Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 16, 17, 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 16, 17, 18

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

( Các phương châm hội thoại cách dẫn gián tiếp )

A.MỤC TIÊU BÀI DẠY :

1. Kiến thức. - Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở kì I:

 - Các phương châm , xưng hô trong hội thoại; cách dẫn trực tiếp và gián tiếp .

2. Kĩ năng

- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại , xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm túc học tập.

B .CHUẨN BỊ : Thày – trò soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức . Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB

2. Kiểm tra: kết hợp trong khi dạy bài mới

3. Bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 16, 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
Thứ.....ngày....tháng....năm 2012
 Ngữ văn - bài 15 -Tiết 76 
Ôn tập tiếng Việt
( Các phương châm hội thoại cách dẫn gián tiếp )
A.Mục tiêu bài dạy :
1. Kiến thức. - Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở kì I :
 - Các phương châm , xưng hô trong hội thoại ; cách dẫn trực tiếp và gián tiếp .
2. Kĩ năng
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại , xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Tư tưởng. 
- Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy 
1. ổn định tổ chức . Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB
2. Kiểm tra : kết hợp trong khi dạy bài mới
3. Bài mới :
- Có mấy phương châm hội thoại đã học ?
-Nội dung của các phương châm ?
-Trong cuộc sống có phải lúc nào các phương châm hội thoại cũng được tuân thủ hay không ?
* HS thảo luận nêu ý kiến.
- Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ ?
-Em hiểu như thế nào về phương châm “ xưng khiêm -hô tôn “? 
-Vì sao trong tiếng Việt ,khi giao tiếp người nói phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
* HS thảo luận tự do trả lời.
-Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ?
-Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp .Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại ?
I . Các phương châm hội thoại :
1. Nội dung :
 Các phơng châm hội thoại 
Phương châm về lợng 
Phương châm về chất 
Phương châm quan hệ 
Phương châm cách thức 
Phương châm lịch sự
2. Bài tập : VD:
Khoảng 10 giờ tối ,ông bác sĩ nhận được một cú điện thoại của khách quen ở vùng quê.
-Thưa bác sĩ, thằng bé nuốt cây bút bi của tôi rồi .Bây giờ tôi phải làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho !
-Đường vào nhà ông lầy lội lắm .Phải 1giờ 30 phút nữa tôi mới đến nơi được .
-Trong khi chờ bác sĩ đến tôi phải làm gì ?
-Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy .
( vi phạm phương châm quan hệ).
II. Xưng hô trong hội thoại :
1. ôn lại các từ ngữ xng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng :
2. Phương châm “xưng khiêm , hô tôn “:
-Khi xưng hô người nói tự xnưg mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính .
-Đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông .
3. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao ) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe .
III.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
1.Học sinh ôn lại cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
2.* Có thể chuyển như sau :
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh ,nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào ? 
+ Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :
Trong lời đối thoại 
Trong lờidẫn gián tiếp 
Từ xưng hô
Từ chỉ địa điểm 
Từ chỉ thời gian 
Tôi ( ngôi thứ I)
Chúa công ( ngôi thứ II)
Đây 
Bây giờ 
Nhà vua ( ngôi thứ III)
Vua Quang Trung (ngôi thứ III)
(Tỉnh lược )
Bây giờ 
4.Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà :
- Nắm nội dung bài .
– Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45’.
============================================
Thứ....ngày....tháng....năm 2012 
Ngữ văn -Bài 15 +16 -Tiết 77 – Tập Làm Văn .
Ôn tập Tập làm văn 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Kiến thức : 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh , văn bản tự sự 
- Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.
- Nắm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong ngữ văn 9 , thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung .
- Thấy được tính kế thừa và phát huy các nội dung TLV ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới .
2. Kỹ năng : 
 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
 - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ : 
- Có ý thức học tập nghiêm túc .
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên :Giáo án .
-Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK.
C. Tiến trình hoạt động :
1. Tổ chức kiểm tra sĩ số 9AB
2. Kiểm tra (Kết hợp trong giờ )
3. Bài mới: 
-Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét.
- Giáo viên kết luận .
? Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh?
? Vai trò của chúng?
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào ...?
? Ví dụ ?
? Văn bản thuyết minh có yếu tố tự sự giống và khác với văn bản miêu tả , tự sự ở điểm nào ?
? Vai trò của yếu tố tự sự , miêu tả trong hai kiểu văn bản trên ?
? Vai trò của yếu tố tự sự , miêu tả trong văn bản thuyết minh ?
? Nội dung của văn tự sự , Ngữ văn 9 , tập 1 ?
- Hoạt động nhóm .
- Mỗi dãy làm một bài tập.
- Đọc trong nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-Nhận xét của lớp và của giáo viên .
1. Các nội dung lớn và trọng tâm:
a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.
b, Văn bản tự sự : Có hai trọng tâm .
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.
-Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
2. Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
- Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:
- Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.
- Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự.
a, Văn bản tự sự + miêu tả:
* Đối tượng : Là các sự vật , con người , hoàn cảnh cụ thể .
- Có hư cấu tưởng tượng , không nhất thiết phải trung thành với các sự vật .
- Dùng nhiều so sánh , liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết .
- ít dùng số liệu cụ thể , chi tiết .
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương , nghệ thuật .
- ít tính khuôn mẫu .
- Đa nghĩa .
=> Yếu tố tự sự , miêu tả đóng vai trò chủ yếu làm đối tượng miêu tả cụ thể , sinh động và nổi bật ; làm cho sự việc được hoàn thiện , sâu sắc .
b- Văn bản thuyết minh:
- Đối tượng là các loại sự vật , đồ vật ...
-Trung thành với đăc điểm của đối tượng , sự vật .
- Đảm bảo tính khách quan , khoa học.
- ít dùng tưởng tượng , so sánh .
- Dùng nhiều số liệu cụ thể , chi tiết .
- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống , văn hoá , khoa học ...
- Có tính khuôn mẫu .
- Đơn nghĩa .
=> Yếu tố tự sự , miêu tả chỉ là yếu tố phụ ; có vai trò làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật , sinh động , hấp dẫn .
4. Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
-Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
* Miêu tả nội tâm : Quan trọng -> Xây dựng chân dung tinh thần của nhân vật 
* Yếu tố nghị luận : Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc , mang màu sắc triết lí.
* Luyện tập.
1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm.
2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
4- Củng cố
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
5-Hướng dẫn về nhà.
Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài ôn tập (tiếp)
==============================================
Thứ....ngày....tháng....năm 2012 
 Ngữ Văn - Bài 16- tiết 78 
Kiểm tra Tiếng việt
A.Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh 
1. Kiến thức.
- Trên cơ sở tự ôn tập, học sinh nắm vững các kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm học làm tốt các bài kiểm tra 1 tiết tại lớp .
2. Kĩ năng
- Qua bài kiểm tra, học sinh tự đánh giá tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu .
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài trong giờ kiểm tra.
B .Chuẩn bị : Thày : Ra đề + đáp án 
 Trò : Soạn bài, ôn tập .
C. tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức .Kiểm tra sĩ số Lớp 9AB
2. Kiểm tra :
3. Bài mới
I. khung ma trận đề kiểm tra :( Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận)
 Cấp độ
Tờn 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 
Xưng hô trong hội thoại
Hiểu được thế nào là xưng khiêm hô tôn
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Câu 1 
1 điểm
Chủ đề
Các cách phát triển của từ vựng
Nhớ được các cách phát triển từ vựng
Hiểu và phát triển từ theo mẫu
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Câu2, ý a
1
10%
Câu2, ý b
2
20%
Chủ đề
Các biện pháp tu từ
Viết được đoạn văn và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Câu 3
6 điểm
Tổng số cõu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 điểm
10%
3 điểm
30%
 6điểm
60%
Số câu: 3
Số điểm: 10
%: 100
iI .Đề bài 
Lớp 9A
Câu 1. Thế nào là “ Xưng khiêm, hô tôn”
Câu 2: 
a, Hãy nêu các cách phát triển từ vựng? 
b, Phát triển từ theo mẫu sau:
- Viễn+ x
- x + pháp
Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Lớp 9B
Câu 1. Thế nào là “ Xưng khiêm, hô tôn”
Câu 2: 
a, Hãy nêu các cách phát triển từ vựng? 
b, Phát triển từ theo mẫu sau:
- Quốc + x
- x + sĩ
Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
III. Đáp án –Biểu Điểm .
Lớp 9A
 Câu 1. Trình bày đủ các ý sau cho 2 điểm)
-Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính .
-Đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông .
Câu 2: HS nêu đủ có hai cách cụ thể để phát triển từ vựng được 1 điểm .
+ Phát triển nghĩa của từ bằng hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ ( 0,5 điểm)
+ Phát triển số lượng từ ngữ bằng cách cấu tạo từ ngữ mới và mượn tiếng nước ngoài.( 0,5 điểm)
- HS làm đúng theo mẫu được 2 điểm( mỗi ý được 1 điểm)
Câu 3: Cho 6 điểm nếu HS
- Biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh ( 3đ)
- Khẳng định đây là khổ thơ hay ... n vật Nhuận Thổ để chứng minh .
3.Bài mới .
- Theo dõi chú thích sgk và nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm
- GV- HS đọc.
- Lưu ý các đoạn đối thoại .
- HS tóm tắt theo gợi ý của GV .
- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích .
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn?
? Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích ?
? Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau
(Học sinh thảo luận và trả lời)
- GV tổng kết.
? Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
? Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hàng xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
- Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
? Thái độ của người kể và người nghe?
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận) 
Đọc ghi nhớ SGK 234.
 ? Nội dung của đoạn trích ?
* GV hướng dẫn HS tóm tắt .
I - Giới thiệu chung .
1.Tác giả: Mac-xim Go-rơ-ki .
- Tên thật là A-lêch-xâyPê-S-Cốp .
- Ông là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20 .
2.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương , đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.
II. hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản:
1. Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt:
2. Hướng dẫn tìm hiểu chú thích: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục: 3 phần
-Phần 1: đầu->cúi xuống: 
=>Tình bạn tuổi thơ trong trắng .
-Phần 2: tiếp ->đến nhà tao. 
=>Tình bạn bị cấm đoán .
-Phần 3: Còn lại: 
=> Tình bạn vẫn tiếp tục ...
* Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất .
4- Hướng dẫn phân tích .
a. Những đứa trẻ sống thiếu tình 
thương:
* Hoàn cảnh
- A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn .A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh .
-> Nhà thường dân hèn hạ .
- Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn .
=> Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: 
- Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này.
b.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng :
* Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ :
- Không đi bằng cổng chính .
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây.
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào.
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
*Truyện của bọn trẻ :
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
- Chuyện cổ tích bà đã kể .
- “Những con chim non bẫy được".
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì .
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin. Hai đứa em : “im lặng lắng nghe”. Thằng anh: "mỉm cười"
5. Ghi nhớ.
a. Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện :
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích .
+ Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình.
b. Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
III. Luyện tập : HS tóm tắt lại văn bản .
4-Củng cố .
- GV hệ thống kiến thức .
5-Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II
-Soạn: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tự ôn tập học kỳ I
=====================================================
 Thứ....ngày.....tháng.....năm 2012
Ngữ văn - Tiết 90
Trả bài kiểm tra học kì I
A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh .
- Học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã học ở học kì I
- So sánh đối chiếu với đáp án để rút ra nhận xét về bài làm của mình ,tìm cách khắc phục những hạn chế .
- Nghiêm túc học tập .
B.Chuẩn bị :
 Thầy : Chấm bài , nhận xét .
 Trò : Ôn tập .
C. tiến trình bài dạy .
1.ổn định .
2.Kiểm tra .
3.Bài mới
I. Đề bài 
Cõu 1 ( 3 điểm)
Cho câu thơ
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
a. Hãy chép theo trí nhớ 3 câu thơ còn lại của khổ thơ và cho biết tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn.
c. Đoàn thuyền ra khơi khi Mặt trời xuống biển” và trở về khi 
” Mặt trời đội biển nhô màu mới” . Theo em, tác giả gởi gắm ước mơ gì trong hành trình ấy?
Câu 2 (2 điểm)
 Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long) từ cuộc đời của nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác đã cho ta hiểu thêm về ý nghĩa của lao động tự nguyện, tự giác, âm thầm và lặng lẽ. Em hãy nêu bật được ý nghĩa của của lao động tự nguyện, tự giác trong tác phẩm và liên hệ với cuộc sống của mỗi chúng ta hôm nay.
Câu 3 (5điểm)
 Em hãy hình dung mình là bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” ( Nguyễn Quang Sáng) kể lại truyện “ Chiếc lược ngà” từ chi tiết : người cha về nhà sau tám năm xa cách cho đến lúc ông phải chia tay mọi người tiếp tục lên đường đi chiến đấu.
II. Đáp án và biểu điểm
Câu 1 (3 điểm)
a. Học sinh chép đúng 3 câu còn lại của khổ thơ ( 0,25 đ) ( chép sai 2-3 lỗi không cho điểm)
- Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” ( 0,25 đ)
- Tác giả Huy Cận ( 0,25 đ)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Bài thơ được viết năm 1958 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng mỏ Hồng Gai- Quảng Ninh để phản ánh công cuộc lao động dựng xây đất nước. ( 0,25 đ)
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ
- Hình ảnh so sánh ô  Mổt trời xuống biển được ví như hòn lửa khiến cảnh hoàng hôn không ảm đạm mà ngược lại rực rỡ huy hoàng tươi sáng. ( 0,25 đ)
- Nghệ thuật nhân hóa : saóng cài thên, đêm sập cửa tạo cảm giác gần gũi ấm áp, gợi liên tưởng thú vị ; trời biển, vũ trụ như một ngôi nhà lớn có sóng làm then cài và màn đêm làm cánh cửa. ( 0,25 đ)
=> Con người ra khơi đánh cá trong cảnh biển trời tươi sáng. Ra khơi nhơ trở về với chính ngôi nhà thân thương của mình. Chính niềm vui của lao động dựng xây đất nước, niềm vui được làm chủ vùng trời vùng biển quê hương đã cho người lao động cái nhìn lạc quan đó ( 0,5 đ)
c. Hành trình ra khơi của đoàn thuyền theo nhịp vận hành của thiên nhiên: đi lúc mặt trời lặn, về khi bình minh lên. Đi khi trời tối, về khi trời sáng . Đi từ lao động vất vả , gian khổ, trở về trong ngày mới thuyền đầy ắp cá. Qua hành trình ấy tác giả gởi gắm ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng sẽ được xây dựng thành công từ bàn tay những người yêu lao động, yêu quê hương đất nước (1đ)
Câu 2: bài làm cần đáp ứng các yêu cầu sau :
- Khái quát cuộc sống , công việc của các nhân vật : anh thanh niên một mình làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 26000m , quanh năm làm bạn với cỏ cây, gó tuyết, mây mù. ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa làm việc thay loài ong, anh cná bộ làm bản đồ sét 11 năm không rời khỏi cơ quan , chưa từng đi tìm hạnh phúc riêng, cô kĩ sư trẻ rời Hà nội phông hoa chọn Tây bắc để làm việc và cống hiến ( 0,5 đ)
- Họ đang ngày đêm âm thầm lao động, cống hiến một cách tự nguyện, tự giác và đầy nhiệt huyết.. lao động của họ thật ý ngiã bởi :
- Nó thể hiện lý tưởng sống đẹp đẽ và đúng đắn.
- Nó góp phần xây dựng cuộc sống chung , xây dựng quê hương đất nước.
- lao động tự nguyện khiến họ cảm thấy cuộc đời thật ý nghĩa tạo cho cuộc sống niềm vui cảm giác hạnh phúc và gắn kết với mọi người lị với nhau. => ( 1 đ)
- Liên hệ : bao giờ cũng vậy lao động chân chính co ích cho bant thân và cho cộng đồng. Mỗi người cần góp sức mình dựng xây quê hương đất nước. ( 0,5 đ)
Câu 3:
* Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện theo lối nhập vai kết hợp như miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày rõ ràng mạch lạc theo 3 phần: mở, thân, kết.
- Lời văn trong sáng, tình cảm thiết tha.
- Không mắc lỗi thông thường.
* Yêu cầu về nội dung
- Giới thiệu dẫn dắt người đọc vào câu chuyện
- kể theo trình tự diễn biến các sự việc trong truyện
- + kể về các cảm nhận khi thấy hai người lạ đến nhận là ba mình.
+ Những ngày bắc ba và ông Sáu ở nhà khi gọi ông sáu vô ăn cơm khi một mình phải nấu cơm, trong bữa ăn, sự giận dỗi sanh nhà bà ngoại..
+ Cảm giác tâm trạng khi nghe bà nội giải thích về vết sẹo trên mặt.
+ Kể về cảm giác khi đứng nhìn người cha thân yêu dần khuất bóng.
+ Những cảm nhận về tình cảm gia đình, về chiến tranh đan xen sự tiếc nuối, ân hận.
- Lời cầu chúc gửi tới ba và đồng đội của ba , thầm hứa sống xứng đáng.
Biểu điểm
- Điểm 5 đáp ứng được những yêu cầu trên bài viết biết kết hợp các phương thức biểu đạt. 
- Điểm 4 Đáp ứng được những yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt
- Điểm 3 Đáp ứng được cơ bản những yêu cầu trên về nội dung và hình thức.
- Điểm 2 Nội dung còn sơ sài, kể còn hời hợt còn sai tình tiét, mắc lỗi diễn đạt lỗi chính tả.
Điểm 0-1 lạc đề, sai nội dung, phương pháp.
III. nhận xét
1. Ưu điểm:
- Chép được đúng 3 câu thơ cuả bài thơ, nêu được tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Nêu được nội dung của hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Ước mơ mà tác giả gởi gắm trong hai câu thơ của bài thơ.
- Nhập vai được bé Thu kể lại chuyện anh sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không chịu nhận ông là ba có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và nghị luận trong bài viết của mình.
 2.Nhược điểm : 
- 1 vài trường hợp còn chép sai chính tả
- Còn học sinh chưa biết Ước mơ mà tác giả gởi gắm trong trong hai câu thơ bài thơ.
- Trong khi nhập vai có em đóng vai chưa đạt : Khiên, Hải ,Đạt, N. Anh, Nết ( 9B); Trọng Trung, Hào, Sáng, Hưng ( 9A).
- Kể còn sơ sài chưa hết nội dung câu truyện : Khiên, Hải, Đạt, N. Anh, Nết ( 9B); Trọng Trung, Hào, Sáng, Hưng ( 9A).
- Bài viết chưa có yếu tố độc thoại, đối thoại đưa ra chưa hợp lí : Khiên, Hải , Đạt, N. Anh, Nết ( 9B); Trọng Trung, Hào, Sáng, Hưng ( 9A).
- Còn sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt: Khiên, Hải , ( 9B); Hào, Sáng, Hưng ( 9A).
III) Bổ sung và sửa lỗi: 
1. Chính tả 
Học sinh đọc lại bài và sửa lỗi sai
2. Lỗi dùng từ :
 Học sinh đọc lại bài và sửa lỗi sai
3. Diễn đạt :
Học sinh đọc lại bài và sửa lỗi sai
IV. Đọc, bình các bài viết tốt: 
- Lớp 9A: Đàm Thị Huế
- Lớp 9B: Nguyễn Thế Tuyến.
V. kết quả
Lớp 
TTB
DTB
9A
23/28 = 82 %
5/28= 18%
9B
15/27= 55,6
12/27= 44,4%
4-Củng cố .
- GV hệ thống kiến thức .
5-Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II
-Soạn: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
======================================================
Hết tuần 18
Ngày 29 tháng 12 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan( 16-18).doc