Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường THCS Thanh Hương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường THCS Thanh Hương

Tiết: 1 - PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Trích)

 - Lê Anh Trà -

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa

truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn

luyện theo gương Bác.

 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tim hiểu, phân tích VB nhật dụng.

B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.

C. Tiến trình bài giảng:

* Ôn định tổ chức.1(phút)

* Kiểm tra bài: 5(phút)

 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3-Bài mới: Giới thiệu bài:1(phút)

 Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh,

giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong

cách sống và làm việc của Bác.

 

doc 324 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 9 - Trường THCS Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14-08-2011
Ngày dạy: 15/08/2011 
Tiết: 1 - Phong cách Hồ Chí Minh (Trích)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tim hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Chuẩn bị:	- Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình bài giảng:
* Ôn định tổ chức.1(phút)
* Kiểm tra bài: 5(phút)
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:1(phút)
	ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, 
giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong 
cách sống và làm việc của Bác.
 Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản 15(phút)
- Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình
 tĩnh, khúc triết (GV đọc mẫuàHS đọc).
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
? Dựa vào phần chú thích (SGK-7) hãy 
giải thích ngắn gọn các từ khó?
? Xác định kiểu văn bản cho văn bản này?
? Văn bản được chia làm mấy phần?
Nêu nội dung chính của từng phần?
- Một học sinh đọc lại đoạn 1.
? Trong đoạn văn này tác giả đã khái 
quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như
thế nào? (Thể hiện qua câu văn nào?).
? Nhận xét gì về cách viết của tác giả?
? Tác dụng của biện pháp so sánh, kể và
bình luận ở đây?
? Bác có được vốn văn hoá ấy bằng những 
con đường nào?
Cách tiếp thu của Bác có gì đặc biệt?
? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn
hoá Hồ Chí Minh là gì?
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả
trong đoạn này? tác dụng?
 Hoạt động 2:8(ph)
(Thực hiện ở tiết sau).
I- Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc, kể tóm tắt:
2- Tìm hiểu chú thích (SGK7):
- Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, không 
dự định trước.
- Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ,
bày vẽ.
3- Bố cục:
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- Văn bản trích chia làm 3 phần:
+Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của 
phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”
Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách 
sống và làm việc của Bác Hồ.
+Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng
định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
II- Phân tích văn bản(15phut)
1- Con đường hình thành phong cách văn
hoá Hồ Chí Minh:
- Vốn tri thức văn hoá của Bác: “Có thể nói
 ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các 
dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới
 sâu sắc như Hồ Chí Minh.
à So sánh một cách bao quát đan xen
giữa kể và bình luận.
à Khẳng định vốn tri thức văn hoá của
Bác rất sâu rộng.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng,
Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp
súc với nhiều nền văn hoá. Cụ thể là:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại
quốc:
à Nắm vững phương tiện giao tiếp là
ngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọng
để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các
dân tộc trên thê giới.
 + Học trong công việc, trong lao động ở
mọi lúc, mọi nơi (“Làm nhiều nghề khác
nhau”).
+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật
đến một mức khá uyên thâm”àHọc hỏi
tìm hiểu đến mức sâu sắc.
+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn
hoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay”àTiếp
thu có chọn lọc.
+ “Phê phán những tiêu cực của CNTB”
à “Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã
nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc 
để trở thành một nhân cách rất Việt Nam
 rất hiện đại”.
à Đó chính là điều kỳ lạ vì Người đã tiếp
thu một cách có chọn lọc những tinh hoa
văn hoá nước ngoài. Trên nền tảng văn
hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng
quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại, giữa phương Đông và phương
Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tếàNghệ
thuật đối lập
=>Phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp hài
hoà 
*Củng cố:
- Hệ thống bài học.
Bài tập: Nêu những biểu hiện của sự kết
hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân
tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh?
* Dặn dò: Hướng dẫn về nhà: Học bài + soạn tiếp 
Bài tập mở rộng: Qua việc tìm hiểu về việc tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em có liên hệ gì đến việc tiếp nhận văn hoá nhân loại trong thời kỳ bùng nổ thông tin của thế hệ trẻ hiện nay?
 Ngày soạn :15-08-2011
Ngày dạy: 16-08-2011
Tiết 2 - Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 2. Tư tưởng: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
 3. Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh ảnh, các bài viết về Bác theo chủ đề.
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về Bác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình bài giảng:
	1-Tổ chức:1(ph)
	2-Kiểm tra:5(ph)
	- Câu hỏi: Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
	 Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
	(Tiếp tục tìm hiểu văn bản).
 Hoạt động 1: Đọc, hiểu văn bản:
- Một học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3.
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?
? Phong cách sống của Bác được tác giả
đề cập tới ở những phương tiện nào? 
Cụ thể ra sao?
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị
của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các
văn bản thơ khác).
? Học sinh liên hệ với những bài viết đã
sưu tầm được.
? Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, 
cách viết của tác giả?
? Phân tích hiệu quả của các biện pháp
nghệ thuật trên?
? Theo tác giả, lối sống của Bác chúng
ta cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
? Để giúp bạn đọc hiểu biết một cách 
sâu và sát vấn đề, tác giả đã sử dụng các 
biện pháp nghệ thuật gì?
? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ
thuật?
? Nêu cảm nhận của bản thân khi học
xong văn bản này?
 *Hoạt động 2: Tổng kết, ghi nhớ : 6(ph)
? Những đặc sắc về nghệ thuật của văn
bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản?
- Hai học sinh đọc ghi nhớ
 *Hoạt động 3:8(ph)
- Giáo viên hệ thống bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 
bài tập 2 (Sách bài tập).
- Hướng dẫn học sinh về nhà.
I- Tiếp xúc văn bản:
II- Phân tích văn bản: (Tiếp)
2-Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh:25(ph)
- Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao
của Người.
+ Nơi ở, nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ” “Chỉ vẹn vẹn có vài phòng 
tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và 
ngủ đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ”.	
+ Trang phục: “Bộ quần áo bà ba nâu”
 “Chiếc áo trấn thủ”.
 “Đôi dép lốp thô sơ”
+ Tư trang: “Tư trang ít ỏi, một chiếc vali
con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”.
+ Việc ăn uống: “Rất đạm bạc”
Những món ăn dân tộc không cầu kỳ “Cá
kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối”.
à Nghệ thuật: Dẫn chứng tiêu biểu, kết 
hợp lời kể vớibình luận một cách tự nhiên,
nghệ thuật đối lập (Chủ tịch nước mà hết 
sức giản dị).
=>Nổi bật nét đẹp trong lối sống của Bác.
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước
đây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) –
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam
+ “Không phải là một cách tự thần thánh
hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời”.
+ Đây cũng không phải là lối sống khắc
khổ của những con người tự vui trong cảnh
nghèo khó.
+ Là lối sống thanh cao, một cách bồi bổ cho tinh thần sảng khoái, một quan niệm thẩm mỹ (Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
àNghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận, so sánh, dẫn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
dùng các loạt từ Hán Việt (Tiết chế, hiền
triết, thuần đức, danh nho di dưỡng tinh 
thần, thanh đạm, thanh cao,)
=> Cảm nhận sâu sắc nét đẹp trong lối 
sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Giúp người đọc thấy được
sự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triết
của dân tộc.
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
2- Nội dung: 
- Con đường hình thành phong cách văn 
hoá Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
3- Ghi nhớ: (SGK8)
 HS đọc SGK
Củng cố, 
1-Bài tập 1:(SGK8): Kể lại những câu chuyện
về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
2-Bài tập 2: Tìm dẫn chứng để chứng minh
Bác không những giản dị trong lối sống
mà còn giản dị trong nói, viết.
Dặn dò - Học bài
 - Chuẩn bị bài “Các phương pháp hội thoại”
Bài tập mở rộng: Em nhận thức được những gì qua việc tìm hiểu văn bản này? Hãy trình
 bày bằng một bài văn Nghị luận ngắn.
Ngày soạn: 15 -8- 2011
Ngày dạy: 17-08-2011
Tiết 3 - Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương chậm về chất.
 2. Thái độ: Tự giác học tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 3. Kỷ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:
	- Học sinh: chuẩn bị bài 
C. Tiến trình bài giảng:
	1-Tổ chức:1 ph
2-Kiểm tra:	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.5 ph
3-Bài mới: Giới thiệu bài:2 ph
Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
* Hoạt động 1: Bài học:
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu theo HĐ:10
* Ví dụ 1: Đoạn đối thoại.
- Hai học sinh đọc.
? Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời
“ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng
điều mà An cần biết không? Vì sao?
à Câu trả lời không làm cho An thoả mãn 
vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba học
bơi ở địa điểm nào “ở đâu?” chứ không phải
An hỏi bơi là gì?
? Ba cần trả lời như thế nào?
à Câu trả lơi, ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơi
của Nhà máy nước”.
? Từ đây, em rút ra được bài học gì về giao tiếp?
àKhi nói, câu nói phải có nội dung đúng với
yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn
những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
* Ví dụ 2: Truyện cười “Lợn cưới, áo mới”. 
- Hai học sinh đọc, kể lại truyện.
? Vì sao truyện lại gây cười?
àTruyện gây cười vì cách nói của hai nhân vật.
? Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải
hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ
biết được điều cần hỏi và trả lời?
àLẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào
chạy qua đây không?”
- Trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợn
nào chạy qua đây cả!”
Như vậy, các nhân vật ở đây nói nhiều hơn
những gì cần nói.
? Qua ví dụ này, hãy cho biết khi giao tiếp ta
cần phải tuân thủ yêu cầu gì?
àTrong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn 
những gì cần ... u
*Hoạt động 4:củng cố dặn dò
-Hệ thống bài:*Sử dụng phiếu học tập
 Câu hỏi: Từ “tót” hay ở chỗ nào?
 +Nhắc lại nội dung vừa phân tích
-Hướng dẫn học sinh về nhà:
 +Tìm hiểu phần còn lại
Ngày Soạn:3/10 
Tiết:37 Mã Giám Sinh mua Kiều(t2)
Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du
A-Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS thấy được bộ mặt thật của Mã Giám Sinh, một tên buôn người khoác áo thanh lịch và thực chất của cuộc mua bán
-Nguyễn Du mỉa mai, khinh bỉ MGS nhưng ông bộc lộ kín đáo, cố gắng để nhân vật tự bộc lộ bản chất
-Củng cố và rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động
B-Chuẩn bị:Phiếu học tập
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1:Khởi động
1.Tổ chức :
2.Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và nêu nhận xét về Mã Giám Sinh khi hắn mới đến nhà Kiều?
3. Bài mới:
*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản
Đọc lại đoạn trích
Trong màn kịch mua bán có những nhân vật nào?
Tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào?
Mụ mối có những hành động lời nói như thế nào? Em có nhận xét gì về mụ?
Mã Giám Sinh đặt vấn đề mua Kiều như thế nào?Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề đó?
Việc ngã giádiễn ra như thế nào?Phân tích hành động(cò kè) ngã giá của Mã Giám Sinh và kết quả của việc thoả thuận?
? Trong việc mua bán này Mã Giám Sinh
là con người như thế nào?
Đọc bốn câu cuối-bốn câu thơ đó nói lên điều gì?
IV-Phân tích:
2. Cuộc mua bán:
*Thuý Kiều:
-Bước đi một bước, lệ mấy hàng
Ngại ngùngbuồn như cúc, gầy như mai
->Nghệ thuật so sánh,Kiều vô cùng đau đớn xót xa
-Mụ mối:
Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cungthử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=>Mụ sành sỏi trong việc mua bán người
mụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời
-Mã Giám Sinh:
+Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
=>Lời nói tỏ vẻ văn hoa nhưng thái độ lại thực dụng
+nghìn vàng-cò kè bớt một thêm hai
giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
=>cò kè: mặc cả, thêm bớt-vô nhân đạo khi dùng với con người, đau đớn khi dùng cho con người
*Mã Giám Sinh là một con người keo kiệt hắn lợi dụng,bắt bí để trả với giá rẻ nhất.Hắn bộc lộ bản chất của một tên lái buôn, một kẻ vô nhân đạo
-Canh thiếp, nạp thái vu quy
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
=>Việc cưới xin-thực chất là mua bán đã xong, tất cả do đồng tiền quyết định.
V.Tổng kết:
-Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt 
-Nội dung:
Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ loại người như hắn và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị
*Hoạt động 3:Luyện tập
Thảo luận nhóm: câu hỏi 
1.Em đọc được từ văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều:
a, Một tính cách và một thân phận nào của con người?
b, Từ đó cho thấy một thực trạng xã hội như thế nào?
c,Thái độ và tình cảm của Nguyễn Du khi kể lại sự việc này?
2. Trong cuộc mua bán này, Kiều hiện lên như một giá trị đẹp bị lăng nhục. Em có nghĩ như thế không?
*Phiếu học tập:
Trắc nghiệm:
1.Cách ăn mặc của Mã Giám Sinh cho em suy nghĩ gì?
a, Một chàng phong lưu nho nhã.
b, Một kẻ trai lơ, giả dối.
c, Một người đứng đắn lịch sự.
d, Một người bóng bẩy hào nhoáng.
2,Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để tả Mã Giám Sinh?
a, Lý tưởng hoá nhân vật.
b, Ước lệ.
c, Khái quát hoá nhân vật.
d, Tả thực.
3,Cụm từ nào trong câu nói của Mã Giám Sinh mâu thuẫn với lời giới thiệu của bà mối?
a, Cũng gần.
b, Huyện Lâm Thanh.
c, Mã Giám Sinh.
d. Mua ngọc.
4, Câu thơ “Đắn đo cân sắc cân tài” được tác giảdùng nghệ thuật nào?
ẩn dụ,
Hoán dụ 
Thậm xưng,
Nói tránh.
5.Tâm trạng của Kiều bộc lộ trong đoạn trích là gì?
a, Chán nản buông xuôi,
b. Nhẹ nhõm vì đã bán mình cứu cha và em.
c. Căm giận Mã Giám Sinh.
d, Ngại ngùng, e lệ, đau đớn xót xa,
*Hoạt động 4:Củng cố , dặn dò
Đọc thêm: 
Sao Trời giở thói đa đoan?
Giai nhân nỡ để lên bàn cân đo!
Cũng giao giá cũng ỡm ờ.
Cò kè thêm bớt bày trò con buôn.
Nghìn năm sau hẳn vẵn còn
Rùng mình ghê tởm chuyện buồn bán mua!
*Hướng dẫn về nhà:
Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích vừa học
-Chuẩn bị bài mới:
+Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
+Tóm tắt cốt truyện Lục Vân Tiên
+Soạn bài :
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 
Tuần 9 
Ngày Soạn: 10/10
Tiết 41: Lục vân tiên gặp nạn
 	(Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu –
A.MỤC TIấU BÀI HỌC:
Giỳp học sinh: - Qua phõn tớch sự đối lập giữa cỏi thiện và cỏi ỏc trong đoạn thơ, nhận biết được thỏi độ tỡnh cảm và lũng tin của T/g gửi gắm với những người lao động bỡnh thường.
- Tỡm hiểu và đỏnh giỏ nghệ thuật sắp xếp tỡnh tiết và nghệ thuật ngụn ngữ trong đoạn trớch.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Truyện "Lục Võn Tiờn" + tranh chõn dung Đồ Chiểu
- H/s: Tỡm đọc VB "Truyện Lục Võn Tiờn"
C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
*Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
- Cõu hỏi: Đọc thuộc lũng và diễn cảm Vb trớch "Lục Võn Tiờn cứu Kiều Nguyệt Nga"
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
- Hướng dẫn H/s đọc: to, rừ, đỳng nhịp thay đổi giọng đọc cho phự hợp với nhõn vật
->Nhận xột
?Cho biết vị trớ của đoạn trớch?
?Xỏc định bố cục của VB?(trớch) nờu nội dung chớnh của từng phần?
?Cho biết chủ đề của đoạn trớch?
- 1 H/s đọc lại 8 cõu thơ đầu 
?Cho biết hoàn cảnh của Lục Võn Tiờn lỳc này?
?Lục Võn Tiờn gặp Trịnh Hõm, cú lời nhờ Trịnh Hõm giỳp đỡ. Trịnh Hõm đó giỳp đỡ bạn ntn?
?Nhận xột về việc làm của Trịnh Hõm?(liệu đú cú phải là hành động bộc phỏt?)
?Hóy chỉ ra nguyờn nhõn dẫn tới hành động của Trịnh Hõm?
- Gv diễn giảng thờm.
?Giải thớch vỡ sao ngay cả khi Võn Tiờn bị mự loà mà hắn vẫn hóm hại bạn mỡnh?
?Trịnh Hõm hiện lờn ở đõy là con người ntn?
?Nhận xột về giỏ trị nghệ thuật của đoạn thơ?
-> Sắp xếp hợp lớ cỏc tỡnh tiết, hành động nhanh, lời thơ mộc mạc.
?Võn Tiờn bị Trịnh Hõm đẩy xuống song, chàng đó được ai cứu giỳp?
?Tỡm những cõu thơ cho thấy sự giỳp đỡ của gia đỡnh ụng Ngư với LVT?
?Nhận xột về từ ngữ trong 2 cõu thơ?
?2 cõu thơ cho em biết việc làm của gia đỡnh ụng Ngư ntn?
T/c gia đỡnh ụng Ngư dành cho LVT là T/c ntn?
?Sau khi cứu sống LVT, gia đỡnh ụng Ngư cũn giỳp LVT những gỡ?
?Qua những việc làm gia đỡnh ụng Ngư đối với LVT, em thấy họ là người ntn?
?Cuộc sống của gia đỡnh ụng Ngư được MT qua những cõu thơ nào?Nhận xột về lời thơ, hỡnh ảnh?
?Cảm nhận cuộc sống của em về gia đỡnh ụng Ngư?
?Qua cuộc sống của ụng Ngư, Nguyễn Đỡnh Chiểu muốn gửi gắm khỏt vọng gỡ?
?Qua nhõn vật ụng Ngư, Nguyễn Đỡnh Chiểu gửi gắm điều gỡ về con người và cuộc đời?
I.Tiếp xỳc văn bản:
1.Đọc - kể túm tắt:
2. Tỡm hiểu chỳ thớch: SGK/120
- Thuộc phần 2 của truyện
- Võn Tiờn và tiểu đồng bị Trịnh Hõm hóm hại do đố kị, ghanh ghột tài năng của Võn Tiờn.
3.Bố cục:
2 phần: + 8 cõu đầu: Trịnh Hõm hóm hại Võn Tiờn
 + Cũn lại: Võn Tiờn được cứu giỳp
- Chủ đề: Sự đối lập giữa cỏi thiện và cỏi ỏc.
II.Phõn tớch VB.
1.Tội ỏc của Trịnh Hõm.
- Hoàn cảnh của Lục Võn Tiờn: tiền hết, mự loà, bơ vơ nơi đất khỏch.
- Trịnh Hõm đó "giỳp đỡ" Lục Võn Tiờn
"Đờm khuya lặng lẽ như tờ
khi ấy ra tay
Võn Tiờn bị ngó xụ ngay xuống vời
giả tiếng kờu trời
lấy lời phụi pha"
-> việc làm cú sự sắp xếp, chuẩn bị, mưu tớnh trước sau (lừa tiểu đồng vào rừng trúi lạira núi với Võn Tiờn rằng tiểu đồng bị cọp vồ. Hắn đưa Võn Tiờn lờn thuyền rồi hứa đưa bạn về quờ nhà, sau đú hắn ra tay hóm hại bạn)
- Nguyờn nhõn: tớnh đố kị, ganh ghột tài năng, lo cho con đường tiến thõn của mỡnh
(ngay từ khi mới gặp nhau, kết bạn với nhau thấy Võn Tiờn tài cao, Trịnh Hõm đó cú thỏi độ: 
"Kiệm, Hõm là đứa so đo
Thấy Tiờn dường ấy õu lo trong lũng
Khoa này Tiờn ắt đầu cụng
Hõm dầu cú đậu cũng khụng xong rồi")
- Dự bạn đó mự song Trịnh Hõm vẫn ra tay hóm hại, chứng tỏ sự độc ỏc dường như đó ngấm vào mỏu thịt hắn, đó trở thành bản chất con người hắn.
=>Trịnh Hõm: độc ỏc, bất nhõn (đang tay hóm hại con người đang cơn hoạn nạn), bất nghĩa (Võn Tiờn là bạn của hắn), mưu mụ, xảo quyệt.
2. Việc làm nhõn đức và nhõn cỏch cao cả của ụng Ngư:
- Được Giao Long "dỡu đỡ"
- Được ụng Ngư và gia đỡnh cứu sống
- Hối con vầy lửa một giờ
ễng hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày"
-> từ ngữ mộc mạc, khụng gọt đẽo, trau chuốt
-> kể lại sự việc
=> cả nhà dường như nhốn nhỏo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Võn Tiờn, mội người một việc. Đú chớnh là tỡnh cảm chõn thành của gia đỡnh ụng Ngư đối với người bị nạn.
- Biết tỡnh cảnh khốn khổ của Võn Tiờn :
+ ễng Ngư sẵn lũng cưu mang chàng
Ngư rằng: "Người ở cựng ta
Hụm nay hẩm hút với già cho vui"
+ Khụng hề tớnh toỏn đến cỏi ơn cứu mạng mà Võn Tiờn chẳng hề bỏo đỏp:
"lũng lóo chẳng mơ
Dối lũng nhơn nghĩa hỏ chờ trả ơn"
-> Tấm lũng bao dung, nhõn ỏi, hào hiệp của ụng Ngư đối lập với tớnh ớch kỉ, nhỏ nhen, độc ỏc của Trịnh Hõm.
- Cuộc sống của Ngư ụng:
"Rày roi mai vịnh vui vầy
Tắm mưa chải giú trong vời Hàn gia ng"
-> lời thơ thanh thoỏt, uyển chuyển, hỡnh ảnh thơ đẹp, gợi cảm
=> Cuộc sống phúng khoỏng, hoà nhập bầu bạn với thien nhiờn. Đú là cuộc sống trong sạch, ngoài vũng danh lợi, hoàn toàn xa lạ với những toan tớnh nhỏ nhen, ớch kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng trà đạp lờn đạo đức, nhõn nghĩa.
- Lời núi về cuộc sống của mỡnh của Ngư ụng chớnh là tiếng lũng của Nguyễn Đỡnh Chiểu: khỏt vọng về một cuộc sống tốt đẹp. một lối sống đỏng mơ ước đối với con người.
(tác giả như nhập thõn vào nhận vật ụng Ngư)
* Nguyễn Đỡnh Chiểu gửi gắm khỏt vọng vào niềm tin về cỏi thiện vào con người lao động bỡnh thường, bộc lộ quan điểm nhõn dõn tiến bộ. ễng hiểu cỏi xấu, cỏi ỏc thường lẩn khuất sau những mũ cao, ỏo dài của bọn ngời cú địa vị cao sang, nhưng vẫn cũn những cỏi đẹp, đỏng kớnh trọng, đỏng khao khỏt, tụn tại bền vững nơi những con người nghốo khổ mà nhõn hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ
Ngụn ngữ đặc sắc về nghệ thuật của VB?
1. Nghệ thuật:
- Cỏch sắp xếp cỏc tỡnh tiết hợp lớ, diễn biến hành động nhanh gọn.
- Lời thơ mộc mạc, giản dị
- Hỡnh ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xỳc
2. Nội dung: Sự đối lập giữa cỏi thiện và cỏi ỏc, giữa nhõn cỏch cao cả và những toan tớnh thấp hốn, đồng thời thể hiện thỏi độ quý trọng và niềm tin của T/g với nhõn dõn lao động 
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ
- Gv hệ thống bài
- Hướng dẫn H/s làm bài
- Trỡnh bày trước lớp
- Hướng dẫn H/s về nhà học bài.
- Tội ỏc của Trịnh Hõm
- Việc làm nhõn nghĩa và nhõn cỏch cao cao đẹp của ụng Ngư.
- Cỏc nhõn vật thiện: ễng Ngư, ụng Tiều, chỳ tiẻu đồng, bà lóo dệt vải trong rừng.
-> họ là những con người nghốo khổ mà nhõn hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài
- Học bài: Học thuộc đoạn trớch
- Soạn: + Bài chương trỡnh địa phương phần văn
 + Tổng kết về từ vựng
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 1112 CKTKN.doc