Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 5

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận rõ vai trò của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn hơn.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng lập luận giải thích kết hợp thuyết minh.

3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy đ¬ược tầm quan trọng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Nghiên cứu bài tập

2. Học sinh: - Ôn tập lại kiến thức

C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, thực hành , .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 
Tiết 1 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận rõ vai trò của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn hơn.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng lập luận giải thích kết hợp thuyết minh.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu bài tập
2. Học sinh: - Ôn tập lại kiến thức
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, thực hành , ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của học sinh.
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại lý thuyết 
H: Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn thì ta phải làm gì?
Hoạt động 2: HDHS sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết đoạn văn trong đề văn thuyết minh
- GV nêu đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá
H: Đề bài trên yêu cầu ta thuyết minh vấn đề gì?
* Gv cho học sinh viết phần mở bài 
- Gv gọi học sinh đọc đoạn mở bài 
- Tổ chức cho Hs góp ý, bổ sung, sửa chữa.
* Gv cho học sinh viết 2 đoạn văn phần thân bài
- Gv gọi học sinh đọc, nhận xét việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Tổ chức cho học sinh góp ý, bổ sung, sửa chữa.
H: Qua phần thực hành trên, em hãy cho biết vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
- Gv nhận xét, đánh giá chung và chốt lại về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
I. Lý thuyết:
- Biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn hơn.
II. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Đề bài:
- Thuyết minh về chiếc nón lá
2. Viết đoạn văn:
- Học sinh thực hành viết đoạn văn
4. Củng cố: 
- GV đọc một số đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật cho học sinh tham khảo.
5. Dặn dò:
 	- Chuẩn bị lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về con trâu
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 2 Ngày soạn: 
Tiết 2 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: - HS vận dụng kiến thức đã học: Kết hợp thuyết minh với giải thích, thuyết minh với miêu tả để viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng lập luận, miêu tả.
3. Thái độ: - Có ý thức tự lập khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đề bài, dàn bài
2. Học sinh: - Ôn lại một số bài văn thuyết minh 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
H: Theo em đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Sự hiểu biết về con trâu
- Nó gắn bó với đời sống nông dân Việt Nam như thế nào?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
H: Đối với đề bài này thì mở bài em cần giới thiệu như thế nào?
H: Qua môn sinh học em hãy cho biết trâu là động vật thuộc bộ gì? Có đặc điểm sinh học gì?
H: Em hãy trình bày một số tác dụng mà trâu đã đem lại cho con người ?
H: Trâu gắn bó với tuổi thơ của em ở nông thôn ra sao (cưỡi trâu thổi sáo)
H: Thái độ tình cảm người dân Việt Nam đối với trâu. Tìm bài ca dao nói về tình cảm người lao động với trâu?
* Đề bài: Em hãy thuyết minh “Con Trâu ở làng quê Việt Nam”.
1. Tìm hiểu đề:
- Trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.
2. Lập dàn ý:
Mở bài:
 - Con trâu đã gắn bó mật thiết với đời sống người nông dân Việt Nam. 
VD: Con trâu là hình ảnh quen thuộc trên những cánh đồng của nước ta từ Nam ra Bắc....
* Thân bài:
a. Cấu tạo sinh học của trâu:
- Thuộc bộ guốc chẵn (4 chân)
- Đặc điểm sinh học: Nhai lại.
- Lông màu xám, thân hình to, sừng hình lưỡi liềm.
b. Trâu có tác dụng gì trong đời sống người nông dân Việt Nam: 
- Kéo cày, cho thịt
- Tham gia vào một số lễ hội lớn như: Lễ hội đâm trâu ở Tây nguyên, cưỡi trâu thổi sáo.
* Kết bài:
- Con trâu là người bạn thân thiết của nhà nông.
- Đưa vào bài ca dao:
 " Trâu ơi ta bảo trâu này
........................................."
4. Củng cố: 
- Giáo viên lưu ý: Khi làm bài viết cần kết hợp yếu tố thuyết minh vào bài làm.
	5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, triển khai theo các bước của dàn bài đã hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại (tt)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 3 Ngày soạn: 
Tiết 3 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Nắm kĩ hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và phương châm giao tiếp.
- Hiểu sâu hơn nội dung: vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ. 
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng phương châm hội thoại trong các tình huống giao tiếp một cách linh hoạt.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh giao tiếp có văn hoá, lịch sự.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu bài dạy.
2. Học sinh: - Xem lại lý thuyết và bài tập trang 38
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, đàm thoại, phân tích 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
H: Giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp có quan hệ với nhau như thế nào?
H: Vì sao có những trường hợp người nói không tuân thủ phương châm về hội thoại?
*Giáo viên chốt lại kiến thức cần ghi nhớ
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Gv gọi học sinh đọc bài tập 1
H: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên hướng dẫn, sửa chữa cho học sinh trung bình, yếu
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 2
- Học sinh xác định yêu cầu bài tập 2
H: Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt đã không tuân thủ phương châm nào trong giao tiếp?
H: Đặt trong tình huống này việc không tuân thủ phương châm lịch sự có phù hợp với tình huống giao tiếp không?
Bài tập 3: Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ sau và cho biết các câu thành ngữ đó vi phạm phương châm hội thoại nào?
I. Lý thuyết
* Phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp: Người nói nắm được đặc điểm tình huống giao tiếp:
 + Nói với ai? Nói khi nào?
 + Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích?
* Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: 
 + Không biết chính xác thông tin đúng hay sai nên phải trả lời một cách chung chung.
 + Vì đã nói điều mà mình tin là không đúng. Nhưng đó là một việc làm nhân đạo và cần thiết.
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Không tuân thủ phương châm cách thức.
- Cách nói của ông bố và cậu bé là mơ hồ.
Bài tập 2:
- Không tuân thủ phương châm về lịch sự
- Không phù hợp với tình huống giao tiếp. Lưu ý: Thường khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà. Sau đó mới đề cập đến chuyện khác.
Bài tập 3:
- Nói băm nói bổ: Nói nhiều và lời nói thô bạo, thiếu suy nghĩ -> Vi phạm phương châm lịch sự
- Nói như đấm vào tai: Là lời nói vừa to vừa ngang ngạnh làm người nghe khó chịu. -> Vi phạm phương châm lịch sự
- Điều nặng, điều nhẹ: Lời nói trách móc thể hiện sự bất ổn trong quan hệ -> Vi phạm phương châm lịch sự
- Nöa óp, nöa më: nãi kh«ng rõ rµng, khã hiểu.
-> Vi phạm phương châm quan hệ
- Måm loa, mÐp gi¶i: nãi nhiÒu lêi, bÊt chÊp ®óng sai. -> Vi phạm phương châm lịch sự và phương châm về chất
- Nãi nh­ dïi ®ôc chÊm m¾m c¸y: nãi th« thiÓn, kÐm tÕ nhÞ. -> Vi phạm phương châm lịch sự
4. Củng cố: 
H: Xây dựng tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận?
	5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 4 Ngày dạy: 
 Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Giúp các em ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu 
2. Học sinh: - Xem lại cách tóm tắt văn bản tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, luyện tập...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta phần chuẩn bị của học sinh
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS ôn lại mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
H: Tại sao phải tóm tắt tác phẩm tự sự?
H: Hãy nêu các tình huống trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự?
Hoạt động 2: HDHS thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
* Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao và văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri
H: Em hãy nêu các sự việc chính của văn bản Lão Hạc và “Chiếc lá cuối cùng”?
- Hướng dẫn học sinh gợi nhớ và nêu các sự việc, nhân vật chính trong 2 văn bản đã học.
H: Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã nêu trên, em hãy viết 2 văn bản tóm tắt 2 tác phẩm trên, mỗi bản tóm tắt không quá 15 dòng.
- Giáo viên hướng dẫn, sửa câu văn cho từng học sinh.
- Gọi 3 học sinh đọc bài tóm tắt 
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét và ghi điểm.
- Giáo viên thu các bài còn lại chấm điểm
- Hs thảo luận và tóm tắt vào vở
* Giáo viên cho học sinh thực hành luyện nói kể lại một câu chuyên đã diễn ra trong cuộc sống mà bản thân em đã nghe hoặc đã chứng kiến.
- Học sinh, giáo viên nhận xét và ghi điểm. Khuyến khích các em mạnh dạn nhất là các em còn rụt rè.
I. Lý thuyết
- Tóm tắt tác phẩm tự sự giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

Bài 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” đảm bảo các ý:
1. Con trai lão không có tiền cưới vợ đi đồn điền cao su.
2. Lão sống với con chó vàng.
3. Sau trận ốm nặng Lão bán chó
4. Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và giữ lại 30 đồng lo liệu ma chay.
5. Lão tự tử bằng bã chó
Bài 2: Tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
- Học sinh viết đoạn văn
Bài 3: Học sinh thực hành kể
4. Củng cố: 
- Yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới: “Sự phát triển của từ vựng"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 
Tiết 5 Ngày dạy:
 Tiếng Việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Ôn lại các cách phát triển từ vựng của Tiếng Việt là nhờ: tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích, chỉ ra các cách phát triển từ vựng của Tiếng Việt thông qua các bài tập.
3. Thái độ: - Tự hào về vốn tiếng Việt và sử dụng từ ngữ mượn một cách có chọn lọc.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV.
2. Học sinh: Ôn lại lý thuyết qua ghi nhớ
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, gợi mở, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập chuẩn bị
	 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS nhắc lại các cách phát triển vốn từ ngữ trong tiếng Việt
H: Muốn tăng thêm số lượng từ vựng ta phải sử dụng biện pháp gì ?
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
H: Cho các mô hình sau à cấu tạo thêm từ mới: x + trường (ví dụ: nông trường ), x + hoá (ô xi hoá)
- Học sinh thực hành trên bảng
H: Giải nghĩa của một số từ mới sau đây: bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, đường cao tốc?
Bài tập 3: 
- Học sinh xác định yêu cầu bài tập 3
H: Tìm những từ mượn của tiếng Hán và những từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu?
* Giáo viên cho học sinh thảo luận vấn đề: “Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không?”
I. Lý thuyết: 
- Các cách phát triển vốn từ ngữ trong tiếng Việt:
 + Tạo từ ngữ mới
 + Mượn từ tiếng nước ngoài
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Công trường, chiến trường, ngư trường, thương trường.- Lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá.
Bài tập 2:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đôi thoại trực tiếp với nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ.
- Đường cao tốc: đường dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
Bài tập 3: 
- Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
- Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: ô-tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, ca- nô, xà phòng.
Bài tập 4: Thảo luận, nêu ý kiến tranh luận: Từ vựng của một ngôn ngữ không thể thay đổi bởi ngôn ngữ luôn vận động và thay đổi theo sự vận động của xã hội.
4. Củng cố: 
H: Có những cách nào để phát triển từ vựng Tiếng Việt?
	5. Dặn dò: 
 	- Xem lại nội dung bài học cần nhớ và chuẩn bị bài: Thuật ngữ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1-tuan5.doc