Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm 2010

ĐỌC - HIỂU : ĐỒNG CHÍ Tiết : 46

 Chính Hữu

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Kiến thức :

 + Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ : Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

 + Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

- Kĩ năng :

+ Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

+ Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

+Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

- Thái độ :

+ Chân trọng tình cảm đồng đội, đồng chí, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

II - CHUẨN BỊ :

- Giáo viên :

Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài .

- Học sinh :

Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.)

III - PHƯƠNG PHÁP :

- Thuyết trình , Đọc

- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ;

- Nêu và giải quyết vấn đề , Thảo luận

IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1- Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph)

 - Sự đối nghịch giữa thiện và ác trong đoạn trích” Lục Vân Tiên gặp nạn” được biểu hiện qua những hành động nào ?

- Hãy nêu nhận xét của em về đoạn trích thơ tự sự này ?

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 10 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21 / 10 / 2010	× Năm học 2010 – 2011 Ø	Tuần : 10 
ĐỌC - HIỂU :	ĐỒNG CHÍ Tiết : 46 
	 Chính Hữu 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
	+ Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ : Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 	+ Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
- Kĩ năng :
+ Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
+ Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
+Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
- Thái độ :
+ Chân trọng tình cảm đồng đội, đồng chí, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
- Thuyết trình , Đọc 
- Vấn đáp: tái hiện ; giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề , Thảo luận
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
 - Sự đối nghịch giữa thiện và ác trong đoạn trích” Lục Vân Tiên gặp nạn” được biểu hiện qua những hành động nào ?
- Hãy nêu nhận xét của em về đoạn trích thơ tự sự này ?
3- Bài mới :
Ø HĐ 1 a - Giới thiệu bài : 
 -Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : Thuyết trình
 -Thời lượng : 1p
è Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn các tác phẩm viét về người lính CM thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh có tính ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ trượng phu như “ Tây Tiến “ của Quang Dũng,. . . 
Nhưng trong bài “Đồng chí “của Chính Hữu lại mở ra một khuynh hướng khác, viết về quần chúng kháng chiến. Đó là cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu : Tìm hiểu tác giả - tác phẩm, và cấu trúc của bài thơ .
-Phương pháp: Đọc sáng tạo - cảm nhận ban đầu , Vấn đáp, giải thích .
-Thời lượng : 10 ph
* Đọc bài thơ và tìm hiểu các chú thích (sgk / 129 )
1 - Tác giả :
2 - Tác phẩm :
- Xuất xứ : 
- Chính Hữu viết bài thơ Đồng Chí vào đầu năm 1948 . Bài thơ là kết quả trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ của t/g với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc (1947)
- Nội dung chính : 
- Bài thơ nói về tình đồng chí , đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính CM. Đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp .
à Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí đồng đội của mình.
? Tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ . 
GV Gợi dẫn -> 
- Bài thơ theo thể tự do. 
- Cả bài thơ là một mạch cản xúc , tập trung thể hiện : Vẻ đẹp và sức mạnh tình đồng chí , đồng đội của người lính.
- Mỗi đọan, sức nặng của tư tưởng cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ cuối (dòng 7,17,20) gây ấn tượng sâu đậm .
I- Tác giả - Tác phẩm :
 - Sinh 1926, Can Lộc, Hà Tĩnh .
 - Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội – những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Bài thơ được viết vào đầu năm 1948.
- Nội dung chính :
 Vẻ đẹp và sức mạnh tình đồng chí , đồng đội của người lính.
- Bố cục : 3 khổ
a/- Sự lí giải về cơ sở của tình đ/c.
b/- Những biểu hiện của tình đ/c.
c/- Hình tượng người chiến sĩ 
Ø HĐ 3 : II – Tìm hiểu chi tiết văn bản 
-Mục tiêu : Hs nắm được : Cở sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp
-Phươngpháp : Đọc-tri giác ngôn ngữ nghệ thuật,Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích
-Thời lượng : 10 ph
Cho Hs đọc đoạn 1. (7 câu thơ đầu)
? Từ hiểu nghĩa ở chú thích (1) sgk , Qua đọan 1 của bài thơ, Em thấy tình đồng đội, đồng chí của người lính CM bắt nguồn sâu xa từ đâu?
F 6 dòng thơ đầu nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính CM . Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó, cùng chung một giai cấp, cùng chung một nhiệm vụ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn .
? Sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó, Tác giả đã giới thiệu quê hương của 2 chiến sĩ (tôi và anh) ntn ?
 Quê hương anh nước mặn đồng chua, 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
 F Họ đều xuất thân từ nông thôn, từ các miền quê đồng bằng. trung du khác nhau nhưng đều là những vùng quê nghèo khó . cũng có nghĩa là họ xuất thân cùng một giai cấp .
-? 2 câu thơ tiếp theo, nêu ra điều gì ? 
FNhững nguời xa lạ ấy chẳng hẹn mà cùng gặp nhau để chiến đấu , chống quân thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc . 
-> Cùng lí tưởng và mục đích chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập họp lại trong hàng ngũ quân đội CM và trở nên thân quen với nhau .
? Câu thơ 5& 6, còn gợi cho ta thấy, tình đồng chí được nảy sinh từ cơ sở nào nữa ?
F Tình đồng chí , đồng đội được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiếu đấu (Súng bên súng, đầu sát bên đầu) 
 Tình đồng chí , đồng đội được nảy sinh và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao, cũng như niềm vui, Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà t/g đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm (Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ) 
? Kết thúc đoạn 1, Tại sao nhà thơ đã hạ 1 dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “đồng chí”và dấu chấm cảm ? 
F- Hai tiếng “ đồng chí “ và dấu chấm than :
 + Tạo 1 nốt nhấn vang lên như 1 sự phát hiện,1 lời khẳng định.
 + Tạo sự liên kết giữa đoạn 1 và 2. Sáu câu thơ trước, hai tiếng ấy là cơ sở cội nguồn & sự hình thành tình đồng chí . Mười hai câu thơ tiếp sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính . 
 - Đoạn thơ có giá trị khái quát cao " ít lời, nhiều ý.
II – Tìm hiểu văn bản
a- Nội dung : 
1- Cở sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp :
- Cơ sở tình đồng chí của những người lính CM . Bắt nguồn từ sự tương đồng 
+Về cảnh ngộ nghèo khó , cùng chung một giai cấp, 
 - Quê anh -> nước mặn đồng chua
 - Làng tôi -> đất cày lên sỏi đá 
+ Cùng lí tưởng và mục đích chung
+Cùng một nhiệm vụ chiến đấu 
- Súng bên súng, 
- đầu sát bên đầu
+ Cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn 
 - Đêm rét chung chăn
 - Câu thơ cuối Tình đồng chí bền chặt đuợc hình thành từ đó.
- Đoạn thơ có giá trị khái quát cao, ít lời, nhiều ý.
Ø HĐ 4 : 
-Mục tiêu : Hs nắm được : Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ 
-Phươngpháp : Đọc-tri giác ngôn ngữ nghệ thuật,Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận.
-Thời lượng : 10 ph
Cho Hs đọc đoạn 2. (12 câu thơ giữa)
? 3 câu thơ”Ruộng nương  ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí ? 
F Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau .Ở đây, Ý thơ đã gợi ra hai người đồng chí có cùng một nỗi nhớ quê hương, gia đình , cùng hiểu tâm sự của nhau .
 Giếng nước, gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa . T/g đưa vào thơ, với cách nhân hóa đã gợi lên cái tình quê hương đậm đà, thấm thía . Quê nhà đang ngày đêm dõi theo bóng hình người trai cày ra trận . Thực ra , là tình cảm của chính người nói - Người lính nhớ quê nhà . Và nếu là cả 2 nỗi nhớ , chính sự đồng cảm sâu sắc nỗi lòng và tình yêu quê hương ấy đã góp phần làm cho tình đồng chí bền chặt hơn , tạo nên sức mạnh tinh thần chiến đấu cho ngưới lính . 
? Tình đồng chí được biểu hiện như thế nào trong 7 câu thơ tiếp theo “Anh với tôi  chân không giày” . Hình ảnh nào làm em xúc động ?
F Đồng chí , đó là sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính .
 Những câu thơ đã làm hiện ra hiện thực những ngày đầu cuộc k/c của nhân dân ta với muôn vàn khó khăn : thiếu thuốc men, thiếâu quân trang.  Người lính cùng nếm trải cùng chung chịu gian nan thử thách . Câu thơ cuối vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính , vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.  tất cả tập trung dồn vào một cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” . Tình đồng chí keo sơn thế là đủ . T/g không phải nói thêm điều gì nữa .
2- Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ :
+ Ý thơ đã gợi ra hai người đồng chí có cùng một nỗi nhớ quê hương, gia đình , Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau . biểu hiện tình yêu quê hương , đất nước .
 - 3 câu thơ đầu đọan .
- Tình đồng chí được biểu hiện ở sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn , nhất là những cơn sốt rét rừng  của cuộc đời người lính .
(6 câu tiếp) -“Anh với tôi  
 chân không giày”
-> Hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị , cùng với sức mạnh của tình cảm cao đẹp, của anh bộ đội .
- Câu thơ cuối -> biểu hiện tình cảm cao đẹp, bình dị .
 Caûm höùng thô höôùng veà chaát thöïc cuûa ñôøi soáng k/c, khai thaùc caùi ñeïp vaø chaát thô trong caùi bình dò, bình thöôøng, khoâng nhaán maïnh caùi phi thöôøng
Ø HĐ 5 : 
-Mục tiêu : Hs cảm nhận được : Hình tượng người chiến sĩ 
-Phươngpháp : Đọc-tri giác ngôn ngữ nghệ thuật,Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận.
-Thời lượng : 5 ph
Cho Hs đọc đoạn 3. (3 câu thơ cuối )
? Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu ? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy ?
Gợi dẫn -> - Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời của người chiến sĩ hùng tráng, lãng mạn và chứa đầy chất thơ.
- Trong bức tranh nổi bật lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh “rừng hoang sương muối” , những người lính phục kích, chờ giặc đứng bên nhau, Sức mạnh của tình đòng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang, mùa đông, sương muối đầy giá rét.
? Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”, gợi cho em cảm nghĩ gì ?
-HS thảo luận.
- Đây là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả, hình ảnh là điểm sáng của bài thơ, cho ta thấy ý nghĩa cao đẹp về mục đích, lí tưởng chiến đáu, về mối tình đồng chí trong sáng, cao đẹp.
ð- Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng " gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến dấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ Đó là các mặt bổ sung nhau hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng thơ ca kháng chiến kết hợp chất hiện thực và chất lãng mạn.
 (Câu 6 trong sgk) à
3- Hình tượng người c ... g khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
b- Bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Ø HĐ 2 : -Mục tiêu : Hs ôn luyện về : Sự phát triển của từ vựng
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , ôn kiến thức đã học.
-Thời lượng : 7 ph
I- Sự phát triển của từ vựng
- Bài tập 1 : Sgk / 135
- Ôn tập các cách phát triển của từ vựng : điền nội dung vào sơ đồ trống :
Các cách phát triễn từ vựng
Phát triễn nghĩa
Phát triễn số lượng
Tạo từ ngữ mới
Vay mượn
- Bài tập 2 : Sgk / 135
+ Bằng cách phát triễn nghĩa : mũi (con người) à mũi thuyền .
+ Bằng cách tăng số lượng từ ngữ :
- Tạo thêm từ : sách đỏ , tiền khả thi ..
- Mượn từ nước ngòai : xà phòng , ti vi, 
- Bài tập 3 : Sgk / 135
- Không có ngôn ngữ nào . Vì như vậy nghĩa là từ chỉ có một nghĩa duy nhất .
Ø HĐ 3 : -Mục tiêu : Hs ôn luyện về : Từ mượn
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , ôn kiến thức đã học.
-Thời lượng : 7 ph
II - Từ mượn . 
- Bài tập 1 : Sgk / 135 Ôn lại khái niệm : có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước ngòai.
+Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị
- Bài tập 2 : Sgk / 135 Câu c là ý đúng . 
Sự vay mượn là quy luật phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên Thế giới. Nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp . 
Vay mượn hợp lí sẽ làm giàu ngôn ngữ dân tộc .
- Bài tập 3 : Sgk / 136
- Các từ săm, lốp, ga, xăng đã được Việt hóa cao độ , gần như từ Việt.
- Các từ a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min .. còn khá rõ nguồn gốc vay mượn .
Ø HĐ 4 : -Mục tiêu : Hs ôn luyện về : Từ mượn
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , ôn kiến thức đã học.
-Thời lượng : 7 ph
 III – Từ Hán Việt .
- Bài tập 1 : Sgk / 136 . Ôn lại khái niệm : có nguồn gốc tiếng Hán.
+ Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt : Quốc gia, gia đình, giáo viên
- Bài tập 2 : Sgk / 136 Câu b là ý đúng . 
Ø HĐ 5 : -Mục tiêu : Hs ôn luyện về : Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội .
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , ôn kiến thức đã học.
-Thời lượng : 7 ph
IV – Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội .
- Bài tập 1 : Sgk / 136 . Ôn lại khái niệm : 
+ Thuật ngữ: những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường đuợc dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
+ Biệt ngữ : những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.
- Bài tập 2 : Sgk / 136 .
+ Vai trò của thuật ngữ : đất nước muốn phát triển thì phải có nền khoa học và công nghệ phát triển. Thuật ngữ phản ánh khái niệm khoa học, công nghệ . Nếu không có thuật ngữ không thể nghiên cứu học tập khoa học công nghệ được .
- Bài tập 3 : Sgk / 136 . liệt kê một số biệt ngữ :
+ hột vịt = điểm 0 , phao = tài liệu thí sinh mang theo để quay cóp, viêm túi = hết tiền , cháy giáo án = quá thời lượng của 1 tiết học .
Ø HĐ 6 : -Mục tiêu : Hs ôn luyện về : Trau dồi vốn từ .
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , ôn kiến thức đã học.
-Thời lượng : 7 ph
V – Trau dồi vốn từ .
- Bài tập 1 : Sgk / 136 . Ôn lại các hình thức : 
+ nắm được đầy đủ về nghĩa của từ ; cách dùng từ 
+ rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ vựng.
- Bài tập 2 : Sgk / 136 . Giải thích nghĩa : sgv / 154 .
- Bài tập 3 : Sgk / 136 . Sửa lỗi dùng từ trong những câu đã cho : 
a) sai từ béo bổ (tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể)
 + béo bở : dễ mang lại nhiều lợi nhuận .
b) sai từ đạm bạc (có ít thức ăn, tòan thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu)
+ tệ bạc : không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử.
c) sai từ tấp nập (gợi tả qaung cảnh đông người qua lại không ngớt)
+ tới tấp : liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã đến .
 Ø HĐ 4 : 4- Củng cố : 	Ôn lại các khái niệm .
 	5. Hướng dẫn về nhà : 
Chuẩn bị bài : Nghị luận trong văn tự sự
-----------------------------------------------------------------
Tập làm Văn : NGHI LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Tiết 50 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Kiến thức : 
+ Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học : vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
+ Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
+ Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
 	- Kĩ năng :
+ Nghị luận trong khi làm văn tự sự .
+ Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể .
- Thái độ :
+ Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận đưa ra chính kiến trước sự việc cần thiết làm rõ trong văn bản tự sự .
II - CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ vb, chuẩn kiến thức và soạn bài . 
- Học sinh : 
 Đọc kĩ bài học , soạn bài theo định hướng của gv (trả lời câu hỏi SGK& sách bài tập.) 
III - PHƯƠNG PHÁP : 
 	- Thuyết trình 
- Vấn đáp, giải thích – minh họa ; 
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1- Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph) 
 - Thế nào là miêu tả bên ngoài? - Thế nào là miêu tả nội tâm?
 - Chuyển thành đoạn văn tự sự đoạn trích “ MGSMK”, chú ý miêu tả rõ nội tâm của Kiều 
3- Bài mới : a- Giới thiếu bài :
 Ø HĐ 1 -Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 -Phương pháp : Thuyết trình
 -Thời lượng : 1ph
è Trong tự sự gần như có tất cả các yếu tố như miêu tả, biểu cảm mà các em đã học ở lớp 8, Vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống. Mà cuộc sống thì vô cùng đa dạng và phong phú ... Để tập trung khắc họa kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ, trăn trở, về lí tưởng , về những nỗi yêu ghét, vui buồn các nhà văn thường dùng yếu tố nghị luận xen vào sự việc để tô đậm tính cách nhân vật ...
Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
b- Bài học : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT @
Ø HĐ 2 : Tìm hiểu 
-Mục tiêu : Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
-Phương pháp: Nêu và phân tích ngữ liệu , qui nạp kiến thức. 
Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn trích .
-Thời lượng : 10 ph
Tìm hiểu Ví dụ a & b : (sgk / 137 )
? Câu 2 a,b) sgk / 138 . Thế nào là nghị luận ? 
 Căn cứ vào khái niện này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong 2 đọan trích a & b ?
?Vd. a : Đọan văn trích truyện Lão Hạc của Nam Cao 
Gợi dẫn -> Nhân vật đã nêu ra luận điểm và lí lẽ :
+ Đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo . Ông giáo đối thọai với chính mình, thuyết phục với chính mình, rằng vợ mình không ác, để ông chỉ buồn chứ không nỡ giận .
+ Các luận điểm và lập luận ông giáo đã đưa ra .
- Nêu vấn đề : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh ta thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triễn vđề : Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị quá khổ. Vì sao vậy?
- Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau 
(từ một quy luật tự nhiên)
- Khi người ta khổ thì không còn nghĩ đến ai được nữa 
( như quy luật tự nhiên trên mà thôi)
- Vì cái bản tính tột của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mắt
- Kết thúc vđề: tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận .
1- Yếu tố nghị luận trong vb tự sự
Ví dụ a- Ông giáo độc thọai
Lập luận .
Lí lẽ 
Khắc họa đậm nét Một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương nguời, luôn suy nghĩ , trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời 
? Câu 2 b) sgk / 138
+ Về hình thức, đọan văn trên chứa nhiều từ , câu mang tính chất nghị luận như:
- các câu hô ứng thể hiện các phán đóan dưới dạng có cặp quan hệ từ : nếu thì; vì thế  cho nên ; khi a  thì b ; 
- các câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí .
+Về vai trò è Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức vá cách lập luận nêu trên đều phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo trong truyện: Một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương nguời, luôn suy nghĩ , trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời  
? Câu 2 a,b ) sgk / 138 . 
?Vd. b : Đọan thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Gợi dẫn -> Nhân vật đã lập luận nêu ra luận điểm và lí lẽ :
+ Cuộc đối thọai giữa Kiều và Họan Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận . Hình thức này phù hợp với tình tiết của truyện là một phiên tòa đang xét xử . Trước tòa án điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẻ, chứng lí, nhân chứng , vật chứng sao cho có sức thuyết phục .
+ Kiều và Họan Thư đều có lập luận của mình .
- Kiều : 
- Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như y. Càng cay nghiệt thì càng phải chuốt lấy nhiều oan trái .
- Họan Thư : 
lập luận nêu ra 4 luận điểm để bào chữa và xin tha tội .
- Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường)
- Ngòai ra tôi cũng đã đối xử rất tốt vớ Kiếu ít ra cũng có đến 2 việc tốt . một là chuyên khi Kiều ở gác viết kinh, hai là chuyện Kiều trốn khỏi nhà  tôi cũng chẳng đuổi bắt (kể công)
- Tôi với cô trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.
- Nhưng dù sao thì tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô . ( nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều)
+ Với lập luận trên Kiều phải công nhận tài của Họan thư “ khôn ngoan” cuối cùng vì nhiều lẽ Kiều đã tha tội cho Họan Thư .
à Tác giả , khắc họa kiểu nhân vật ăn nói khúc chiếc, gãy gọn
 GV à Hai đọan văn nghị luận này, tập trung khắc họa kiểu nhân vật hay triết lí suy nghĩ , trăn trở, dằn vặt về cách sống, về lí tưởng, về cuộc đời, về yêu ghét, vui buồn  khắc họa kiểu nhân vật ăn nói khúc chiếc , gãy gọn tác giả không thể không dùng các yếu tố nghị luận để tô đậm tính cách nhân vật mà mính muốn khắc họa .
Ví dụ b 
- Đối thọai giữa nh/vật Kiều và Họan Thư
+ Kiều và HọanThư đều có lập luận của mình .
+ Từ , câu mang tính chất nghị luận như:
- các câu hô ứng thể hiện các phán đóan dưới dạng có cặp quan hệ từ : nếu thì; vì thế  cho nên ; khi a  thì b ; 
- các câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí .
Ø HĐ 3 
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thọai với các nhận xét, phán đóan , các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc ntn ?
- Trong đọan văn nghị luận, người ta thường dùng những lọai từ và lọai câu nào? Vì sao lại lại sử dụng những từ và câu ấy ?
Ghi nhớ sgk / 138
Rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản.
 Ø HĐ 4 : Luyện tập : 
-Mục tiêu : Vận dụng lí thuyết, để làm các bài tập .
-Phương pháp : Luyện tập, trình bày bài làm vào vỡ tập .
-Thời lượng : 15 ph	
8 Bài tập 1 : là lời của ông giáo đang tự nói với chính mình cũng là nói với mọi người xung quanh, nói với người đọc . Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những người xung quanh .
8 Bài tập 2 : Họan Thư lập luận ( như phần trên)
4- .Củng cố: Nghị luận trong vb tự sự nhằm tô dậm, khắc họa tính cách nhân vật .
 	5- Dặn dò : Chuẩn bị bài : Đòan thuyền đánh cá 
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc9T10-2010.doc