềm , hình ảnh người mẹ trong bài thơ hiện lên như thế nào? 3- Bài mới . ? Sau chiến tranh , trở về thành phố – nơi đô thị hiện đại , mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng như thế nào ? ? Em hiểu người dưng là như thế nào ? Nhận xét về nghệ thuật của lời thơ ? ? Tình cảm của con người với trăng ? ? Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? ? Quên trăng có nghĩa là lẵng quên những gì ? ? Nhân vật trữ tình là người như thế nào ? ? Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? ? Tình huống nhân vật trữ tình gặp lại vầng trăng? ? Nhận xét về nghệ thuật ? ?Tất cả gợi tả tâm trạng nào của nhân vật trữ tình . ? Bất ngờ vầng trăng xuất hiện như thế nào ? ? Hình ảnh vầng trăng tròn đầy có ý nghĩa như thế nào ? ? ánh trăng không chỉ có giá trị thắp sáng mà còn có giá trị gì ? - GV liên hệ ca dao . - HS đọc lại khổ thơ thứ 5 . ? Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng. ? Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình? ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? ? Nếu em gặp ....? - HS đọc khổ thơ cuối. ? Hình ảnh “ trăng cứ tròn vành vạnh”, ánh trăng im phăng phắc ” có những ý nghĩa gì ? ? Phân tích từ “giật mình” trong câu thơ cuối ? ? Tư tưởng tác giả muốn gửi gắm trong lời thơ ? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. ? Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa của bài thơ. -*ý nghĩa khái quát của bài thơ: + ý nghĩa với cả 1 thế hệ. + ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời: thái độ đối với quá khứ, với người đã khuất và với chính mình. + Nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - GV hướng dẫn HS luyện tập theo sgk b -Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại. Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gơng vầng trăng đi qua ngõ như người dng qua đường” -> So sánh . => Dửng dưng , vô tình ... * Lãng quên trăng là lãng quên quá khứ nhọc nhằn , gian khổ ; lãng quên lịch sử ... “ Thình lình đèn điện tắt ...đột ngột vầng trăng tròn ” - > Tính từ , động từ: bật, tung, tắt. => Sự khó chịu và hành động khẩn Trương, hối hả để tìm nguồn sáng. - Trăng vẫn tròn đầy tình nghĩa , thuỷ chung-> đánh thức sự lãng quên , khơi gợi và nhắc nhớ về quá khứ . c – Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng . “Ngửa mặt lên nhìn mặt” - Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt. -> Sự đối diện của hai linh hồn trong im lặng. có cái gì rưng rưng như là đồng là bể nh là sông là rừng . -> So sánh , từ láy . => Cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm : những nơi anh đã sống, đã gắn bó, đã đi qua ... Trăng đã trả lại cho con ngời tất cả . “Trăng cứ tròn vành vạnh” -> Từ láy . => Tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ đầy đặn, thuỷ chung... của thiên nhiên, của cuộc đời con người, đất nước. “ ánh trăng im phăng phắc” -> Nhân hoá, từ láy. => Nghiêm khắc nhắc nhở, có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lơng tâm, con ngời có thể lãng quên quá khứ nhng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. - “.... giật mình ” cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình ; sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống ; không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên 5.Ghi nhớ. a- Nghệ thuật. - Thể thơ 5 chữ với giọng điệu tâm tình. - Kết hợp hài hoà giữa tự sự với trữ tình. - Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng . b- Nội dung. Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa , đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. III- Luyện tập :. 4 - Củng cố . GV hệ thống bài. 5-Hướng dẫn về nhà . - Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. - Phân tích bài thơ. - Soạn tổng kết về từ vựng ============================================= Hết tuần 12 Ngày 03 tháng 11 năm 2012 Phó hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: