Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Trường THCS Tân Hưng Đông

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Trường THCS Tân Hưng Đông

LẶNG LẼ SA PA

(Trích – Nguyễn Thành Long)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của người trong lao động.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của truyện: miêu tả, bức tranh thiên nhiên, con người.

3. Thái độ:

¬¬- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.

2. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - GV: Truyện ngắn Làng đã xây dựng đc một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc ty làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng gì?

 (HS: + Cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe đc từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.

+ Tình huống này đối nghịch với tình cảm yêu làng mãnh liệt của ông. Tạo ra nút thắt của câu chuyện, thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật. Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông).

 - GV: Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng của ông Hai ntn? (phân tích cử chỉ và những câu nói của ông)

 (HS: + Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 - Trường THCS Tân Hưng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2011
Tuần 15
Tiết PPCT: 68, 69
LẶNG LẼ SA PA
(Trích – Nguyễn Thành Long)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của người trong lao động. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của truyện: miêu tả, bức tranh thiên nhiên, con người. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	- GV: Truyện ngắn Làng đã xây dựng đc một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc ty làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng gì? 
	(HS: + Cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe đc từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
+ Tình huống này đối nghịch với tình cảm yêu làng mãnh liệt của ông. Tạo ra nút thắt của câu chuyện, thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật. Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông).
	- GV: Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng của ông Hai ntn? (phân tích cử chỉ và những câu nói của ông)
	(HS: + Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.
+ Từ lúc ấy, trong tâm trí của ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống đất mà đi”
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ 1: Giới thiệu bài:
- GV: Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở SaPa – nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ. 
Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, về cảnh thiên nhiên SaPa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật, bức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên...
* HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
- GV: Gọi 1 HS đọc phần chú thích (*) về tác giả, tác phẩm và yêu cầu HS khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thành Long
- GV: Em hãy nêu những hiểu biết về tác phẩm.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung Vb:
- GV: Đọc chậm, cảm xúc, lắng sâu.
(HS: Đọc vb theo hướng dẫn).
- GV: Kiểm tra một vài từ trong mục chú thích (Sgk)
- HS: Tác giả đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông họa sĩ già. Nó có tác dụng một mặt, vẫn giữ cho câu chuyện vẻ chân thật và khách quan. Mặt khác, vẫn có đk thuận lợi để làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu suy tư của nhân vật.
- HS: Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần.
* HĐ 4: Hướng dẫn HS phân tích tác phẩm:
- GV: Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ SaPa?
(HS: Phát biểu, nhận xét)
- Trong truyện có những nhân vật nào?
(- HS: Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét ...)
- Nhân vật chính là ai?
- Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện. Vì sao? (vì điểm đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn này mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất, nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ.)
- GV: Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
(HS: Đúng như lời tác giả, truyện ngắn này là “một bức chân dung” - chân dung nhân vật anh thanh niên. Là một chân dung, nhân vật hiện lên ở một số nét đẹp).
Chuyển tiết 69
- GV: Cho HS xem một số hình ảnh về thiên nhiên và con người SaPa. Giới thiệu tiết học: Đặc biệt là ở nơi đây có những con người đang thầm lặng cống hiến cho cs, cho mọi người, cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn (2600 m) trong tp Lặng lẽ SaPa của N. T. Long → Thầy và trò sẽ đi vào tìm hiểu tiết tt của vb, tức tiết 69 theo PPCT để hiểu thêm về thiên nhiên và con người SaPa.
- GV: Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả?
(HS: Không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ ngơi. Chỉ hiện ra chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao SaPa. 
Nhân vật anh thanh niên hiện ra để cho mọi người cảm nhận đc rằng “Trong cái lặng im của SaPa [...], SaPa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”).
- GV: Cho HS thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm lớn ( 3 phút) theo gợi ý trong SGK – T 189. 
- HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày, nhận xét.
- GV giảng: Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tình thần trách nhiệm cao (nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định)
- GV: Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? (Phân tích suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên về nghề nghiệp, về lí tưởng cs)
(HS: + Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hp”.
+ “... khi ta làm việc, ta với việc là đôi, sao lại gọi là một mình đc? Huonongs chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn đề trò chuyện.
+ Anh tổ chức, sắp xếp cs một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- GV giảng: Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất đáng mến nữa: Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khác xa đến thăm bất ngờ). Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau SaPa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét). 
- HS: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- GV: Nhân vật ông họa sĩ đóng vai trò gì trong truyện? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?
(-HS: Không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.
+ Vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ, tc của tg, nhân vật ông họa sĩ có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện.
+ Ngay từ phút đầu gặp mặt anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước đc biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác...”
+ Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
- GV: Nhân vật này ít nói, trong chuyến đi cùng với ông họa sĩ già, cô đã tình cờ gặp và làm quen với người thanh niên lạ. Cuộc gặp gỡ để lại trong cô ấn tượng và tc gì? 
(HS: Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cs một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là con đường cô đã chọn, cô đang đi tới).
- GV giảng: Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định của mình.
Đó là sự bừng dậy của những tc lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp đc những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cs, từ tâm hồn người khác.
Cùng với sự bàng hoàng là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà còn vì “một bó hoa nào khác nứa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
- GV: Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng nghệ thuật gì?
(HS: Làm cho câu chuyện có dáng dấp một câu chuyện tình yêu. Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên VN thời đánh Mĩ).
- GV: Nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao?
(HS: Qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc đc kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Theo lời của bác lái xe là “một trong những người cô đọc nhất thế gian”, biết đc những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi “thèm người” của anh).
- GV: Những nhân vật này góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên ntn?
(- HS: Thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên đc hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm đc mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa. Đây là một thủ pháp nghệ thuật tg sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện).
- GV: Ngoài ra, tác phẩm còn có những nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp mà cũng góp phần thể hiện chủ đề của tp?
- GV: Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa như một bài thơ giàu chất trữ tình. Vậy, chất trữ tình đó đc tạo bởi những yếu tố nào? 
(HS: Đọc lại những đoạn miêu tả cảnh SaPa ở phần đầu và phần cuối truyện. HS nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên ấy).
- GV giảng: Chất trữ tình của truyện toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà lại để nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản  ...  tóm tắt vb:
a) Đọc văn bản:
b) Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn của Sa Pa với người họa sĩ già trong chuyến đi thực tế trước khi nghỉ hưu và cô kỹ sư trẻ mới lên Lào Cai nhận công tác. Được anh thanh niên cho nghe về công việc của mình và tận mắt chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt của anh khiến cô kĩ sư thêm tin tưởng hơn vào con đường mình đã chọn. Còn ông hoạ sĩ già đã phác hoạ xong bức chân dung anh thanh niên- bức tranh mà ông đã trăn trở đi tìm suốt bấy lâu nay
2. Giải thích từ khó: (SGK)
3. Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và bố cục:
a) Ngôi kể: Ngôi thứ 3. 
b) Bố cục: 3 Phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”	 
(Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian).
- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”
(Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư).
- Phần 3: Còn lại.
(Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe).
III. Phân tích:
1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện:
- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống truyện: Chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở SaPa.
2) Hệ thống nhân vật:
- Truyện có nhiều nhân vật.
- Nhân vật chính là anh thanh niên.
- Nhân vật quan trọng trong truyện là ông họa sĩ.
3. Nhân vật anh thanh niên:
a) Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả:
- Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. 
- Nhân vật anh thanh niên đc hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái. Qua cái nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
b) Những nét đẹp của nhân vật:
- Hoàn cảnh sống và làm việc: 
+ Một mình trên đỉnh núi cao (Đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét), quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây nui SaPa. 
+ Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.
- Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.
→ Một hoàn cảnh thật đặc biệt.
- Anh đã vượt qua đc hoàn cảnh (những suy nghĩ về công việc):
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cs con người.
+ Anh có niềm vui đọc sách.
+ Anh tổ chức, sắp xếp cs một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động.
- Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Anh còn là người khiêm tốn.
ð Tóm lại, chỉ bằng vài chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa đc chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cs, về ý nghĩa của công việc.
4, Nhân vật ông học sĩ và các nhân vật phụ khác:
a) Nhân vật ông họa sĩ:
- Có vai trò quan trọng trong truyện.
- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa.
- Chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
b) Các nhân vật khác:
- Nhân vật cô kĩ sư:
Cuộc gặp gỡ tình cờ khiến cô bàng hoàng, cô quí mến, khâm phục, hàm ơn anh thanh niên.
- Nhân vật bác lái xe:
Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.
ð Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đc hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn.
c) Các nhân vật phụ khác:
- Đó là ông kĩ sư ở vườn rau SaPa.
- Đó là anh cán bộ nghiên cứu và lập bản đồ sét.
- Anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-Păng (3143 mét).
→ Họ và anh thanh niên là những con người miệt mài lđ, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cs của mọi người.
5) Chất trữ tình của truyện:
- Từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp, và thơ mộng của SaPa đc miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già.
- Nó còn thấm đượm vẻ đẹp của cs một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
- Trong cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật mà để lại nhiều dư vị.
- Trong những suy nghĩ về con người, về cs, về nghệ thuật của các nhân vật.
- Chất trữ tình của truyện toát lên chủ yếu từ nội dung truyện.
ð Nhờ chất trữ tình, chủ đề của truyện đc rõ nét và sâu sắc.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/198.
V/ Luyện tập:
4. Củng cố:
- GV: Nêu chủ đề của truyện?
- GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm (nếu còn thời gian).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/11/2009
Tuần 15
Tiết PPCT: 69, 70
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết, diễn đạt, trình bày. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III, TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề trước khi làm bài.
ĐỀ:
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Đáp án:
Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện kể, em trót xem nhật kí làm bạn buồn.
Thân bài:
- Lí do xem nhật kí của bạn.
- Nêu một vài nội dung chính trong quyển nhật kí mà em đã xem.
- Bạn biết, bạn buồn như thế nào?
- Em nhận lỗi và bạn đã bỏ qua.
( trong kể có miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).
Kết bài:
- Bài học cho bản thân.
- Lời nhắn nhủ. 
4. Củng cố:
- Kiểm tra bài cẩn thận trước khi nộp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................................
Ngày soạn: 15/11/2009
Tuần 15
Tiết PPCT: 71
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững một số nội dung: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện cách dùng từ, đặt câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
c. Thái độ:
- Chọn từ ngữ để nói và viết cho hay, tôn trong người khác.
II. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 190.
- Nhắc lại năm phương châm hội thoại?
- Giáo viên treo bảng phụ nội dung học sinh lựa chọn cho phù hợp.
- Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục II.
- Ôn lại các từ ngữ xưng hô trong hội thoại và cách dùng?
- Từ ngữ xưng hô?
+ Đại từ: Ba ngôi, hai số.
+ Danh từ chỉ họ hàng: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác, dì, chú, cậu,
+ Chức vụ: giám đốc, trưởng phòng, hiệu trưởng, hiệu phó, bộ trưởng
+ Nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, lái
+ Tên riêng: Lan, Hồng, Huệ,
Từ địa phương: Tớ, O, bọ, mợ
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 2, 3.
- Em hiểu thế nào là xưng “khiêm” hô “tôn”?
Ví dụ: Lão nô, bần đạo, hạ quan, ngài,
+ Gọi thay cho con: Các anh, các bác, chị
- Tại sao khi nói và viết, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
+ Lựa chọn từ ngữ xưng hô để phù hợp với người thoại, để đạt được mục đích giao tiếp cao nhất. 
+ Quan hệ thân mật xã giao.
+ Quan hệ thân sơ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục III.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Phân biệt lời dẫn trực tiếp và đặt câu?
Ví dụ: Người xưa có câu:”Aên quả nhớ kẻ trồng cây”
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Các phương châm hội thoại:
1. Các phương châm hội thoại về lượng:
 về chất
 quan hệ
Phương châm cách thức
 lịch sự
2. Có hai anh bạn gặp nhau, anh kia nói:
- Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa một con kiến đang bò ở cành cây, trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một cả sợi râu cho đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
- Thế anh cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe tiếng sợi râu của nói ngoái trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu nghe sột soạt.
III/ Xưng hô trong hội thoại:
1. Từ ngữ xưng hô:
- Đai từ (ngôi thứ).
- Danh từ chỉ họ hàng, thân thuộc. 
- Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp.
- Danh từ chỉ tên riêng.
] Căn cứ vào đối tượng và tình huống mà xưng hô cho thích hợp.
2. Xưng “khiêm” hô “tôn”:
- Là người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
3. Cần chọn từ xưng hô để đạt được mục đích cao nhất.
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1. Phân biệt:
- Lời dẫn gián tiếp.
+ Thuật lại lời hoặc ý nghĩ của người, nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. 
+ Không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Ông bà ta có dạy rằng:”Aên quả nhớ quả trồng cây”.
2. Bài tập:
4. Củng cố:
Nhắc lại nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà: 
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15

Tài liệu đính kèm:

  • docLang le SaPa.doc