Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 9

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 9

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần văn)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức.

- Sự hiểu biết về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương

- Sự hiểu biết về tác phẩm thơ viết về địa phương

- Những chuyển biến của văn học địa phương ssau năm 1975

2. Kĩ năng.

- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

3. Tư tưởng.

- Giáo dục học sinh biết trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn - bài 9 - tiết 41 
chương trình địa phương (phần văn)
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức.
- Sự hiểu biết về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương
- Sự hiểu biết về tác phẩm thơ viết về địa phương
- Những chuyển biến của văn học địa phương ssau năm 1975 
2. Kĩ năng.
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh biết trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
B. Chuẩn bị
- Tuyển tập thơ văn Hải Dương
- Hội viên văn học nghệ thuật Hải Dương
- Sưu tầm tác giả, tác phẩm điền vào bảng hệ thống.
C. Tiến trình hoạt động
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn?
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
I. Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm Hải Dương từ 1975 đến nay
STT
Họ và tên
Năm sinh, mất
Quê quán
Tác phẩm
I
Âm nhạc - Múa
1
Phạm Thị Đoan
(Mai Đoan)
1952
Gia Lộc - Hải Dương
Thanh Bình - Hải Dương
- Tình anh trong cây lá(Lời N. Ngọc Sâm) giải 3 UBT Quốc hội văn học nghệ thuật Việt Nam 1997
2
Phạm Hữu Đức
1941
Tiên Lữ - Hưng Yên
Trần Hưng Đạo - Hải Dương
- Gà trống học trữ (1995)
- Nắng quê hương (2001)
3
Trần Ngọc Minh
1958
Tiền Hải- T Bình
Nguyễn Trãi- Hải Dương
- Hát về Hải Dương
II
Kiến trúc
1
Nguyễn Huy Đồng
1950
Thuận Thành - Bắc Ninh
Trần Phú- Hải Dương
- Khu văn hoá thể thao thành phố Hải Dương. Giải C (1998) văn học nghệ thuật Việt Nam
2
Nguyễn Xuân Kết
1956
Cẩm Giàng 
Quang Trung - Hải Dương
- Nhà bưu điện trung tâm Hải Dương
III
Lí luận phê bình
1
Trịnh Tuấn Anh
1972
Thị trấn Ninh Giang
- Báo Hải Dương
- Báo Côn Sơn
2
Nguyễn Hữu Thanh
1941
Thị trấn Ninh Giang
Thanh Bình- Hải Dương
- Nhà văn hiện đại Hải Dương
IV
Mĩ thuật 
1
Đăng Việt Cường
1961
Thanh Miện- Hải Dương
Trần Hưng Đạo- Hải Dương
- Quê ngoại - Màu dầu
- Công chùa- Báo tường mĩ thuật Việt nam 1990
2
Phạm Khải Hồng
1935
Nam Định
Quang Trung - Hải Dương
- 5 tác phẩm, báo tường môi trường quốc Gia
- 3 tác phẩm, BTMT Liên xô, Ba Lan, Đức
3
Đặng Thành Long
1954
Nam Định
Bình Hàn- Hải Dương
- Giải nhất bàn tay vàng- mĩ thuật thủ công cộng hoà liên bang Đức
4
Nguyễn Thành Long
1953
Kinh Môn
Phạm Ngũ Lão- Hải Dương
- Tranh lụa: Mẹ con (Bungari)
- Tượng gốm: bầu sữa mẹ (Giải vàng mĩ thuật toàn quốc 1998)
V
Sân khấu
VI
Thơ
1
Bùi Hải Đăng
1945
Nghĩa An - Hải Dương
- Giải C văn học nghệ thuật Côn Sơn
2
Nguyễn Long Phi
1941
Đồng Tâm- Ninh Giang
- Chiếc lá- tập - NXB Thanh Niên 1995
3
Nguyễn Đình Phương
1945
2002
Hưng Long - Ninh Giang
- Sỏi và hoa. NXB phụ nữ 1997
- Đắng ngọt tình đời - NXB Hội nhà văn 2002
- Có một tình yêu- NXB công an nhân dân 2000
4
Nguyễn Việt Thanh (Khắc Thủ)
1949
Vĩnh Hoà- Ninh Giang
- Đường hoa cỏ - NXB thanh niên 1998
VII
Văn
1
Nguyễn Tố Hiệu
1935
Nghĩa An - Hải Dương
- Những sợi tơ hồng
- Những chuyện tưởng như đơn giản - NXB GD 1979 
2
Nguyễn Thị Việt Nga
1976
Thanh Miện - Hải Dương
- Hoa cúc tím - NXB trẻ 1998
- Đường đời - NXB trẻ 2000
Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung phần tìm hiểu cá nhân vào bảng.
II. Một số tác phẩm chú ý 
- Học sinh đọc bài viết, giới thiệu cảm nghĩ của mình
+ Bài hát: Hát về Hải Dương (Trần Minh)
+ Tập thơ: Đường hoa cỏ (Nguyễn Việt Thanh)
- Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung, nghệ thuật tác phẩm: bật băng, cho xem tác phẩm
4. Củng cố
- Học sinh tiếp tục tìm hiểu, hoàn thành bảng thống kê.
- Giáo viên thu thập tác phẩm hs sưu tầm + tác phẩm h/s sáng tác - các nhóm trao đổi, đọc trước lớp.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tiếp tục tìm hiểu, giới thiệu các bạn về các tác phẩm địa phương
- Soạn bài: Đồng chí
=====================================
 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012	
 Ngữ văn - bài 9 - tiết 42- tiếng việt
Tổng kết về từ vựng
 (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa)
2. Kĩ năng
- Cách sử dụng hiệu quả trong nói, viết, độc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Tư tưởng
- Giáo dục học sinh biết phát huy vốn từ của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ: 
 (kết hợp khi ôn tập)
3. Bài mới
-Từ trong tiếng việt phân làm mấy loại? (bảng phụ)
-Thế nào là từ đơn? cho ví dụ
-Thế nào là từ phức? cho ví dụ.
-Từ phức chia làm mấy loại? Thế nào là ghép? Ví dụ?
Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
Xác định từ láy, từ ghép ở VD I2
-Thành ngữ là gì? cho ví dụ?
-Xác định thành ngữ, tục ngữ và giải thích ý nghĩa?
- Chia lớp 4 nhóm, tổ chức trò chơi " Tìm thành ngữ chỉ động vật, thực vật"
- Giải thích ý nghĩa và đặt câu với thành ngữ?
- Tìm dẫn chứng sử dụng thành ngữ trong văn học?
- Nêu khái niệm?
- Đọc mục II2
- Chọn cách hiểu đúng.
- Đọc mục II3
-Thế nào là từ nhiều nghĩa?
-Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
VD: Mùa xuân  càng xuân
-Từ "hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
Có thể coi đây là hiện tượng nhiều nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩađược không? Vì sao?
I. Từ đơn và từ phức.
1. Phân loại: 
Từ đơn: + Từ đơn
 + Từ phức: - Từ ghép
 - Từ láy
a. Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng
Ví dụ: Nhà, cây, đi, ăn.
b. Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
Ví dụ: quần áo, câu lạc bộ, đẹp đẽ.
b1. Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, hoa lan, sách vở.
b2. Từ láy: là những từ phức có quan hệ âm giữa các tiếng.
Ví dụ: đẹp đẽ, lành lạnh, xanh xanh.
2. Xác định từ láy, từ ghép.
a. Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b. Từ láy: nho nhỏ, gật gù, xa xôi, lấp lánh
3. Xác định từ láy tăng nghĩa và giảm nghĩa.
a. Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b. Tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II Thành ngữ
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: Mẹ tròn con vuông, ăn cháo đá bát.
a. Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách đạo đức con người.
b. Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c. Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo, với mèo phải đậy.
d. Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
e. Thành ngữ: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
- Thành ngữ chỉ động vật: như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ
- Thành ngữ chỉ thực vật: bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, bẻ hành bẻ tỏi, dây cà ra dây muống
+ Chó cắn áo rách: đã trong hoàn cảnh khốn khổ, lại gặp thêm tai hoạ dồn dập ập đến.
+ Bãi bể nương dâu: thời gian, cuộc đời thay đổi ghê gớm khiến con người giật mình suy nghĩ.
- Thân em:  bẩy nổi ba chìm với nước non
III. Nghĩa của từ
- Là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, hoạt động) mà từ biểu thị
- Chọn a
- Chọn b
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa trong đó có:
+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định
- Một số trường hợp từ có thể hiểu cả hai nghĩa.
- Nghĩa chuyển: hoa (đẹp, sang trọng, tinh khiết)
Nghĩa chỉ có trong câu thơ này đ nghĩa lâm thời
đ Đây không phải là nghĩa chuyển, từ hoa không phải từ nhiều nghĩa nó chỉ có nghĩa lâm thời chưa được cố định hoá, chưa được chú giải trong từ điển.
4. Củng cố
- GV hệ thống kiến thức đã ôn tập
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Ôn tập phần còn lại
=====================================
 Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012	
 Ngữ văn - bài 9 - tiết 43- tiếng việt
Tổng kết về từ vựng
 (Tiết 2)
A.MụC TIÊU BàI HọC:
1. Kiến thức : 
- Giúp họcc sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa các kiến thức..
3. Tư tưởng
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếpâohy làm bài tập.
B.CHUẩN Bị:
- GV: giao bài tập cho học sinh.
- HS : chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
C.TIếN TRìNH hoạt động :
 1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: 
- Kết hợp kiểm tra trong giờ.
3Bài mới
? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD?
? Làm bài tập (mục V/SGK -tr124)
?Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
- GV HD H/s làm bài tập mục VI.
Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy?
- Đọc yêu cầu BT 3
- Làm BT
- Trình bày miệng trước lớp
?Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD?
- Đọc yêu cầu BT
- Trình bày trước lớp
- GV diễn giảng thêm
?Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD
- 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống
- 1 H/s trình bày miệng
H/s khác bổ sung
?Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho VD?
- GV HD HS làm BT.
- Trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn H/s làm bài.
- Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"?
- Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ rõ tác dụng của chúng?
V.Từ đồng âm:
1.Khái niệm: 
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng âm: ý nghĩa của các từ này không có mối lien hệ với nhau.
- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau.
2.Bài tập:
a, Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa:
 + Lá 1: nghĩa gốc.
 + Lá 2 (lá phổi): mang nghĩa chuyển.
b, Đường 1: đường ra trận.
 Đường 2: đường để ăn.
=> từ đồng âm . Vì nghĩa hai từ khác nhau.
VI.Từ đồng nghĩa:
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: mẹ và má, chết - hi sinh
2.Bài tập: 
a.Bài tập 2: Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng".
b.Bài tập 3: 
Khi người ta đã ngoài 70 xuân...
-> từ xuân thay thế cho từ tuổi.
=> xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi (lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ).
- Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
VII.Từ trái nghĩa
1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngượ ... ngày .... tháng ... năm 2012
 Ngữ văn - bài 9 - tiết 44- tập làm văn
trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu bài dạy 
- Giúp h/s nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt.
B. Chuẩn bị:
Thầy : chấm trả bài
Trò: nhận bài và sửa lỗi nếu có. 
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới : 
I. Chép lại đề bài và đưa ra yêu cầu.
 Lớp 9A.
Một kỉ niệm sâu sắc mà em nhớ mãi.
Lớp 9B
Kể lại một giấc mơ đẹp . 
II. Dàn ý
Giống đáp án tiết 44 + 35
III.Nhận xét
1.Ưu điểm
- Nội dung: Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề.
+ Biết vận dụng phương pháp kể chuyện theo thời gian, không gian.
+ Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí (tả cảnh, tả người) trong văn bản tự sự.
+ Có cảm xúc chân thực trong bài viết.
- Hình thức: Trình bày sạch sẽ
+ Bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Các đoạn văn rành mạch, diễn đạt lưu loát.
+ Lỗi chính tả mắc ít hơn.
2. Nhược điểm
- Một số bài nội dung viết sơ sài em: Hưng , Sáng (9A); Khiên, Nết, Đức Phương( 9B)
 - Yếu tố miêu tả mờ nhạt, hoặc không có em: Hưng , Sáng (9A); Khiên, Nết, Đức Phương( 9B)
- Chưa tạo được tình huống phù hợp: : Tuấn , Sáng , Huyền(9A); Khiên, Cường Nết, Phương( 9B)
 - Một số chi tiết chưa chính xác 
- Mắc lỗi diễn đạt chưa rõ ý : Hân, Hòa, Đức
- Một số bài trình bày bẩn, còn gạch xoá em : Tuấn , sáng (9A); Khiên, Cường ( 9B).
- Câu dài, chấm câu chưa đúng nguyên tắc : Tuấn , sáng (9A); Khiên, Cường ( 9B)
IV.Chữa lỗi cụ thể
Lỗi sai
Sai
Sửa đúng
Chính tả
Rắt tay, nời hay, ông trè, kỉ liệm, khoác nên, mình xắp phải xa, mãi trường, hot vang, trào đón, đột suất, mẹ xẽ , làn xương, chận chiến
Dắt tay, lời hay, ông Chè,
kỉ niệm, khoác lên, mình sắp phải xa, mái trường, hót vang, chào đón, đột xuất, mẹ sẽ, làn sương, trận chiến
Dùng từ
Cô giáo chủng nghiệm, in tĩnh, cái sơ, vục đầu dậy, chằn chọc, gọn nói ân cần, tâm chí tôi, buổi sáng đầy thiêng liêng, dáng người nhanh nhẹn, trong con đường dài của thời học sinh.
Cô giáo chủ nhiệm, yên tĩnh, hết sợ hãi, vùng dậy, trằn trọc, giọng nói ân cần, tâm trí tôi, buổi sáng thật đáng nhớ, dáng người thon thả, trong quãng đời của học sinh.
Diễn đạt
Cô dẫn tôi vào lớp nhìn cái lớp học của tôi rất lạ, 
Các thầy cô rất hung dữ, 
Cả lớp ho to chúng nhớ rồi.
Cô thì đã xuất hiện mấy nếp nhăn
Em mấy ông tiên ngồi nói chuyện thân thiết cả ngày hôm đó....
Cô dẫn tôi vào lớp, tôi thấy lớp học rất khác lạ, 
Các thầy cô rất nghiêm khắc, cả lớp đồng thanh “ Chúng con nhớ rồi ạ!”
Trên mặt cô đã có nhiều nếp nhăn.
Ngày hôm đó, em và ông tiên đã trò chuyện với nhau...
Học sinh tiếp tục sửa sai trong bài viết của mình.
V. Đọc bài viết tốt
- Lớp 9A: Xuân, Linh
- Lớp 9B: Phương, Tuyến
VI. Kết quả
Lớp
Điểm TTB
Điểm DTB
9A
26/28= 93%
2/28= 7%
9B
23/27= 85%
4/27= 15%
4. Củng cố: Giáo viên gọi học sinh lấy điểm.
- Nhận xét giờ trả bài 
5. Hướng dẫn về nhà: Xem lại lí thuyết kiểu bài tự sự.
- Đọc trước: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
=====================================
Thứ ... ngày .... tháng ... năm 2012
Ngữ văn - bài 10 - tiết 45- văn bản
Đồng chí
 (Chính Hữu) tiết 1
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
- Giúp h/s cảm nhận được một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng.Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
- Bao quát toàn bộ tác phẩm thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuậttiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuậtcủa chúng trong bài thơ.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh biết căm thù chiến tranh, sống có lí tưởng cao đẹp với những người đã hi sinh cho sự gnhiệp giải phóng dân tộc. 
B. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa 
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 9AB
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới : 
- H/s đọc chú thích (SGK)
- Gv: Chính Hữu viết bài thơ "Đồng chí" vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm điều trị bệnh. Bài thơ thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
- Xuất xứ của tác phẩm
- Gv: đọc chậm rãi, tình cảm.
- Gv đọc đ Hs đọc đ Gv nhận xét
- Gv: từ ( Đồng chí được xuất hiện và dùng phổ biến ở Việt nam từ những năm 30 của thế kỉ XX)
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (Gv giải thích thơ tự do)
- Văn bản được chia làm mấy đoạn?
- Trong cảm nhận của nhà thơ tình đồng chí liên quan đến những con người với những không gian cụ thể nào?
- Những hình ảnh " nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
- Hai người bạn ấy có điểm gì giống nhau?
- Gv: Xuất thân từ người nông dân nghèo nhưng họ sát cánh bên nhau trong chiến đấu, đã chia sẻ buồn vui trong sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ "đêm rét chung chăn" đ họ đã xoá đi mọi khoảng cách để gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả
-Tại sao câu thơ thứ bẩy lại chỉ có hai tiếng "đồng chí" và dấu chấm cảm (!)?
Cách viết đó đã đem lại hiệu quả gì?
đ Nó như cái bản nề nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: cơ sở của tình đồng chí. Lời thơ giản dị nhưng rất thiêng đã khẳng định và ca ngợi tình cảm mới mẻ bắt nguồn từ tình bạn, (cách mạng) tình đồng đội trong chiến đấu.
- Hs tự bộc lộ (Gv) hướng vào cơ sở đã phân tích.
- HS đọc 10 câu thơ tiếp.
? Đọc ba câu thơ đầu em có nhận xét gì về giọng thơ ?
? Em hiểu câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ntn cho đúng?
? Em hiểu từ mặc kệ ở đây ntn?
? Qua đó, em hãy cho biết biểu hiện của tình đồng chí được thẻ hiện trong những câu thơ này là gì ?
? Bẩy dòng thơ cuối cho em biết thêm được gì ở tình đồng chí? 
? Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của các câu thơ?
? Biểu hiện tiếp theo của tình đồng chí là gì?
? Câu thơ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay gợi cho em suy nghĩ gì?
? Qua các câu thơ trên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến hiện lên ntn?
* HS đọc đoạn kết bài thơ .
? Người lính đứng canh gác trong hoàn cảnh thời gian và không gian như thế nào ?
? Cảm giác của em từ không gian và thời gian ấy ?
 ? Trên nền không gian ấy, hiện lên những hình ảnh tiêu biểu nào ?
? Sự gắn kết của ba hình ảnh ấy có ý nghĩa như thế nào ?
?Nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ ở cuối VB "Đầu súng trăng treo"
? Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ này?
? Nhận xét về NT của văn bản này?
? Nêu nội dung chính của bài thơ?
- HS bài thơ -> chọn câu thơ, đoạn thơ yêu thích để nêu cảm nhận. 
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
Chính Hữu (tên Trần Đình Đắc) sinh 1926, quê ở huyện Can Lộc Hà Tĩnh. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000)
2. Tác phẩm: Bài thơ sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
2. Bố cục
- Thể loại: thơ tự do.
- Đoạn 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí.
- Đoạn 2 (10 câu cuối): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
3. Phân tích
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
 "Quê hương anh ...
Làng tôi nghèo ...."
->NT: đối, thành ngữ, hình ảnh gợi tả.
=> Họ đều là người nông dân lao động nghèo khổ, cùng giai cấp.
"Tôi với anh đôi người xa lạ
...chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
-> Hình ảnh sóng đôi.
=>Từ mọi phương trời xa lạ, cùng chung mục đích, lí tưởng đó tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen nhau. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
-> Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.
- Tình cảm hội tụ : "Đồng chí!"
-> Hai tiếng - 1từ - dấu chấm than - một nốt nhấn.
=> Là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ , nó biểu hiện chủ đề , linh hồn của bài thơ. Nó như một câi bản lề gắn kết hai đoạn thơ , khép mở hai ý thơ .Nó vang lên giản dị , mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng , cảm động, khẳng định và ngợi ca tình cảm mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống 
b. Những biểu hiện của tình đồng chí:
- "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
"...mặc kệ gió lung lay".
-> Giọng thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn, như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh.
 -> Hình ảnh ẩn dụ - Giếng nước gốc đa 
=> Cách tự vựơt lên mình, nén tình riêng vì sự nghiệp chung.
-> Cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ nhà, tình cảm lúc lên đường ra trận.
- "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
...chân không giày"
-> Các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực + liệt kê.
=> Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội.
- "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
-> Hình ảnh chân thực, cảm động.
=> Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa những người lính. Họ trao gửi cho nhau tình yêu thương với nhau trong im lặng, họ trao cho nhau, tiếp cho nhau hơi ấm, sức mạnh đó vượt qua mọi gian khổ 
* Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
c. Đoạn kết bài thơ:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: Rừng hoang, sương muối.
- Người lính, khẩu súng, vầng trăng.
-> Gắn kết với nhau vẽ lên một bức tranh đẹp thắm tình đồng chí. Tình cảm ấy là sức mạnh giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, đã sưởi ấm lòng họ nơi chiến trường buốt giá.
- "Đầu súng trăng treo"
-> Là hình ảnh vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
 + "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả
+ Hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả.
+ Súng và trăng: ( ? )
4. Ghi nhớ: sgk.
III- Luyện tập:
-> Đồng chí: cùng chung chí hướng, lí tưởng -> cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng 
=> Đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
- Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ.
- Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
4. Củng cố
Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, đọc thuộc bài thơ.
- Soạn “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
========================================
 Hết tuần 9
Ngày 20 tháng 10 năm 2012 
 Phó hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 van 9.doc