Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 (chi tiết)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 (chi tiết)

TIẾT 70-71 ND :04 /12/12

CHIẾC LƯỢC NGÀ

( Trích )

 - Nguyễn Quang Sáng -

A. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện Chiếc lược ngà.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm của cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật .

2. Kĩ năng :

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .

- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ:

- Trân trọng những tình cảm đẹp của cha con, đồng thời biết kính yêu đấng sinh thành .

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	 	 NS : 02/12/12 
TIẾT 70-71	 ND :04 /12/12
CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Trích )
 - Nguyễn Quang Sáng -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện Chiếc lược ngà.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm của cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật .
2. Kĩ năng : 
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
- Trân trọng những tình cảm đẹp của cha con, đồng thời biết kính yêu đấng sinh thành .
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn động: Kiểm tra sĩ sốLớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp
2. Bài cũ :CKể tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?Nêu một vài nét về tác giả,tác phẩm ?
CBác lái xe cho rằng, anh thanh niên là một trong những người “cô độc nhất thế gian”.Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?
CPhát biểu chủ đề của truyện nhưng không dùng chính câu văn của chính tác giả Nguyễn Thành Long? 
3.. Bài mới
* Giới thiệu bài: Tình cha con là tình cảm thiêng liêng, bất diệt . Tình cảm ấy được biểu hiện đặc biệt sâu sắ, xúc động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang sáng đã kể về tình cảm cha con đầy xúc động, bất diệt của người miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung .
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv & hs 
Nội dung bài dạy
* HĐ 1:Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
C Nêu những nét cơ bản về tác gia?
C Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
C Tác phẩm được viết theo thể loại nào ?
- GV: Đây là thể loại được sáng tác phổ biến trong những năm chống Mĩ.
* HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích( đặc biệt chú ý phương ngữ )
C Hãy tóm tắt nội dung của chuyện?
=>Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt gần ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh Sáu là ba vì trên mặt anh có cái thẹo, không giống người chụp chung với mẹ trong bức ảnh kia.
 Mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh mình là ba của nó. Khi Thu nhận ra sự thực thì đã đến lúc chia tay. Ở khu căn cứ, anh Sáu đã dồn hết tình cảm và tâm sức làm chiếc lược bằng ngà voi để dành tặng con gái yêu. Không may , anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mằt, anh đã kịp trao chiếc lược ngà cho anh Ba, một đồng chí để đưa tận tay cho Thu.
C Hãy chia bố cục của văn bản ?
P1 : từ đầu “như bị gãy” -> Lòng khao khát được gặp con của ông Sáu và phản ứng của bé Thu.
-> P2: Tiếp theo  “ bắt nó về”-> Diễn biến tâm trạng của Thu trong mấy ngày ông Sáu ở nhà .
P3 : Tiếp theo “tụt xuống” -> Cuộc chia tay cảm động của hai cha con
P4 : Phần còn lại -> Nỗi nhớ, niềm thương con của ông Sáu 
C Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là người trực tiếp kể lại câu chuyện xảy ra đối với cha con béThu ?
C Sử dụng ngôi kể, người kể nguyện như vậy có tác dụng gì ?
->Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, bác Ba kể-> câu chuyện vừa đảm bảo tính khách quan, vừa chân thực do bác ba là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện .
C Trong tác phẩm, Nguyễn Quang sáng đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
C Tác giả đã xây dựng những tình huống truyện nào ? Đâu là tình huống cơ bản ? Vì ssao em biết ?
CDiễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện có thể chia làm mấy giai đoạn?đó là những giai đoạn nào? (hai giai đoạn:trước buổi chia tay,trước khi thừa nhận anh Sáu là ba;trong buổi chia tay đầy nước mắt,khi nhận ba thì ba đã phải đi rồi)
CBé Thu có thái độ ntn trong phút đầu gặp lại hai người khách lạ?
CNhận xét về cách miêu tả của tác giả?
* Thảo luận:C Theo em vì sao bé Thu lại có thái độ như vậy? 
CTrong hai ngày đêm tiếp theo,thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến ntn tiết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu
*TIẾT 2 
CHãy tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép.
CChỉ rõ tâm lí, hành động của thu trước khi nhận anh Sáu là cha?
CHãy nhận xét về cách quan sát, cách thuật chuyện của tác giả?
CEm nói gì về phản ứng của Thu?
CNghe bà ngoại kể về vết thẹo trên má của ba, bé Thu có trạng thái như thế nào? Khi nhận ra anh Sáu là cha, bé Thu có hành động ra sao?
CQua đó, em hiểu gì về tình cảm của bé Thu giành cho cha?
CThử nhận xét về tính cách của bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả?
CCảm nhận chung của em về anh Sáu?
CTình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào?
CĐiều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
+Nói theo cách của tác giả thì vấn đề gì không thể chết?
CKhái quát lại nét chính về nghệ thuật tạo nên giá trị của câu chuyện?
** Thảo luận: CTruyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba, có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
CTruyện không chỉ nói lên tình cha con anh Sáu sâu nặng mà còn gợi cho người đọc vấn đề gì?
* Hướng dẫn tổng kết :
Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ.
GV nêu yêu cầu luyện tập, HS thực hiện
* Hướng dẫn luyện tập:
* H Đ 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe .
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm :
-Xuất xứ: Viết 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ.
- Thể loại : Truyện ngắn
II.Đọc –hiểu văn bản:
1- Đọc và giải nghĩa những từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1. Bố cục : 4 phần 
2.2 Ngôi kể, người kể : Ngôi thứ nhất. Người kể là bác Ba- bạn của ông Sáu
2.3 Phương thức biểu đạt :Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
2.4 Tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con anh Sáu.
+ Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc Thu nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.=>Tình huống cơ bản, éo le, tạo nên sự bất ngơ, hấp dẫn cho câu chuyện.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
2.5.Phân tích:
a-Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần anh Sáu về thăm.
** Trước khi nhận anh Sáu là cha:
-Nghe cha gọi: mặt tái, vụt chạy, kêu thét.
-Khi mẹ đi vắng: nói trống, không chịu gọi cha, không nhờ
-Bị anh Sáu đánh: bỏ về nhà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu to.
=>Cách quan sát khéo léo, thuật chuyện sinh động, miêu tả tâm lí trẻ thơ qua hành động.lời nói 
à Phản ứng tâm lí tự nhiên, bộc lộ cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc với người mà Thu tin chắc là ba.
* TIẾT 2
** Khi nhận ra anh Sáu là cha:
-Nghe ngoại kể: Nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài.
=> An hận, hối tiếc.
-Thét lên: baaaa!
-Om chặt ba, hôn cổ, hôn vai, hôn lên thẹo
-Không cho ba đi.
=>Tình yêu, nỗi nhớ cha dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ.
àTác giả là người am hiểu tâm lí trẻ thơ; trân trọng những tình cảm hồn nhiên,bồng bột, trong trẻo của các em.
b-Người cha và tình cảm sâu nặng với con:
-Là một người lính chiến đấu dũng cảm, trung thành với cách mạng.
-Day dứt , ám ảnh về việc đánh con.
- Giữ đúng lời hứa với con” ngồi cưa từng chiếc răng lượcngười thợ bạc”.=> Kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa.
-Trước lúc hi sinh, đưa tay vào túi=> ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử.à Tình cha con không thể chết.
c-Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện:
-Cốt truyện khá chặt chẽ, nhiều tình huống bất ngờ mà hợp lí.
-Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tài tình. Nhất là nhân vật trẻ em.
-Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.(một người bạn của anh Sáu)=> Chuyện có độ tin cây cao.
3.Tổng kết: Ghi nhớ: SGK.
4.Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện ngắn này?
Bày tỏ thái độ và tình cảm của em với bé Thu?
III. Hướng dẫn tự học :
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích .
- Nắm được những kiến thức của bài học , tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung trong bài học .
 - Học bài
- Chuẩn bị bài : Ôn tập tiếng Việt 
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15	 	 NS : 03/12/12
 TIẾT 73	 ND :06 /12/12
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố nội dung tiếng Việt đã học từ học kì I.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Các phương châm hội thoại .
- Xưng hô trong hội thoại .
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng : 
- Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực ôn tập; có ý thức sử dụng phương châm hội thoại, từ ngữ xưng trong hội thoại phù hợp tình huống giao tiếp.
 C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn động: Kiểm tra sĩ số: Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp
2. Bài cũ :
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong chương trình tiếng Việt 9, học kI, chúng ta đã học các kiến thức về tiếng Việt như :các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.Tiết này chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra tiếng Việt duy nhất trong học kì ở tiết sau .
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy 
* HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
CNêu các phương châm hội thoại đã học?
C Thế nào là phương châm về lượng?Cho vd?( nói có nội dung,nội dung lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.VD:
Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
Trả lời:Tôi đã ăn rồi.(đúng pcvl)
C Thế nào là phương châm về chất?Cho vd?(đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.VD:-Con bò to gần bằng con trâu(đúng pcvc
- Con bò to bằng con voi(sai pcvc)
C Thế nào là phương châm quan hệ?Cho vd? (nói đúng đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đe)
C Thế nào là phương châm cách thức?Cho vd?(nói ngắn gọn,rành mạch,tránh nói mơ hồ.VD:
(1)Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
Có 2 cách hiểu
(1a) Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
(1b) Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
Chúng ta cần phải chọn một trong hai cách diễn đạt trên.)
C Thế nào là phương châm lịch sự?Cho vd?(khi giao tiếp cần tế nhị,tôn trọng người khác)
C Xưng hô trong hội thoại là gì?Cho ví dụ?
C Thế nào là cách dẫn trực tiếp?Cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
* HĐ 2:Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:Hãy kể một tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
* Thảo luận câu hỏi C Khi xưng hô người nói tự xưng mì ...  Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép chính phụ D. Từ ghép đẳng lập
Câu 3: Trong câu văn: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông”; thành phần gạch chân là:
A. Ý dẫn trực tiếp C. Lời dẫn trực tiếp
 B. Ýdẫn gián tiếp D.Lời dẫn gián tiếp
Câu 4. Từ nào trong câu “Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được.”, từ nào không phải là thuật ngữ?
A. Thế giới mạng B. Gắn kết C. Mạng In-tơ nét D. Toàn cầu.
Câu 5: Câu nào sau đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “xôn xao”?
A.Những âm thanh, tiếng động rôn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau.
B. Những âm thanh nhỏ vọng tới từ xa.
C. Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ phía trước.
D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió.
Câu 6: Từ “đồng âm” có nguồn gốc?
A. Mượn từ tiếng Hán B. Từ thuần Việt 
C. Mượn từ tiếng Pháp D. Mượn từ tiếng Anh.
B. Phần II: Tự luận. (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm).
a.Nghĩa của từ được phát triển trên cơ sở nào? Cho ví dụ?
b.Nghĩa của từ được phát triển theo phương thức nào ? cho ví dụ?
Câu 2 (5.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 9 đến 12 câu), vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bông lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 (Hồ Chí Minh – Cảnh Khuya)
 (Bếp lửa- Bằng Việt)
II.. Đáp án- Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm, mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
C
B
A
A
II. Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
a. Nghĩa của từ được phát triển trên cơ sở nghĩa gốc?
Ví dụ: mùa xuân – tuổi xuân
b. Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Ví dụ: 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
2
Yêu cầu chung:
a.Hình thức: 
+Trình bày đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận khoảng9 đến 12 câu biết vận dụng các phép tu từ đã học
+ Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
b. Nội dung:
Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung sau.
- Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh, điệp từ, 
- Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ.
+ So sánh: Âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng tạo sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.
+ Điệp ngữ: lồng->bức tranh thiên nhiên đẹp có hình khối đường nét.
+ Điệp ngữ: chưa ngủ -> như một cái bản lề mở ra hai phía tâm trạng: Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước.
1.0điểm
4.0 điểm
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15	 	 NS : 03/12/12 TIẾT 74-75	 ND :07 /12/12
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
	ÔN TẬP KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Hệ thống hoá kiến thức về Tập làm văn đã học 
- Hệ thống lại những giá trị đặc sắc của những bài thơ hiện đại .
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Khái niệm văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
- Hệ thống các văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học.
- Hệ thống lại những giá trị đặc sắc của những bài thơ hiện đại .
2. Kĩ năng : 
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
- Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi tạo lập văn bản ( nhất là hai kiểu văn bản vừa học là văn bản thuyết minh và văn bản tự sự )
- Tự hào về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến .
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn độnh: Kiểm tra sĩ số: Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của 3 HS
3.. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở học kì I, chúng ta chủ yếu tìm hiểu hai kiểu văn bản : tự sự và thuyết minh; đồng thời tiếp tụctìm hiểu cách làm nhất là cách sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong hai kiểu văn bản này . Hai TCT &75,76 chúng ta sẽ ôn tập lại cả những nội dung kiến thức kể trên.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy
* H Đ 1: Ôn tập phần Tập làm văn:
* Hướng dẫn ôn tập lí thuyết TLV:
CPhần tập làm văn trong Ngữ văn 9,tập I có những nội dung lớn nào?Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
C Vai trò,vị trí,tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ntn?cho ví dụ cụ thể?
CVăn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả,tự sự giống và khác với văn bản miêu tả,tự sự ở điểm nào?
* GV: Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật với các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn.Chẳng hạn khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ,người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng tưởng tượng,lối so sánh,nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình)để khơi gợi cảm thụ về đối tượng được thuyết minh.Và đương nhiên phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ ntn;màu sắc,không gian,hình khối,cảnh vật xung quanh,từ đó cho HS thấy thuyết minh và miêu tả,giải thích có những điểm khác nhau
* Thảo luận câu hỏi 4 sgk/206
* Hướng dẫn luyện tập:
 CHãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm? (đoạn văn “ thực sự mẹ không lo  con đường làng dài và hẹp” 
(Lý Lan “Cổng trường mở ra”-NV 7-T.I)
C Một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luân?(đoạn văn “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính,truyền cho tất cảkhông nói trước”
(“Hoàng Lê nhất thống chí”-NV 9- T.I)
CĐoạn văn có sử dụng cả nội tâm và nghị luận? (“Lão không hiểu tôi. thêm đáng buồn” – “Lão Hạc”-NC,NV 8-T.I)
C Thế nào là đối thoại,độc thoại nội tâm?Vai trò,tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự ntn?
	* TIẾT 2
* H Đ 2: Hướng dẫn ôn tập phần thơ hiện đại: 
* Hướng dẫn HS thực hiện tổng hợp kiến thức về các bài thơ hiện đại đã học ở :
Gv hướng dẫn HS hoàn thành nội dung các câu hỏi trong SGk bằng cách chuẩn bị bảng thống kê còn bỏ trống và các tờ rời.
- Chia nhóm để HS hoàn thành bài bằng cách trả lời miệng; sau đó giáo viên cho HS lên bảng ghép tờ rời để hoàn thành bảng hệ thống và sửa bài cho các em ( nếu cần)
* H Đ 3:Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
A. Lý thuyết
1. Các nội dung lớn và trọng tâm :
a. Văn bản thuyết minh:trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như: nghị luận,giải thích,miêu tả
b. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự với nghị luận
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự;người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự
2. Vai trò,vị trí,tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Thuyết minh là giúp cho người đọc,người nghe hiểu về đối tượng,tránh được sự khô khan nhàm chán
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả,tự sự với văn miêu tả,tự sự
MIÊU TẢ
THUYẾT MINH
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh,liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Ít dùng số liệu cụ thể,chi tiết
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
- Ít tính khuôn mẫu
- Đa nghĩa
- Trung thành với các đặc điểm của đối tượng,sự vật
- Bảo đảm tính khách quan.khoa học
- Í t dùng tưởng tượng,so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể,chi tiết
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống văn hoá,khoa học,..
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
- Đơn nghĩa
4. Nội dung văn bản tự sự ở sgk Ngữ Văn 9 tập I
- Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm,nghị luận,đối thoại và độc thoại,người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Yêu cầu về kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản
- Thấy được vai trò,vị trí,tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm,lập luận.
B. Luyện tập:
Làm bài 4,5,6 sgk/206
	* TIẾT 2
II. PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI :
stt
Tác phẩm
Tác gia’
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
thơ
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng 
Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, chân thực, cô đọng , giàu sức biểu cảm
2
Bàn thơ về tiểu đội xe không kính 
Phạm Tiến Duật
Thơ
Khắc hoạ những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh người lái xe Trường Sơn ; tư thế hiên ngang , tinh thần laic quan , dũng ảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc .
Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ , tự nhiên khoẻ khoắn. Hình ảnh chân thực , sinh động 
3
 Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
Thơ
Khắc hoạ hình ảnh đẹp, tráng lệ ; thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động . Bộc lộ niềm vui, long tự hào ủa nhà thơ .
Xây dựng hình ảnh liên tưởng, tửơng tượng phong phú , độc đáo 
- Âm hưởng khoẻ khoắn , hào hùng, lạc quan 
4
Bếp lửa 
 Bằng Việt 
Thơ 
Gợi lại những kỉ niệm nay xúc động về bà và tình bà cháu 
- Lòng kính yêu trân trọng của cháu đối với bà và tình yêu quê hương đất nước 
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, biểu cảm , tự sự và bình luận 
5
Khúc haut ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
Nguyễn Khoa Điềm 
Thơ 
Sự gian nan, vất vả của cuộc sống ở chiến khu – Tình thong yêu con gắn liền vớitinh thần chiến đấu của người mẹ.
Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến 
6
Ánh trăng 
 Nguyễn Duy 
Thơ 
Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nươcbình dị, hiền hậu .
- Gợi nhắc truyền thống : uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung .
Giọng điệu tâm tình, tự nhiên; hình ảnh giàu tính biểu cảm 
- Nhiều biện pháp tu từ từ vựng .
7
Lặng lẽ Sa- pa 
Nguyễn Thành Long
Truyện 
Ca ngợi những con người âm thầm, lặng lẽ , hi sinh tuổi trẻ , tài năng trí lực cho công cuộc xây dựng đất nước . Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động , ý nghĩa của những công việc thầm lặng .
Xây dưng tình huống truỵên hợp lí ; cách kể chuyện tự nhiên.
- Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận 
8
Làng 
Kim Lân 
Truyện 
Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của người nông dân . 
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo . Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .
Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm 
9
Chiếc lược ngà
 Nguyễn Quang Sáng 
Truyện 
Thể hiện chân thực , cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Thành công trong việc miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật 
III. Hướng dẫn tự học:
- Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, tiếng Việt để đọc – hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng bộ môn .
- Học lại phần lý thuyết đã ôn
- Làm còn lại sgk/206
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại 
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 16	Ngày soạn :28/11/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 15.doc