Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 8

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 Qua 2 tiết viết bài, HS có thể :

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm

 - HS: Ôn tập kĩ kiểu bài tự sự có kết hợp với biểu cảm và miêu tả

 Phơng tiện để viết bài.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn - Bài 6- Tiết 36+37 - tập làm Văn : 
Viết bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 Qua 2 tiết viết bài, HS có thể :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm
 - HS: Ôn tập kĩ kiểu bài tự sự có kết hợp với biểu cảm và miêu tả
 Phơng tiện để viết bài.
C. Tiến ttrình Hoạt động :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số: 	9AB:	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phương tiện làm bài của HS.
3. Bài mới : Viết bài 
I. Đề bài 
Lớp 9A.
Một kỉ niệm sâu sắc mà em nhớ mãi.
Lớp 9B
Kể lại một giấc mơ đẹp . 
II. Yêu cầu 
1. Kiểu văn bản: tự sự + miêu tả
Đây là một đề tập làm văn thuộc kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả . Học sinh biết vận dụng các kiến thức về văn bản tự sự đã học ở lớp 6, 8, 9 để viết được một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm và nhất là các yếu tố miêu tả. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc hoặc một giấc mơ đẹp mà em nhớ mãi.
2. Hình thức
- Có bố cục rõ ràng, logic, kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầu của đề bài.
- Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng " tôi".
- Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, viết câu chính xác.
- Bố cục rõ 3 phần.
3. Nội dung:
 Lớp 9A
- Kể lại kỉ niệm một kỉ niệm sâu sắc mà em nhớ mãi.
+ đó là kỉ niệm về cái gì?
+ Kỉ niệm đó đã để lại trong em những ấn tượng gì?
+ Tình cảm của em với những kỉ niệm đó ra sao?
+ đến nay tình cảm đó như thế nào?
- Kết thúc câu chuyện có thể nêu cảm nghĩ suy ngẫm của người viết.
- Lớp 9B.
+ Kể lại một giấc mơ đẹp . 
+ Giấc mơ về cái gì? 
+ Giấc mơ đó để lại trong em những ấn tượng gì ? 
+ Tâm trạng của em trong mơ như thế nào? 
+ Giấc mơ đó để lại trong em những gì?
+ Đến nay giấc mơ đó như thế nào với em?
- Kết thúc câu chuyện có thể nêu cảm nghĩ suy ngẫm của người viết.
III .Biểu điểm .
- Điểm 9- 10 : Đáp ứng đủ các yêu cầu trên song đôi chỗ chưa thật hấp dẫn,lỗi hình thức không quá một lỗi .
- Điểm 7-8 : Như điểm 9-10 song đôi chỗ kể đặc điểm đối tượng chưa thật tiêu biểu , chưa thật dễ hiểu . Lỗi hình thức không quá 3-4 lỗi .
- Điểm 5-6 : Như điểm 7-8 song có thể bỏ một số đặc điểm , sử dụng yếu tố miêu tả chưa thật hợp lí .
- Điểm 3-4 : Bố cục chưa hợp lí , diễn đạt yếu , đối tượng chưa thật nổi bật . Mắc nhiều lỗi hình thức .
- Điểm 1-2 : Lạc đề .
- Tùy từng bài viết của học sinh mà giáo viên chấm bài cho phù hợp
4 . Củng cố .
- Thu bài + Nhận xét giờ viết bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc và tìm hiểu trớc các yêu cầu của tiết TLV: Miêu tả nội tâm trong VB tự sự
==============================================
 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn - bài 8 - tiết 38- văn bản
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ( tiết 1)
 (Trích " Lục Vân Tiên,, - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức:Giúp HS
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản truyện thơ
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhâ vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Tư tưởng.
Giáo dục học sinh biết sống nhân đạo và hành động theo lẽ phải.
B. Chuẩn bị:
- Tranh Nguyễn Đình Chiểu, Tranh Lục Lục Vân Tiên
C. Tiến trình họat động:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích "?
- Phân tích tâm trạng của Kiều ở tám câu thơ cuối của đoạn trích?
3.Bài mới. Có một tác phẩm được G.Ô-ba-re đánh giá như “ như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả dân tộc” đó chính là tác phẩm Lục Vân Tiên.
-Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
? Nghiên cứu chú thích trong SGKcho biết con người của Nguyễn Đình Chiểu có gì đặc biệt? 
 ? Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu có những nỗi bất hạnh lớn nào?
? Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua nỗi bất hạnh đó như thế nào?
? Lờy dẫn chứng để chứng minh cho nhận định trên?
? Nêu những tác phẩm tiêu biểu của ông?
 - GV chốt - Lời Phạm Văn Đồng.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu?
- Trình bày những nét chính về tác phẩm Lục Vân Tiên?
- Hoàn cảnh ra đời của truyện Lục Vân Tiên, đặc điểm, thể loại.
- Em hãy đọc phần chữ in nhỏ và tóm tắt thật ngắn gọn truyện Lục Vân Tiên?
- Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
- Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
a. Tiểu sử:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Quê mẹ:TânThới - Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh)
Quê cha: Phong Điền- Thừa Thiên Huế
Đỗ tú tài năm 1843 (21 tuổi) 1849 bị mù.
- Năm 1851 kết duyên cùng Lê Thị Điền- Cần Giuộc.
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược
 -> Cần Giuộc-> Ba Tri. 
- Dạy học, làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân
- Tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
 b. Con người
 - Một Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn sống theo luân lí Khổng Mạnh.
- Một Nguyễn Đình Chiểu có nghị lực lớn, nhân cách lớn.
- Bước vào đời hăm hở, đầy khát vọng.
- Bất hạnh ập tới thật khắc nghiệt ( 26 tuổi bị mù, dở dang đường công danh, đường tình duyên trắc trở, về quê nhà gặp buổi loạn li).
- Không gục gã trước số phận ngẩng cao đầu sống sống có ích đến hơi thở cuối cùng.
 - Gánh vác 3 trọng trách:
+ Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh ( khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò)
- ở cương vị thầy thuốc hết lòng cứu nhân độ thế.
- Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi ” Lục Vân Tiên”, ” Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Một Nguyễn Đình Chiểu có lòng yêu nước có tinh thâng bất khuất chống giặc ngoại xâm. 
 + Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân.
+ Khi cả Nam kì rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thự "thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể", giữ trọn lòng trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân cho tới lúc mất.
c- Sự nghiệp :
- Truyện Lục Vân Tiên , Dương Từ - Hà Mậu , Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc , Ngư tiền y thuật vấn đáp ...
2. Tác phẩm: 
a- Hoàn cảnh sáng tác :
-Sáng tác khoảng đầu những năm 50-trước thế kỉ XIX.
b- Tóm tắt : 
- Gồm 2082 câu thơ lục bát chia làm bốn phần :
+ Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và nhân dân cứu giúp .
+ Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷ với Vân Tiên.
+ Phần 4: Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga.
c- Giá trị tác phẩm
 *Giá trị nội dung:
- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyện dạy đạo lí làm người:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu)
*Giá trị nghệ thuật:
- Truyện thơ nôm: kể nhiều hơn để đọc, để xem. 
- Được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên.
- Truyện chú trọng hành động hơn là miêu tả nội tâm.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập 
- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính. 
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích trên?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc đoạn trích
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Soạn phần 2 của bài : Lục Vân Tiên cứu kiều Nguyệt Nga.
=====================================
 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn - bài 8 - tiết 39- văn bản
Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ( tiết 2)
 (Trích " Lục Vân Tiên,, - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức Giúp HS
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích hiểu đượckhát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản truyện thơ
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhâ vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Tư tưởng.
Giáo dục học sinh biết sống nhân đạo và hành động theo lẽ phải.
B. Chuẩn bị:
- Tranh Nguyễn Đình Chiểu, Tranh Lục Lục Vân Tiên
C. Tiến trình họat động 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: lớp 9 AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga "? 
3.Bài mới.
- Nêu vị trí đoạn trích ?
- G/v hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, chú ý những chi tiết kể về hành động của Van Tiên thì đọc quyết liệt, thái độ của Vân Tiên Với Kiều Nguyệt Nga đọc giọng ân cần.
- Giải thích một số từ :hồ đồ, lẫy lừng, khuê môn?
- Nội dung chính của đoạn trích?
 - HS đọc lại đoạn 1.
? Lục Vân Tiên đánh cướp trong hoàn cảnh nào?
? Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả trong đoạn này?
? Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên như thế nào?
? Nhân vật Lục Vân Tiên gợi cho nhớ tới những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian?
? Qua nhân vật Lục Vân Tiên , tác giả gửi gắm ước mơ gì ?
? Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên như thế nào? ( thể hiện qua những câu thơ nào?)
? Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ ơn cứu mạng , Lục Vân Tiên có lời nói như thế nào?
? Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào ?
? Khi Kiều Nguyệt Nga muốn đền ơn Vân tiên có thái độ như thế nào ?
? Cách cư xử của chàng giống nhân vật nào mà em biết ?
-> Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng)
? Nhận xét chung về Vân Tiên. theo em tác giả gửi gắm gì qua nhân vật này?
? Hình ảnh Kiều Nguỵệt Nga hiện lên qua lời tự giới thiệu ?
? Qua lời thơ trên em thấy Kiều Nguyệt Nga là một người con như thế nào?
? Sau khi được Lục Vân Tiên cứu giúp nàng có cử chỉ , thái độ gì ?
? Em biết thêm những phẩm chất gì của nàng qua cách cư xử này ?
? Khi được Lục Vân Tiên cứu cả cuộc đời trong trắng của mình Kiều Nguyệt Nga có thái độ như thế nào ?
? ...gợi em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào ?
? Nhận xét chung về nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?
-H/s đọc ghi nhớ sgk?
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích này?
I.Vị trí đoạn trích
- Nằm ở phần đầu của truyện 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc- tìm hiểu chú thích 
- G/v đọc mẫu, gọi h/s đọc 
- nhận xét
- Theo SGK
2- Bố cục: 2 phần
 - 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
 - Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
3. Đại ý
- Đoạn trích kể lại việc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
4. Phân tích
a. Nhân vật Lục Vân Tiên.
* Trong trận đánh:
... "ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
...chớ quen...hại dân
...tả đột hữu xụng
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
...một gậy thác rày thân vong"
-> Sử dụng các động từ, từ láy, so sánh.
=> Dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình)
-> Niềm mong ước có những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời .
* Trong cuộc trò chuyện:
"+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
+...nghe nói động lòng
Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la
-> Vân Tiên tìm cách an ủi, ân cần hỏi han.
=> Là người giàu tình cảm , dễ xúc động, dễ cảm thông ...
" Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai"
=> Đàng hoàng, chính trực, khiêm nhường.
..."Nghe núi liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
-> Thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đú là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
-> Hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
b.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng...
...làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
-> Là người con hiếu thảo.
...trước xe quõn tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết.
=> Là một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.
" Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
..."lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi"
-> Nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền ơn Vân Tiên.
=> Là người trọng tình, trọng nghĩa.
*Người con gáii nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
III. Luyện tập
Học sinh tự bộc lộ
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích trên?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc đoạn trích
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
- Soạn phần 2 của bài : Lục Vân Tiên cứu kiều Nguyệt Nga.
=====================================
 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn – bài 8 – tiết 40- tập làm văn 
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức Giúp HS
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và tác dụng của nội tâm, mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh thấy được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
- Bài soạn.
C. Tiến trình họat động:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì? 
3.Bài mới.
- GV cho HS đọc lại văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
- Em hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng Thuý Kiều? 
- Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? 
- Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
HS đọc đoạn văn ví dụ2
- Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
- Vậy thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Người ta miêu tả nội tâm bằng cách nào?
-Từ đó em rút ra kết luận gì về cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
-Đọc ghi nhớ SGK?
- Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều 
( Trang 97) bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
- Học sinh thuật lại theo hướng dẫn của giáo viên ?
- Học sinh khác nhận xét ?
- Giáo viên nhận xét ?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ. (SGK)
2. Nhận xét.
* Tả cảnh:
- Trước lầu bụi hồng dặm kia
- Buồn trông ghế ngồi
* Miêu tả nội tâm.
- Bên trời góc bể người ôm.
ị Biết được là nhờ các dấu hiệu
+ Miêu tả bên ngoài quan sát được (cảnh tự nhiên, con người)
+ Miêu tả nội tâm tức suy nghĩ của Kiều, về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già
- Sự phân biệt miêu tả thiên nhiên và nội tâm chỉ là tương đối.
- Miêu tả nội tâm đ Khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật. Yếu tố này không tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình.
* Ngoại hình: Mặt co rúm, vết nhăn xô, nước mắt chảy, đẩu ngẹo, miệng mếu.
* Nội tâm: đau khổ cùng cực
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần,, của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở dằn vặt , những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dung rất to lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
3. Ghi nhớ (SGK trang 117)
HS đọc chậm ghi nhớ.
II.Luyện tập
1. Bài tập 1.
* Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn 1 gã đàn ông đến nhà Vương ông.
Gã đàn ông ấy khoảng hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng
Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cái thật ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tay để kiểm tra nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng một nòi con buôn. Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang say với một cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này? Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được đưa giá" vâng ngoài bốn trăm" thôi ư?
4. Củng cố. Hãy cho biết tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà Đọc thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 2.3(SGK)
- Tiết sau: Lục Vân Tiên gặp nạn.
=====================================
 Hết tuần 8
Ngày 06 tháng 10 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 van 9.doc