Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

Hướng dẫn làm bài kiểm tra Tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt:

 Củng cố nội dung tiếng Việt đã học từ học kì I.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Các phương châm hội thoại .

- Xưng hô trong hội thoại .

- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

2. Kĩ năng :

 Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực ôn tập; có ý thức sử dụng phương châm hội thoại, từ ngữ xưng trong hội thoại phù hợp tình huống giao tiếp.

 C. Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,

D. Tiến trình hoạt động :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P , KP .

2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của 3 HS.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Trong chương trình tiếng Việt 9, học kì I, chúng ta đã học các kiến thức về tiếng Việt như : các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Tiết này chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra tiếng Việt duy nhất trong học kì ở tiết sau .

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	Ngày soạn :27/11/2012
TIẾT 68	 Ngày dạy : 01/12/2012 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Hướng dẫn làm bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
 Củng cố nội dung tiếng Việt đã học từ học kì I.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Các phương châm hội thoại .
- Xưng hô trong hội thoại .
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng : 
 Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực ôn tập; có ý thức sử dụng phương châm hội thoại, từ ngữ xưng trong hội thoại phù hợp tình huống giao tiếp.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong chương trình tiếng Việt 9, học kì I, chúng ta đã học các kiến thức về tiếng Việt như : các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Tiết này chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra tiếng Việt duy nhất trong học kì ở tiết sau .
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
CNêu các phương châm hội thoại đã học?
C Thế nào là phương châm về lượng? Cho vd? ( nói có nội dung, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. VD:
- Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
- Trả lời: Tôi đã ăn rồi. (đúng pcvl)
C Thế nào là phương châm về chất? Cho vd? (đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. VD:-Con bò to gần bằng con trâu (đúng pcvc)
- Con bò to bằng con voi (sai pcvc)
C Thế nào là phương châm quan hệ? Cho vd? (nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề)
C Thế nào là phương châm cách thức? Cho vd? (nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. VD:
(1)Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
Có 2 cách hiểu
(1a) Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
(1b) Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
Chúng ta cần phải chọn một trong hai cách diễn đạt trên.)
C Thế nào là phương châm lịch sự? Cho vd? (khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác)
C Xưng hô trong hội thoại là gì? Cho ví dụ?
C Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:Hãy kể một tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
* Thảo luận câu hỏi C Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhừng là xưng “khiêm”và gọi người đối thoại một cách tôn kính là “hô tôn”
VD:- Vua tự xưng là “quả nhân” (người kém cỏi) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là “cao tăng” để thể hiện sự tôn kính
Bạn bè tự xưng là “tiểu đệ”và gọi người khác là “đại ca”
* Thảo luận câu hỏi II.3 sgk/190
Bài 4:
a. Phép so sánh : hai phía của hai dãy núi Trường Sơn cũng như hai người ( anh và em), hai miền đất nước ( Nam và Bắc), hai hướng ( đông và tây), của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì chia cắt được .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Ôn tập lý thuyết 
1. Các phương châm hội thoại 
a. Phương châm về lượng:
b. Phương châm về chất
c. Phương châm quan hệ
d. Phương châm cách thức
e. Phương châm lịch sự
2. Xưng hô trong hội thoại
Là người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
VD:
- Đối với người trên: bác-cháu, anh-em
- Đối với bạn bè: Bạn-tớ, cậu-tớ..
-Trong hội nghị, trong lớp: Bạn-tôi, các bạn-chúng tôi
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
VD: Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói rằng: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông,giáo dục một người đàn bà được cả gia đình,giáo dục một người thầy được cả xã hội”
- Dẫn gián tiếp:Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
VD: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Ta-go cho rằng giáo dục một người xã hội
II. Luyện tập:
Bài 1:Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
HS giật mình bèn trả lời:
- Thưa thầy, “Sóng”là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ! ( Vi phạm phương châm quan hệ)
Bài 2:
Bài 3: Trong TV để xưng hô có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn dùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng.mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mỗi quan hệ giữa người nói với người nghe. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hoà.Vì thế nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa
III. Hướng dẫn tự học :
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
- Ôn lại khái niệm liên quan đến từ vựng, đặt câu viết đoạn văn sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. 
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 14 T68.doc