A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy và hiểu được vùng biển Quảng Ninh vào những năm 1958 với cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá qua cái nhìn đầy hào hững của nhà thơ Huy Cận về cuộc sống lao động xây dựng lại đất nước sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.
- Học sinh cảm nhận được cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá đêm.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng đọc và cảm nhận thơ báy chữ.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, có ý thức xây dựng đất nước.
B. Chuẩn bị Thầy: Soạn bài
Trò: Học bài soạn bài
Tuần 11 Ngày soạn: 2/11/2012 Ngày dạy: 5 - 10/11/202 Tiết51: đoàn thuyền đánh cá Huy Cận A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh thấy và hiểu được vùng biển Quảng Ninh vào những năm 1958 với cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá qua cái nhìn đầy hào hững của nhà thơ Huy Cận về cuộc sống lao động xây dựng lại đất nước sau 9 năm kháng chiến chống Pháp. - Học sinh cảm nhận được cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá đêm. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng đọc và cảm nhận thơ báy chữ. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, có ý thức xây dựng đất nước. B. Chuẩn bị Thầy: Soạn bài Trò: Học bài soạn bài C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ : Vở soạn của học sinh. 3- Bài mới: Hoạt đông của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động I: Đọc và tìm hiểu chung. Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm. Giáo viên cho quan sát chân dung Huy Cận. ? Từ chú thích SGK, em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả - Huy Cận sinh năm 1919 quê ở Đức Thọ - Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng phong trào mới. Năm 1958 ông tham gia chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, đã viết bài thơ này. - Hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới. ? Cho biết thời gian, hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ ? GV: Bài thơ được sáng tác trong thời gian tác giả đi thực tế ở Quảng Ninh. MB được giải phóng bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa cuối 1958 đã giúp nhà thơ thấy rõ không khí lao động đó. Đây cũng chính là điều góp phần quan trọng mở ra một chặng đường mới cho thơ Huy Cận. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc: ? Bài thơ có thể chia thành mấy phần, nội dung từng phần - Ba cảnh: Khổ 1-> 2: Cảnh ra khơi - Khổ 3 -> 6: Cảnh đánh cá. - Khổ còn lại cảnh trở về ? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của nhà thơ Huy Cận trong bài thơ này -Bài thơ được miêu tả theo trình tự thời gian: Hoàng hôn-> Đêm tối-> bình minh. * Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết. Hoạt động 1: Gảnh đoàn thuyền ra khơi. ? Học sinh đọc khổ thơ 1, 2. ? Đoàn thuyền đánh cá ra đi vào thời điểm nào? (Khung cảnh thiên nhiên, vũ trụ được miêu tả như thế nào?) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa ? Dựa vào ý thơ em hãy hình dung và miêu tả lại? ị Đoàn thuyền ra khơi trong cảnh hoàng hôn buông xuống. Mặt trời hiện ra kì vĩ, in bóng xuống mặt biển. ị Con sóng biển đêm được ví như then cài cửa của biển ị TN chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. ? Bằng cách nào nhà thơ đã sáng tác ra các hình ảnh đó? - Bằng trí tưởng tượng và liên tưởng. ? Từ đó có thể hình dung ra cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? - Biển cả kì vĩ, tráng lệ như thần thoại. ? Trong nền cảnh thiên nhiên như vậy, hoạt động của con người được miêu tả ra sao? Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi ? Từ "lại" gợi cho em suy nghĩ gì về công việc của người đánh cá? - Diễn tả công việc thường xuyên, quen thuộc của người đánh cá. ? Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được miêu tả so với thiên nhiên như thế nào? - Hoạt động vũ trụ và hoạt động của con người đối lập nhau. Sự sống của biển cả đang dần khép lại (hai câu đầu) trong khi hoạt động của con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi (hai câu sau). ? Nêu ý nghĩa của sự đối lập này? - Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. ? Đoàn thuyền ra khơi trong âm thanh của tiếng hát gợi cho ta suy nghĩ gì về tinh thần lao động của người đánh cá? - Người đánh cá vừa ra khơi vừa hát, tiếng hát hoà vào gió lan xa trên mặt biển, thổi cánh buồm đưa thuyền ra khơi đ tiếng hát hào hùng, khoẻ khoán đ niềm say mê, lạc quan tin tưởng. ? Đọc lại khổ thơ thứ 2, nội dung lời hát ở khổ thơ thứ 2 như thế nào? ? Qua đó người đánh cá thể hiện tâm tư gì? - Những đàn cá tưởng tượng so sánh như những con thoi bạc dệt trên biển bằng muôn luồng sáng của mình. - Những người dân chài gửi vào trong tiếng hát tình cảm thiết tha với biển với quê hương. Đó còn là tiếng ca mời gọi cá vào. Giáo viên : Hai khổ thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá như một bức tranh ra quân hào hùng đầy khí thế, say mê và lạc quan. I. Đọc tìm hiểu chung - Tác giả: - Tác phẩm: - Bài thơ được sáng tác trong (sáng tác) trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958. - Bài thơ rút trong tập thơ "Trời mỗi ngày một sáng". - Thể thơ: - Bố cục: - Phương thức biểu đạt: II. Đọc và tìm hiểu chi tiết: 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi - Cứ vào lúc mằt trời lặn, màn đêm buông xuống, đoàn thuyền lại ra khơi đánh cá. - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ độc đáo, miêu tả hình ảnh vũ trụ vào đêm thật gần gũi yên ả. - Người dân làng chài ra khơi với khí thế hăm hở, hào hứng tràn đầytinh thần lạc quan. * Tiểu kết : Hai khổ thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá như một bức tranh ra quân hào hùng đầy khí thế, say mê và lạc quan. 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài 5. Hướng dẫn: Về nhà học bài soạn Ngày soạn: 2/11/2012 Ngày dạy: 5 - 10/11/202 Tiết 52: đoàn thuyền đánh cá Huy Cận A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh thấy và hiểu được vùng biển Quảng Ninh vào những năm 1958 với cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá qua cái nhìn đầy hào hững của nhà thơ Huy Cận về cuộc sống lao động xây dựng lại đất nước sau 9 năm kháng chiến chống Pháp. + Niềm vui và tin yêu của nhà thơ trước đất nước và con người đang xây dựng cuộc sống mới. + Cảm nhận được yếu tố miêu tả đan xen biểu cảm, các hình ảnh thơ mới lạ được xây dựng bằng trí tưởng tượng. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng cảm thụ các hình tượng thơ có sự đan xen giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, có ý thức xây dựng đất nước. B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài Trò: Học bài soạn bài C. Tiến trình lên lớp: 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của học sinh. 3- Bài mới: Hoạt đông của thày và trò Nội dung cần đạt Giáo viên: Bức tranh lao động trên biển được tác giả khắc hoạ trong bài thơ đẹp ở thiên nhiên và con người. * Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết (Tiếp theo) Hoạt động 2: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. - Đọc khổ thơ thứ 3. ? Thiên nhiên được khắc hoạ qua hình ảnh nào? Thuyền, gió, trăng ? Hãy tái hiện lại bằng tưởng tượng của em? - Đoàn thuyền lái gió mà đi, ánh trăng nhộm đầy cánh buồm con thuyền dũng mãnh lao đi giữa không gian trên là mây trăng vời vợi dưới là biển cả bằng phẳng như tấm gương. đ Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, bao la, khoáng đạt. ? Trên nền thiên nhiên tươi đẹp đó con người xuất hiện ở tư thế nào? Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng ? Em hình dung hoạt động của đoàn thuyền đánh cá như thế nào? - Hoạt động đánh cá của ngư dân kì công, gian khó, táo bạo và quyết liệt, cần tới sự dũng cảm và hiệp đồng. ? Tác giả còn miêu tả cụ thể công việc đánh bắt cá như thế nào? - Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. ? Qua đó em có cảm nhận gì về người lao động? - Người lao động với đôi tay săn chắc, vạm vỡ đang kéo những mẻ cá đầy. Họ gắng hết sức minh để kéo lưới. (Giáo viên liên hệ với Quê hương - Tế Hanh ? Cuộc sống lao động được gợi ra từ những câu thơ trên là gì?). - Cuộc sống lao động khẩn trương, miệt mài, say mê. - Nặng nhọc nhưng rất hiệu quả. ? Lời thơ "Ta hát bài ca gọi cá vào... tự buổi nào" gợi cho em cách hiểu như thế nào về tâm tình của người lao động trên biển? - Học sinh thảo luận. + Lạc quan trong lao động. + Ân tình với biển cả. + Yêu biển và tin yêu cuộc sống. * Giáo viên: Nhà thơ đã hoàn chỉnh bức tranh biển của mình bằng những bài thơ về thuyền đánh cá và những con người lao động trên biển. ? Theo em, từ bức tranh này nhà thơ đã thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống chúng ta? - Học sinh thảo luận, nêu ý kiến. + Thiên nhiên thống nhất, hải hoà với con người. + Con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Hoạt động 3: Cảnh đoàn thuyền trở về. - Học sinh đọc khổ thơ cuối. ? Câu hát mở đầu bài thơ là " Câu hát căng buồm cùng gió khơi" câu kết thúc là "Câu hát căng buồm với gió khơi" có gì khác nhau ở 2 lời thơ trên? - Câu mở đầu: Là từ "cùng" - Câu kết là từ "với" ? Theo em sự khác nhau của 2 từ này ở ý nghĩa hay ở thanh điệu? - Thanh điệu. + Cùng mang thanh bằng. + Với mang thanh trắc. ? Sử dụng thanh trắc ở câu thơ khổ cuối có tác dụng ra âm điệu câu thơ như thế nào? - Khoẻ hơn, âm vang hơn đ âm điệu thơ hào hùng. ? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi mặt trời xuống biển như hòn lửa và trở về lúc "Mặt trời đội biển nhô màu mới", em có cảm nhận gì về hình ảnh này? - Cảnh bình minh, mặt trời như đội biển mà nhô lên đ cảnh đẹp rực rỡ và tráng lệ (giáo viên liên hệ với "Cô tô" "Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên hồng hào, thăm thẳm và đường bệ" báo hiệu ngày mới bắt đầu. ? Hình ảnh "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" gợi cảnh tượng như thế nào? - Đoàn thuyền trở nặng đầy cá, giương buồm lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đông. ? Qua đó, ta cảm nhận một cuộc sống lao động như thế nào trên vùng biển tổ quốc? - Nhịp sống hối hả, mãnh liệt, khẩn trương. - Thành quả lao động to lớn. ? Theo em, nhà thơ đã viết bằng xúc cảm như thế nào? - Xúc cảm mãnh liệt và phóng khoáng. - Niềm phấn chấn, tự hào, cao độ trước vẻ đẹp của cuộc sống nơi biển cả. * Hoạt động III: Tổng kết: ? Giá trị nghệ thuật được Huy Cận thể hiện qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá. - Trí tưởng tượng phong phú dồi dào bút pháp hiện thực đan xen lãng mạng đã xây dựng những hình tượng thơ giàu sức liên tưởng, gợi tả cảm xúc phong phú. ? Qua bài thơ em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Huy Cận đối với đất nước, con người. - Tình cảm yêu quý đất nước và con người lao động. - Tin yêu cuộc sống. Qua bài thơ, vẻ đẹp cuộc sống nào được phản ánh? - Thiên nhiên rực rỡ và tráng lệ. - Con người lao động dũng cảm, giỏi giang, làm chủ cuộc sống ? Đọc ghi nhớ SGK * Hoạt đông IV: Luyện tập: ? Học sinh đọc diễm cảm lại bài II. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 2. Cảnh đánh cá trên biển - Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, bao la, khoáng đạt. - Hoạt động đánh cá của ngư dân kì công, gian khó, táo bạo và quyết liệt, cần tới sự dũng cảm và hiệp đồng. - Người lao động với đôi tay săn chắc, vạm vỡ đang kéo những mẻ cá đầy. Họ gắng hết sức minh để kéo lưới + Thiên nhiên thống nhất, hải hoà với con người. + Con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống 3. Cảnh đoàn thuyền trở về. - Cảnh bình minh, mặt trời như đội biển mà nhô lên đ cảnh đẹp rực rỡ và tráng lệ Đoàn thuyền trở nặng đầy cá, giương buồm lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đôn- Xúc cảm mãnh liệt và phóng khoáng. - Niềm phấn chấn, tự hào, cao độ trước vẻ đẹp của cuộc sống nơi biển cả III. Tổn ... rung động trước vẻ đẹp xa xăm âm thầm bằng tình yêu mãnh liệt và bền bỉ. ? Vì sao người hoạ sĩ nhận ra rằng gặp con người như anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sa Pa là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác? - Cách sống cao đẹp của người thanh niên này có sức mạnh khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật mà không cần tưởng tượng và hư cấu. ? Những điều đó cho thấy nhà hoạ sĩ có quan điểm nghệ thuật như thế nào? - Đời sống đã cung cấp sẵn mẫu hình cho nghệ thuật. - Đi vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Hoạt động 3: Nhân vật cô kĩ sư: ? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên và những điều anh nói, cả những chuyện anh kể về những người khác làm cho cô có tâm trạng như thế nào? - Bàng hoàng, hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên. - Quan trọng hơn là con đường mà cô đã chọn. + Vì sao , cô có cảm giác như vậy? - Cô cảm giác như thế, vì khi lên đây cô thật sự bất ngờ trước những con người và công việc thầm lặng của họ, cô đã khám phá ra nhiều điều từ chuyến đi này. Hoạt động 4: Nhân vật bác lái xe: ? Bác lái xe được tác giả giới thiệu như thế nào? Có vai trò gì? - Bác lái xe như là người dẫn dắt người đọc, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư gặp gỡ anh thanh niên đ kích thích sự chú ý, đón chờ xuất hiện anh thanh niên. - Ông lái xe xuất hiện không nhiều nhưng góp phần làm nổi bật hơn hình ảnh của anh thanh niên. * Hoạt động III: Tổng kết. ? Khái quát những nét chính về nghệ thuật được Nguyễn Thàng Long thể hiện qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa. - Học sinh lần lượt trả lời, giáo viên khái quát, chốt kiến thức. ? Qua đó tác giả thể hiện những nội dung gì. * Hoạt động IV: Luyện tập. Phát biểu cảm nghĩ của em về anh thanh niên. II: Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật anh thanh niên 2. Nhân vật khác * Nhân vật hoạ sĩ - Cảm xúc của hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn từ chính những người đang âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa. Tuy không được kể từ ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả. - Cái nhìn mới mẻ, tin yêu và hi vọng. - Vì muốn vẽ được tác phẩm nghệ thuật, nhà hoạ sĩ phải thực sự đi vào đời sống, khám phá và rung động trước vẻ đẹp xa xăm âm thầm bằng tình yêu mãnh liệt và bền bỉ. * Nhân vật cô kĩ sư: - Bàng hoàng, hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên. - Quan trọng hơn là con đường mà cô đã chọn. - Cô cảm giác như thế, vì khi lên đây cô thật sự bất ngờ trước những con người và công việc thầm lặng của họ, cô đã khám phá ra nhiều điều từ chuyến đi này. * Nhân vật bác lái xe: * Bác lái xe III. Tổng kết - Ghi nhớ. 1. Nghệ thuật - Với cách kể chuyện hấp dẫn có sử dụng yếu tố miêu tả kể dãn chuyện từ ngữ chọn lọc có yếu tố thơ làm câu truyện hấp dẫn 2. Nội dung - Ca ngơị vẻ đẹp của anh thanh niên và những con người âm thầm cống hiến cho đất nước IV. Luyện tập: 4. Củng cố: Giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"- NTL 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc dẫn chứng về anh thanh ni Ngày soạn 22/11/2012 Ngày dạy 26/11-1/12/2012 Tiết 68 + 69: Viết bài tập làm văn số 3 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản tự sự, kỹ năng diễn đạt, trình bày... 3. Thái độ: Giáo dục học sinh làm bài nghiêm túc, trung thực. B. Chuẩn bị: Thầy: Chuẩn bị đề và đáp án Trò: Chuẩn bị viết bài C. Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học 3- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động I: Đọc đề bài. - Gv Hướng dẫn học sinh đọc đề bài. * Hoạt động II: Tìm hiểu đề: - Thể loại : Tự sự - Yêu cầu: Tưởng tượng cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Hoạt động II: Lập dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe - Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào? 2. Thân bài * Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào? - Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động. - Nội dung cuộc trò chuyện: + Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận? Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao những chiếc xe không kính? + Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái chiếc xekhông kính đ giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng, nghịch ngợm kể về ước mơ của người lính + Nghe kể, em xúc động như thế nào? (Suy nghĩ độc thoại nội tâm) + Bìnhluận về tinhthần quả cảm của người lính. 3. Kết luận: Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai. * Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. I. Tìm hiểu đề: - Thể loại : Tự sự II. Dàn ý 1. Mở bài 2.Thân bài 3. Kết luận III. Đáp án biểu điểm + Bài mắc từ 5 lỗi chính tả, từ trừ (1đ) + Bài sơ sài, chưa nắm thể loại trừ đi nửa số điểm A: Mở bài: Nêu được đầy đủ các ý như trên ( O,5 điểm ) B: Thân bài: Nêu đầy đủ các ý như dàn bài (8điểm ) C: Kết bài (0,5 điểm ) - 1 điểm trình bày Giáo viên thu bài chấm 4. Củng cố giáo viên hệ thống lại kién thức 5. Dặn dò: Về nhà học bài soạn bài Ngày soạn 22/11/2012 Ngày dạy 26/11-1/12/2012 Tiết 70 - dạy thêm: người kể chuyện trong văn bản tự sự A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận diện và tập kết hợp giữa các yếu tố này khi đọc văn cũng như khi viết văn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng ngôi kể khi tạo lập văn bản tự sự. B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án. Trò: Học, soạn bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động I: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu. Giáo viên treo bảng phụ đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" - Học sinh đọc đoạn văn. ? Chuyện kể về ai? Về sự việc gì? - Kể về phút chia tay giữa anh thanh niên với ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ vừa mới từ chiếc xe ca lên thăm tại nơi anh ở và làm việc. ? Ai là người kể câu chuyện trên? ? Người kể đứng ở ngôi thứ mấy để kể? - Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là ba nhân vật được nói tới. * Giáo viên : Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng khách quan "Anh thanh niên vừa vào kêu lên" "Cô kĩ sư đỏ mặt" "bỗng ông hhoạ sĩ già quay lại" đ Nếu người kể là 1 trong ba nhân vật để kể. Như vậy người kể ở đây vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện. ? Người kể theo em ở đây ở ngôi thứ mấy? ? Trong đoạn văn có những câu "giọng cười đầy tiếc rẻ" "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp gỡ ta nữa, hay nhìn ta như vậy " là lời của ai? về ai? - Học sinh thảo luận nêu ý kiến: HS1+ Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. HS2 + Người kể chuyện như nhập và anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện Câu nói ấy không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ hạn chế rất nhiều. ? Hãy nêu những căn cứ để có nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật? - Học sinh thảo luận, nêu ý kiến. + Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện: Giấu mặt không xuất hiện. + Đối tượng được miêu tả: Anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ. + Điểm nhìn và lời văn (đã dấu ở trên). ? Qua ví dụ em hãy nhận xét về ngôi kể? Tác dụng của ngôi kể đó như thế nào? ? Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự như thế nào? Hoạt động 2: Kết luận- Ghi nhớ. ? Đọc ghi nhớ SGK. * Hoạt động II: Luyện tập. 1- Bài tập 1/SGK 193: - Giáo viên treo bảng phụ có đoạn văn cuộc gặp gỡ xúc động giữa bé Hồng và mẹ. - Học sinh đọc diễn cảm đoạn văn? Nội dung? ? So với đoạn trích ở mục I, đoạn trích này có gì khác? (về cách kể chuyện). ? Người kể chuyện ở đây là ai? - Cách kể chuyện ở đoạn văn này, người kể xuất hiện trực tiếp. - Người kể chuyện ở đây là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách. ? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên? * Ưu điểm: Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hôn nhân vật "tôi".. * Hạn chế: Trong việc tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thật. 2- Bài tập 2 b: SGK /194: Chọn một trong ba nhân vật (ông hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện sau đó chuyển đoạn văn ở mục I thành một đoạn văn khác sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất. I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 1. Phân tích ngữ liệu. + Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. + Người kể chuyện như nhập và anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện Câu nói ấy không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ hạn chế rất nhiều. + Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện: Giấu mặt không xuất hiện. + Đối tượng được miêu tả: Anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ. + Điểm nhìn và lời văn (đã dấu ở trên 2. Kết luận - Ghi nhớ II. Luyện tập: 1- Bài tập 1/SGK 193: - Cách kể chuyện ở đoạn văn này, người kể xuất hiện trực tiếp. - Người kể chuyện ở đây là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách. * Ưu điểm: Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hôn nhân vật "tôi".. * Hạn chế: Trong việc tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thật. 4. Củng cố: Tác dụng của việc chọn ngôi kể trong văen bản tự sự. 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ SGK. Soạn bài "Chiếc lược ngà". Ngày 26 tháng 11 năm 2012 Ký Duyệt
Tài liệu đính kèm: