Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Nguyễn ThỊ Hồng Thúy

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Nguyễn ThỊ Hồng Thúy

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 Nguyễn Quang Sáng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiên đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

III. CHUẨN BỊ

 -Gv: Tài liệu tham khảo, toàn bộ văn bản.

 -Hs: Sgk, chuẩn bị theo yêu cầu.

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Nguyễn ThỊ Hồng Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15. Tiết 71-72 Ngày soạn:
 Bài dạy: Ngày dạy:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Kiến thức.
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà
Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
Kĩ năng.
Đọc - hiểu văn bản truyện hiên đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
III. CHUẨN BỊ
	-Gv: Tài liệu tham khảo, toàn bộ văn bản.
	-Hs: Sgk, chuẩn bị theo yêu cầu.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Ổn định lớp.(1’)
- Kiểm tra sỉ số.
Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Em hãy nêu những nét đẹp ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa.
- Chất trữ tình của truyện thể hiện ở những điểm nào? Chủ đề của tác phẩm là gì?
- Hs báo cáo sỉ số.
- Say mê nghề nghiệp.
- Hiểu được ý nghĩa công việc, góp phần vào công việc của đất nước.
- Tìm thấy nguồn vui trong công việc của mình- >Tính cách phẩm chất đáng mến: cởi mở, hiếu khách, chân thành, khiêm tốn, hết lòng với công việc.
- Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi- nhân vật bộc bạch tự nhiên những nét đẹp, tính cách tâm hồn, tình cảm.
- Cảnh thiên nhiên thơ mộng của Sapa.
- Nội dung truyện
Truyện ca ngợi những con người lao động bình thường, thầm lặng đang ngày đêm hết mình cống hiến lao động xây dựng đất nước.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.(5’)
- Yêu cầu Hs trình bày những hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Hoạt động 2:Đọc – hiểu VB.
- Gv tóm tắt phần đầu, hướng dẫn Hs đọc.
- Yêu cầu Hs tóm tắt văn bản.
- Đoạn trích tạo mấy tình huống? Tình huống nào bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu?
- Yêu cầu Hs tìm hiểu tình huống ông Sáu về thăm nhà và bé Thu không nhận cha.
- Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy bé Thu không nhận ông Sáu là cha? Tâm trạng của bé Thu lúc bấy giờ ra sao? Vì sao bé Thu lại có tâm trạng như vậy?
- Gợi ý: 
+Khi ông Sáu vồ vập muốn ôm lấy con thì bé Thu làm gì?
+ Những ngày sau thái độ của bé Thu như thế nào trước sự ân cần của ông Sáu?
-Vì sao bé Thu lại có hành động như vậy? Theo em bé Thu có phải là cô bé bướng bỉnh, hỗn láo với cha không? Việc làm của bé Thu có đáng trách không?
- Buổi sáng cuối cùng khi ông Sáu lên đường thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế nào? Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi đó. So sánh với hoàn cảnh trước đó để nhận xét.
- Em hãy hình dung và phân tích tâm trạng, tình cảm của bé Thu khi gọi ba? Vì sao lại có sự thay đổi đó?
- Nếu chứng kiến cảnh này em có tâm trạng như thế nào? Hãy lí giải tâm trạng của người kể chuyện “ như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”.
- Qua đó em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật của tác giả?
- Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào?
- Khi ở căn cứ tình thương con thể hiện như thế nào ở ông Sáu? Ông đã làm gì để nguôi nỗi thương nhớ đứa con?
- Ông Sáu làm cây lược với tâm trạng và cách thức ra sao?
- Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của ông Sáu?
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống, tâm hồn của người lính?
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của chuyện?
- Điều gì đã góp phần cho sự thành công của truyện?
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện là gì?
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở An Giang. Nhà văn quân đội, với nhiều thể loại. Đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
- Truyện Chiếc lược ngà viết năm 1966 in trong tập truyện cùng tên, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện.
- Hs đọc văn bản-kết hợp tìm hiểu chú thích.
- Hs tóm tăt văn bản.
- Đoạn trích thể hiện tình cha con sâu nặng qua hai tình huống:
+ Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận cha thì ông Sáu phải ra đi.(tình huống cơ bản).
+ Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Nhưng ông hi sinh khi chưa kịp trao lại món quà ấy cho con.
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng khi nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lãng tránh. Ong Sáu càng muốn gần thì đứa con càng lạnh nhạt, xa lánh. Thể hiện qua việc quan sát và thuật lại của người kể rất sinh động: bé Thu hoảng hốt, mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu. Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi ba, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm dùm khi cơm đang sôi. Hành động hắt cái trứng cá ra ngoài, khi bị đánh thì bỏ qua nhà ngoại, cố ý khua dây lòi tói thật to tỏ ý phản kháng.
- * HS thảo luận.
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Vì ông Sáu không giống với tấm hình chụp chung với má. Phản ứng tâm lí của em hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu nặng, chân thành chỉ kêu ba khi tin chắc đó là ba mình.
- Thái độ của bé Thu thay đổi hoàn toàn đột ngột . Lần đầu tiên cất tiếng gọi ba tiếng kêu như xé rồi chạy xô tới nhanh như một con sóc nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nửa. Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó , nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó rung rung.
- Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh tâm trạng ân hận, hối tiếc. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ cha bao ngày xa cách bi dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mãnh liệt. Chứng kiến những biểu hiện của tình cảm cha con trong buổi chia tay có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy “ như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”.
- Thu có cá tính mạnh mẽ đên mức tưởng như ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa bé với tất cả nét hồn nhiên ngây thơ của trẻ em. Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
* Hs thảo luận.
- Trong chuyến về thăm nhà háo hức muốn gặp con để ôm hôn con vào lòng cho thỏa nỗi mong nhớ. Đau khổ khi bé Thu không nhận cha. Suốt ngày quanh quẩn để gần con mong con gọi một tiếng ba. Ông đã xúc động rơi nước mắt khi bé Thu gọi ba và ôm chặt lấy ông, ông không muốn rời con nhưng nhiệm vụ ông phải ra đi.
- Những ngày ở chiến khu ông day dứt, ân hận vì đã đánh con. Ông dành tất cả tình thương con vào việc làm cây lược ngà “ thận trọng tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Ong đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, chiếc lược ngà trở thành một vật quí giá và thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm diệu đi nỗi ân hận và chứa đựng tình cảm yêu mến nhớ thương mong chờ của người cha. Nhưng ông hi sinh khi chưa kịp trao tay đứa con chiếc lược.
- Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thắm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình.
- Truyện được trần thuật theo lời kể của người bạn ông Sáu- người chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu.
- Câu chuyện trở nên đáng tin cậy, người kể hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận của người kể.
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, nội dung hợp lí, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động phù hợp lứa tuổi.
- Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, đồng thời cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
A. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả.
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở An Giang. Nhà văn quân đội, đề tài chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm. Truyện viết năm 1966 in trong tập truyện cùng tên, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
B. Đọc –hiểu văn bản.
 I. Nội dung.
1. Tình huống truyện.
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận cha thì ông Sáu phải ra đi.(tình huống cơ bản).
- Ông Sáu làm cây lược ngà để tặng con. Nhưng ông hi sinh khi chưa kịp trao lại món quà ấy cho con.
2. Nhân vật bé Thu.
- Trước khi nhận ra cha.
+ Ngơ ngác sợ hãi khi gặp ông Sáu, hốt hoảng, tái mặt, thét lên bỏ chạy-> sợ hãi xa lánh.
+ Nói trống không, không chịu gọi ba, từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình->bướng bỉnh
=> Cá tính mạnh mẽ có tình cảm sâu sắc với người cha-> tâm lí tự nhiên.
- Khi nhận ra cha.
+ Thái độ thay đổi biểu hiện qua khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông.
+ Hành động gọi ba, chạy đến ôm chặt lấy ba không muốn rời.
-> Sự thay đổi đột ngột, đối lập với những hành động trước đó.
- Sự nghi ngờ về ba được giải tỏa, ân hận, hối tiếc vì đối xử không tốt với ba. Tính yêu và nỗi nhớ mong chờ bùng lên mạnh mẽ.
=> Bé Thu có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ, cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ. Nhà văn am hiểu tâm lí trẻ em.
3. Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu.
- Nôn nóng náo nức muốn gặp con.
- Đau khổ khi con không nhận cha.
- Suốt ngày quanh quẩn ở nhà mong được con gọi một tiếng ba.
- Ở căn cứ: ân hận vì đã đánh con. Làm cây lược ngà tỉ mỉ thể hiện tình thương con sâu sắc.
- Chỉ nhắm mắt khi người bạn hứa đem cây lược về trao tận tay bé Thu.
=>Thắm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang cho bao nhiêu gia đình.
II. Nghệ thuật.
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn ngôi kể hợp lí.
- Miêu tả tâm lí sinh động phù hợp lứa tuổi.
III. Ý nghĩa văn bản.
- Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, đồng thời cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hoạt động 3: HD tự học.(6’)
4. Củng cố.(4’)
- Thái độ và hành động của bé Thu đối với ông Sáu trái ngược nhau trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, những vẵn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích rõ điều đó?
-Cảm nghĩ của em về câu chuyện như thế nào?
5. Dặn dò.(2’)
- Học bài- làm phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài ôn tập Tiếng việt. ... phương châm cách thức D. phương châm lịch sự.
Câu 2: Đặc điểm của thuật ngữ là:
A. Mang tính khách quan B. Một thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm
C. Có tính biểu cảm D. Thường dùng trong các tác phẩm thơ văn
Câu 3: Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật, là yêu cầu của:
A. phương châm về chất B. phương châm về lượng
C. phương châm cách thức D. phương châm quan hệ.
Câu 4: “ ăn đơm nói đặt”( vu khống, đặt điều, bịa chuyện) là không tuân thủ:
A. phương châm về chất B. phương châm về lượng
C. phương châm cách thức D. phương châm quan hệ.
Câu 5: Nguyễn Du viết: “Dù khi lá thắm chỉ hồng – Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”. Hai câu thơ trên theo phương châm hội thoại nào?
A. phương châm về chất B. phương châm quan hệ
C. phương châm cách thức D. phương châm lịch sự.
Câu 6: Cách dẫn trực tiếp là cách dẫn:
A. Nhắc lại nguyên lời, ý của người, nhân vật 
B. Không dùng dấu hai chấm để ngăn phần được dẫn
C. Nhắc lại có điều chỉnh lời, ý của người, nhân vật 
D. Không thêm từ rằng” hoặc “là” để ngăn phần được dẫn 
Câu 7: Từ ngữ nào phù hợp với ô trống trong câu sau: “Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là ”.
A. Nói móc B. Nói leo C. Nói mát D. Nói hớt
Câu 8:Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán việt:
A. Viễn khách B. Vấn danh C. Mày râu D. Tứ tuần.
Câu 9: Từ viễn khách có nghĩa nghĩa là:
A. Người khách phương xa B. Người khách có địa vị cao sang
C. Người khách quý D. Người khách mắc bệnh viễn thị.
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là từ láy:
A. nhẵn nhụi B. tứ tuần C. bảnh bao D. lao xao.
Câu 11: Câu “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật.
Câu 12: Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” sử dụng biện pháp tu từ gì:
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Nói quá.
Câu 13: Câu “ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”. Dùng để làm gì”:
A. Hỏi B. Phủ định C. Đe dọa D. Khẳng định
Câu 14: Câu thơ: “ Vân Tiên tả đột hữu xông – Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương” sử dụng biện pháp tu từ:
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Nói quá.
Câu 15: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ tượng hình:
A. xơ xác B. vật vờ C. rung rinh D. róc rách
Câu 16: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ tượng thanh:
A. rì rào b. rì rầm C. rũ rượi D. ríu rít.
Câu 17: Từ đường trong “đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “ngọt như đường là”: 
A. Từ đồng nghĩa B. Từ đồng âm C. Từ trái nghĩa D. Từ gần nghĩa
Câu 18: Trong câu thơ: “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn – Để cả mùa xuân cũng lỡ làng” Từ xuân được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào:
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 19: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ” thuộc về phương châm hội thoại nào: 
A. phương châm về chất B. phương châm quan hệ
C. phương châm cách thức D. phương châm lịch sự.
Câu 20: Câu nào sai về cách dùng từ trong các câu sau:
A. Vào đêm khuya, đường phố rất vắng lặng B. Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng 
C. Vào đêm khuya, đường phố rất vắng vẻ D. Vào đêm khuya, đường phố rất yên lặng.
Câu 21: Từ “giai nhân” có nghĩa là gì:
A. Người con trai đẹp B. Người con gái đẹp C. Một phu nhân D. người ở đợ. 
Câu 22: Điền vào chỗ trống cho chính xác “ nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là”
	 A. nói móc B. nói leo C. nói mát D. nói hớt.
 Câu 23: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt.
	 A. âm mưu B. thủ đoạn C. mánh khóe D. vợ chồng
 Câu 24: Cho biết các thành ngữ sau thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa?
	A. Đầu voi đuôi chuột B. Mèo mả gà đồng C. Sống tết chết giỗ D. Chó treo mèo đậy 
TỰ LUẬN.(4 đ)
Câu 25: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: nói úp nói mở, dây cà ra dây muống, nói nhăng nói cuội, nói băm nói bổ. Cho biết các thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? (2 đ)
Câu 26: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong các câu thơ sau: (2 đ)
 Tà tà bóng ngã về tây – Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê – Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh – Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 Sè sè nấm đất bên đường – Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 	BÀI LÀM
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
A
A
D
A
D
C
A
B
D
B
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
C
A
D
D
B
C
C
B
B
D
D
C
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: Giải nghĩa đúng các thành ngữ và nêu được phương châm mỗi câu 0,5 điểm.
- Nói úp nói mở: nói lấp lửng, mập mờ ỡm ờ, không nói ra hết ý( phương châm cách thức)
- Nói nhăng nói cuội: nói một cách hú họa không có chứng cứ xác thực( phương châm về chất)
- Nói băm nói bổ: nói nhiều và những lời nói thô bạo thiếu suy nghĩ( phương châm lịch sự)
- Dây cà ra dây muống: cách nói dài dòng, không rõ ràng(phương châm cách thức)
Câu 2: Mỗi ý 1 điểm.
- Từ láy “ tà tà, thơ thẩn, nao nao, nho nhỏ, thanh thanh” gợi tả cảnh sắc mùa xuân êm dịu thanh tao, nhẹ nhàng, gợi cảm giác bâng khuâng xao xuyến vì một ngày vui sắp tàn và linh cảm một điều gì sắp xảy ra.
- Từ sè sè, dầu dầu vừa gợi tả được hình ảnh một nấm mồ quá nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lỏng giữa ngày lễ tảo mộ, gợi lên tình cảnh đáng thương của người nằm dưới mộ. Dự báo linh cảm điều sắp xảy ra.
Tuần 15. Tiết 75 Ngày soạn:
 Bài dạy: Ngày dạy:
KIỂM TRAVĂN HỌC 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KT-KN trong chương trình phần Đọc –hiểu văn bản môn Ngữ văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra Trắc nghiệm khách quan và Tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và Tự luận.
- Cách tổ chức: cho Hs làm bài kiểm tra theo từng phần, phần Trắc nghiệm khách quan làm trong vòng 15 phút và phần Tự luận là 30 phút (không tính thời gian phát đề).
III. THIẾT KẾ MA TRẬN
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp thấp
Cấp cao
Chủ đề 1
Truyện hiện đại
Nhận biết tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, thời gian sáng tác
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các văn bản 
Nêu cảm nhận về một vấn đề trong tác phẩm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
5%
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 6
Sốđiểm:5
Tỉ lệ: 50 %
Chủ đề 2
Thơ hiện đại
Cuộc đời tác giả, đôi nét về tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
Hiểu được nội dung và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .
Chép lại đoạn thơ, nêu nội dung của bài.
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 6
Số điểm: 1, 5
15 %
Số câu: 1
Số điểm:2
20%
Số câu: 11
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Chủ đề 3
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm: 
%
Số câu: 
Số điểm: 
%
Số câu: 
Số điểm: 
%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu: 7
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 8
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
TS câu:17
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM (5 đ)
Sắp xếp tên tác phẩm, tác giả cho phù hợp.(1 đ)
a. Làng 1. Nguyễn Duy a+
b. Lặng lẽ Sapa 2. Chính Hữu b+
c. Đồng chí 3. Huy Cận c+
d. Đoàn thuyền đánh cá 4. Kim Lân d+
e. Bếp lửa 5. Nguyễn Thành Long e+
g. Ánh trăng 6.Bằng Việt g+
 7. Phạm Tiến Duật
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã được giải nhất báo văn nghệ 1969-1970. (0,25đ)
	A. đúng B. sai
3. Nhà thơ nào trưởng thành trong phong trào Thơ mới? (0,25 đ)
	A. Chính Hữu B. Huy Cận C. Phạm Tiến Duật D. Bằng Việt 
4. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa mang ý nghĩa gì? (0,25đ)
	A. Ý nghĩa tả thực B. Ý nghĩa biểu tượng C. Cả hai đều sai. D. Cả hai đều đúng 
5. Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? (0,25đ)
	A. Ông Sáu B. Bé Thu C. Người bạn ông Sáu D. Tác giả
6. Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết trong thời kì nào? (0,25đ)
	A.Trước cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp
	C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau kháng chiến chống Mĩ
7. Điền từ chính xác vào các câu thơ sau: (0,5đ)
	 Mặt trời xuống biển như 
 ..đã cài then đêm sập cửa.
8. Tìm năm sáng tác điền vào cho đúng với các tác phẩm sau: (0,5đ)
	a. Đồng chí.b. Đoàn thuyền đánh cá
 c. Chiếc lược ngà..d. Bếp lửa..
9. Nội dung chính của truyện Chiếc lược ngà là:
	A. Kể về lỗi lầm của bé Thu B. Kể về sự hối lỗi của bé Thu
	C. Kể vừ cuộc chia tay giữa ông Sáu và bé Thu D. Kể về tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu.
10. Nhận xét nào sau đây dúng với chủ đề bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
	A. Bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm
	B. Bài thơ là một bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá
	C. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước.
	D. Bài thơ là một khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước ca ngợi lao đông và người lao động
11. Bài thơ Đồng chí ra đời trong thời gian nào:
	A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
	C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ D. Cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ 
12. Phương thức chính của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là phương thức nào?
	A. Tự sự B. Miêu Tả C. Biểu cảm D. Lập luận
13. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trích từ tập thơ:
	A. Lửa thiêng B. Trời mỗi ngày lại sáng C. Đất nở hoa D. Bài thơ cuộc đời.
14. Chủ thể trữ tình trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
	A. Tác giả B. Người dân chài C. Đoàn thuyền D. Tác giả và người lao động
15. Lặng lẽ Sapa là tập truyện ngắn rút ra từ tập:
	A. Bát cơm cụ Hồ B. Gió bấc gió nồm C. Trong gió bão D. Giữa trong xanh.
II. Tự luận.(5đ)
16. Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung của bài thơ.(2đ)
17. Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (3đ).
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu
2
3
4
5
6
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
B
D
C
C
D
D
A
C
B
A
D
Câu 1: a+4; b+5; c+2; d+ 3; e+6; g+ 1.
Câu 7: hòn lửa, sóng.
Câu 8: Đồng chí 1948; Đoàn thuyền đánh cá 1968; Chiếc lược ngà 1966; bếp lửa 1963.
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Chép đúng đoạn thơ 1 điểm và nêu được nội dung 1 điểm.
Câu 2: Mỗi ý 1 điểm
- Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên đáng yêu tuy có phần bướng bỉnh ngang ngạnh.
- Tình cảm bé Thu dành cho cha thật mãnh liệt sâu sắc.
- Chiến tranh ngăn cách tình cha con, gây mất mát đau thương cho nhiều gia đình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc