Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trần Thị Việt Hà

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trần Thị Việt Hà

Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 Huy Cận

A. Mục tiêu:

Giúp HS thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ ĐTĐC

B. Chuẩn bị

Thầy: Nghiên cứu soạn bài

Trò: Học- soạn

C. Lên lớp:

1. Hoạt động 1:

Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Tiểu đội xe không kính

Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

3. Hoạt động 3: Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 11 - Trần Thị Việt Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Ngày soạn: 24-10-10 Tiết số: 51-52
Ngày dạy: Số tiết:2
Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
 Huy Cận
Mục tiêu:
Giúp HS thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ ĐTĐC
Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò: Học- soạn
C. Lên lớp:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:	Đọc thuộc lòng bài Tiểu đội xe không kính
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Bài mới:
Phương pháp
HS đọc chú thích sgk
? Nêu hiểu biết về nhà thơ Huy Cận
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào
GV: bài thơ được viết 1948 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, MBắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Khônh khí hào hứng phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào XD đất nước. HCận sống trong không khí lao động ấy đã giúp nhà thơ có vị trí trong thơ mới
GV nêu yêu cầu đọc
-Giọng phấn chấn nhịp vừa phải
khổ 2,3 giọng cao hơn nhịp nhanh hơn
GV đọc mẫu
HS đọc. GV nhận xét
? Bố cục bài thơ: 3 phần
GV:bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi của ĐTĐC
HS đọc khổ 1 ,2 
? Thiên nhien trong cảnh ĐTĐC ra khơi được miêu tả như thế nào
-Thời gian: hoàng hôn
-cảnh vật: Mặt trời xuống biển, sóng cài then, đêm sập cửa
? Hình dung miêu tả cảnh thiên nhiên đó
-thiên nhiên ,cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời như một hòn than đỏ rực từ từ lặn xuống biển. Bỗu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mù. Những con sóng như những chiếc then cài của ngôi nhà vũ trụ ấy
? Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu là gì. T/d
-Biện pháp nhân hoá: Vũ trụ như bàn tay con người biết điều khiển thời gian
? Cảnh ra khơi của đoàn thuyền được diễn tả trong khoảng thời gian ấy có gì đặc biệt. Hoạt động của ĐTĐC được khắc hoạ qua từ nào. T/d
-Từ lại: nhấn mạnh hoạt động yhường xuyên liên tục đã ra khơi bây giờ lại tiếp tục ra khơi
? ĐTĐC ra đi trong không khí lao động như thế nào
-Tưng bừng náo nhiệt ra đi trong câu hát
? cái hay trong cách diễn đạt của câu thơ
-Câu hát căng buồm: Câu hát như có một sức mạnh lớn. tiếng hát khoẻ khoắn của một tập thể những người lao động
Gió biển thổi mạnh, tiếng hát lên đường vang động. Cánh buồm no gió vang lên
Nghệ thuật nói quá
-GV: Tiếng hát gió khơi buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển
? Tiếng hát ra khơi thể hiện ước nguyện gì của người dân biển
-Cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn
-Cỗu mong biển lặng gió êm đánh bắt được nhiều cá
? Cảm nhận về hình ảnh người dân biển
HS đọc 4 khổ tiếp
? Nhận xét gì về biển được tả trong 4 khổ thơ. Tác giả chú ý đến nét đắc sắc của biển là gì. Tại sao tác giả lại chú ý dến điều đó
-Biển đẹp : Đẹp bởi màu sắc trên biển lunh linh muôn luồng sáng có sao trời trăng sáng đuộc hồng
-Biển giàu ( Nét chú ý nhất )Nhiều loại cá: cá thu cá nhụ cá chi cá đé, cá như đoàn thoi, cá xuất hiện trong nhiều khổ thơ, cá được nhắc dến nhiều nhất
-vẻ đẹp thiên nhiên của biển luôn hoà vào với công việc đánh cá để bồi thêm tiép thêm sức mạnh cho họ
? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc biẹt?
HS Cá được so sánh như đoàn thoi
- ở khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá đẹp như một bức tranh sơn mài tr9ong đó có những con cá song lấp lánh đuốc đen hồng thì ở khổ thơ 6 này những con cá mắc vào lưới vô cùng rực rỡ: vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
- Có thẻ nói những câu thơ tả cá là những câu thơ đẹp nhất ở cách phối sắc sử dụng h/a ẩn dụ: vẩy, đuôi
? Trong cảnh đẹp của biển, đoàn tbuyền đánh cá được miêu tả ntn? Tìm nhưng hình ảnh thơ miêu tả?
HS – Thuyền ta lái gió biển bằng
Gõ thuyền đã cónhịp trăng cao
? Cảm nhận của em khi đọc câu thơ đó?
HS: Những con thuyền đánh cá hết sức kỳ lạ. Gió lái thuyền đi buồm đầy trăng sáng. Trăng làm buồm gõ nhịp. ánh trăng long lanh dát bạc, trăng thức cùng ngư dân, trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền phụ hoạ cho tiếng hát. Trăng chiếu sáng cho nhưẽng người kéo cá
- Nhưng hình ảnh lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vaanx đậm chất hiện thực. Đó là nhưẽng con thuyền thực có lái, có buồm, đạu ngoài dặm xa.
? Thiên nhiên luôn song hành cùng người lao động. Cách miêu tả ấy có tác dụng gì?
HS: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành kỳ vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
- Cảm hứng lãng mạn làm tăng thêm niềm vui rạo rực của lòng người
? Hình ảnh những người ngư dân trên biển được khắc hoạ qua những chi tiết nào?
HS: Ra đậu dặm xa.. vây giăng
 Sao mờ cá nặng
? Hình dung tượng lại hình ảnh ấy
-Một chuyến ra khơi đánh cá giống như một trận đánh. Những ngư dân thăm dò tìm cho ra bãi cá cùng dàn đan thế trận để giăng lưới bủa lưới sao cho trungs luồng cá bạc để sáng mai lúc trở về thuyền nào cũng đầy ắp cá
-Dáng người ngư dân choaĩ chân, nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu. Bóng dáng họ in trên nền trời hồng của buổi bình minh
? cảnh kéo lưới diễn ra luc sao mờ –lúc trời gần sáng. Chữ kịp trong câu thơ có ý nghĩa gì
-Thể hiện tinh thần khẩn trương hối hả của ngư dân lúc kéo lưới
? Hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng là hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng. Phân tích sức sáng tạo của câu thơ đó
-Là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi vẻ đẹp khoẻ mạnh, hoành tráng trẻ trung của người lao động
-Cá mắc vào lưới thành chùm cá nặng như chùm trái cây treo lủng lẳng. Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới, phải là những chàng trai khoẻ mạnh có đôi tay rắn chắc có sức khoẻ dẻo dai mới có thể kéo xoăn tay
? Khắc hoạ hình ảnh người ngư dân tác giả chú ý những nét nổi bật gì của họ
? dưới ánh sáng rạng đông cá nằm đầy khoang thuyền thể hiện niềm vui trong lao động của các bạn chài. Nhận xét nhịp thơ ở câu cuối khổ 6 này có gì thay đổi so với các khổ thơ khác
-Khổ thơ trên nhịp 4/3 chắc khoẻ
-Câu lưới xếp. Nắng hồng ngắt nhịp 2/2/3 kéo dài cùng cách sử dụng liên tiếp 3 động từ xếp lên đón diễn tả mọi công việc diễn ra tuần tự mà khẩn trương trở về gợi cảm giác thanh thản vui tươi phản ánh tâm trạng của người dân
HS đọc khổ thơ cuối
? cái hay trong cách diễn đạt ở khổ thơ cuối
-Điệp lại câu thơ ở khổ thơ1
-Nghệ thuật nhân hoá
? Đây là lần thứ mấy nhà thơ nhắc lại câu hát. và tiếng hát lần này có ý nghĩa như thế nào đối với công việc và tâm tư của người lao động
-Lần thứ 3 nhà thơ nhắc lại tiếng hát
Lần 1: Tả tiếng hát ra khơi, tiếng hát phấn chấn hồ hởi lên đường
Lần hai: Tiếng hát lúc đánh cá, tiếng hát say mê lao động ca ngợi biển với bao ân tình sâu nặng
Lần 3: Tiếng hát mừng thắng lợi, niềm vui của người dân chài hoà nhập với thiên nhiên, một ngày đẹp ngày vui bắt đầu
? Hình ảnh nhân hoá: Đoàn thuyền chạy mặt trời có tác dụng khắc hoạ điều gì
? Cảm nhận hai câu thơ cuối
-mặt trời đội biển- một ngày mới bắt đầu, một màu hồng rạng rỡ tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang toả sáng niềm vui. Đến đây bức tranh biển cả tràn ngập sắc màu tưới sáng và ấm áp chất sống trong nghững dáng hình ddường nét của cảnh của người
GV: Đặc sắc nhất của bài thơ là ở chỗ bằng tiếng hát nhà thơ đã khắc hoạ được cái hồn của không khí náo nức của những người say mê lao động. Sau suốt một đêm lao động tiếng hát vẫn không ngớt như lúc ban đầu. Mắt cá huy hoàng đâu phải là màu sắc thực của những khoang cá lộng lẫy dưới ánh mặt trời. Đó còn là huy hoàng của thành quả lao động huy hoàng của ánh mắt nhìn đầy rạo rực tự hào
? bài thơ viết dựa trên cảm hứng nào của nhà thơ
? Nèt nghệ thuật nào luôn đuợc tác giả sử dụng
? Bài thơ ca ngợi điều gì
4.Hoạt động 4: củng cố, dặn dò:
Về học bài
Soạn:: Bếp lửa
Nội dung
Giới thiệu tác giả tác phẩm
Tác giả
-1919-2005 quê Ân phú- Vụ Quang-Hà Tĩnh
-Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới
-Tham gia Cách mạng từ trước 1945. Sau cách mạng tháng tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền CM
-Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VHNT 1996
Tác phẩm
-Giữa 1958 nhân chuyến đi dài ngày của tác giả ngoài Qninh và được in trong tập: Trời mỗi ngày lại sáng
Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu chú thích tìm bố cục
Khổ 1,2: cảnh ra khơi
Khổ 3,4,5,6: cảnh lao động
Khổ 7: cảnh trở về
Phân tích
Cảnh ra khơi
Thiên nhiên ở trạng thái nghỉ ngơi thư giãn
Đoàn thuyền ra khơi đối lập cảnh biển vũ trụ
-Nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định và đi vào nền nếp
-Không khí ra đi vui tươi sôi nổi
-Những con người biết làm chủ thiên nhiên làm chủ mình, họ làm việc không quản ngày đêm nhiệt tình sôi nổi hào hứng trong việc xây dựng đát nước
Cảnh lao động
-Biển hoà vào với cuộc sống của người lao động
- Biển có rất nhiều loại cá
- Thiên nhiên, con người thật hoà hợp
Công việc đánh cá được thi vị hoá giàu tính lãng mạn
-là những chàng trai khoẻ mạnh vạm vỡ yêu đời, yêu công việc chủ động thăm dò đàng hoàng là việc với tinh thần khẩn trương hối hả
cảnh trở về
-Con người chạy đua với thời gian giành lấy thời gian để lao động cống hiến và dựng xây
Tổng kết
+Nghệ thuật
-Cảm hứng lãng mạn trữ tình bay bổng (ảo thực pha trộn ) tình yêu biển, yêu công việc yêu người lao động
-Sự liên tưởng phong phú nối dài chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo làm giàu vốn sống tự nhiên
-Nhịp thơ 4/3 chắc khoẻ, cách gieo vần biến hoá
+ Nội dung
-Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của biển khơi, ca ngợi hình ảnh những người lao động mới làm chủ thiên nhiên làm chủ cuộc sống mới hết mình dưngj xây đất nước
Ngày soạn: 22--10-10 Tiết số: 53
Ngày dạy: Số tiết 1
Tổng kết từ vựng
A.Mục tiêu:
 Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng tiếng việt.
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn bản.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án- Bảng phụ
Trò: Ôn tập.
C.Lên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra: Trong giờ
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 3: Bài mới:
 Hoạt động của thày và trò
 Nội Dung
G: Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng thanh?
H: TH: Gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái suy nghĩ...
TT: Mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
G: Lấy ví dụ?
H:Lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, gập nghềnh...
ào ào, choang choang, lanh lảnh....
G: Tìm tên loài vật là từ tượng thanh?
H: Tuhú, chèo bẻo, bắt cô trói cột, mèo, bò, cuốc...
G: Xác định từ và tác dụng của từ tượng hình trong đoạn trích.?
H: Từ : Lốm đốm , lê thê, loáng thoáng, lồ lộ...
Tác dụng: Miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sinh động 
G: Thế nào là phép so sánh? ẩn dụ? Nhân hoá?Hoán dụ? Nói qua? Nói giảm nói tránh? Điệp từ? Chơi chữ?
H:
* So sánh: Là đối chhiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
AD: Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
VD: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lôn cổ xuống ao.
Nhân hoá : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bặng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho thế giới loài vật , cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người , biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
VD: Buồn trông con nhện chăng tơ
.............................................................
*Hoán dụ: Là gọi tên sự vật hiện tượng , khái niệm bằng tên gọi của 1 sự vật khác, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho diễn đạt.
VD: áo nâu đi với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
*Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức gợi cảm.
VD: Bao gời trạch đẻ ngọn đa.
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội nhỡ khiđói lòng.
*: Điệp từ: Là cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là điệp từ.
VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
*Chơi chữ: Là sự lợi dụng nét đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước ...làm cho câu văn hấp dẫn thú vị.
VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
G: Phân tích giá trị nghệ thuật cuat 1 số câu thơ trong truyện Kiều:
a, ẩn dụ: Hoa, cánh chỉ thuý Kiều và cuộc đời nàng.
Cây. lá: Gia đình Thuý Kiều.
Tất cả đều dẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời
B, So sánh tiếng đnf với các âm thanh tự nhiên có tác dụng nhấn mạnh tiếng đàn hay như trời sinh ra đã là hay như vậy rồi không còn gì phải bàn cãi nữa.
C, Nói quá: Hoa, liễu: Vẻ đẹp tự nhiên hoàn mĩ vẫn thua vẻ đẹp của con người=> Thuý Kiều đẹp tuyệt trần
D, Nói quá: Khoảng cách giữa thuý Kiều và thúc Sinh vẫn ở trong gia đình Hoạn Thư nhưng về khoảng cách thân thể thì 2 người lại cách xa , lại ở 2 vị thế khác nhau không thể gần nhau được: Thuý Kiều là con ở, còn Thúc Sinh là chủ nhà.
E, Chơi chữ: Khuôn âm: Tài- tai – chỉ khác nhau dấu huyền , đọc lên nghe thuận miệng.
Về ý nghĩa: tài là của hiếm, tai là cái lấy đấu mà đọng cũng không hết vậy mà câi tài của Kiều cũng nên tai hoạ - oái oăm thay.
G: Phân tích 1 số VD khác.
H: Điệp từ “còn”:
 Từ nhiều nghĩa: Say sưa
 Nói quá: Gươm mài đá...
 So sánh: 
4. Hoạt động 4:Củng cố: 
Giá trị của các biện pháp nghệ thuật.
5.Hoạt động 5: Hướng dẫn: Xác định 1 số ngữ dùng biện pháp nghệ thhuật nói quá.
Từ tượng hình, Từ tượng thanh:
- TH: Gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái suy nghĩ...
- TT: Mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
* So sánh: Là đối chhiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
AD: Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
VD: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lôn cổ xuống ao.
Nhân hoá : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bặng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho thế giới loài vật , cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người , biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
VD: Buồn trông con nhện chăng tơ
.............................................................
*Hoán dụ: Là gọi tên sự vật hiện tượng , khái niệm bằng tên gọi của 1 sự vật khác, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho diễn đạt.
VD: áo nâu đi với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
*Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức gợi cảm.
VD: Bao gời trạch đẻ ngọn đa.
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội nhỡ khiđói lòng.
*: Điệp từ: Là cách lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là điệp từ.
VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
*Chơi chữ: Là sự lợi dụng nét đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước ...làm cho câu văn hấp dẫn thú vị.
VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Ngày soạn: 22-10-10 Số tiết:1
Ngày dạy: Tiết số: 54
Tập làm thơ tám chữ.
A. Mục tiêu:
Giúp H vận dụng kiến thức đã học về văn, tiéng việt, tập làm văn để tập làm thơ tám chữ.
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi làm thơ.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án, Bảng phụ.
Trò: Ôn tập , đọc các bài thơ tám chữ để nhận diện.
Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1:Kiểm tra: Trong giờ.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
H: Đọc các đoạn thơ trong SGK.
G: Cho biết số lượng chữ trong mỗi dòng thơ?
H: Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
G: Xác định và gạch chân những từ có chức năng giưo vần ở mỗi đoạn thơ? Nhận xét cách gieo vần đó?
H: Đoạn 1: Các cặp vần:
Tan- ngàn
Mới – gội
Bừng- rừng
Gắt- mặt
Nhận xét: Vần chân theo từng cặp.
Đoạn 2: 
Về- nghe
Học- nhọc.
Bà- xa.
Nhận xét: Vần chân theo từng cặp.
Đoạn 3:
Ngát- hát.
Non- son.
Đứng- dựng.
Tiên- nhiên.
Nhận xét: Vần chân gián cách theo từng cặp.
( còn gọi là vần ôm)
G: Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
H: Rất linh hoạt không theo cồng thức.
G: Trên thực tế cách ngắt nhịp không theo công thức , không chỉ phụ thuộc vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người , do đó không thể áp đặt máy móc.
H: Đọc chậm rõ ghi nhớ 1 SGK.
Yêu cầu bài tập: Đièn từ vào chỗ trống:
H: Tự làm, Trình bày.
G: Nhận xét, cho điểm
Bài tập 2 yêu cầu điền từ cho đúng vần 
-Làm như bài tập 1.
Bài tập 3: Yêu cầu sửa lại vần.
H tìm ra từ sai: Rộn rã.
Phân tích lí do sai: Không theo khuôn vần nào ( chân , ôm) -> Vần chân phải có vần “ ương”
Sửa lại: Vào trường, đến trường.
Bài tập 1: Điền đúng thanh,vần vào chỗ trống?
H: đọc đoạn thơ.
H: Làm, trình bày.
G: Nhận xét.
Xác định vần giãn cách.
Bài 2: Yêu cầu Viết tiếp câu cuối cùng cho đoạn thơ đang viết dở .( Đúng vần, hợp nội dụng ,cảm xúc)
H: Xác định cách gieo vần: Chữ cuối phải có vând “ương” Or “ a” và thanh bằng.
 Xác định nội dung.
 Hoàn thiện khổ thơ.
Trình bày- nhận xét.
H: bình về bài tập của 2 bạn.
4Hoạt động 4: .Củng cố:
Những kiến thức lưu ý trong thể thơ tám chữ.
5.Hoạt động 5: Hướng dẫn:
Sưu tầm 1 số bài thơ támchữ
Tập làm 1 bài thơ ngắn tám chữ.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
: Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
Vần chân theo từng cặp.
Vần chân gián cách theo từng cặp.
cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ
 Rất linh hoạt không theo cồng thức.
* Ghi nhớ: SGK/150
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Ca hát.
Ngày qua.
Bát ngát
Muôn hoa.
Bài tập 2:
Cũng mất
Tuần hoàn.
Đất trời
Bài tập 3:
thực hành làm thơ tám chữ:
bài 1:
Vườn, qua.
Bài tập 2:
Bóng ai thấp thoáng giữa màn sương.
Or: Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
 Ngày soạn: 24-11-010 Số tiết: 1
 Ngày dạy: Tiết số: 55
 Trả bài kiểm tra văn
A.Mục tiêu:
H thấy được ưu, nhược điểm của mình qua bài viết để hoàn thiện hơn kĩ năng làm bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
-Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị:
Thày: Chấm. Phân loại bài .
Trò: Ôn tập.
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra: Trong giờ trả bài.
 3. Bài mới:
* G Chép đề bài lên bảng.
* G Chép đề vào vở.
G: Hướng dẫn H tạo lập dàn ý đại cương
Nhận xét:
Ưu điểm: Đại đa số các con học sinh làm đúng yêu cầu bài viết
Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm , các biện pháp nghệ thuật trong bài viết 
Trình bày sạch sẽ rõ ràng từng luận điểm , từng ý trong bài viết..
-Đại đa số cáccon đạt từ điểm TB trở lên.
-Một số con H/s viết tốt, bài viết rõ ràng, sinh động, hấp dẫn.
Cụ thể: 
Hạn chế:
-Một số con còn lười học nên chất lượng bài viết còn kém, diễn đạt yếu. Bài viết chưa đúng hình thức, các yếu tố nghệ thuật còn vụng về
Cụ thể:
-Những bài đạt 5,6 viết còn sơ sài, đội chỗ còn lan man, kể lể nhiều. 
* G cho H đọc mẫu trước lớp bài viết tốt.
4. Củng cố:
Cách viết một bài văn cảm nhận và giới thiệu văn bản 
5. Hướng dẫn: Ôn tập kiểu bài tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 tuan 11.doc