Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 15

NGỮ VĂN - BÀI 14 -TIẾT 71+72 - TẬP LÀM VĂN :

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

1. Kiến thức :

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận

 2. Kỹ năng :

-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.

3. Thái độ :

- Có ý thức nghiêm túc viết bài .

B-CHUẨN BỊ.

GV: Bài soạn ( đề, đáp án).

HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 
Thứ.....ngày......tháng.......năm 2012
Ngữ văn - Bài 14 -Tiết 71+72 - tập làm Văn :
Viết bài tập làm văn số 3
A-Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
1. Kiến thức : 
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận 
 2. Kỹ năng : 
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 
3. Thái độ : 
- Có ý thức nghiêm túc viết bài .
B-chuẩn bị.
GV: Bài soạn ( đề, đáp án).
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
C-tiến trình hoạt động .
1- Tổ chức .
2- Kiểm tra .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài.
3-Bài mới :
I-Đề bài . 
Lớp 9A. Em hãy chuyển thể bài thơ ánh trăng- Nguyễn Duy thành một bài văn tự sự theo lời kể của nhân vật người lính trong bài thơ
 Lớp 9B.
 Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại buổi gặp gỡ và trò chuyện ấy.
II-Yêu cầu chung.
1- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại...
2-Hình thức :
- Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , lỗi dùng từ , diễn đạt , không viết tắt , viết số . 
- Bài viết trình bày khoa học .
- Bài viết có bố cục ba phần .
3- Nội dung :
Lớp 9A :
- Có nhiều cách để triển khai bài tưh sự này, song học sinh cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Về mặt phương pháp ( kĩ năng) học sinh phải viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh, có các yếu tố đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận. Đúng ngôi kể thứ nhất.
- Vê nội dung: Kể theo trình tự bố cục của bài thơ
+ ánh trăng với con người trong quá khứ.
+ ánh trăng với con người trong hiện tại.
Lớp 9B :
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật người lính lái xe .
- Những cảm nhận về nhân vật : ngoại hình , trang phục , lời nói , nét mặt ...
- Cuộc trò chuyện : 
+ Người lính lái xe kể lại hình ảnh những chiếc xe không kính , sự khốc liệt của chiến trường , những phẩm chất của người chiến sĩ lái xe .
+ Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kể chuyện .
III.Biểu điểm
- Điểm 10 : Đỏp ứng đầy đủ cỏc yờu cầu trờn . Khụng mắc lỗi hỡnh thức.
- Điểm 9-8: Như điểm 10 song cũn chưa sử dụng yếu tố miờu tả nhiều . Bài văn cũn mắc một số lỗi chớnh tả .
- Điểm 7-6: Như điểm 8 song cũn mắc 5-6 lỗi hỡnh thức . Sư việc đụi khi chưa hợp lớ , đơn giản , văn đối thoại chưa linh hoạt .
- Điểm 5:Như điểm 6 song diễn biến sự việc cũn sơ sài , chưa cú cảm xỳc , suy nghĩ , diễn đạt chưa trụi chảy ...Lỗi hỡnh thức khụng quỏ 7-8 lỗi .
- Điểm 4-5: Bài viết chưa cú diễn biến sự việc hợp lớ , diễn đạt lủng củng , vận dụng cỏc yếu tố kộm . Sai nhiều lỗi hỡnh thức.
- Điểm 2-1: Bài viết chưa cú bố cục ba phần , lủng củng , sơ sài , lạc đề .
4- Củng cố .
	 - GV : +Thu bài
- Nhận xét giờ viết bài .
5-Hướng dẫn HS về nhà .
+Hoàn thành bài tập .
- Soạn bài: “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
=============================================
 Thứ.ngày....tháng....năm 2012 
Ngữ văn - bài 15 -Tiết 73 - Văn bản
 Chiếc lược ngà
 (Nguyễn Quang Sáng)
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức.
Nhân vật, sự việc , cốt truyện trong một đoạn truyện “ Chiếc lược ngà”
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. H nắm được nghệ thuật miêu tả tâm, lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôi kể thứ nhất dung dị, đậm chất Nam bộ.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn.
3. tư tưởng
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình và tình yêu nước thiết tha, sâu nặng.
B. Chuẩn bị: ảnh chân dung Nguyễn Quang Sáng, tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
C. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ SaPa? Tại sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ làm xao xuyến lòng người?
2. Nêu đặc điểm của nhân vật anh thanh niên? Liên hệ với người thanh niên Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm và lớp thanh niên VN hiện nay?
3. Quan điểm của anh thanh niên về công việc như thế nào? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
3. Bài mới:
- Qua hiểu biết và chuẩn bị bài. Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả. 
G khắc sâu 1 số nội dung chính.
- Hoàn cảnh sáng tác?
- Vị trí đoạn trích?
- Xác định thể loại và nêu đặc điểm của thể loại.
* Giáo viên hướng dẫn cách đọc, Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung?
- Giáo viên nhấn mạnh chú thích khó trong SGK?
- Giáo viên gọi học sinh tóm tắt?
- Học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên nhận xét chung?
- Nêu bố cục, nội dung chính của từng đoạn.
* HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê An Giang.
- Nhà văn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ. 
- Năm 1975 là tổng thư kí hội nhà văn thành phố HCM, phó tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam khóa IV.
- Năm 2000 ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
 - Viết năm 1966 đưa vào tập truyện cùng tên 
- Nằm ở phần giữa của tác phẩm.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Ngôi kể: thứ 3
II. Đọc -hiểu văn bản:
1. Đọc- tìm hiểu chú thích:
2. Tóm tắt truyện
Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi con anh sáu nhất định không chịu nhận anh là ba, mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh là ba của nó. Khi nhận ra sự thực thì đẫ đến lúc phải chia tay. ậ khu căn cứ anh Sáu đã dồn hết tình cảm và tâm sức để làm cây lược bằng ngà voi dành tặng con gái yêu nhớ. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược ngà cho anh Ba- người bạn và lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu
3. Bố cục: 
+ Anh Sáu về phép, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra thì cha con phải chia tay.
+ Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc
 lược ngà và hi sinh.
4 Củng cố
GV nhắc học sinh nắm vững bố cục bài văn
5 Hướng dẫn về nhà
- Hs học bài
- Soạn tiếp phần tiếp theo của bài Chiếc lược ngà.
============================================
 Thứ.ngày....tháng....năm 2012 
Ngữ văn - bài 15 -Tiết 74 - Văn bản
 Chiếc lược ngà ( tiết 2)
 (Nguyễn Quang Sáng)
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức.
Nhân vật, sự việc , cốt truyện trong một đoạn truyện “ Chiếc lược ngà”
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. H nắm được nghệ thuật miêu tả tâm, lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôi kể thứ nhất dung dị, đậm chất Nam bộ.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn.
3. tư tưởng
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình và tình yêu nước thiết tha, sâu nặng.
B. Chuẩn bị: ảnh chân dung Nguyễn Quang Sáng, tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
C. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng 
3. Bài mới:
- Tìm các chi tiết miêu tả thái độ, hành động của bé Thu và anh Sáu lúc gặp mặt.
* HS đọc kĩ văn bản,tìm các chi tiết tiêu biểu.
-Nhận xét cách miêu tả của tác giả? Qua đó, em thấy bé Thu và anh Sáu có thái độ như thế nào trong cuộc tiếp xúc đó?
- Đoạn truyện gây cho em cảm xúc gì.
* HS phát biểu tự do trình bày cảm nhận.
- Em hãy tìm những chi tiết, sự việc biểu hiện thái độ của anh Sáu và bé Thu trong hai ngày tiếp theo?
- Qua đó, em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm lý nhân vật? Thái độ của mỗi nhân vật đó là gì?
-Em thử đặt trường hợp mình vào bé Thu và lý giải tại sao bé Thu lại ghét anh Sáu đến vậy.
* HS thảo luận tự do trả lời câu hỏi.
-Có ý kiến cho rằng, bé Thu không yêu quý ba nó? ý kiến của em thế nào.
G bình giảng: trong sâu thẳm trái tim và nhận thức của nó, nó kiêu hãnh về người cha trong ảnh...
4. Phân tích:
a. Trong 3 ngày anh Sáu về thăm nhà:
+ Lúc gặp mặt
* Bé Thu
- Con bé giật mình, tròn mắt nhìn
- Ngơ ngác, lạ lùng
- Chớp mắt...muốn hỏi
- Mặt tái đi...vụt chạy
- Kêu thét lên...
=> Miêu tả hành động cụ thể, hợp lý; tiếng kêu thét-> Thái độ bất ngờ, bàng hoàng, sợ hãi (miêu tả tâm lý tinh tế, đúng với lứa tuổi)
* Anh Sáu:
- Anh nghĩ rằng, con bé...
- Vừa bước vừa khom người chờ con
- Không kìm nổi xúc động: vết thẹo dài má phải lại đỏ ửng giần giật...
- Chầm chầm bước, giọng lặp bặp run run.
=> Cách miêu tả thái độ, hành động tỉ mỉ -> Thái độ khát khao mong chờ và vẻ mặt xúc động, dữ dằn
* Gây sự xúc động cho người đọc, sự cảm thương cho anh Sáu và sự thông cảm cho bé Thu
+ Trong hai ngày tiếp theo
- Càng vỗ về, con bé càng đẩy ra.
- con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Nói trổng: Vô ăn cơm
- Nồi cơm sôi nó kiên quyết không gọi, nhờ anh
- Nó hất cái trứng ra. 
- nó bỏ sang bà ngoại
=> Miêu tả hành động, cử chỉ phù hợp với lứa tuổi: sự ngang bướng, cứng rắn, thái độ kiên quyết của bé Thu
- Anh chẳng đi đâu ...vỗ về con.
- Anh mong được nghe một tiếng "ba"
- ...có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được
- Anh gắp một cái trứng cá cho nó.
- Anh giận quá, vung ta đánh nó
=> Miêu tả hành động: sự yêu thương con hết mực, niềm mong mỏi cao độ 
được tình cảm của con.
* Bé Thu rất yêu ba nó. Vì càng căm ghét anh Sáu càng chứng tỏ nó rất yêu ba nó - người trong ảnh mà nó hằng ngày yêu thương mong nhớ.
4 Củng cố
Phân tích được tâm trạng của bé Thu khi ông sáu về thăm nhà.
5 Hướng dẫn về nhà
- Hs học bài
- Soạn tiếp phần tiếp theo của bài Chiếc lược ngà.
============================================
 Thứ....ngày....tháng.....năm 2012
 Ngữ văn - bài 15 -Tiết 75 - Văn bản
chiếc lược ngà ( tiết 3)
 (Nguyễn Quang Sáng)
A.Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh :
1. Kiến thức.
Nhân vật, sự việc , cốt truyện trong một đoạn truyện “ Chiếc lược ngà”
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu. H nắm được nghệ thuật miêu tả tâm, lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôi kể thứ nhất dung dị, đậm chất Nam bộ.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn.
3. tư tưởng
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình và tình yêu nước thiết tha, sâu nặng.
 B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần cha về thăm nhà ?
3. Bài mới :
-Tìm những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của bé Thu trong buổi chia tay.
- Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật của tác giả.
- Tìm chi tiết miêu tả hành động của bé Thu và anh sáu khi bé Thu nhận ba.
- Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt và tác dụng của phương thức đó
- Anh Sáu đã đón nhận tình cảm của bé Thu ntn?.
- Tác gải kể đoạn bé Thu nhận ba trớc rồi mới kể nguyên nhân bé Thu nhận ra anh Sáu là ba mình? Từ đó, em hãy nhận xét cách xây dựng chi tiết truyện của tg? 
- Khi trở lại chiến trường, anh Sáu đã có những suy nghĩ và hành động gì? 
- Nhận xét đoạn truyện kể việc anh làm chiếc lược? Qua đó, em hiểu thêm gì về tình cảm của anh với con
- Em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống con người?
* HS tự bộc lộ suy nghĩ.
-Khái quát chung về giá trị của tác phẩm?
Đoạn truyện, chi tiết nào em cảm động nhất? Vì sao.
HS tự tìm và nêu cảm nhận
b. Trong buổi chia tay:
- Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng góc nhà, lúc...
- Vẻ mặt sầm lại buồn rầu...
- Đôi mi dài uốn cong...vẻ nghĩ ngợi sâu xa...
- Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 => Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua
ngoại hình, vẻ mặt, hành động: Sự biến đổi trong tâm lý, nhận thức.
- Nó bỗng thét lên: ba...a..a...ba
- Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh con sóc
- Nó hôn tóc, hôn vai và hôn luôn cả cái thẹo...
- Hai tay siết chặt lấy cổ...hai chân câu chặt lấy.
đ Đoạn văn tự sự + nghị luận + miêu tả: Biểu hiện hồn nhiên tình cảm với ba, đó là một tình yêu kính mãnh liệt, sâu sắc thiết tha.
- Anh bế nó lên
- Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con...
đ Niềm sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào.
Anh bị đặt trong tình huống khó xử.
c. Sau khi chia tay:
- Anh Sáu ân hận đã đánh con
- Anh làm cho con chiếc lược ngà voi.
- Anh đã hi sinh.
-> Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ=> Tình cảm cha con sâu nặng, sự đau thương, mất mát trong chiến tranh.
4.Tổng kết : Ghi nhớ - sgk
a. Nội dung
b. Nghệ thuật: cốt truyện chặt chẽ, xây dựng nhân vật, miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật, ngôn ngữ địa phương ...
c. Chủ đề tư tưởng: Tình cảm cha con thời chiến tranh. 
III. Luyện tập:
4.Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài .Thực hiện phần luyện tập.
-Soạn bài tiếp theo : ” Ôn tập Tiếng Việt ”.
============================================
Hết tuần 15
Ngày 24 tháng 11 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng 
Hết tuần 15
Ngày 28 tháng 11 năm 2011 
 Phó hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9(15).doc