Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Trường THCS Lê Hồng Phong

TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (TIẾP)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ

- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp theo những câu thơ vào một bài thơ cho trước

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

 Đặc điểm của thể thơ tám chữ .

2. Kĩ năng :

 Nhận diện thơ tám chữ, bước đầu làm thơ tám chữ theo vần, nhịp.

3. Thái độ:

 Thêm yêu thích thơ, công việc làm thơ,

C. Phương pháp :

Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, .

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17	 Ngày soạn : 17/12/2012
TIẾT 83 	 Ngày dạy : 20/ 12/2012
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp theo những câu thơ vào một bài thơ cho trước 
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
 Đặc điểm của thể thơ tám chữ .
2. Kĩ năng : 
 Nhận diện thơ tám chữ, bước đầu làm thơ tám chữ theo vần, nhịp.
3. Thái độ:
 Thêm yêu thích thơ, công việc làm thơ,
C. Phương pháp :
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, .
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :Kiểm tra vở soạn 3 HS
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Có người đã nhận xét rằng thơ là nhịp điệu của tâm hồn, là phút thăng hoa của con người được diễn đạt lại bằng ngôn ngữ, có vần và có nhịp. Từ xưa đến nay, nhân loại đã để lại bao bài thơ hay. Ở mỗi bài, mỗi tác giả lựa chọn một thể thơ riêng để ghi lại giây phút thăng hoa của mình . Và một trong những thể thể đó là thơ tám chữ . Tiếp theo TCT 54, hôm nay chúng ta sẽ thực hành làm thơ tám chữ.
Hoạt động của Gv & HS
Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
Gọi hs đọc một số đoạn thơ tám chữ mà học sinh đã chuẩn bị. 
CHãy nhận xét về cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở những đoạn thơ ấy ? 
*Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 
-Yêu cầu : 
+ Câu mới viết phải đủ tám chữ
+ Phải đảm bảo sự lô- gíc về ý nghĩa với những câu đã cho 
+ Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập làm thơ tám chữ theo chủ đề
 Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn một trong 3 chủ đề trên. 
* H Đ 3: Hướngdẫn tự học:
- GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ 
a. Đoạn thơ của Thế Lữ :
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
 Thủ sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
 Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
 ( Cây đàn muôn điệu)
b. Đoạn thơ của Xuân Diệu.
 Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
 Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi phai, khô héo rụng rời
 ( Tiếng gió )
* Nhận xét : 
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp câu thơ đi liền với nhau; 
- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngát nhịp cũng rất linh hoạt. 
2. Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 
* Ví dụ 1: 
 Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp khác
..
 ( Đỗ Bạch Mai, Trước dòng sông)
* Ví dụ 2.
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
 Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
 Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
 ( Bến Kiến Quốc, Dâu da xoan)
II. Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề:
* GV cho chủ đề : 
- Mái trường
- Tình bạn 
- Quê hương 
III. Hướngdẫn tự học:
-Tiếp tục tập làm thơ tám chữ.
- Soạn bài :Ôn tập Tập làm văn (tt)
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 17	 Ngày soạn :17/12/2012
TIẾT 84	 Ngày dạy :20/12/2012 
	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp) 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức về Tập làm văn đã học 
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Khái niệm văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự .
. Kĩ năng : 
 Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi tạo lập văn bản ( nhất là hai kiểu văn bản vừa học là văn bản thuyết minh và văn bản tự sự )
C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Ở TCT 74, đã hệ thống kiến thức lí thuyết về Tập làm văn; hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập lí thuyết đồng thời sẽ hoàn thành một số bài tập để củng cố kiến thức lí thuyết đã học.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv & HS
 Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
C Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới?
- Gọi hs đọc yêu cầu của câu 8 
C Câu số 9 yêu cầu điều gì ? 
* Thảo luận : C Một số tác phâm tự sự trong sgk từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần : MB, TB, KB . Nhưng tại sao bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ ba phần đã nêu? 
C Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập Làm Văn đã giúp em được gì trong việc đọc- hiểu văn bản của các tác phẩm tự sự?
C Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: Gv hướng dẫn,hs chú ý lắng nghe.
II.Luyện tập : 
Câu 7
 Nội dung phần Tập làm văn vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng đã học ở các lớpdưới về văn bản tự sự.
 Ở lớp 9 , hs học sâu hơn về sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
Câu 8 : Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. 
 Trong thực tế khó cómột văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:
Văn bản tự sư kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh
Văn bản miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh
Văn bản nghị luận có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Văn bản biểu cảm kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận 
Văn bản thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận
Văn bản điều hành không kết hợp được các yếu tố trên 
Câu 10: Một số tác phẩm tự sự đã học, không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần : M ở bài, Thân bài, Kết bài . Nhưng những bài tập làm văn tự sự của hs trong nhà trường vẫn phải có đủ ba phần bởi vì : Khi học ở trường phổ thông, cần được đào tạo một cách bài bản . Các em phải luyện tập tỉ mỉ, kĩ lưỡng từ những thao tác cơ bản nhất để từ cái vốn liếng ban đầu rất cơ bản đó các em có thể sáng tạo khi đã trưởng thành. 
Câu 11: Những kiến thức đó đã soi sáng, thêm rất nhiều cho việc đọc- hiểu các tác phẩmtự sự. 
VD : Bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, đã giúp ta hiểu sâu những đoạn miêu tả nội tâm Thúy Kiều trong Truyện Kiều, nội tâm của ông Hai trong truyện ngăn Làng, nội tâm của ông giáo trong truyện ngăn Lão Hạc . Hoặc bài đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm, giúp ta hiểu sâu về tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, hiểu sâu hơn tính cách và tâm trạng của cha con ông Sáu trong chiế lược ngà.
 Câu 12 : 
Khi đọc – hiểu các tác phẩm tự sự trong sgk Ngữ văn, chúng ta đã bắt gặp những mô hình rất sinh động về ngôi kể, cách kể, cách miêu tả nội tâm nhân vật, cách tái hiện những cuộc đối thoại, độc thoại, Những mô hình đó là một sự gợi ý rất lớn đối với chúng ta trong việc viết bài văn tự sự. 
III. Hướng dẫn tự học :
- Học những nội dung đã ôn tập 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập học kì I.
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 17	 Ngày soạn :20/12/2012
TIẾT 85, 86, 87	 Ngày dạy : 22/12/2012 
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì I.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống kiến thức của cả 3 phân môn: văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Các bước, các thao tác cơ bản khi làm bài kiểm tra tổng hợp.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Các bước, các thao tác cơ bản khi làm bài kiểm tra tổng hợp.
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, kĩ năng thực hành làm bài kiểm tra tổng hơp.
3. Thái độ:
-Tích cực ôn tập, chuẩn bị kiểmtra học kì I.
C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt mọi mặt chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì chúng ta có 2 tiết vừa ôn tập tổng hợp vừa được cô hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học lì:
* Phân môn văn học:
C Nội dung đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 9, tập I tập trung vào những nội dung chính nào ?
C Hãy hoàn thành những nội dung liên quan đến các văn bản nhật dụng đã học vào bảng sau:
STT
Tên VB
Tác giả
PTBĐ
Cđề, Nội dung ý nghĩa
- Gv yêu cầu HS về ôn tập phần đọc-hiểu văn bản còn lại theo các bài ôn tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì I.
- Gv cho học sinh biết hình thức kiểm tra học kì I: Bài kiểm tra học kì I thực hiện dưới hình thức tự luện hoàn toàn, gồm cả 3 phân môn ( Văn học, Tiếng Việt và tập làm văn). Bài kiểm tra gồm 3 câu: 1 câu tiếng Việt, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học.
- Gv hướng dẫn HS làm bài kiểm tra tổng hợp.
+ Gv ghi đề, HS chép đề, hoàn thành câu 1, 2, câu 3 trình bày dàn ý, viết đoạn mở bài.
* Câu 3:
* DÀN Ý 
- Mở bài:
+ Giới thiệu nhập vai ( kể theo ngôi thứ nhất)
+ Cảm xúc của tôi về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi.
- Thân bài :
+ Thời gian, bối cảnh gặp gỡ
+ Diễn biến của cuộc gặp gỡ ( chú ý sử dụng linh hoạt ngôn ngữ đối thoại, độc hoại nội tâm)
+ Suy nghĩ của nhân vật tôi về những người khách của mình...
- Kết bài:
+ Giờ phút chia tay và sự nuối tiếc của những người có mặt trong cuộc gặp ngắn ngủi, nhất là tâm trạng của nhân vật tôi.
* Viết đoạn mở bài ( HS tự viết, Gv sửa bài )
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học : GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
A. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I: 
I. Phần Văn học :
1. Văn bản nhật dung :
S
T
T
Tên văn bản
Tác giả
PT biểu đạt ( CY)
Chủ đề, nội dung ý nghĩa
1
2
3. 
Phong cách Hồ Chí Minh
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuyên bố thế giới về sự sống con, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Lê Anh Trà
G. Mác-két
UBBV và chăm sóc trẻ em VN
Nghị luận
Nghị luận
Nghị luận
- Chủ đề: Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
- Nội dung ý nghĩa : Ghi nhớ (Sgk Tr 8)
- Chủ đề :Vấn đề chiến tranh và hòa bình
-Ý nghĩa :Ghi nhớ ( sgk/ 35)
- Chủ đề: Vấn đề quyền sống của con người
- Ghi nhớ (Sgk/ 21)
2.Truyện trung đại:TCT 46
3.Truyện và thơ hiện đại: TCT 76
II. Phần Tiếng Việt.
-Tổng kết từ vựng: TCT 44,45,49,53,58
- Ôn tập Tiếng Việt : TCT 68
III. Phần Tập làm văn: TCT 74, 84
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I:
1. Hình thức kiểm tra: 3 câu tự luận 
2. Nội dung: 3 phân môn ( 1 câu tiếng Việt, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học hoặc tự sự, thuyết minh .
3. Thực hành thử làm bài kiểm tra học kì I
* Đề bài :
- Câu 1: 
a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Nói không đúng đề tài là vi phạm phương châm hội thoại nào ?
b. Có mấy phương thức để phát triển nghĩa của từ? Nêu ví dụ minh họa?
- Câu 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu), nêu lên tác hại của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
- Câu 3. Đóng vai anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa-pa kể lại niềm vui và sự nuối tiếc của anh khi gặp gỡ và phải chia tay với cô kĩ sư trẻ và người họa sĩ gia.
* BÀI LÀM :
* Câu 1: Có 2 phương thức để phát triển nghĩa của từ:
+ Phương thức ẩn dụ.
 Ví dụ : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
+ Phương thức hoán dụ.
Ví dụ : Mùa bóng năn 2010, cầu thủ Nguyễn Đình Đồng lần đầu tiên có chân trong Đội tuyển quốc gia.
* Câu 2: HS viết đoạn văn nghị luận đảm bảo yêu cầu về hình thức, trình bày khoa học, sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; đảm bảo một số ý cơ bản sau:
+ Đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người
+ Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá trong tự nhiên....
C. Hướng dẫn tự học:
 - Tích cực ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kì I.
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 17.doc